Xuất các quy tắc, tiêu chuẩn phục vụ cho cơng tác điều tra và xét xử các vụkiện chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu đề xuất những giải pháp đối phó với rào cản ' chống bán phá giá' ở nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 29)

Tĩm lại, một bộ máy quản lý cạnh tranh mang tính thống nhất, tính thực tiễn, khoa học sẽ gĩp phần:

+ Xây dựng mơi trường kinh doanh tại Việt Nam lành mạnh, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

+ Cho phép bảo hộ thị trường nội địa chống lại sự cạnh tranh khơng hợp pháp của hàng hố nước ngồi.

+ Cho phép sử dụng cơng cụ chống bán phá giá hàng nhập khẩu, như là biện pháp tự vệ (hoặc đối kháng) khi hàng hố xuất khẩu của Việt Nam bị khởi kiện ở nước nhập khẩu.

Điều kiện quan trọng nhất để bộ máy của Cục Quản lý Cạnh tranh hoạt động cĩ hiệu quảđĩ là vấn

đề con người. Những người làm việc ở trong Cục Quản lý Cạnh tranh phải được đào tạo bài bản ở nước ngồi và cĩ thời gian thực tập tại các văn phịng luật sư hoặc tư vấn giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Các cán bộ làm ở Cục khơng chỉ là những nhà kinh tế quốc tế mà cịn là những người được đào tạo về luật và các tập quán quốc tế, được đào tạo về nghiệp vụ kế tốn, kiểm tốn Việt Nam và quốc tế.

4.3.2.2 Bộ Cơng thương xây dựng cơ chế giám sát:

Bộ Cơng thương xây dựng cơ chế giám sát khối lượng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở những ngành hàng xuất khẩu chủ lực: dệt may; giày dép; thủy sản; gạo; đồ gỗ; cà phê… (những mặt hàng xuất khẩu trên một tỷ USD) trên những thị trường xuất khẩu chủ lực: Hoa Kỳ, EU, Úc…

v v v

v Cơ sở đề xuất giải pháp này:

Các Hiệp định của WTO cĩ liên quan sự can thiệp của Nhà nước đến điều tiết hoạt động thương mại. Nghiên cứu kinh nghiệm điều tiết xuất khẩu của Trung Quốc trong việc giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá hàng hĩa của Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Liên quan đến giải pháp này, nhĩm Nghiên cứu

đề xuất như sau:

+ Khi tốc độ xuất khẩu trên một thị trường ở một ngành hàng cụ thểđạt trên 20% và chiếm trên 3% khối lượng nhập khẩu trên thị trường nhập khẩu, thì áp dụng biện pháp hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng cĩ nguy cơ bị kiện để hạ nhịp độ nhập khẩu, nhằm bảo vệ thị trường.

+ Xây dựng biện pháp chế tài (giảm hạn ngạch xuất khẩu hoặc khơng hỗ trợ xúc tiến thương mại…)

đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khơng tham gia đối phĩ với vụ kiện (khi bị khởi kiện) chống bán phá giá.

+ Phối hợp với Hải quan và hiệp hội ngành hàng quản lý chặt các hiện tượng chuyển tải bất hợp pháp (nhập khẩu hàng rẻ từ các nước khác, “lậu” xuất xứ của Việt Nam đểđưa hàng vào các nước khác).

+ Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống thuế xuất khẩu khuyến khích xuất khẩu hàng hố chế biến cĩ giá trị gia tăng cao, đánh thuế hoặc phụ thu đối với các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thơ, ít qua chế biến, giá rẻ.

4.3.2.3 Làm đầu mối tổ chức phịng ngừa các vụ kiện AD từ ngồi lãnh thổ Việt Nam:

+ Cử các đại diện thương mại cĩ năng lực, đã được đào tạo về chống bán phá giá và các biện pháp tự vệđối kháng trong hoạt động thương mại quốc tế; cĩ kỹ năng tổ chức lobby; kỹ năng tổ chức hội thảo, tìm kiếm khả năng nối kết giữa người mua và người bán… đến các nước là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; ở những nước này nếu thành lập lãnh sự thương mại tại thành phố lớn, là trung tâm kinh tế của nước nhập khẩu. Ví dụ tại Đức ngồi Belin, thì nên lập phịng đại diện thương mại tại Bone, hoặc tại Hoa Kỳ ngồi Washington, thì tại Sanfrancisco (Bang Califonia) nên lập phịng đại diện thương mại của Việt Nam.

