Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
541,07 KB
Nội dung
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ *** BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở NƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 01/2008 - CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN THƯ KÝ KHOA HỌC: GS.TS.VÕ THANH THU CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG 2. TSKH. TRẦN TRỌNG KHUÊ 3. ThS. TRẦN NHẬT MINH 4. ThS. Luật sư NGUYỄN VĂN THANH 5. ThS. KIM NGỌC ĐẠT 6. ThS. NGÔ HẢI XUÂN 7. Th.S CAO THỊ VIỆT HƯƠNG 8. ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ 9. CN. LÊ THỊ NGA 10. CN. NGUYỄN TRÍ NHUẬN 11. CN. ĐỖ THỊ KIM CHI 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Cùng với tiến trình tăng tốc để đưa nhanh nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và th ế giới, thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh: kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 18-20%; nhi ều mặt hàng có thứ hạng xuất khẩu cao của thế giới (hồ tiêu đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ hai, đứng thứ ba về xuất khẩu cà phê, cao su, điều nhân, đứng đầu trong 10 nước về xuất khẩu th ủy sản, gỗ, hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ). Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất khẩu hàng đ ầu của Việt Nam: chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, là trung tâm xuất khẩu hàng đ ầu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Cùng với tiến trình tăng tốc xuất khẩu, thì một trong những nguy c ơ mới xuất hiện làm cản trở hoạt động xuất khẩu, thậm chí mất thị trường xuất khẩu, đ ó là hiện tượng bị kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu và nếu bị thua kiện thì bị áp thuế nhập khẩu rất cao, khiến s ức cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu của Việt Nam bị giảm. Các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng, nếu cách đây 10 năm chỉ có 1-2 vụ kiện, thì nay đã có trên 25 vụ kiện; nếu tr ước đây những mặt hàng bị kiện là những mặt hàng thứ yếu, kim ngạch xuất khẩu không lớn như quẹt ga, bóng đèn, xe đ ạp… thì nay bị kiện ở những mặt hàng xuất khẩu chủ lực: tôm sú, cá basa, giày dép… trên những thị trường chủ lực. Tỷ lệ các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bị liệt vào các danh sách có hi ện tượng bán phá giá hàng hoá xuất khẩu khá cao, gần 50% số doanh nghiệp trong danh sách bị kiện bán phá giá ở các mặt hàng xuất khẩu. Cho nên, vi ệc nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá và chủ động đối phó khi bị kiện bán phá giá có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Thành phố trong việc duy trì t ốc độ tăng trưởng xuất khẩu và giữ vững thị trường xuất khẩu. Đây chính là tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu và nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam thực hiện xong lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT của AFTA, và đã gia nhập WTO. Tốc độ xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 đang gia tăng m ạnh, tăng hơn 20% so với cùng kỳ, khả năng bị áp thuế chống bán phá giá nhiều hơn vì để giảm tốc độ và kh ả năng xuất khẩu vào thị trường của họ các nước nhập khẩu sẵn sàng áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi có đi ều kiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2.1 V ề phương diện lý luận: − Nghiên c ứu cơ chế pháp lý xác đ ịnh bán phá giá và khởi kiện bán phá giá hàng nhập khẩu của các n ước và của WTO. − Nghiên c ứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Đ ộ và rút ra các bài học đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2 Về phương diện thực tiễn: Nhóm đề tài thực hiện khảo sát và đánh giá: − Tình hình xu ất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ và vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm sú, cá basa c ủa Việt Nam. Các bài học rút ra cho các doanh