1 1 Những chuẩn mực đánh giá phẩm chất

Một phần của tài liệu Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 60)

2. 1. Thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay

2. 1. 1. Những chuẩn mực đánh giá phẩm chất ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay sinh viên Việt Nam hiện nay

Khi khảo sát thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, cần phải có những chuẩn mực cơ bản làm tiêu chí để đánh giá là tích cực hay tiêu cực. Những chuẩn mực ấy chính là việc dựa trên những yêu cầu về phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cộng sản chủ nghĩa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. “Đạo đức mới là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, là đạo đức cộng sản” [72, 147].

Mác, Ăngghen là những người đầu tiên nêu ra khái niệm “đạo đức vô sản”. Ăngghen (1876) trong Chống Duhring đã nêu ra một loạt những loại đạo đức phong kiến, đạo đức tôn giáo, đạo đức khai sáng, đạo đức tư sản, và đi đến khẳng định: “thứ đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản- là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [104, 136].

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917, Lênin cũng rất chú ý đến việc hình thành và từng bước phát triển đạo đức mới- kiểu đạo đức được Lênin lần đầu tiên gọi là “đạo đức cộng

sản”, là sự phát triển mới của đạo đức vô sản trong điều kiện thành công của cuộc cách mạng vô sản.

Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển tư tưởng về đạo đức mới và cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Đặc trưng của đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh “mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại” [8, 179]. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam khi nói về đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức quen thuộc, đưa vào đấy những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức mới.

Trước hết, để xây dựng đạo đức mới, Hồ Chí Minh chủ trương phải có sự kế thừa và đổi mới từ các nội dung của đạo đức cũ (đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức tôn giáo), kết hợp với một số nội dung mới. “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời” [111, 320]. Đạo đức mới ấy được Hồ Chí Minh gọi là “đạo đức cách mạng”. Trên tạp chí Học tập (12), trong bài “Đạo đức cách mạng” Người (1958) viết: “Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân” [115, 285]. Còn trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), ngày 24-3-1961, một lần nữa quan điểm này được Hồ Chí Minh nhắc lại: “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [116, 306].

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc ký tên XYZ, Hồ Chí Minh (1947) viết về những yêu cầu phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ như sau: “Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [110, 251]. Bài viết “Nhân dịp Hội nghị quốc tế bảo vệ quyền lợi thanh niên” ký tên C. B đăng trên báo Nhân dân số 105, từ ngày 6 đến 10-4-1953, Người bổ sung sự gắn bó chặt chẽ giữa ý thức dân tộc với tinh thần quốc tế trong yêu cầu về phẩm chất đạo đức: “Cần phải gắn chặt lòng yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế chân chính” [113, 66].

Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến việc xây dựng đạo đức cách mạng cho thanh niên sinh viên. Ngày 21-10-1964, đến thăm cán bộ giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm HN, Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” [117, 329].

Theo tổng kết của Nguyễn Thế Thắng (2002), một số chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; nhân, nghĩa, trí, dũng, tín; học tập không mệt mỏi; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; bốn phương vô sản đều là anh em [152, 63-92]. Một nhóm tác giả khác (2002) thì đề nghị về ba chuẩn mực đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; yêu thương con người [73, 164-172].

Bên cạnh đó, để làm rõ hơn các chuẩn mực đạo đức, cũng cần quan tâm đến quan niệm về con người mới hiện nay nói chung. Lê Quang Hoan (2002) khái quát đó là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần quốc tế trong sáng; có đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sống theo đạo lý Việt Nam: nhân ái, hiếu thảo, khiêm tốn, trung thực, cần cù, giản dị, đoàn kết, dễ thích nghi, dũng cảm, mưu trí sáng tạo; yêu lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật; ham học hỏi, cầu tiến bộ, có năng lực chuyên môn tốt, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú [71, 183].

Khi bàn về các xu thế của giáo dục trên thế giới hiện nay, Trần Trọng Thủy (2002) đề cập xu thế giáo dục hướng đến việc đào tạo ra con người có phẩm chất lao động độc lập trên cơ sở phát triển đạo đức, trí tuệ, trình độ văn hóa của bản thân [160, 52]. Nguyễn Văn Huyên (2002) đề cao yếu tố thích nghi, sáng tạo như là những phẩm chất quan trọng nhất của con người hiện nay [86, 128]. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000) thì đưa ra các yêu cầu về con người mới Việt Nam là phải có hiểu biết, có trình độ cao về khoa học kỹ thuật, biết làm giàu cho mình và đất nước, có đời sống tinh thần phong phú, nhân văn nhân ái, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường [23, 606].

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) nêu ra 5 yêu cầu về phẩm chất con người mới Việt Nam hiện nay. Theo chúng tôi, đây là quan niệm khái quát nhất về con người mới Việt Nam hiện nay:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới

trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [41, 58-59].

Nói chung, những chuẩn mực đạo đức mới (đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản) là phù hợp với sinh viên Việt Nam hiện nay. Vấn đề ở chỗ là cần có sự cụ thể hóa hơn nữa, phù hợp với yêu cầu ở một đối tượng xác định (sinh viên) trong tình hình mới. Hội Sinh viên Việt Nam (1999) đưa ra mô hình người sinh viên mới: “có kiến thức vững vàng, phong phú, có khả năng tiếp cận trí tuệ của thời đại, thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có hoài bão lớn, lối sống đẹp, có sức mạnh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, có trách nhiệm cao với cộng đồng” [76, 47]. Trương Văn Phước (2003) đề nghị bốn nhóm phẩm chất đạo đức của sinh viên: nhóm phẩm chất công dân; nhóm phẩm chất tư tưởng, chính trị; nhóm phẩm chất nghề nghiệp; nhóm phẩm chất trong giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt cá nhân [142, 20].

Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức mới, con người mới nói chung và ở sinh viên nói riêng đã đề cập trên đây, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng sinh viên và yêu cầu hiện nay, có thể khái quát thành ba

chuẩn mực đạo đức mới của sinh viên Việt Nam hiện nay như sau: yêu

nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần tình nguyện vì cộng đồng; chủ động sáng tạo, tích cực học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; có lối sống lành mạnh và nhân văn, giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Nếu cần nhấn mạnh với tư cách là một đối tượng đặc thù, thì

đó chính là chuẩn mực tích cực học tập và rèn luyện để có đủ năng lực cũng như phẩm chất phục vụ nhân dân, đất nước. Căn cứ những chuẩn mực đạo đức mới nói chung và sinh viên nói riêng, dưới đây chúng tôi đi sâu khảo sát, đánh giá mặt tích cực và mặt hạn chế trong thực trạng ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.

2. 1. 2. Mặt tích cực trong ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện trong đời sống kinh tế- xã hội, tác động đến mọi quốc gia dân tộc và mỗi cá nhân. Vai trò của trí tuệ, của con người hiện nay đang rất được đề cao như một nhân tố quyết định trong sự phát triển. Người ta gọi đây là nền kinh tế tri thức- “mô thức kinh tế trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế” [61, 45]. Trong bối cảnh đó, phát triển hôm nay là phát triển có tính toàn diện, không chỉ do nhân tố kinh tế, mà còn do các nhân tố chính trị, đạo đức, tâm lý, văn hóa, sinh thái [141, 181].

Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Kể từ năm 1986, chúng ta đã trải qua gần hai chục năm đổi mới, chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực hội

nhập quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Những thay đổi toàn diện trong đời sống kinh tế- chính trị- xã hội đang gây ra những tác động sâu sắc đối với ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, có tính hai mặt.

Để khảo sát thực trạng ý thức đạo đức, trước hết cần có một cái nhìn khái quát về đời sống tinh thần của sinh viên hiện nay.

Định lượng- một phương pháp của xã hội học, sẽ giúp cho sự xem xét đối tượng trên bình diện phổ quát. “Tìm hiểu đời sống tinh thần của sinh viên hôm nay”- cuộc điều tra chúng tôi tham gia thực hiện từ năm 2001 tới năm 2002 ở nhiều trường đại học và cao đẳng toàn quốc. Số mẫu phiếu điều tra thu về hợp lệ là 1891/2000. Thực tế, không thể hỏi một cách trực diện vào vấn đề đạo đức, nên phải thông qua các biểu hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày của sinh viên.