+ Giao nhiệm vụ cho đại diện thương mại lập báo cáo vềđộng thái xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường mình phụ trách: về tốc độ tăng trưởng; về tình hình cung cầu; về ý kiến dư luận của người tiêu dùng, nhà sản xuất… đăng trên báo chí của nước sở tại. Việc báo cáo này phải diễn ra theo định kỳ. Ngồi ra, đại diện thương mại xây dựng mối quan hệ tốt với các hiệp hội doanh nghiệp của nước sở tại để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm cơ hội; tìm kiếm sự hợp tác của các nhà nhập khẩu ở nước sở tại giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam kháng kiện khi bị kiện AD.

+ Tổ chức tốt hoạt động quan hệ cơng chúng – PR chẳng những đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở nước nhập khẩu hàng hĩa của Việt Nam, mà cịn với các nhà nhập khẩu, với người tiêu dùng ở nước mua hàng của ta. Kinh nghiệm các vụ kiện lớn vừa qua cho thấy: làm tốt cơng tác PR, vận động hành lang, làm tốt cơng tác báo chí thì hệ quả các vụ kiện đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là thấp. Tĩm lại, khi bị kiện thì Bộ Cơng thương khuyến khích các bên liên đới tranh luận vấn

đề bị kiện ở mọi diễn đàn, với các cách tiếp cận chiến lược.

4.3.2.4 Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thương mại Việt Nam theo hướng:

+ Tìm kiếm các biện pháp giảm xuất siêu ở những thị trường xuất khẩu chủ lực: Hoa Kỳ, Úc, EU, Canada… như tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hợp pháp.

+ Thay đổi cơ cấu xuất khẩu: thay vì tập trung xuất khẩu các mặt hàng thơ, ít qua chế biến, mang hàm lượng lao động cao sang các mặt hàng cĩ giá trị gia tăng cao, mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao.

+ Coi trọng thị trường nội địa để giảm áp lực đầu ra cho các loại sản phẩm xuất khẩu.

+ Đa dạng hĩa thị trường xuất khẩu.

+ Xây dựng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hợp lý ở các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trên các thị trường trọng điểm.

+ Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu theo hướng phát triển sản phẩm độc đáo, cĩ giá trị gia tăng cao chứ khơng đi theo hướng: cạnh tranh bằng giá rẻ.

+ Cĩ chính sách khuyến khích hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị kinh doanh của khu vực và tồn cầu.

+ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực tốt cho hoạt động kinh doanh quốc tế: nhà đàm phán, đại diện thương mại Việt Nam ở các tổ chức quốc tế và ở các nước trên thế giới; những doanh nhân trong lĩnh vực thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan:

+ Cập nhật và kịp thời thơng báo thơng tin về tình hình xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trên các thị trường trọng yếu về: khối lượng; giá trị; giá cả hàng xuất khẩu.

+ Giám sát chặt chẽ khối lượng, giá trị hàng nhập khẩu và gửi báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu đến Bộ Cơng thương, đến Tổng cục Quản lý Cạnh tranh.

+ Tăng cường quản lý và chống hiện tượng chuyển tải bất hợp pháp khác; giả mạo xuất xứ Việt Nam đểđưa hàng giá rẻ vào các nước khác.

+ Xây dựng mối liên kết với Hải quan của các nước nhập khẩu hàng Việt Nam để hợp tác trên các lĩnh vực: chống buơn lậu; giả mạo hàng hố Việt Nam; kiểm sốt tốc độ tăng giảm hàng Việt Nam trên thị trường nước nhập khẩu (chú trọng ở mặt hàng xuất khẩu chiến lược) để từđĩ cung cấp thơng tin cho Bộ Cơng thương; Hiệp hội ngành hàng, để những nơi này cĩ những giải pháp điều chỉnh phù hợp. Ngồi ra sự hợp tác chặt chẽ hoạt động hải quan giữa các nước sẽ gĩp phần giảm thủ tục và thời gian thơng quan gĩp phần đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu mà khơng bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc tự vệở nước nhập khẩu.

4.3.4 Kiến nghị với Bộ Tài chính:

Phối hợp với Bộ Cơng thương hồn thiện cơ chế quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo hướng đa dạng hĩa cách tính thuế: thuế hạn ngạch; thuế theo mùa; thuế theo giá trị (cùng một áo sơmi: giá rẻ hơn mức nào đĩ đánh thuế cao; cao hơn đánh thuế mức thấp…); hoặc thuế (hoặc phụ thu) đánh vào sản phẩm khi xuất khẩu sang các thị trường khác nhau (cĩ thị trường xuất khẩu thuế =0; cĩ những thị trường xuất khẩu cũng sản phẩm ấy bị phụ thu phí…).

Đầu tư mạnh cho cơng tác hải quan: hiện đại hĩa thủ tục hải quan; tăng cường nối kết mạng giữa các cơ quan Chính phủ nhằm giám sát chặt chẽ kịp thời tốc độ tăng (giảm) xuất khẩu, nhập khẩu trên các thị trường, đểđề xuất các giải pháp điều tiết nhằm giữ thị trường.

Giúp Chính phủ xây dựng đề án “Hồn thiện cơng tác kế tốn kiểm tĩan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” và đưa vào áp dụng trong thực tếđể giúp các doanh nghiệp đối phĩ cĩ hiệu quả các vụ kiện AD.

4.4 Kiến nghị với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu: hàng xuất khẩu:

4.4.1. Với VCCI

Trong các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam vừa qua, nhĩm nghiên cứu nhận thấy vai trị của VCCI khá mờ nhạt, chủ yếu do các Hiệp hội ngành hàng (VASEP; Hiệp hội Giày da…) tự lo. Nhưng theo chúng tơi VCCI nên đĩng vai trị chính giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đối phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá thì hiệu quảđạt được sẽ cao hơn vì:

VCCI cĩ Hội đồng Trọng tài quốc tế, nơi tập trung các luật sư am hiểu về luật pháp quốc tế; các chuyên gia cĩ kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp.

VCCI là cầu nối giữa các cơ quan Chính phủ với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tổ chức kháng kiện hợp lệ.

Việc giúp tổ chức kháng kiện chống bán phá giá ở nhiều ngành hàng, trên nhiều thị trường khác nhau sẽ giúp VCCI rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích để hỗ trợ các doanh nghiệp đối phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường của các nước.

Ý nghĩa của kiến nghị:

Làm cho hoạt động kháng kiện hoặc đi kiện các vụ bán phá giá trong thương mại quốc tế đi vào chuyên nghiệp hơn, cĩ hiệu quả hơn.

Điều kiện của việc thực hiện kiến nghị:

+ Hiệp hội các ngành hàng xuất khẩu phải cĩ sự hợp tác chặt chẽ với VCCI trong việc tổ chức thống nhất hành động của các doanh nghiệp xuất khẩu trong hiệp hội của mình thực hiện tốt các khâu quản lý nhịp độ xuất khẩu để làm sao khơng bị kiện, và khi bị kiện thì kháng kiện cĩ tổ chức.

+ VCCI phải hoạt động như là một tổ chức phi chính phủ thực sự là hiệp hội của các hội ngành hàng và của các doanh nghiệp, khơng cĩ sự can thiệp chỉđạo trực tiếp của Chính phủ (hiện nay vẫn cĩ ý kiến nghi ngờ tính độc lập hồn tồn trong hoạt động của VCCI).

Tĩm lại, vai trị của VCCI và Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu rất quan trọng trong cơng tác tổ chức các doanh nghiệp đối phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá, khi mà sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được coi là “hành vi” tài trợ bị cấm theo tinh thần các Hiệp định của WTO.

4.4.2. Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu:

Kiện tồn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực điều hành để Hiệp hội trở thành trung tâm điều tiết hoạt động xuất khẩu của các cơng ty là thành viên của Hiệp hội.

Cĩ bộ phận theo dõi kim ngạch và tốc độ, nhịp độ xuất khẩu hàng hĩa của ngành hàng trên thị trường xuất khẩu chủ lực để cĩ ý kiến điều tiết nhịp độ xuất khẩu, tránh bị khởi kiện bán phá giá. Muốn làm được chức năng này thì Hiệp hội phải cĩ mối liên hệ chặt chẽ với Hải quan, với Bộ Cơng thương để phối hợp điều tiết hoạt động xuất khẩu của các Doanh nghiệp.

Hiệp hội là nơi tập trung các doanh nghiệp tổ chức kháng kiện khi bị kiện chống bán phá giá. Hiệp hội phối hợp với VCCI để tổ chức các lớp tập huấn: Hỗ trợ kiến thức đối phĩ với các vụkiện chống Bán phá giá.

Lưu ý: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trị của VCCI và Hiệp hội ngành hàng tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng.

4.4.3. Kiến nghị với đồn Luật sư:

+ Với vai trị là Hiệp hội ngành nghề của các Luật sư, nhĩm nghiên cứu kiến nghịĐồn luật sư thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng và các tỉnh thành phố trong cả nước nĩi chung cần khuyến khích chủđộng cĩ kế hoạch xúc tiến đến các doanh nghiệp xuất khẩu về khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp ở tất cả các khâu: chuẩn bị hồ sơ pháp lý trong quá trình hạch tốn chi phí xuất khẩu; đến khâu đối phĩ khi bị kiện AD… Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì bản thân các cơng ty Luật phải cĩ chiến lược nâng cao chất lượng tư vấn pháp lý thơng qua chiến lược tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện các luật sư.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm thực thi chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới: tốc độ xuất khẩu gia tăng trên 20%/năm, cĩ gần 10 nhĩm hàng cĩ kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 30 cĩ hoạt động thương mại quốc tế lớn của thế giới. Nhưng quá trình phát triển xuất khẩu đĩ, chúng ta cũng gặp vơ vàn trở ngại, trong đĩ cĩ bị các nước khác kiện bán phá giá trên thị trường của họ và họđã áp dụng biện pháp áp thuế chống bán phá giá hoặc chỉ cần khởi kiện mà khơng cần đi tới cùng vụ kiện, thậm chí rục rịch khởi kiện để làm giảm tốc độ xuất khẩu của hàng hố Việt Nam. Trong khi đĩ, kinh nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối phĩ với các vụ kiện của các cấp quản lý: cấp Nhà nước, VCCI, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu quá ít và thiếu kiến thức. Ngồi ra, các dịch vụ tư vấn pháp lý về kinh doanh quốc tế cịn yếu, chưa cĩ chuyên gia và luật sư cĩ trình độ cao hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhĩm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu khá kỹ và cơng phu cơ chế quản lý chống bán phá giá quốc tế trên những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: EU, Hoa Kỳ… đã rút ra những bước và thủ tục cĩ liên quan đến quá trình điều tra chống bán phá giá. Và nhĩm cũng nghiên cứu kinh nghiệm chống bán phá giá và đối phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá hàng hố và rút ra các bài học cho các nhà quản lý kinh tế Việt Nam cĩ liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu xu hướng của việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trên thế giới để gắn với phân tích hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt việc xem xét kỹ các vụ kiện lớn như: cá basa, tơm sú, giày mũ da chúng tơi đã đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan và khoa học nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn đểđề xuất hệ thống các giải pháp hướng dẫn cho các doanh nghiệp đối phĩ với các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đưa ra các kiến nghị giải pháp đối với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Cơng thương, Tổng cục Hải quan và VCCI cùng Hiệp hội các ngành hàng xuất khẩu, để bảo vệ hàng hố xuất khẩu của Việt Nam tránh khỏi các vụ kiện và thắng kiện khi bị kiện. Hy vọng đề tài khoa học này của nhĩm nghiên cứu sẽ gĩp phần nhất định cho sự nghiệp phát triển hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam nĩi chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng.

Một phần của tài liệu đề xuất những giải pháp đối phó với rào cản ' chống bán phá giá' ở nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 29)