1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững

170 782 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TPHCM BÁO CÁO ĐỀ TÀI Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững TP.HCM, tháng 11/2008 ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu) CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (Ký tên) CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ (Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/ 2008 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững CƠ QUAN CHỦ TRÌ: QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TPHCM CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. LÊ VĂN KHOA Thời gian thực hiện đề tài 9/2007 - 9/2008 Kinh phí được duyệt 240 triệu THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU: Số TT Họ tên, chức danh Đơn vị công tác 01 TS. Lê Văn Khoa – Chủ nhiệm đề tài Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 02 CN. Phan Thị Anh Thư – Thư ký Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 03 ThS. Võ Thanh Hằng Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 04 ThS. Ngô Nguyễn Ngọc Thanh Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 05 CN. Nguyễn Cảnh Lộc Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 06 KS. Lê Thu Nga Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 07 CN. Nguyễn Ngọc Trang Quỹ Tái chế chất thải - Sở TNMT TP 08 TS. Trần Thị Mỹ Diệu Khoa Môi trường – ĐH Văn Lang 09 ThS. Võ Thị Xuân Hồng Phòng Quản lý môi trường - Sở TNMT 10 CN. Ung Thị Xuân Hương Phòng Văn bản - Sở Tư pháp LỜI NÓI ĐẦU Xã hội tiêu thụ bền vững không phải là xã hội “tiêu thụ ít hơn” mà là tiêu thụ có hiểu biết, chọn lọc hơn và không lãng phí tài nguyên. Tiêu thụ bền vững có liên quan trực tiếp đến nhiều hướng ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường, nhằm góp phần cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội. Túi nylon (hay túi xốp) gắn liền vớ i sự tiện lợi và rẻ tiền, đã trở thành thói quen tiêu dùng phổ biến và không thể thiếu. Việc sử dụng quá mức cần thiết và thải bỏ không đúng cách túi nylon đã tạo ra các hệ lụy đáng tiếc về cảnh quan và môi trường. Đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh nhắm đến mục tiêu lâu dài hướng đến xây dự ng xã hội tiêu thụ bền vững tại Thành phố. Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài và trông đợi triển khai kết quả đề tài vào thực tế với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng Thành phố, mà đây là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, hiểu biết và đam mê của các cơ quan, cá nhân thực hiện. Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Sở TN&MT, phòng TNMT các quận/huyện, các c ơ quan Ban/Ngành, các hệ thống siêu thị Saigon-Coop, Metro C&C Việt Nam, … trong việc tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin và hợp tác chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu; cảm ơn các báo đài tại TP.HCM & Trung Ương đã quan tâm giới thiệu và tạo dư luận; và cảm ơn đặc biệt đến sở KH&CN đã hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, cũng như đến cơ quan UNESCAP & tổ chức SINGG đã hỗ trợ và tạo điều kiện để đề tài có cơ hội giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Tất cả các hợp tác và hỗ trợ trên là nguồn động viên vật chất và tinh thần quý báu để Nhóm nghiên cứu hoàn tất đề tài đúng kỳ hạn và đạt chất lượng mong đợi. TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Túi nylon (hay túi xốp) gắn liền với sự tiện lợi và rẻ tiền, đã trở thành thói quen tiêu dùng phổ biến và không thể thiếu. Việc sử dụng quá mức cần thiết và thải bỏ không đúng cách túi nylon đã tạo ra các hệ lụy đáng tiếc về cảnh quan và môi trường. Vì vậy, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào vi ệc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng Thành phố, đồng thời nhắm đến mục tiêu lâu dài hướng đến xây dựng xã hội tiêu thụ bền vững tại Thành phố. Đề tài đã tìm hiểu tổng quan về tác hại túi nylon, tình hình quản lý sử dụng túi nylon trên thế giới, cùng với chương trình khảo sát, thu thập ý kiến các nhóm đối tượng về giảm thiểu sử dụng túi nylon. Nhiều gói giải pháp t ừ công cụ kinh tế đến pháp lý, cả tuyên truyền được đề xuất nhằm đảm bảo sự thành công của chương trình như cấm phân phối miễn phí túi nylon, thuế tiêu dùng túi nylon, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, lập hệ thống thu gom túi đã qua sử dụng để tái chế. Ngoài ra, các kết quả phân tích trong đề tài cho thấy có nhiều điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả năng thay thế túi nylon bằng các loại bao bì thân thi ện môi trường. Việc nghiên cứu và đưa bao bì thân thiện môi trường vào ứng dụng thay thế túi nylon cần nhận được sự hỗ từ Nhà nước về những quy định, luật lệ, chính sách khuyến khích thay đổi thói quen sử dụng túi nylon và định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp. SUMMARY OF RESEARCH CONTENT Plastic bags associate with convenience and cheap, were used to general consumption and indispensability. The over use and disposal plastic waste with non specifications were made the regrettable corollary to landscape and environment. Therefore, research on plastic bag using reduction method in Hochiminh city is necessary, and contributes to improving public awareness about environmental protection, aiming at a sustainable consumption society. This research has also to study on gather documents of analyzing plastic bag’s effects on environment; Gather documents and figures related to plastic bag using management in the world; combine with surveying, collection object of study about reduce using plastic bags in Hochiminh city. Many solution from economic tools to the laws, even though propaganda are propose to guaranty successful program such as ban of get free plastic bags, tax of using plastic bags, propagandize to improve public awareness, set up system for plastic bag collection. In addition to these, the analyze results show that the conditions and solutions are potential ability to replace plastic bags by environment friendly bags. The research and applying environment friendly packing materials are need to support the laws, chance the habit in using plastic bag and strategy orientation in environmental protection and waste treatment which are sustainable with the environment friendly packing materials by the government. MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN 1 1.1. MỞ ĐẦU 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Nội dung nghiên cứu 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.4. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 Chương 2. TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI 4 2.1. TIÊU THỤ BỀN VỮNG 4 2.1.1. Định nghĩa tiêu thụ bền vững 4 2.1.2. Mối liên quan giữa tiêu thụ bền vững và sự phát triển của đất nước 4 2.1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững 5 2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững 5 2.1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững 6 2.2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮNG 7 2.2.1. Thông tin sản phẩm 7 2.2.2. Ngăn chặn, giảm thiểu và tái chế chất thải 8 2.2.3. Nhận thức, giáo dục, và tiếp thị 9 2.2.4. Các hoạt động bền vững của cơ quan chính phủ 10 2.3. TIÊU THỤ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 12 2.3.1. Các vấn đề và thách thức 12 2.3.2. Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam 13 2.4. KẾT LUẬN 15 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON 17 3.1. TÁC HẠI CỦA TÚI NYLON ĐẾN MÔI TRƯỜNG 17 3.1.1. Nguyên nhân gây tác hại 17 3.1.2. Tác hại của túi nylon đến môi trường 19 3.1.3. Tác hại của túi nylon đối với động vật 21 3.1.4. Tác hại của túi nylon đối với con người 24 3.1.5. Kết luận 27 3.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN THẾ GIỚI 27 3.2.1. Tình hình chung 27 3.2.2. Châu Á 28 3.2.3. Châu Âu 31 3.2.4. Châu Mỹ 33 3.2.5. Châu Phi 35 3.2.6. Châu Úc 36 3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI TPHCM 44 3.3.1. Đối với các cơ sản xuất, mua bán túi nylon 44 3.3.2. Đối với các cơ sở tái chế phế liệu túi nylon 48 Chương 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC GIẢM THIỂU SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI TP.HCM 49 4.1. ĐỐI TƯỢNG CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI 49 4.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 49 4.1.2. Phương pháp tiến hành 49 4.1.3. Kết quả khảo sát 50 4.1.4. Kết luận 56 4.2. ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU THỤ, NGƯỜI DÂN 57 4.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 57 4.2.2. Phương pháp thực hiện 58 4.2.3. Kết quả khảo sát 59 4.2.4. Kết luận 79 4.3. ĐÓI TƯỢNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 81 4.3.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 81 4.3.2. Phương pháp thực hiện 81 4.3.3. Kết quả khảo sát 81 4.3.4. Kết luận 86 4.4. ĐỐI TƯỢNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT – TÁI CHẾ 88 4.4.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 88 4.4.2. Phương pháp thực hiện 88 4.4.3. Kết quả khảo sát 89 4.4.4. Kết luận 95 4.5. KẾT LUẬN 96 Ch ương 5. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU BAO BÌ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ THAY THẾ NYLON TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 98 5.1. GIỚI THIỆU 98 5.2. KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC CỦA CÁC LOẠI BAO BÌ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 99 5.2.1. Khái niệm về khả năng phân hủy sinh học 99 5.2.2. Các dạng vật liệu polymer có khả năng phân hủy sinh học 101 5.2.3. Tác động môi trường của bao bì PHSH 102 5.3. TIỀM NĂNG SỬ DỤNG BAO BÌ CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY SINH HỌC THAY THẾ TÚI NYLON 102 5.3.1. Nguyên liệu và công nghệ sản xuất bao bì thân thiện môi trường 103 5.3.2. Sản xuất các sản phẩm bao bì 113 5.3.3. Thị trường tiêu thụ 114 5.3.4. Thu gom và phân loại 116 5.3.5. Tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải 116 5.3.6. Tác động của hệ thống quản lý nhà nước 117 5.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118 Chương 6. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON TRONG THỰC TẾ: CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ METRO VIỆT NAM 119 6.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI METRO 119 6.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG 120 6.3. HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI METRO 129 6.4. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG MÔ HÌNH 133 6.5. KẾT LUẬN 134 Chương 7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 135 7.1. XÁC ĐỊNH LOẠI TÚI ĐỰNG HÀNG THAY THẾ (xem chương 5) 136 7.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON 142 7.2.1. Cấm các nhà bán lẻ phân phối miễn phí túi nylon cho khách hàng 143 7.2.2. Thuế tiêu dùng túi nylon 143 7.2.3. Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân phát túi nylon 144 7.2.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng 145 7.2.5. Giải pháp bổ sung – Giải pháp kỹ thuật 146 7.2.6. Giải pháp tăng cường – Lập mạng lưới thu gom túi nylon 146 7.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON 146 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARA: Australian Retailers Association - Hiệp hội các nhà bán lẻ Úc EPHC: Environment Protection and Heritage Council - Hội đồng Bảo vệ môi trường và di sản HDPE: High Density Polyethylene – Polyetylen tỷ trọng cao HNTC: Hạt nhựa tái chế HNCP: Hạt nhựa chính phẩm ISWM: Integrated Solid Waste Management - Quản lý chất thải tổng hợp bền vững LDPE: Low Density Polyethylene - Polyetylen tỷ trọng thấp LLDPE: Liner Low Density Polyethylene PE: Polyethylene PHSH: Phân hủy sinh học PP: Poly Propylene ST: Siêu thị TTTM: Trung tâm thương mại UNEP: United Nations Environment Programme - Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNFPA: United Nations Population Fund - Quỹ dân số Liên hiệp quốc [...]... dụng phương án giảm thiểu sử dụng bao bì nylon tại một siêu thị hoặc trung tâm thương mại của Thành phố 2 - Đề xuất kế hoạch áp dụng triển khai chính sách hạn chế sử dụng túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến mô hình xã hội tiêu thụ bền vững 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận của đề tài: Sử dụng kết quả từ việc điều tra xã hội học với đối tượng là các nhóm liên đới (stakeholders) bao. .. lượng cho sản xuất 2.3.2 Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam Nguyễn Danh Sơn (2007) cho rằng: Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền vững hướng đến các nhu cầu tiêu thụ bền vững nhằm mục đích: a Khuyến khích xây dựng mô hình tiêu thụ (tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ cá nhân) phù hợp với kinh tế Việt Nam, các điều kiện văn hóa xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng các nhu cầu... và giảm thiểu chất thải, cần có sự hợp tác của chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu thụ Các chính phủ có thể đưa ra các khung chính sách và luật nhằm cung cấp cho nhà sản xuất những động cơ để giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn Ví dụ, thay đổi các quy định về bao bì và áp dụng thuế sinh thái lên bao bì và các sản phẩm thải bỏ sẽ khuyến khích các nhà sản xuất giảm sử dụng bao bì hay sử dụng bao. .. kết quả này có thể áp dụng tại các thành phố khác của Việt Nam và là một tham khảo hữu ích cho các nước trên thế giới 3 Chương 2 TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI 2.1 TIÊU THỤ BỀN VỮNG1 2.1.1 Định nghĩa tiêu thụ bền vững Tiêu thụ là trọng tâm của quá trình sản xuất (bởi vì tiến hành sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ) Tuy nhiên, tiêu thụ ngày nay làm tiêu tốn một lượng... những tác dụng phụ như xói mòn và tạo muối trong đất Từ viễn cảnh của chúng ta, tiêu thụ bền vững đề cập đến các biện pháp để đạt được sự phân bố công bằng tiêu thụ trên toàn thế giới và giảm thiểu ảnh hưởng môi trường Tuy nhiên, không phải tất cả các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của con người xem như tiêu thụ bền vững Theo các nhà kinh tế, mục đích của sản xuất là tiêu thụ Sự đánh giá các ảnh... nước Tiêu thụ bền vững thường được hiểu nhầm là công cụ đầu tiên nhằm giảm việc tiêu thụ quá mức ở các quốc gia phát triển Mục đích thực sự của tiêu thụ bền vững là phát triển các cơ hội tiêu thụ mà cho phép đáp ứng nhu cầu nhưng không phát sinh các ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính, xã hội và môi trường Điều này đặc biệt được tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển Hầu hết các nước phát triển đều... 2.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững Tiêu thụ bền vững là một vấn đề xã hội gay gắt Nó có thể có áp dụng cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ trong xã hội Ngoài những sản phẩm như thực phẩm, quần áo, các sản phẩm vệ sinh, điện thoại, và xe hơi, cũng như những dịch vụ như cho thuê chỗ ở, du lịch, giải trí, giáo dục, vệ sinh và sức khỏe đều có liên quan đến những nỗ lực tiêu thụ bền vững. .. Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, thông qua việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi cho việc giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn Thành phố 1.2.2 Nội dung nghiên cứu - Tổng quan xu hướng và mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững trên thế giới - Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến việc quản lý sử dụng túi nylon trên thế giới - Thu thập các tài liệu về phân tích... đới thông qua các hội thảo từ đó đề xuất giải pháp và lộ trình thích hợp cho việc giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM Các phương pháp nghiên cứu áp dụng: - Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan - Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích hành vi và khảo sát thực tế hiện trạng và quan điểm quản lý sử dụng túi nylon và các giải pháp thay thế trong 04 nhóm đối... Khảo sát hiện trạng sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá nhận xét về các chính sách và quy định liên quan đến việc sử dụng túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá giải pháp sử dụng vật liệu bao bì thân thiện môi trường có thể thay thế nylon đang được sử dụng trên thế giới và tại Việt Nam - Nghiên cứu đề xuất một số phương án giảm thiểu việc sử dụng túi nylon trên địa . 2008 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững CƠ QUAN CHỦ TRÌ: QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TPHCM CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:. tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh nhắm đến mục tiêu lâu dài hướng đến xây dự ng xã hội tiêu thụ bền vững tại Thành phố. Nhóm nghiên. 2.1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững 5 2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững 5 2.1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững 6 2.2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮNG 7 2.2.1. Thông

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Adebowale, E. A. (1985), Non-conventional Feed Resources in Nigeria, Nigerian Food Journal 3, 18 1-189 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nigerian Food Journal
Tác giả: Adebowale, E. A
Năm: 1985
2. Akaranta, O. and Oku, G. E. (1997), Some Properties of Cassava Mesocarp Carbohydrate- Low Density Polyethylene Blends, Carbohydarte Polymers 34 (1997), 403 – 405 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbohydarte Polymers
Tác giả: Akaranta, O. and Oku, G. E. (1997), Some Properties of Cassava Mesocarp Carbohydrate- Low Density Polyethylene Blends, Carbohydarte Polymers 34
Năm: 1997
3. Albertsson, A.C. & Karlsson, S. (1994) Chemistry and Biochemistry of polymer biodegradation. In Chemistry and Technology of Biodegradable Polymers, ed. G.J.L. Grifftn, pp. 7-17. Blackie Academic & Professional, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemistry and Technology of Biodegradable Polymers
4. Andrady, A.C. (1994), Assessment of Environmental Biodegradation of Synthetic Polymers, Macromol. Sci.-Rev. Macromol. Chem. Phys. 34(l), 25-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macromol. Sci.-Rev. Macromol. Chem. Phys
Tác giả: Andrady, A.C
Năm: 1994
5. Arvanitoyannis, I., Kolokuris, I., Nakayama, A., and Aiba, S. I. (1997), Preparation and Study of Novel Biodegradable Blends Based on Gelatinized Starch and 1,4-Trans- Polyisoprene (Gutt percha) for Food Packaging or Biomedical Applications, Carbohydrate Polymers 34 (1997) 291-302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carbohydrate Polymers
Tác giả: Arvanitoyannis, I., Kolokuris, I., Nakayama, A., and Aiba, S. I
Năm: 1997
6. Australia Government Environment Protection and Biodiversity Conservation Act, 1999. “Harmful marine debris” truy cập trên http://www.environment.gov.au/biodiversity/threatened/publications/pubs/marine-debris.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Harmful marine debris”
7. Baker, R. 2002. “Ministerial Brief: Plastic Bag Levy.” Truy cập trên http://sres.anu.edu.au/people/richard_baker/examples/briefing/minty/Minty.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ministerial Brief: Plastic Bag Levy.”
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2008), Bao bì nilon: giảm thiểu từ nguồn, load từ monre. gov.vn, ngày 3/3/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bao bì nilon: giảm thiểu từ nguồn
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
Năm: 2008
9. Butte Environmental Council. 2001. “Reducing Plastic Waste Tops 2001 Legislative Agenda”. Tạp chí Environmental News (Spring). Online newsletter. Truy cập trên http://www.becnet.org/ENews/01sp_plastic.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Reducing Plastic Waste Tops 2001 Legislative Agenda”
11. Chauhan, B. 2003. “India State Outlaws Plastic Bags”. BBC News. Truy cập trên http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/3132387.stm Sách, tạp chí
Tiêu đề: India State Outlaws Plastic Bags
12. EPIC (Environment and Plastic Industry Council), (2000), Technical Report: Biodegradable Polymers: A Review Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technical Report: Biodegradable
Tác giả: EPIC (Environment and Plastic Industry Council)
Năm: 2000
13. EduGreen. 2005. “Health Impacts of Water Pollution.” Truy cập trên http://edugreen.teri.res.in/explore/water/health.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health Impacts of Water Pollution
14. Edwards, R. 2000. “Bags of Rubbish”. The Ecologist 30(8) (Nov. 22). Truy cập trên http://www.theecologist.co.uk/archive_article.html?article=163&category=76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bags of Rubbish"”. "The Ecologist
15. Environmental Literacy Council. 2005. “Paper or Plastic?” Truy cập trên http://www.enviroliteracy.org/article.php/1268.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paper or Plastic
16. Fetuga, B. L. and Tewe, 0. 0. (1985), Potentials of Agroindustrial By-products and Crop Residues As Animal Feeds, Nigerian Food J. 3, 136-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nigerian Food J
Tác giả: Fetuga, B. L. and Tewe, 0. 0
Năm: 1985
18. Grifftn, G.J.L. (1994), Chemistry and Biochemistry of Polymer Degradation, In Chemistry and Technology of Biodegradable Polymers, 135-149. Blackie Academic & Professional, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemistry and Technology of Biodegradable Polymers
Tác giả: Grifftn, G.J.L
Năm: 1994
21. Hoshino, A., Sawada, H., Yokota, M., Tsuji, M., Fukuda, K. and Kimura, M. (2001), Science and Plant Nutrition, 47 (35) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science and "Plant Nutrition
Tác giả: Hoshino, A., Sawada, H., Yokota, M., Tsuji, M., Fukuda, K. and Kimura, M
Năm: 2001
22. Hương Ly (2005), Giải pháp nào cho chất thải nhựa, Tạp chí TCĐLCL, số 7 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nào cho chất thải nhựa
Tác giả: Hương Ly
Năm: 2005
23. Hertwich E. & Katzmayr M., 2003. Examples of Sustainable Consumption Review, Classification and Analysis. Industrial Ecology Programme, report 5/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Examples of Sustainable Consumption Review, Classification and Analysis
24. Institute for Lifecycle Environmental Assessment. 1990. “Paper vs. Plastic Bags.” Truy cập trên http://www.ilea.org/lcas/franklin1990.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paper vs. Plastic Bags.”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN