1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại tp.hcm hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững

283 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 283
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TPHCM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1 – 4 Đề tài: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI TIÊU THỤ BỀN VỮNG Tp. HCM, Tháng11/2008 Nội dung: CHUYÊN ĐỀ 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI CHUYÊN ĐỀ 2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN THẾ GIỚI CHUYÊN ĐỀ 3. PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA TÚI NYLON ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI Tp. HCM, Tháng11/2008 Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Trang MỤC LỤC 1. TIÊU THỤ BỀN VỮNG 1 1.1. Định nghĩa tiêu thụ bền vững 1 1.2. Mối liên quan giữa tiêu thụ bền vững và sự phát triển của đất nước 1 1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững 2 1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững 2 1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững 3 2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮNG 4 2.1. Thông tin sản phẩm 4 2.2. Ngăn chặn, giảm thiểu và tái chế chất thải 5 2.3. Nhận thức, giáo dục, và tiếp thị 6 2.4. Các hoạt động bền vững của cơ quan chính phủ 7 3. TIÊU THỤ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 10 3.1. Các vấn đề và thách thức 10 3.2. Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam 11 4. KẾT LUẬN 14 1. TIÊU THỤ BỀN VỮNG 1 1.1. Định nghĩa tiêu thụ bền vững Tiêu thụ là trọng tâm của quá trình sản xuất (bởi vì tiến hành sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ). Tuy nhiên, tiêu thụ ngày nay làm tiêu tốn một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà rất nhiều trong số đó đang bị sử dụng dưới mức bền vững. Chỉ trong 50 năm qua, lượng nước ngọt sử dụng trên toàn cầu đã tăng gấp ba và nhiên liệu hóa thạch tiêu hao hết gấp 05 lần. Tài nguyên có thể tái tạo đang bị đe dọa. Thiệt hại được tính toán không chỉ trong các hệ sinh thái bị phá hủy mà còn là dịch bệnh và cảnh khổ cực của loài người. Do đó, tiêu thụ là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến những vấn đề môi trường (chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất làm ô nhiễm môi trường) và sự phát triển bền vững. UNEP định nghĩa tiêu thụ bền vững là “mang đến cho người tiêu dùng cơ hội tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách có hiệu quả, trong khi giảm thiểu những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Mục đích cuối cùng của tiêu thụ bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống cho chúng ta và các thế hệ sau, trong khi giảm thiểu những tác hại về mặt môi trường có liên quan”. Vì vậy, tiêu thụ bền vững nắm giữ chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân tiếp tục phát triển mà không phải hy sinh một cách không cần thiết chất lượng các nhân tố cuộc sống hay những viễn cảnh lâu dài cho sự phát triển bền vững. Ý nghĩa cốt lõi của tiêu thụ bền vững là đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hiện tại mà không làm tổn hại tới tiêu dùng trong tương lai. Tiêu thụ bền vững không tự động chuyển thành “tiêu thụ ít hơn” mà là tiêu thụ có hiểu biết hơn, ít tài nguyên hơn. Tiêu thụ bền vững có liên quan trực tiếp đến nhiều hướng ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả những điều này góp phần cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2. Mối liên quan giữa tiêu thụ bền vững và sự phát triển của đất nước Tiêu thụ bền vững thường được hiểu nhầm là công cụ đầu tiên nhằm giảm việc tiêu thụ quá mức ở các quốc gia phát triển. Mục đích thực sự của tiêu thụ bền vững là phát triển các cơ hội tiêu thụ mà cho phép đáp ứng nhu cầu nhưng không phát sinh các ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính, xã hội và môi trường. Điều này đặc biệt được tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các nước phát triển đều có nhu cầu rõ ràng về xúc tiến tiêu thụ bền vững. Nhưng các quốc gia đang phát triển có khuynh hướng đi theo con đường của các quốc gia phát triển và vẫn có cơ hội tránh những vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức. Châu Á là một châu lục đông dân và có mức tăng trưởng dân số nhanh. Quỹ phát triển dân số Liên hi ệp quốc (UNFPA) dự kiến rằng dân số thế giới sẽ tăng 41% vào năm 2050, lên tới 8,9 tỉ người, với hầu hết mức tăng trưởng xảy ra ở các nước đang phát triển của châu Á. Châu Á cũng có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, với nhiều thị trường mở cửa và tỉ lệ đô thị hóa cao cùng với tuổi thọ trung bình kéo dài. 684 triệu người tiêu thụ ở vùng châu Á - Thái Bình D ương có mức thu nhập cao trung bình hơn 7.000 đô la theo đầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia chiếm 63% nhóm tiêu thụ này trong khu vực và chiếm 25% nhóm tiêu thụ này trên toàn thế giới. 1 Nguồn: Hertwich E. & Katzmayr M., 2003 ; UNEP, 2005. Ngày nay, chỉ 26% dân số trong khu vực hài lòng với mức thu nhập cá nhân như vậy. Vì vậy, viễn cảnh được thiết lập cho việc gia tăng đáng kể số lượng của họ nếu sự tăng trưởng kinh tế tiếp tục. Cùng lúc đó, cũng có một nhu cầu mạnh mẽ cho các quốc gia phát triển có mức tiêu thụ trên đầu người quá mức, áp dụng biện pháp để giảm mức tiêu thụ này tớ i những mức bền vững hơn. Vì vậy, tiêu thụ bền vững có liên quan tới các quốc gia phát triển và không phát triển, mặc dù họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Nhu cầu phấn đấu tiến tới tiêu thụ bền vững quan trọng cho tất cả các quốc gia và tất cả mọi người, cả giàu lẫn nghèo. 1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững Từ “người tiêu thụ” thường được hiểu là những cá nhân tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, những công ty (công ty sản xuất cũng như công ty dịch vụ) và những tổ chức tư nhân và công cộng, bao gồm cả chính phủ, cũng là những khách hàng tiêu thụ. Những cơ quan tiêu thụ như vậy lớn hơn gấp nhiều lần người tiêu thụ cá nhân và có thể ảnh hưởng một cách đáng kể đến tình hình thị trườ ng đối với các sản phẩm và dịch vụ bền vững. Tiêu thụ bất kì dịch vụ hay sản phẩm đặc biệt nào hầu như cũng liên quan đến một tỉ lệ lớn những bên có liên quan. Ngoài chính bản thân những người tiêu thụ ra, thường có những nhà sản xuất, những nhà phân phối, những người xử lý rác, người có thẩm quyền, nhà đầu tư,… mà tất cả có lợi theo hướng này hoặc hướng khác trong việc làm thế nào tiêu thụ được hình thành. Thêm vào đó, những người sản xuất, các tổ chức xã hội và chính phủ cũng có thể được xem như những khách hàng tiêu thụ các nguyên liệu, dịch vụ và thông tin theo nhiều cách khác nhau. Do đó, các bên có liên quan được trao cơ hội để tham gia tích cực, hay ít nhất là tác động những nỗ lực tiêu thụ bền vững mà ảnh hưởng đến họ. 1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững Tiêu thụ bền vững là một vấn đề xã hội gay gắt. Nó có thể có áp dụng cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ trong xã hội. Ngoài những sản phẩm như thực phẩm, quần áo, các sản phẩm vệ sinh, điện thoại, và xe hơi, cũng như những dịch vụ như cho thuê chỗ ở, du lịch, giải trí, giáo dục, vệ sinh và sức khỏe đề u có liên quan đến những nỗ lực tiêu thụ bền vững. Hầu hết mọi người có khuynh hướng hiểu “tiêu thụ” như thực phẩm chúng ta ăn và những đồ vật chúng ta sử dụng. Điều này nhìn chung thì đúng. Tuy nhiên, mọi người không nên quên rằng “những đồ vật mà chúng ta sử dụng” cũng bao