Câu hỏi “Bạn đã sử dụng 24 giờ của mình như thế nào?” có 4 phần thời gian tùy chọn: học tập, giải trí, làm thêm, công việc khác. Với lựa chọn thứ nhất (học tập), chiếm tỉ lệ cao nhất là số sinh viên học 8 tiếng/ngày với 23%, 10 tiếng/ngày là 20,9%, và các tỉ lệ thấp hơn rơi vào số học ít hơn 8 tiếng hoặc nhiều hơn 10 tiếng. Sức ép của chuyện học hành và bằng cấp như là một trong những yêu cầu quan trọng nhất chuẩn bị cho công việc sau này đã lấy đi một phần đáng kể thời lượng của họ. Tính thực tế trong chuyện học hành đang ngày càng nổi rõ, gắn liền với những nhu cầu cá nhân bức thiết. Với lựa chọn thứ hai (giải trí), có 93,95% dành từ 1-7 tiếng (trong đó dành 2 tiếng là 24,5% và 3 tiếng là 21,8%- chiếm tỉ lệ cao nhất), 5,9% dành từ 8-13 tiếng cho khu vực này, còn lại 0,15% cho rằng mình không có thời

gian cho giải trí. Điều này tương đối phù hợp với kết quả trên. Với lựa chọn thứ ba (làm thêm), có 33,46% sinh viên làm thêm. Nó cho thấy sinh viên hiện nay đã rất chú trọng đến chuyện vừa học vừa làm, tạo nên một xu hướng mới năng động trong giới trẻ, gắn liền học tập với cuộc sống. Lựa chọn thứ tư (công việc khác), 102% dùng 4 tiếng, 10,3% dùng 3 tiếng, số còn lại không xác định.

Câu hỏi tiếp theo: “Cái gì là cần thiết nhất đối với bạn trong một ngày?”. Các lựa chọn cho câu hỏi ở đây được xếp theo thứ tự A (quan tâm nhất), B (quan tâm thứ hai), C, D, E, F, G tùy theo mức độ quan tâm của đối tượng trả lời. Người điều tra mặc dù đưa ra nhiều thứ bậc, nhưng thực tế chỉ quan tâm đến kết qủa của hai thứ bậc A và G, phản ánh khá tập trung biểu hiện của các giá trị trong đời sống giới sinh viên. Kết qủa: xếp bậc A, dẫn đầu là lựa chọn dành cho việc học tập, với 73,5%. Xếp bậc G, cao nhất là mua sắm với 3,65%. Những con số ở đây tương đối phù hợp với kết qủa điều tra về sự phân bố thời gian hoạt động mỗi ngày của sinh viên ở câu trên.

Với câu hỏi “Bạn thường đọc những loại sách nào?”, chúng tôi cho phép người trả lời đưa ra nhiều lựa chọn trong gợi ý có sẵn. Kết qủa: 67% đọc sách chuyên môn, chiếm tỉ lệ cao nhất. 48,7% đọc sách văn học, nhưng hầu hết là của những tác giả đã được giới thiệu trong chương trình văn học phổ thông, rất ít tác giả đương đại và thế giới. Sách đời sống cẩm nang 36,7%. Sách khoa học kỹ thuật 22%. Sách kinh tế có 17,4% quan tâm. Các loại sách khác 9,94%. Qua đó, có thể thấy đang có một sự thay đổi trong “văn hóa đọc” của sinh viên hiện nay so với trước kia. Loại sách văn học nghệ thuật chủ yếu chỉ được đọc trong chương trình học phổ thông, còn lên bậc đại học, sinh viên

quan tâm hơn đến các loại sách về chuyên môn nghiệp vụ, các loại sách dễ đọc và thực dụng. Những sách có tính lý thuyết, kinh điển khó đọc, sách ngoại ngữ rất ít được đề cập.

“Bạn có thần tượng không, đó là ai?”. Trả lời câu hỏi này, 57%

có thần tượng, 43% còn lại chọn không. Thần tượng được liệt kê tập trung vào những người thân trong gia đình, những trí thức nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, cầu thủ bóng đá. Thần tượng là một bộ phận hình thành nên quan điểm sống của giới trẻ, có ảnh hưởng nhất định đến một phần cuộc đời thanh niên của con người.

Ngoài ra, còn một vài câu hỏi khác mà do kết cấu của luận án, sẽ được trình bày ở những phần sau (2. 1. 3, 3. 2. 1. 3).

Các kết qủa trên đây đưa lại một cái nhìn tương đối đa dạng và phức tạp trước đối tượng: sinh viên vừa chăm chỉ học hành và làm thêm, vừa tiếp tục chịu ảnh hưởng của các giá trị truyền thống; nhưng lại có một chiều hướng ngược lại, trước khi quan tâm đến các vấn đề xã hội thì chú ý đến cá nhân, muốn tự lập và khẳng định cái tôi đang trưởng thành. Nguyễn Ánh Hồng (2003) trong một điều tra đã chia ra ba kiểu sinh viên: kiểu thứ nhất chiếm 30,05%, là những sinh viên say mê học tập, tích cực tham gia hoạt động xã hội, có lối sống tích cực và

Một phần của tài liệu Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)