nghiệp Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. − Tình hình xu ất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Thành phố và Việt Nam sang thị trường EU và v ụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các bài học rút ra. − Nghiên c ứu khả năng bị kiện bán phá giá ở mặt hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ (năm 2006, Vi ệt Nam xuất khẩu dệt may gần 6 tỷ USD, thị trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu). − Nghiên c ứu những nhân tố tác động, bao gồm những nhân tố khách quan và chủ quan. − Đ ề xuất 2 nhóm giải pháp: + Các gi ải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các giải pháp trình bày dưới dạng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh nghiệp: phòng chống bị kiện bán phá giá; khi bị kiện đối phó nh ư thế nào? và khi bị thua kiện phải làm gì để giảm bớt thiệt hại. + Các khuy ến nghị: o v ới các cơ quan quản lý Nhà nước; o v ới các Hiệp hội; VCCI… Các khuyến nghị nêu những công việc các cơ quan, đơn vị kinh tế phải làm theo đúng quy định quốc tế để đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. 3. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận với hàng trăm tài liệu của các tác giả trong và ngoài n ước, qua đó thừa kế những thành công và phát triển, hoàn thiện các vấn đề mà những tác gi ả khác chưa làm rõ hoặc chưa đề cập; đề xuất các giải pháp mới mang tính khoa học và thực tiễn. Sau đây là những tác phẩm tiêu biểu mà nhóm nghiên cứu đã tiếp cận: a. Các tác ph ẩm mang yếu tố quốc tế: 1. Hi ệp định Chống bán phá giá của WTO 2. Th ủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu UNCTAD/WTO, 1997 3. C ẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp-Hội đồng Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ 11/1999 4. Edwin Vermulst : Những vấn đề liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các nước đang phát triển trong vòng đàm phán thiên niên kỷ: những yếu tố chủ yếu cần cải cách. Thuộc Chương trình ngh ị sự và đàm phán thương mại trong tương lai, UNCTAD 2000 5. Viet Nam and the Non-Market Economy issue Dr. Adam Mc. Carty Nh ững thành công của các tài liệu kể trên mà nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu (thừa kế): khắc họa rõ nét v ề bản chất bán phá giá và bị kiện bán phá giá; vai trò và mặt trái của bán phá giá; áp dụng biện pháp chống bán phá giá; những thủ tục pháp lý mang tính nguyên tắc khi bị áp dụng thuế bán phá giá. Nh ững hạn chế của các tác phẩm kể trên (so với mục tiêu đề tài mà nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện): - Ch ưa nêu được vấn đề bán phá giá hàng xuất khẩu ở các nước có nền kinh tế chưa được công nhận th ị trường đầy đủ. - Ch ưa nêu được vai trò của Nhà nước nước xuất khẩu đối phó với các vụ kiện bán phá giá trên thị trường quốc tế. - Ch ưa có tác phẩm khoa học mang yếu tố quốc tế nào nghiên cứu riêng về các vụ kiện bán phá giá c ủa hàng xuất khẩu Việt Nam. b. Các tác ph ẩm trong nước: 1. Lu ật pháp về Chống bán phá giá – Những điều cần biết của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2004 2. Ch ống bán phá giá, mặt trái của tự do hoá thương mại. Tạp chí Thương mại số 38/2004 3. Nguy ễn Cẩm Hà “Sẽ khó cho ngành giày”, Tạp chí Thương mại số 2/2006 4. Tr ần Trung Kiên “Thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam là sự bảo hộ mậu dịch”, T ạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1/2006 5. Ph ạm Gia Hy “Con tôm Việt Nam lại bị làm khó”, Tạp chí Thương mại số 3/2006 Ngoài ra, có m ột số luận văn sinh viên, thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế viết về các vụ kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam. Ưu điểm của các tác phẩm kể trên: - Đánh giá các vụ kiện đối với hàng xuất khẩu Việt Nam khá cập nhật, mô tả khá kỹ các sự vụ. - Nêu đ ược các hậu quả của việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Đ ề xuất một số các giải pháp đối phó với các vụ kiện. Hạn chế: - Ch ưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống các vụ kiện bán phá giá của mặt hàng xuất kh ẩu Việt Nam. Chưa nêu được các nhân tố tác động thực sự đến bị kiện bán phá giá của các sản phẩm xu ất khẩu của Việt Nam. - Các công trình ch ưa đi sâu vào đánh giá các yếu tố cấu thành giá xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, các hồ sơ, chứng từ minh chứng phục vụ cho việc điều tra bán phá giá. - Ch ưa có công trình nào đưa ra các giải pháp toàn diện cho cấp quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp nhằm: +h ạn chế bị kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam. +có các biện pháp áp dụng khi bị khởi kiện bán phá giá hàng xuất khẩu. +giảm thiểu thiệt hại khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá hàng xuất khẩu. Sau khi nghiên cứu các tác phẩm trong và ngoài nước nêu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu có những điểm mới sau đây: (1) Là công trình nghiên c ứu lý luận về khái niệm bán phá giá, phương pháp xác định bán phá giá d ưới các giác độ khác nhau (của WTO, của Hoa Kỳ, Canada, Úc Riêng Hoa Kỳ có 3 phương pháp xác định một sản phẩm nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá). Việc nghiên cứu này cho phép nghiên cứu đầy đ ủ và toàn diện hiện tượng bán phá giá hàng xuất khẩu, để có các giải pháp thật khoa học phòng chống và đối phó với các vụ kiện bán phá giá. (2) Công trình đã nghiên c ứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện bán phá giá của Trung Quốc, Ấn Độ để rút ra các bài học cho Việt Nam. (3) Công trình nghiên c ứu sâu về các doanh nghiệp trong các ngành: giày dép, thủy sản bị kiện bán phá giá; đánh giá kh ả năng bị kiện đối với mặt hàng dệt may; nghiên cứu tiến trình bị kiện; thực trạng đối phó của các doanh nghiệp; sự hỗ trợ của Nhà nước, của hiệp hội ngành hàng đối với các doanh nghi ệp bị kiện để rút ra: những thành tựu ban đầu, những hạn chế; các nhân tố khách quan và chủ quan tác đ ộng đến các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (4) Đ ề xuất hệ thống các giải pháp: áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước; các hiệp hội doanh nghi ệp và hiệp hội các ngành hàng; các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu ra thị trường thế giới và khu vực. 4. Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: a. Đ ối tượng nghiên cứu: Nghiên c ứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến bán phá giá và chống bán phá giá hàng xuất kh ẩu. b. Ph ạm vi nghiên cứu: T ập trung nghiên cứu sâu vào các quy chế liên quan đến bán phá giá và chống bán phá giá của WTO và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Canada, Úc. Các ví d ụ khảo sát tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: giày dép, thủy sản, dệt may (mặc dù Vi ệt Nam đã có gần 15 mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá ở nước nhập khẩu). 5. CÁC PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Ph ương pháp khảo sát thực tế: phương pháp này sử dụng ở Chương 3. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp xúc v ới các doanh nghiệp bị kiện hoặc có nguy cơ bị kiện bán phá giá để thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu. - Ph ương pháp nghiên cứu điển hình tình huống: nhóm đề tài sử dụng phương pháp này ở Ch ương 3, nhằm đi sâu nghiên cứu một số công ty điển hình bị kiện đóng trên địa bàn thành phố ở ngành hàng giày dép như Công ty 32 và Công ty Sản xuất tiêu dùng Bình Tiên; Công ty Thủy sản Agifish (Đ ồng bằng Sông Cửu Long). Sự phân tích các tình huống điển hình giúp cho nhóm đề tài rút ra được các k ết luận thực tiễn sâu sắc phục vụ cho đề xuất các giải pháp ở Chương 4. - Ph ương pháp phân tích thống kê kinh tế: chủ yếu sử dụng ở Chương 2 và 3 để đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu ở các ngành hàng xuất khẩu bị kiện hoặc có nguy cơ bị kiện bán phá giá, trên c ơ sở đó đưa ra các kết luận nhằm phục vụ cho việc đề ra