gồm những dịch vụ như nhà cửa, vận tải, chăm sóc sức khỏe, thông tin liên lạc, … Nó không thể luôn luôn rõ ràng là làm thế nào tiêu thụ bền vững có thể được áp dụng cho các dịch vụ theo cách mà nó có thể được áp dụng cho sản phẩm. Ví dụ, tiêu thụ bền vững áp dụng cho việc cung cấp nhà ở nên đưa đến kết quả là những ngôi nhà dễ bảo quản hơn, tốt cho sức khỏe hơn khi sống và dễ phục hồi hơn. Tiêu thụ bền vững áp dụng cho các dịch vụ sức khỏe nên dẫn đến kết quả là tạo điều kiện cho mọi người có cách tiếp cận tốt hơn đối với các dịch vụ sức khỏe, thuốc rẻ hơn, và nâng cao kiểm soát việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, tiêu thụ bền vững cũng áp dụng cho lĩnh vực năng lượng, dẫn đến kết quả là các dịch vụ năng lượng được cung cấp cho phần lớn dân số thì đáng tin cậy hơn và ít ô nhiễm hơn. 1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững Tiêu thụ được xem như một mặt của sản xuất. Nhiều câu trả lời làm thế nào các mô hình tiêu thụ có thể bền vững hơn cũng được tìm thấy trong giai đoạn sản xuất thực tế. Thiết kế sản phẩm, thông tin sản phẩm, và tái chế sản phẩm là tất cả những công cụ có liên quan đến nhà sả n xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Do đó, tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững có liên quan chặt chẽ với nhau, và cả hai tạo thành nền tảng chính trong khái niệm phát triển bền vững. Các mô hình tiêu thụ bền vững là những mô hình tiêu thụ đáp ứng những nhu cầu căn bản của con người trên toàn thế giới mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của Trái đất. Trong h ầu hết các đất nước công nghiệp hóa, các mô hình tiêu thụ hiện tại là không bền vững bởi vì chúng cần quá nhiều tài nguyên, tạo ra nhiều chất thải, và những ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển mà không thể chấp nhận được. Trong nhiều quốc gia đang phát triển, các mô hình tiêu thụ là không bền vững bởi vì tiêu thụ không đủ đáp ứng các nhu cầu cần thiết và cho phép con người quyền tự do mong muốn. Chúng cũng có thể không bền vững do dựa trên sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và gây ra những tác dụng phụ như xói mòn và tạo muối trong đất. Từ viễn cảnh của chúng ta, tiêu thụ bền vững đề cập đến các biện pháp để đạt được sự phân bố công bằng tiêu thụ trên toàn thế giới và giảm thiểu ảnh hưởng môi trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của con người xem như tiêu thụ bền vững. Theo các nhà kinh tế, mục đích của sản xuất là tiêu thụ. Sự đánh giá các ảnh hưởng xã hội và môi trường của các hộ gia đình là cần thiết nhằm giải thích cho các ảnh hưởng trực tiếp của các hộ gia đình, như sự phát nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu, và những ảnh hưởng không trực tiếp xảy ra trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa và phân phát dịch vụ đến các hộ gia đình, như việc phun thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp và việc phát sinh khí thải từ các bãi chôn lấp. Nếu tất cả các ảnh hưởng phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa hay phân phát sản phẩm và tiêu thụ là giống nhau, thêm vào đó là những ảnh hưởng phát sinh trong quá trình tiêu thụ, thì nội dung của tiêu thụ bền vững sẽ rất rộng. Điều này là không thực tế. Trong khi tiêu thụ và sản xuất là hai mặt của cùng một đồng tiền thì vẫn có thể phân biệt giữa tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững. Chúng ta phân biệt những biện pháp hay hoạt động gọi là sản xuất hay là tiêu thụ. Rõ ràng hơn, ảnh hưởng môi trường và xã hội của hộ gia đình có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp sản xuất. Ví dụ, nếu sự phát sinh CO 2 của các quá trình sản xuất được giảm một nửa thì sự phát sinh CO 2 của một hộ gia đình cũng sẽ giảm đi một nửa. Nếu những chiếc xe hơi mới, được trang bị các bộ chuyển hóa xúc tác, thay thế cho những chiếc xe hơi cũ hơn không có bộ phận xúc tác, thì sự phát sinh khí CO, NO x và VOCs do tiêu thụ sẽ giảm. Ví dụ đầu tiên là một trong những qui trình sản xuất trở nên bền vững hơn, trong khi ví dụ thứ hai cho thấy sản xuất tự bản thân nó được cải tiến. Không có ví dụ nào đòi hỏi bất cứ sự thay đổi nào về phần người tiêu dùng. Tất nhiên, có thể có ảnh hưởng ràng buộc, vì giá của các sản phẩm có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm cũng như khả năng tài chính của người tiêu dùng. Những thay đổi về hiệu quả sinh thái của các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng tùy thuộc vào sản xuất bền vững, thậm chí chúng còn giảm những ảnh hưởng trực tiếp của các hộ gia đình. Những ảnh hưởng trực tiếp, trong bất kì trường hợp nào nên được đánh giá dựa trên nền tảng vòng đời. Tiêu thụ bền vững bao gồm các biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng hay đòi hỏi họ phải hợp tác. Những thay đổi trong hoạt động của người tiêu dùng và hành vi sử dụng là những ví dụ về tiêu thụ bền vững. Một sự thay đổi trong khẩu phần ăn (thực phẩm theo mùa và ít thịt) là ví dụ về tiêu thụ bền vững. Sự lựa chọn xe lai (xe hơi kết hợp động cơ vận hành bằng xăng, dầu với động cơ điện nhằm tiết kiệm nhiên liệ u và giảm khí thải) so với các xe sử dụng nhiên liệu xăng là một sự thay đổi tương tự. Chúng ta bàn về tiêu thụ bền vững trong trường hợp người tiêu dùng quyết định việc mua một sản phẩm xanh so với một sản phẩm thông thường. Việc sản xuất những sản phẩm này là sản xuất bền vững. Vì vậy, chúng ta đạt được hai trong một. 2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮ NG 2.1. Thông tin sản phẩm 2 Thông tin sản phẩm đóng vai trò quan trọng đến quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, bảo vệ quyền lợi của khách hàng là đảm bảo khách hàng được tiếp cận với thông tin sản phẩm đáng tin cậy và dễ hiểu về chất lượng, giá cả, sức khỏe, an toàn và các tác động về môi trường và xã hội. Những nhà làm luật châu Á đã đưa ra 3 loại công cụ thông tin sản phẩm: - Kiểm tra sản phẩm công bằng. - Giấy chứng nhận sản phẩm độc lập. - Dán nhãn sinh thái. • Kiểm tra sản phẩm công bằng Kiểm tra sản phẩm rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nó đóng vai trò như một cầu nối giữa khách hàng, chính phủ, và người sản xuất nhằm đảm bảo rằng các thông tin được cho đáng tin cậy và theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và môi trường của quốc gia. Thử nghiệm tương đối có thể có lợi cho khách hàng bởi vì nó cung cấp thông tin mà cho phép họ sử dụng đồng tiền có giá trị hơn. Tuy nhiên, các kiểm tra ở châu Á chủ yếu tập trung vào các khía cạnh chất lượng, cung cấp cho khách hàng thông tin về những khía cạnh được lựa chọn của một sản phẩm. Vì lí do này, cần có nhu cầu mở rộng những nỗ lực kiểm tra tập trung vào khía cạnh sức khỏe, an toàn và hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội. Đặc biệt, kiểm tra cho tiêu chuẩn bền vững sẽ liên quan đến việc ki ểm tra những vấn đề cùng với toàn bộ vòng đời sản phẩm (giai đoạn sản xuất, tiêu thụ, và thải bỏ) hay dịch vụ. Kiểm tra sản phẩm là ưu tiên chính cho nhiều tổ chức khách hàng, vì nó đẩy mạnh hơn sự tiếp cận thông tin sản phẩm cho khách hàng, và xác định những sản phẩm không an toàn hay không phù hợp. Chính phủ có thể thực thi và khuyến khích trách nhiệm người tiêu dùng bằng việc kiểm tra sản phẩm theo các chỉ thị bền vững, hoặc hỗ trợ các tổ chức người tiêu dụng thực hiện. Một sự tiếp cận vòng đời sản phẩm trong kiểm tra rất quan trọng nhằm hạn chế những kết quả sai lệch như các nghĩa vụ pháp lý về môi trường được chuyển từ một phần trong chuỗi sản phẩm tới phần khác, hơn là thực sự được giải quyết. Hai yếu tố quan trọng trong kiểm tra là những thử nghiệm so sánh và sự độc lập. 2 Nguồn: UNEP, 2005. • Giấy chứng nhận sản phẩm độc lập Ở châu Á, có nhiều lý do cần có giấy chứng nhận sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng muốn đảm bảo rằng sản phẩm họ mua an toàn và không gây hại đến môi trường. Trong những trường hợp khác, những nhà sản xuất được yêu cầu phải chứng minh sản phẩm họ có chất lượng. Hầu hết các giấy chứng nhận sản phẩm thường đi kèm với con dấu hay nhãn hiệu. Một thách thức chính cho việc chứng nhận sản phẩm là việc áp dụng phí cho nhà sản xuất. Và phí này thường được chuyển cho người tiêu dùng vào thời điểm bán hàng. Vì vậy, những nhà máy qui mô nhỏ hay trung bình trong khu vực phàn nàn rằng việc chứng nhận sản phẩm thường tạo ra một rào cản thị trường đối với họ. Để vượt qua điều này, những nhà làm luật châu Á cần đảm bảo rằng chứng nhận sản phẩm nhằm kêu gọi trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt tài chính đối với người tiêu dùng cũng như đối với các nhà sản xuất tìm kiếm lợi nhuận từ việc chứng nhận sản phẩm. Giấy chứng nhận này chắc chắn tạo ra một hình ảnh và danh tiếng tốt hơn về các công ty và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến kết quả làm gia tăng lợi nhuận. Để cân bằng và được chấp nhận rộng rãi, các tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận phải được triển khai thông qua ban tham vấn, trong đó chiếm một tỉ lệ lớn các nhóm có chung lợi ích khi thực thi việc cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, các quá trình này đặc biệt cũng bao gồm người tiêu dùng là những người cuối cùng sử dụng các sản phẩm được chứng nhận. Một hệ thống chứng nhận chỉ có ý nghĩa và thành công trọn vẹn khi đạt được sự thống nhất về các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. • Dán nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là loại nhãn mác thông báo cho người tiêu dùng về tác động môi trường của sản phẩm hay dịch vụ và cho phép họ phân biệt các sản phẩm có hại đối với môi trường và các sản phẩm đáp ứng mục tiêu môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu chất thải và quản lý vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, nhãn sinh thái còn hỗ trợ nhà sản xuất áp dụng phương pháp sản xuất thân thiện môi trường. Ở châu Á, nhãn sinh thái luôn đóng một vai trò quan trọng trong khung chính sách thực thi tiêu thụ bền vững. Cấp nhãn sinh thái là phương pháp tự nguyện thông tin về tính chất thân thiện với môi trường của sản phẩm hay dịch vụ theo các tiêu chí đặc biệt dựa trên sự xem xét vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ đó và được đánh giá bởi một cơ quan độc lập có thẩm quyền. Chương trình cấp nhãn sinh thái là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải thiện môi trường và được sử dụng để tạo ra sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. 2.2. Ngăn chặn, giảm thiểu và tái chế chất thải 3 • Ngăn chặn chất thải nhằm mục đích giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn. Điều này có thể thực hiện trong giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Giảm thiểu chất thải bao gồm, ví dụ, cải tiến các công nghệ sản xuất, đổi mới nguyên liệu, cải tiến công thức sả n phẩm, và giảm thiểu hay tái chế bao bì. Ngăn chặn chất thải có thể là một phương pháp có tác động mạnh đến việc khuyến khích tiêu thụ bền vững. Nhu cầu cho các hệ thống quản lý chất thải 3 Nguồn: UNEP, 2005. bao gồm các giai đoạn tiêu thụ (và ngược lại) đã được các chuyên gia và người làm chính sách châu Á xác nhận là cao nhất. • Giảm thiểu chất thải đề cập đến nhiều công nghệ/hoạt động xử lý chất thải để lượng chất thải còn lại cuối cùng được xử lý giảm tối thiểu. Giảm thiểu chất thải bao gồm giảm thiểu, phục hồi, tái chế, làm phân compost, đốt (với những công nghệ sạch phù hợp và phục hồi năng lượng), và chôn lấp. Nhiều quốc gia, ở châu Âu và một vài quốc gia ở châu Á đã áp dụng chính sách 3R như một nguyên tắc hướng dẫn quản lý chất thải. Để thực hiện những chiến lược ngăn chặn và giảm thiểu chất thải, cần có sự hợp tác của chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu thụ. Các chính phủ có thể đưa ra các khung chính sách và luật nhằm cung cấp cho nhà sản xuất những động cơ để giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn. Ví dụ, thay đổi các quy định về bao bì và áp dụng thuế sinh thái lên bao bì và các sản phẩm thải bỏ sẽ khuyến khích các nhà sản xuất giảm sử dụng bao bì hay sử dụng bao bì phân hủy sinh học hoặc bao bì có thể sử dụng lại. Hơn nữa, các chính phủ có thể can thiệp về mặt nhu cầu bằng cách cung cấp thông tin đúng cho khách hàng về những sản phẩm ít bao bì và những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. • Lối sống người tiêu dùng châu Á cho thấy có một sự gia tăng trong việc tiêu thụ các sản phẩm dễ thải bỏ, khẩu phần cá nhân và các sản phẩm có quá nhiều bao bì. Điều này làm gia tăng lượng chất thải rắn phát sinh. Ngoài những nguyên tắc như trách nhiệm “thu hồi” của nhà sản xuất quan trọng cho việc giảm chất thải thì người tiêu dùng cũng nên được khuyến khích đóng góp một vai trò thiết thực. Ví dụ, người tiêu thụ phải có trách nhiệm bảo đảm các sản phẩm đã sử dụng được đưa trở lại các nơi hồi phục. Cộng đồng có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các chất hữu cơ phát sinh từ cộng đồng (chất thải thực phẩm, rác vườn) được làm phân compost và trả về môi trường một cách an toàn. Kết quả, tái chế chất thải được xem như một phương tiện giảm thiểu chất thải phát sinh bởi việc tiêu thụ không bền vững của các hộ gia đình ở châu Á. 2.3. Nhận thức, giáo dục, và tiếp thị 4 • Nâng cao nhận thức Chính phủ có thể thực hiện các chiến dịch vận động nhằm nâng cao nhận thức người tiêu dùng vào những vấn đề liên quan đến tiêu thụ bền vững. Ví dụ, việc sử dụng những công cụ thông tin khách hàng như dán nhãn sinh thái nên được đi kèm với thông tin và chiến dịch nâng cao nhận thức để giúp người tiêu dùng trong việc quyết định mua sắm của họ. Các bài học kinh nghiệm trên thế giới đưa ra hai tính chất của vận động tốt là: có nguyên tắc và phổ biến. Không có các nguyên tắc, nền tảng chính sẽ sụp đổ. Không phổ biến, vận động sẽ thiếu tính hợp pháp và sự ủng hộ cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có óc chiến lược sắc bén; sự thấu hiểu về công nghệ giao tiếp; có mối quan hệ rộng, được kính nể trong cộng đồng; và cam kết th ảo luận dân chủ. • Giáo dục người tiêu dùng 4 Nguồn: UNEP, 2005 [...]... bền vững hướng đến các nhu cầu tiêu thụ bền vững nhằm mục đích: a Khuyến khích xây dựng mô hình tiêu thụ (tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ cá nhân) phù hợp với kinh tế Việt Nam, các điều kiện văn hóa xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững b Sử dụng các công cụ kinh tế như thuế tiêu thụ để điều chỉnh các hành vi tiêu thụ không phù hợp c Thể chế hóa các tiêu. .. sản xuất Cấm vật liệu độc hại Thải bỏ Mua sắm công xanh Cộng đồng bền vững Nguyên liệu Sử dụng Sản xuất Sản xuất xanh Sử dụng hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn; ISO14001 Phân phối Nhãn sinh thái Thị trường xanh Hình 2.1 Công cụ quản lý môi trường cho một xã hội tiêu thụ bền vững dựa trên phân tích vòng đời sản phẩm (Wei Zhao & Emilie Mazzacurati 2007) 3 TIÊU THỤ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 3.1 Các vấn đề. .. Phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải Tuy nhiên, điểm mấu chốt của vấn đề bảo vệ môi trường chính là tiêu thụ Tiêu thụ quá mức là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động đến môi trường và xã hội Tiêu thụ thế nào để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên không tái tạo Tiêu thụ bền vững chính là cách phòng ngừa tốt nhất,... rằng, tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải) trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ là cần thiết trong quá trình phát triển hướng đến SCP Trước mắt cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính và sẽ mở rộng dần các mục tiêu SCP trong tương lai Những gợi ý về các cách tiếp cận quản lý môi Sản xuất sạch Quản lý nhà nước kiểu hợp Hệ thống quản lý môi SẢN XUẤT... nhận Trách nhiệm xã hội của tập thể, quảng cáo bền vững, đóng nhãn và dán nhãn sinh thái là những khía cạnh thích hợp cho việc tiếp thị các sản phẩm tiêu thụ bền vững cho người tiêu dùng 2.4 Các hoạt động bền vững của cơ quan chính phủ5 Trong hầu hết các quốc gia, các cơ quan chính phủ và các cơ quan khác là những người mua hàng hóa và dịch vụ lớn nhất từ những món hàng cơ bản đến các trang thiết bị... định Để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất xuất và tiêu thụ bền vững, việc xây dựng và thực hiện chiến lược SCP tại Việt Nam cần dựa trên phương pháp luận vòng đời sản phẩm (life cycle thinking) (cũng xem hình H 2.1) Quan điểm này vượt qua sự tập trung truyền thống lên nơi sản xuất và các quá...Giáo dục người tiêu dùng đưa ra nhiều kiến thức và kĩ năng về việc làm thế nào để mua, đẩy mạnh các ý kiến đóng góp, giải quyết vấn đề, và hành động Giáo dục người tiêu dùng trong bối cảnh tiêu thụ bền vững là trao cho họ quyền lựa chọn những sản phẩm bền vững dựa trên một sự lựa chọn đã được thông báo hay quyền sử dụng những sản phẩm theo hướng bền vững hơn và giúp người tiêu dùng nhận ra trách... phẩm người Tiếp cận vòng Gợi ý cho các công cụ và hoạt động hỗ trợ Chính sách Luật TIÊU THỤ (XÃ HỘI) pháp Công cụ kinh tế Xây dựng điển hình Nâng cao nhận thức Thông tin Giáo dục Phá iể ồ hâ l CHẤT THẢI & TÀI NGUYÊN (MÔI Hình 2.2 Tiếp cận tổng hợp cho sản xuất và tiêu thụ bền vững (Nguồn: UNEP, 2004) Các gợi ý cho việc xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) ở Việt Nam Không có một... đồng đặc biệt quan trọng Ước tính việc tiêu thụ của các cơ quan chính phủ thường chiếm khoảng 20-25% tổng số tiêu thụ ở các quốc gia châu Á Việc mua sắm ở qui mô này có thể có một ảnh hưởng mạnh đến kinh tế và môi trường trong khu vực Hình 2.1 dưới đây giới thiệu tóm tắt các công cụ quản lý môi trường có thể được áp dụng để hướng đến một nền sản xuất và tiêu thụ bền vững, trên quan điểm đánh giá toàn... Hiện tại ở Việt Nam, hơn 90% chất thải rắn được chuyển đến các bãi chôn lấp làm gia tăng gánh nặng tìm kiếm địa điểm mới cho các bãi chôn lấp, các nguy cơ và nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người cũng lãng phí các nguyên liệu có thể tái chế và nguồn năng lượng cho sản xuất 3.2 Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam Nguyễn Danh Sơn (2007) cho rằng: Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền . áp dụng thuế sinh thái lên bao bì và các sản phẩm thải bỏ sẽ khuyến khích các nhà sản xuất giảm sử dụng bao bì hay sử dụng bao bì phân hủy sinh học hoặc bao bì có thể sử dụng lại. Hơn nữa, các. GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI TIÊU THỤ BỀN VỮNG Tp. HCM, Tháng11/2008 Nội dung: CHUYÊN ĐỀ 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT. cho sả n xuất. 3.2. Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam Nguyễn Danh Sơn (2007) cho rằng: Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền vững hướng đến các nhu cầu tiêu thụ bền vững nhằm

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w