3. 2 Những giải pháp xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mớ
3.2. 1 Xây dựng môi trường đạo đức tốt đẹp
Việc tạo dựng một môi trường đạo đức tốt đẹp là nhóm giải pháp đầu tiên rất quan trọng nhằm xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên. Đây là tiền đề, là cơ sở và điều kiện cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức mới. Môi trường là toàn bộ những yếu tố vật chất, tinh thần cũng như các điều kiện tương ứng mà trong đó con người tồn tại và phát triển. Môi trường đạo đức là môi trường mà trong đó ý thức đạo đức hình thành và vận động biến đổi. Để có được môi trường đạo đức tốt đẹp, cần xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, một môi trường nhà trường nhân văn và một môi trường gia đình văn hóa.
Một môi trường xã hội lành mạnh là cơ sở đầu tiên mà trên đó ý thức đạo đức mới hình thành và phát triển. Nó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, vừa là nhân tố có tính vật chất quy định và tác động đến ý thức đạo đức sinh viên. Một môi trường xã hội lành mạnh phải đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hóa và đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật, hướng đến mục tiêu vì hạnh phúc của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng.
Để đạt được mục tiêu đó, điều cần thiết trước hết là phải tích cực nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa ấm no và hạnh phúc. Nguyên tắc là vừa phát triển kinh tế- xã hội vừa kết hợp tạo điều kiện cho sinh viên tham gia và phát huy vai trò năng động sáng tạo của mình, từng bước đưa họ làm quen với thực tiễn và tham gia hoạt động thực tiễn, có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm kiến thức và bản lĩnh trong thực tế, kết hợp lý thuyết và thực hành, vun đắp tinh thần yêu lao động và phần nào trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội. “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, là một phương tiện chủ yếu để đạt được cả phát triển con người, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường” [2, 5]. Phát triển hôm nay là sự phát triển toàn diện, hướng tới mục tiêu vì con người, không chỉ cho hôm nay mà cả mai sau.
Kiện toàn cơ chế thị trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, quy tắc, chuẩn mực phù hợp với sự vận hành lành mạnh của thị trường là cơ sở xây dựng ý thức đạo đức mới. Tăng cường vai trò điều tiết của pháp luật đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, mà đồng thời là yêu cầu xây dựng
các chuẩn mực đạo đức mới. Có tác dụng như một yếu tố then chốt là vấn đề tạo việc làm, thu nhập chính đáng và cơ hội phát triển cho mọi người, trong đó có sinh viên. Cần tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục chất lượng cao, mở rộng mạng lưới dạy nghề, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên.
Trước thực trạng sa sút về đạo đức ở một bộ phận nhân dân, đặc biệt trong một số cán bộ đảng viên và một số người thuộc các thế hệ trước, đã gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến quan niệm cũng như hành vi đạo đức ở nhiều sinh viên hiện nay. Vì thế, việc lành mạnh hóa môi trường xã hội, công bằng dân chủ và có kỷ cương pháp luật, tạo dư luận xã hội phê phán những biểu hiện đạo đức sai lệch sẽ có tác dụng làm gương cho sinh viên, tạo lập và củng cố niềm tin trong họ. Đồng thời, mở rộng công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập môi trường sinh viên, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong sinh viên, có những biện pháp giáo dục vừa mềm dẻo vừa cứng rắn một cách phù hợp.
Cũng không thể quên một dạng môi trường xã hội đặc biệt, đó là môi trường sinh hoạt đặc thù, trực tiếp của sinh viên (ký túc xá, nhà trọ...). Một khảo sát nhỏ đã được chúng tôi tiến hành vào năm 2002 ở 6 trường đại học tại Hà Nội, áp dụng phương pháp chấm điểm các trường đại học Mỹ để xếp hạng hàng năm.
Bảng 3.1: Chấm điểm các trường đại học tại Hà Nội
Nội dung Điểm trung bình (tổng 500)
Danh tiếng của trường 432,16
Mức độ khó khi thi vào 369,66
Chất lượng giảng dạy của thầy cô 367,83
Cơ sở vật chất (phòng học, trang thiết bị...) 329,16 Thư viện (số đầu sách, phòng đọc, thái độ thủ thư...) 263,50
Hệ thống giáo trình (đủ hay thiếu, tính cập nhật...) 313,83 Ký túc xá (đắt rẻ, tiện nghi, vệ sinh, an ninh...) 315,33 Phúc lợi (học bổng, miễn giảm học phí...) 343,50 Chất lượng làm việc phòng ban (Đào tạo, Giáo vụ...) 325,16
Hoạt động thể thao 328,50
Văn hóa, văn nghệ, ngoại khóa 344,33
Chất lượng hoạt động Đoàn Thanh niên 314,16 Chất lượng hoạt động Hội Sinh viên 287,83 Các câu lạc bộ (học tập, vui chơi) 269,50
Y tế, trạm xá 237,83
Khả năng tìm việc sau tốt nghiệp 309,16
Mức lương sau khi có việc 321,50
Khả năng thăng tiến khi đi làm 352,66
Khả năng cạnh tranh với trường khác cùng ngành 402,00 An ninh, vệ sinh, cảnh quan giảng đường 359,50
Bảng 3.1 giúp cho sự xem xét thêm tác động của môi trường học tập, sinh hoạt đối với ý thức đạo đức sinh viên hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp. Có thể thấy rằng một số tiêu chí có tổng điểm gần tương đương nhau (mức độ hài lòng, trong khoảng điểm từ trên 300 đến dưới 400): mức độ khó khi thi vào, chất lượng giảng dạy của thầy cô, cơ sở vật ch0ất (phòng học, thí nghiệm, trang thiết bị). Những tiêu chí đáng chú ý (mức độ chưa được hài lòng, dưới 300 điểm) như: thư viện, chất lượng hoạt động Hội Sinh viên, các câu lạc bộ. Kết qủa chấm điểm cho thấy điều kiện học tập, sinh hoạt của sinh viên hiện nay còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định.
Theo kết qủa khảo sát về tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo tại 143 trường đại học và cao đẳng năm 2001, tổng diện tích thư viện trường là 110.620 m2, bình quân 0,2 m2/sinh viên. Bình quân đầu sách tại thư viện là 3/sinh viên, và số bản sách là 13,1/sinh viên. Bình quân số sinh viên trên một đầu tạp chí khoa học là 8,5/tạp chí. Chỉ có 23/143 trường có kết nối internet (32,89%) [35, 28-29]. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần chăm lo tạo điều kiện cơ sở vật chất trong sinh
hoạt và học tập cho sinh viên, đặc biệt là trước tình hình nhiều sinh viên đi học còn gặp nhiều khó khăn.
Trong điều kiện có thể, tổ chức các tuyến xe buýt ưu đãi cho sinh viên, nhất là ở những khu vực có nhiều trường đại học và cao đẳng, như các tuyến xe nối với khu vực Thượng Đình- Hà Đông, khu vực Cầu Giấy- Cầu Diễn ở HN, tuyến xe buýt từ “làng đại học” Thủ Đức nối với trung tâm TP. Hồ Chí Minh, v.v...
Hiện tại, sinh viên ở tỉnh xa về thành phố đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, một số thuê nhà ở ngoài dễ bị nhiễm thói hư tật xấu, vì thế, việc xây dựng ký túc xá và nhà trọ sinh viên văn hóa đang đặt ra rất cấp thiết. Một số tỉnh như Bình Dương, Bến Tre, Tây Ninh đã đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên tỉnh nhà tại TP. Hồ Chí Minh, còn tại HN có mô hình làng sinh viên HACINCO đang chứng tỏ ưu thế của mình. Cải tạo và xây dựng giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, trang bị thêm phương tiện học tập và nghiên cứu, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại.
Tại Hội thảo “Đời sống văn hóa tinh thần cho sinh viên học sinh: thực trạng và giải pháp” do Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 7- 6-2002, nhiều đại biểu từ 35 trường đã đưa ra đề nghị: xây thêm thư viện ở các ký túc xá, cung cấp thông tin cho sinh viên để giúp họ định hướng nhận thức, xây dựng hệ thống nhà trọ xung quanh trường để dễ dàng quản lý, đa dạng và sinh động hóa các loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia, tăng cường hoạt động liên kết các cụm trường, quy hoạch làng sinh viên, thành phố
sinh viên, chuyển hoạt động từ nhà trường về nơi ở của sinh viên để tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tạo sân chơi cho chính mình [180, 2].
Tổ chức có chất lượng và phù hợp các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho sinh viên, cung cấp những món ăn tinh thần lành mạnh, góp phần xây dựng năng lực thẩm mỹ và tăng cường thể lực, hình thành và cổ vũ lối sống lành mạnh. Tại ký túc xá Mễ Trì (Đại học Quốc gia HN), đang tồn tại khá tốt mô hình đài phát thanh sinh viên ký túc xá, có nội dung hướng dẫn học tập, tạo môi trường giao lưu, phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin thời sự trong và ngoài nước, thưởng thức các bài hát hay, áng thơ văn đẹp của sinh viên. Trong mấy năm gần đây, có các hội thi tiếng hát sinh viên, sinh viên thanh lịch, giải bóng đá sinh viên, siêu cúp bóng đá sinh viên được thường xuyên tổ chức, tạo ra những sân chơi lành mạnh. Ngăn chặn hủ tục lạc hậu, mê tín, văn hóa đồi trụy, kích động bạo lực xâm nhập môi trường sinh viên, có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền lừa bịp, kích động lôi kéo thanh niên làm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị, an ninh xã hội của một số thế lực thù địch.
Phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên, thành lập đội sinh viên xung kích giữ gìn an ninh trật tự trong trường, trong ký túc xá và ngoài xã hội, phát triển về quy mô và loại hình các phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng, tình nguyện tại chỗ, tình nguyện quanh năm, góp phần phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cùng với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc.
Việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện thể chế (institution) cũng đặc biệt cấp thiết. Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách xã hội rất quan tâm đến vấn đề thể chế- một hệ thống bao gồm các luật lệ, các tổ chức (chính thức và phi chính thức) và quan hệ qua lại giữa chúng (cơ chế vận hành). Thể chế mạnh sẽ đảm bảo sự nắm bắt và phản hồi thông tin, đảm bảo sự điều phối về kinh tế, môi trường và xã hội (các nguyên tắc chung, phòng ngừa tội phạm, thực hiện các dịch vụ), tạo sự tin tưởng trong tổ chức thực hiện (điều hòa lợi ích, hiệu lực quyết định, đảm bảo minh bạch, tổ chức giám sát) [124, 33-34].
Tuyên truyền, xây dựng và củng cố các quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ đạo đức, trên tinh thần đạo đức mới và kế thừa truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc cũng là một việc làm cần thiết. Sự tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành ý thức đạo đức mới ở sinh viên, trong đó đặc biệt là tình cảm đạo đức- nền tảng cho việc thực hiện các hành vi đạo đức trong thực tiễn.
3. 2. 1. 2. Xây dựng môi trường nhà trường nhân văn
Đối với sinh viên, học đường là nơi họ tiêu khá nhiều thời gian
trong qũy thời gian của mình. Bên cạnh môi trường xã hội, môi trường giáo dục là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến sinh viên, có tác động trực tiếp đến ý thức đạo đức sinh viên. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục và rèn luyện trực tiếp, cụ thể nhất. Hiện nay, môi trường này ít nhiều đã bị các hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hóa một bộ phận cán bộ, giảng viên và sinh
viên. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục năm 2000 đã nhận xét: “Trong những năm đổi mới, do ảnh hưởng tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, một số giáo viên đã không giữ được phẩm chất, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống” [66, 7]. Vì thế, việc xây dựng một môi trường giáo dục nhân văn là rất cần thiết. Một môi trường nhà trường nhân văn phải đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật học đường, dạy và học đạt chất lượng cao, quan hệ thầy trò trong sáng, nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học.
Trước hết, một vấn nạn đang xảy ra trong môi trường này là tư tưởng chạy theo bằng cấp, thương mại hóa hoạt động giáo dục. Vì thế, cần có chính sách hạn chế và triệt tiêu những hiện tượng tiêu cực trong học đường: quay cóp, gian dối trong học tập và thi cử, mua bằng bán điểm. Phải “tăng cường trật tự, kỷ cương; xây dựng, củng cố nền nếp; thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thày ra thày, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học; phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên” [66, 13]. Một mặt, nêu cao tinh thần trung thực tự trọng của sinh viên, mặt khác đề ra quy chế chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận, ra đề thi theo hướng gắn lý thuyết với thực hành, gắn với hiểu biết cũng như kinh nghiệm của cá nhân sinh viên, hạn chế tình trạng sao chép bài thi, bài luận của nhau và cóp nhặt thiếu khoa học từ nhiều nguồn.
Tiếp theo, là xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đào tạo và sử dụng phù hợp với sinh viên hiện nay. Cách học xưa nay của
chúng ta thiên về trọng khoa cử, bằng cấp chứ không trọng về hiệu qủa, hành động thực tế. Vì thế, có những sinh viên được tiếng là học giỏi nhưng ra trường thì lu mờ trong công việc. Điều cần thiết là phải thay đổi cách nhìn nhận cũng như phương thức đánh giá, tránh tình trạng kết qủa đánh giá không nói lên được khả năng thực tế của người học, thậm chí nhiều khi không phù hợp.
Có thể tham khảo từ nước bạn láng giềng trong nỗ lực thay đổi và tăng cường sức mạnh cũng như hiệu quả đào tạo của các trường đại học. Báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI (2002) đã chỉ rõ mục tiêu phát triển của giáo dục là “đào tạo ra hàng trăm triệu người lao động có tố chất cao, hàng chục triệu nhân tài chuyên ngành và hàng loạt nhân tài sáng tạo hàng đầu”, thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc” [37, 9]. Nền giáo dục đại học của nước này đã tiến hành cải cách và đổi mới toàn diện với 6 nội dung chính: 1. Cải cách và hoàn thiện thể chế quản lý nội bộ các trường, tăng cường sức sống và sự năng động của giáo dục đại học; 2. Nỗ lực mở ra con đường đào tạo nhân tài, tạo điều kiện để nhân tài trẻ tuổi phát triển; 3. Điều chỉnh kết cấu môn học và đào tạo nhân tài, phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng hiện đại hóa, giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; 4. Xây dựng trường đại học hàng đầu thế giới, trường đại học trình độ cao và môn học trọng điểm, nâng cấp thực lực tổng thể giáo dục đại học; 5. Các cấp lãnh đạo trường giỏi quản lý và quản lý nghiêm ngặt; 6. Tăng cường, cải tiến việc xây dựng tư tưởng, tổ chức và tác phong của Đảng trong trường đại học, tăng cường công tác tư tưởng chính trị ở sinh viên [36, 11-12].
Cần có chính sách ưu đãi thiết thực, phù hợp với mỗi đối tượng sinh viên (con em gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, vùng sâu