các giải pháp ở Chương 4. - Ph ương pháp chuyên gia: thông qua tổ chức hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia, các luật sư tham gia hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện Nhóm nghiên cứu lắng nghe ý kiến và tiếp thu có ch ọn lọc những ý kiến đánh giá, các đề xuất của các chuyên gia nhằm hoàn thiện các đánh giá và các giải pháp trong công trình nghiên c ứu của mình. - Ngoài ra, nhóm nghiên c ứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các sách báo, các công trình khoa h ọc trực tiếp hoặc gián tiếp nói về bán phá giá và chống bán phá giá hàng xuất khẩu. 6. N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đ ề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, chia làm 4 chương: CH ƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG M ẠI QUỐC TẾ: Trong chương làm rõ bản chất của các vấn đề: bán phá giá và chống bán phá giá, vai trò tích cực và hạn chế của chúng đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu, xuất khẩu. Trong chương cũng nghiên cứu về các điều kiện và biện pháp chống bán phá giá theo quy định của GATT, của Hoa Kỳ và EU. Nghiên cứu về các bước điều tra khởi kiện bán phá giá hàng hóa của nước nhập khẩu đối với các nước có nền kinh tế th ị trường và phi thị trường. Chương 1 giúp nhóm nghiên cứu có nền tảng để tư duy logic khoa học để phân tích và đ ề xuất giải pháp ở Chương 3 và 4. CH ƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KI ỆN BÁN PHÁ GIÁ QUỐC TẾ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Ở Chương này nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu thực trạng các vụ kiện bán phá giá hàng nhập khẩu c ủa các nước trên thế giới từ giai đoạn 1995-2006 để rút ra các đặc điểm và các xu hướng thay đổi của các v ụ kiện AD trên thế giới; ở Chương này nhóm đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá của nước mình trên thị trường nước nhập khẩu của hai nước Trung Qu ốc và Ấn Độ từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam. CH ƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM – NGHIÊN C ỨU ĐIỂN HÌNH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ Ở Chương này nhóm nghiên cứu đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đ ến khả năng bị kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế. Nhóm nghiên cứu còn phân tích sâu vào th ực trạng các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và phân tích sâu vào các vụ kiện AD đối với mặt hàng cá basa, tôm trên thị trường Hoa Kỳ và mặt hàng giày m ũ da trên thị trường EU; đồng thời đánh giá khả năng bị kiện AD ở mặt hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ (thị trường dệt may lớn nhất của Việt Nam). Các phân tích và kết luận rút ra ở Chương 3 là c ơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho nhóm nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp ở Chương 4. CH ƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở N ƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Đây là Ch ương cơ bản của đề án nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quan điểm; cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp, cho các cấp quản lý vĩ mô đ ối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam CHƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HO ẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở chương 1, Nhóm nghiên cứu đã tập trung nghiên cức các vấn đề 1. Nh ững hiểu biết về bán phá giá và chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế, làm rõ bản chất của chúng và vai trò cũng như hậu quả của các hiện tượng kinh tế này. 2. Nghiên cứu cơ sở kinh tế để xây dựng cơ chế pháp lý xác định hiện tượng bán phá giá và điều kiện đ ể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. 3. Nhóm đ ề tài trên cơ sở nghiên cứu các Hiệp định AD của WTO, luật chống bán phá giá của EU, Hoa K ỳ… đã tóm tắt quá trình điều tra và xét xử các vụ kiện AD trong hoạt động thương mại quốc tế trải qua 11 bước, nêu rõ những công việc thực hiện ở từng bước cần thực hiện theo thời hạn nào? Và các doanh nghi ệp xuất khẩu Việt Nam khi nền kinh tế của ta chưa được thừa nhận có nền kinh tế thị tr ường sẽ gặp khó khăn ở 2 bước: bước 5 và bước 6. Qua nghiên cứu về quy trình điều tra các vụ kiện AD trong hoạt động thương mại quốc tế giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi bị khởi kiện hình dung đ ược các công việc mình cần làm trong khoảng thời gian là bao nhiêu? Để tổ chức kháng kiện thành công. B ảng: Quy trình xét xử các vụ kiện AD trong hoạt động thương mại quốc tế Các bước Công vi ệc tiến hành trong bước Thời gian thực hiện Bước 1 Ngành công nghiệp hoặc nhóm các doanh nghiệp ở nước nh ập khẩu nộp đơn đề nghị điều tra bán phá giá hàng nhập kh ẩu bằng văn bản Ngày 0 Bước 2 − Cơ quan điều tra của nước nhập khẩu xem xét đơn − C ơ quan điều tra thông báo cho Chính phủ của nước xuất khẩu Bước 3 − Cơ quan điều tra từ chối điều tra nếu không nhận đủ bằng ch ứng, thông báo chính thức tới các bên có liên quan − Ho ặc tổ chức điều tra và công bố công khai Hoa Kỳ khởi sự điều tra 20 ngày sau b ước 1 Bước 4 v Quy ết định điều tra phải gửi đến các nơi: − Nhà xuất khẩu bị điều tra − C ơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu − Các bên quan tâm v Cơ quan điều tra ở nước nhập khẩu gửi bản câu hỏi đi ều tra: − Tới ngành công nghiệp ở nước xuất khẩu − G ửi đến các doanh nghiệp xuất khẩu Thời gian gửi: ngay sau khi bắt đầu điều tra Bước 5 v Nhà xu ất khẩu gửi lại bản câu hỏi đã trả lời − Các bên cung cấp bản tóm tắt bằng văn bản ý kiến của mình − Các bên cung cấp thêm thông tin và các tài liệu − Hoa K ỳ: trong thời gian 30 ngày kể t ừ ngày nhận (thường cộng thêm 7 ngày k ể từ ngày gửi) − EU: cho phép doanh nghi ệp xuất kh ẩu trả lời bản câu hỏi chỉ 15 ngày Bước 6 v Cơ quan điều tra ở nước nhập khẩu: − Phân tích các d ữ liệu thu thập − Xác đ ịnh biên độ bán phá giá tạm thời − 140 ngày sau bước 3 (khởi sự điều tra) − Tối đa 190 ngày với các vụ kiện phức tạp Bước 7 C ơ quan điều tra thông báo áp dụng biện pháp tạm thời chống bán phá giá (nếu có kết luận trong thời gian 6 tháng) Không s ớm hơn 60 ngày và không muộn hơn 9 tháng kể từ ngày đầu tiên Bước 8 Các bên đưa ra quan điểm, tổ chức các cuộc tiếp xúc để b ảo vệ quyền lợi Bước 9 Cơ quan điều tra đưa ra phán quyết cuối cùng Hoa Kỳ: 215 ngày sau khi bắt đầu đ iều tra (bước 3), tối đa là 275 ngày Bước 10 − Cơ quan điều tra thông báo đến các bên liên quan phán quyết − Các bên vẫn tiếp tục được đưa ra quan điểm và bảo vệ quy ền lợi của mình Bước 11 Cơ quan thẩm quyền ở nước nhập khẩu thông qua và thông báo áp d ụng biện pháp chống bán phá giá chính th ức. tối đa biện pháp có hiệu lực trong 5 năm − Công b ố không muộn hơn 12 tháng k ể từ bước 1 − Ho ặc 4 tháng sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời (b ước 7) − Tr ường hợp ngoại lệ công bố sau 18 tháng k ể từ bước 1 hoặc 6 tháng sau b ước 7 Kết quả nghiên cứu ở Chương 1, tạo cơ sở lý luận quan trọng giúp nhóm nghiên cứu đánh giá toàn di ện thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam ở Chương 3 và đề xu ất các giải pháp ở Chương 4. CHƯƠNG 2: NGHIÊN C ỨU THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ QU ỐC TẾ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Ở chương 2, nhóm đề tài nghiên cứu 2 vấn đề lớn: 1. Th ực trạng các vụ kiện AD trong hoạt động thương mại quốc tế 2. Nghiên c ứu kinh nghiệm AD của các nước trên thế giới V ề vấn đề thứ nhất trong chương 2: Nhóm đề tài nghiên cứu thực trạng các vụ kiện AD trên thế gi ới từ năm 1995-2006 B ảng: Các vụ kiện chống bán phá giá giai đoạn 1995-2006 Năm S ố vụ kiện Tỷ trọng (%) 1995 157 5,16 1996 225 7,39 1997 243 7,98 1998 257 8,44 1999 355 11,66 2000 292 9,59 2001 364 11,96 2002 312 10,25 2003 232 7,62 2004 213 7,00 2005 201 6,60 2006 193 6,34 Tổng cộng 3.044 100 Nguồn: www.wto.org 04/2007 Qua bảng trên ta thấy: 5 năm đầu tiên sau khi WTO ra đời, số lượng các vụ kiện bán phá giá hàng nh ập khẩu gia tăng, nhưng 6 năm trở lại đây có xu hướng giảm vì các nước bị kiện rút ra được nhiều kinh nghi ệm hơn trong việc đề phòng các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trị giá các v ụ kiện ngày càng tăng. Cùng v ới quá trình toàn cầu hoá, hiện tượng các vụ kiện chống bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế trở nên bình thường. Nếu cách đây 15 năm, chủ yếu các nước công nghiệp phát triển đi kiện các n ước đang phát triển bán phá giá, thì nay, các nước thứ ba trở thành lực lượng cơ bản đối đầu với các vụ kiện và đi kiện các nước khác. Điều này chứng tỏ họ trở thành thế lực mạnh trong hoạt động thương m ại quốc tế. Qua nghiên c ứu Chương 2, nhóm đề tài cũng thấy rõ mặt hàng bị kiện bán phá giá tập trung ở nh ững ngành hàng: khai thác tài nguyên thiên nhiên; giá trị gia tăng thấp hoặc hàm lượng công nghệ, khoa h ọc kỹ thuật thấp. Đây là cơ sở giúp xây dựng chiến lược ngành hàng xuất khẩu. V ấn đề lớn thứ 2 của chương 2: Nhóm đề tài nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện AD c ủa Trung Quốc và Ấn Độ vì: Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong Top 5 nước đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá trên tư cách là nguyên đơn lẫn bị đơn. Nghiên cứu kinh nghiệm của họ, nhóm nghiên c ứu đã rút ra 8 bài học quan trọng làm cơ sở để tư duy về các giải pháp sẽ đề xuất ở Chương 4. Qua nghiên cứu kinh nghiệm chống bán phá giá của Trung Quốc và Ấn Độ, nhóm đề tài tâm đắc nhất các bài học sau đây: (1) Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết xuất khẩu thông qua các công cụ thuế xuất khẩu; hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu… để tạo cơ cấu xuất khẩu hợp lý, giảm thiểu các vụ kiện ch ống bán phá giá ở nước nhập khẩu. (2) Nhà n ước xuất khẩu (nước bị kiện) không can thiệp trực tiếp vào các vụ kiện mà chỉ gián tiếp cung cấp thông tin về thị trường, về nguy cơ bị kiện chống bán phá giá hoặc thông tin qua con đường ngo ại giao để gây sức ép với nước nhập khẩu. (3) Nâng cao vai trò c ủa hiệp hội ngành hàng xuất khẩu trong điều tiết xuất khẩu ngành hàng, trong t ập hợp các doanh nghiệp đoàn kết tham gia tích cực vào các vụ kiện, phổ biến kinh nghiệm và tổ ch ức huấn luyện đào tạo các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá. (4) C ần khởi kiện (đóng vai trò là nguyên đơn) khi có hiện tượng bán phá giá vừa để bảo hộ thị tr ường nội địa, vừa trả đũa, tự vệ, đảm bảo sự công bằng trong thương mại quốc tế. (5) Khi b ị khởi kiện, doanh nghiệp phải tích cực ngay từ đầu tham gia “hầu kiện” để bảo vệ quyền l ợi của mình. (6) Minh b ạch hồ sơ, thu thập đầy đủ các chứng từ hạch toán chi phí kinh doanh của mình phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. (7) Kích thích phát tri ển các công ty luật có khả năng bảo vệ các doanh nghiệp trước các vụ kiện bán phá giá; khuy ến khích sử dụng tư vấn dịch vụ luật. (8) Nâng cao trình đ ộ của các luật sư, của những nhà quản trị xuất khẩu về kiến thức đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá (cả khi doanh nghiệp là bị đơn, lẫn khi là nguyên đơn). [...]... ch ng bán phá giá c a Hoa Kỳ − Lu t ch ng bán phá giá c a EU − Lu t ch ng bán phá giá c a Úc − Lu t ch ng bán phá giá c a Canada − Lu t ch ng bán phá giá hàng nh p kh u c a Thái Lan 4.1.3.2 Cơ s trong nư c 4.2 CÁC GI I PHÁP Đ XU T CHO CÁC DOANH NGHI P XU T KH U VI T NAM: v Các gi i pháp phòng ng a b ki n: Gi i pháp 1: XÂY D NG CHI N LƯ C ĐA D NG HÓA TH TRƯ NG XU T KH U, ĐA D NG HÓA M T HÀNG KINH DOANH. .. u - Đưa ra các k t lu n v các bi n pháp tr ng ph t các v ki n c nh tranh không lành m nh: bán phá giá; tr c p b t h p pháp; gian l n thương m i… - Chuy n các k t lu n cho B trư ng B Công thương đ ra các phán quy t chính th c v các bi n pháp và m c đ tr ng ph t các nư c và các m t hàng bán phá giá t i th trư ng Vi t Nam ho c các hành vi c nh tranh không bình đ ng khác - Tái x ki n l i khi các Bên có... mà bán giá r và ào t ra th trư ng th gi i Tóm l i, đ th y s n Vi t Nam phát tri n b n v ng, tăng s c “đ kháng” đ ch ng l i các v ki n ch ng bán phá giá thì ngoài các gi i pháp chung đ ngh v i m i doanh nghi p xu t kh u, thì 4 gi i pháp riêng cho ngành th y s n cũng đ ngh các doanh nghi p th y s n, VASEP (Hi p h i ch bi n th y s n xu t kh u Vi t Nam) nghiên c u áp d ng v Các gi i pháp riêng cho các doanh. .. đào t o B ph n pháp ch CƠ QUAN ĐI U TRA: - Xây d ng quy trình; th t c; b ng câu h i ph c v cho công tác đi u tra ch ng nh ng cho các v ki n ch ng bán phá giá hàng nh p kh u, mà còn các v ch ng tr c p và t v trong ho t đ ng qu c t - Th m đ nh các đơn khi u ki n bán phá giá; tr c p không h p pháp; các đ ngh áp d ng các bi n pháp t v - Đi u tra các ho t đ ng thương m i b t h p pháp và các v c nh tranh... hi p h i ngành hàng, doanh nghi p đ ph i h p làm rõ, đ thoát kh i các v ki n AD còn y u CHƯƠNG 4: NH NG GI I PHÁP Đ I PHÓ V I RÀO C N “CH NG BÁN PHÁ GIÁ” NƯ C NH P KH U CHO CÁC DOANH NGHI P VI T NAM 4.1 M C TIÊU - QUAN ĐI M - CƠ S Đ XU T GI I PHÁP: 4.1.1 M c tiêu đ xu t gi i pháp: Các gi i pháp c a nhóm nghiên c u nh m th c hi n 3 m c tiêu sau: (1) Gi m thi u b ki n ch ng bán phá giá hàng xu t kh... cơ quan ch ng bán phá giá c a qu c gia: Qua nghiên c u và kh o sát nhóm đ tài nh n th y: các nhà l p pháp Vi t Nam chưa xác đ nh rõ b n ch t c a cơ quan ch ng bán phá giá Th t v y, s lúng túng này th hi n: trong pháp l nh ch ng bán phá giá nêu rõ h th ng cơ quan ch ng bán phá giá bao g m: cơ quan đi u tra ch ng bán phá giá (tương t như t ch c DOC c a Hoa Kỳ) và cơ quan x ki n ch ng bán phá giá (gi ng... WTO CÁC BI N PHÁP C TH CHO CÁC NGÀNH HÀNG XU T KH U CH L C: v Các gi i pháp riêng cho các doanh nghi p xu t kh u th y s n: Như Chương 3 đã gi i thi u, th y s n là ngành nông s n hàng đ u mang l i kim ng ch xu t kh u l n cho đ t nư c; là ngành đã ch u đ n 2 v ki n ch ng bán phá giá m t hàng cá basa và tôm sú trên th trư ng Hoa Kỳ Đ tránh các m t hàng th y s n b ki n ch ng bán phá giá n a, trên các th... hàng xu t kh u th trư ng nh p kh u (2) Hư ng d n các doanh nghi p xu t kh u đ i phó v i các v ki n ch ng bán phá giá nư c nh p kh u (3) Gi i pháp gi m thi t h i h i khi b thua ki n (sau khi b áp thu ch ng bán phá giá) 4.1.2 Quan đi m đ xu t gi i pháp: Khi đ xu t các gi i pháp, nhóm đ tài đ t trên 5 quan đi m: 1 V n đ ch ng bán phá giá trong ho t đ ng kinh doanh qu c t là hi n tư ng ph bi n trong ti n... cung c p thông tin cho các doanh nghi p v : lu t l , cơ ch chính sách; th t c kh i ki n ch ng bán phá giá và tr c p b t h p pháp c a hàng nh p kh u t i Vi t Nam; trình t kháng ki n ch ng bán phá giá trên các th trư ng xu t kh u ch l c; kinh nghi m ch ng bán phá giá c a các doanh nghi p và hi p h i xu t kh u trong và ngoài nư c; c p nh t tình hình ch ng bán phá giá trên th gi i; các ho t đ ng c nh tranh... u ch y u c a Vi t Nam: EU, Hoa Kỳ… đã rút ra nh ng bư c và th t c có liên quan đ n quá trình đi u tra ch ng bán phá giá Và nhóm cũng nghiên c u kinh nghi m ch ng bán phá giá và đ i phó v i các v ki n ch ng bán phá giá hàng hoá và rút ra các bài h c cho các nhà qu n lý kinh t Vi t Nam có liên quan đ n ho t đ ng xu t kh u Nghiên c u xu hư ng c a vi c áp d ng các bi n pháp ch ng bán phá giá trên th gi . nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp ở Chương 4. CH ƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở N ƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Đây là Ch ương. gồm những nhân tố khách quan và chủ quan. − Đ ề xuất 2 nhóm giải pháp: + Các gi ải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các giải pháp trình bày dưới dạng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ *** BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở NƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH