2 Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam

Một phần của tài liệu Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 38)

1. 2. 1. Ý thức đạo đức sinh viên- bộ phận của ý thức đạo đức xã

hội

Có nhiều định nghĩa về khái niệm về đạo đức đã được đưa ra từ trước đến nay trong các công trình khác nhau. Đạo đức, về mặt từ ngữ, theo định nghĩa của Hoàng Phê (2001), được hiểu theo hai khía cạnh sau: “1. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội (nói tổng quát). 2. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [140, 290].

Đạo đức, tiếng Anh là morality, được từ điển Oxford (1995) giải thích: “1. những quy tắc liên quan đến đúng và sai hoặc hành vi tốt và xấu. 2. sự mở rộng với những gì là đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu. 3. một hệ thống đặc biệt về các quy tắc đạo đức” [205, 755]. Cũng từ này, được Từ điển Anh-Việt (1993) chuyển nghĩa: “1. những nguyên tắc xử thế đúng đắn; đạo đức. 2. (mức độ) phù hợp với các nguyên tắc đạo đức; lòng tốt hay tính đúng đắn; đạo lý; đạo nghĩa. 3. hệ thống đạo đức riêng; đạo; giáo lý” [187, 1091].

Bên cạnh đó, còn có từ ethic, được Từ điển Anh-Việt (1993)

chuyển nghĩa: “1. hệ thống các nguyên tắc đạo đức, các quy tắc xử thế”. Và khi ở dạng thức số nhiều (ethics), nó mang nghĩa “2. khoa học về đạo đức, đạo đức học” [187, 554]. Còn từ điển Oxford (1995) thì giải thích: “ethic 1. một hệ thống những quy tắc hoặc luật lệ đạo đức về hành vi. 2 ethics (a) những quy tắc đạo đức chi phối hoặc tác động đến hành vi của một cá nhân. (b) bộ phận của triết học nghiên cứu những quy tắc đạo đức” [205, 397-398].

Điều cần quan tâm hơn cả là khái niệm ý thức đạo đức dưới góc độ triết học.

Từ điển triết học do Cung Kim Tiến (2002) biên soạn, cho đây là “Một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại về mặt tinh thần của cá nhân, một trong những đòn bẩy tinh thần cho qúa trình phát triển xã hội” [164, 290].

Từ điển chính trị vắn tắt (1988) định nghĩa:

Đạo đức- một trong những hình thái ý thức xã hội; toàn bộ các chuẩn mực hành vi trong xã hội, trong gia đình. Khác với các quy phạm pháp luật mà việc tuân thủ chúng do các cơ quan nhà nước duy trì và kiểm tra, đạo đức dựa trên cơ sở dư luận và tác động của xã hội, dựa trên những quan điểm, truyền thống và thói quen. Đạo đức được thể hiện ở hành vi của con người, ở thái độ của con người đối với xã hội, đối với lao động, gia đình, tập thể [181, 115].

Các tác giả Giáo trình đạo đức học (2000) thì đưa ra định nghĩa về ý thức đạo đức như sau: “là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp

những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [72, 8].

Giáo trình triết học Mác- Lênin (1999) coi ý thức đạo đức là

một trong các hình thái ý thức xã hội, “là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân” [75, 590]. Một cách diễn đạt khác, “là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư luận xã hội” [173, 167].

Như vậy, khi định nghĩa khái niệm này dưới cái nhìn của chủ nghĩa duy vật về lịch sử, cần chú ý đến ba nội dung cơ bản sau: thứ nhất, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội; thứ hai, đó là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội; và thứ ba, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực ấy có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư luận xã hội. Trên cơ sở đó, có thể đi đến một khái niệm khái quát như sau: ý thức đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản

ánh tồn tại xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Giữa ý thức đạo đức xã hội nói chung và ý thức đạo đức sinh viên nói riêng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Ý thức đạo đức sinh viên là một bộ phận cấu thành của ý thức đạo đức xã hội, nên nó vừa mang đặc trưng của ý thức đạo đức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ở một thời kỳ nhất định, vừa có tính đặc thù, phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất, môi trường sống và học tập của người sinh viên. Nói cách khác, ý thức đạo đức sinh viên là sự biểu hiện của ý thức đạo đức xã hội trong một bộ phận đặc thù là sinh viên.

Có thể nhận thấy trong một số trường hợp, hai thuật ngữ “đạo đức” và “ý thức đạo đức” được sử dụng giống nhau. Trong triết học, khái niệm “ý thức đạo đức” thường được sử dụng, vì đó là một trong các “hình thái ý thức xã hội”. Nhưng nếu xét trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, thì “đạo đức” nói chung trở thành một nội dung hoạt động của con người, với các hành vi cụ thể, bao chứa trong đó là những nội dung đạo đức, chuẩn mực đạo đức và quy tắc đạo đức, tạo nên một thực tiễn đạo đức với những sự thực hành đạo đức. Lúc này, “ý thức đạo đức” được nhìn nhận như một sự phản ánh của tồn tại xã hội, trong đó có thực tiễn đạo đức, nó bao chứa quan niệm, nhận thức và tình cảm của con người về đạo đức. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của luận án, và sẽ được tiếp tục làm rõ hơn ở phần sau khi phân tích về kết cấu của ý thức đạo đức sinh viên (1. 2. 2).

Còn “đạo đức học” là môn khoa học nghiên cứu về đạo đức, có lịch sử hình thành từ chế độ chiếm hữu nô lệ, khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp, sự phân công lao động triệt để hơn, hình thành tầng lớp trí thức với các nhà tư tưởng tách khỏi lao động chân tay. Lúc này, đạo đức học được coi là một bộ phận cấu thành của triết học.

Ý thức đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ở những thời kỳ phát triển nhất định, có tính lịch sử- cụ thể. Các quan niệm về đạo đức biến đổi cùng với sự vận động của mỗi thời kỳ lịch sử. Trong xã hội có phân chia giai cấp, ý thức đạo đức còn mang tính giai cấp, phục vụ cho quyền lợi của giai cấp sinh ra nó. Đạo đức chiếm ưu thế trong một chế độ xã hội bao giờ cũng là đạo đức của giai cấp thống trị và phục vụ cho lợi ích của giai cấp đó. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, một số giá trị đạo đức của một giai cấp khi đáp ứng nhu cầu của đông đảo nhân dân, sẽ trở thành đạo đức của nhân loại.

Ăngghen (1876) trong Chống Duhring đã vạch rõ tính chất giai cấp và cơ sở kinh tế của đạo đức: “con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi [104, 136]. Trong tác phẩm Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ăngghen (1886) khi phê phán quan điểm đạo đức phi

giai cấp, kêu gọi một tình yêu chung chung của Feuerbach, một lần nữa đã nhấn mạnh tính giai cấp này: “Há chẳng phải là lòng mong muốn hạnh phúc của các giai cấp bị áp bức bao giờ cũng bị hy sinh một cách tàn nhẫn và “chính đáng” vì lòng mong muốn hạnh phúc của giai cấp thống trị đó sao?” [105, 423].

Các nhà triết học xưa nay trong lịch sử, ít nhiều trong hệ thống của mình đều bàn đến đạo đức, thậm chí có người còn coi những quan điểm về đạo đức là một tiểu hệ thống trong hệ thống. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của nó như một yếu tố cấu thành không thể thiếu của triết học.

Trong xã hội nguyên thủy, các quan niệm về đạo đức tồn tại dưới hình thức các quy ước, truyền miệng, chưa có những tư tưởng, quan niệm có tính hệ thống về đạo đức. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, những quan niệm đạo đức đã được thể hiện dưới dạng thành văn, khái quát, đã mang tính giai cấp, dần trở nên phức tạp hơn, với những quan niệm đại diện cho các giai cấp khác nhau, phục vụ cho quyền lợi của giai cấp [134]. Với xã hội phong kiến, cho dù quan niệm đạo đức ở phương Tây lúc đương thời chịu ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là đạo Kitô, còn phương Đông là ý thức hệ Nho giáo, nhưng chúng vẫn mang một đặc điểm chung là bảo vệ sự bền vững của ngai vàng qua việc nêu cao tinh thần trung quân như một phẩm chất đạo đức đầu tiên, gắn liền với thần quyền. Chế độ tư bản cùng với việc giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo ra một bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, đã làm thay đổi mạnh mẽ quan niệm đạo đức theo xu hướng vừa hình thành các quan niệm đạo đức của những giai cấp mới, vừa tạo ra những điểm tương đồng, gặp nhau ở một số quan niệm đạo đức, tạo nên các giá trị đạo đức chung của nhân loại như bình đẳng, tự do, bác ái, nhân văn,... và còn tiếp tục được bổ sung. Các quan niệm, học thuyết về đạo đức thể hiện sự đa dạng, phức tạp và tinh vi hơn, nhưng về mặt bản chất vẫn mang tính giai cấp [47 và 48]. Có những sự cố gắng “làm mới” triết học ở phương Tây, trong đó có đạo đức [204].

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa được coi là kiểu đạo đức ưu việt, cao nhất của con người. Đây là kiểu đạo đức tốt đẹp nhất trong lịch sử, xuất phát từ lợi ích của con người và vì con người. Ngay từ trong lòng xã hội tư bản, bên cạnh đạo đức tư sản chiếm vị trí thống trị, đã tồn tại

kiểu đạo đức của giai cấp vô sản- hình thức lịch sử đầu tiên của đạo đức cộng sản. Đạo đức vô sản đó, một mặt tiếp nhận những giá trị đạo đức chung của nhân loại, một mặt hình thành nên những nguyên tắc đạo đức mới của mình như tình đoàn kết giai cấp, chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh chống áp bức đói nghèo và đưa lại quyền làm chủ xã hội, làm chủ bản thân cho nhân dân lao động.

Cùng với sự thành công của cuộc cách mạng vô sản, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, đạo đức của giai cấp vô sản đã trở thành hạt nhân cấu thành nên kiểu đạo đức mới: đạo đức xã hội chủ nghĩa- giai đoạn đầu của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa phát triển trên cơ sở nền đạo đức vô sản, một nền đạo đức mang trong bản thân nó tất cả những gì tốt đẹp và chân chính mà loài người đã xây dựng được trong suốt hàng nghìn năm đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng xã hội và những tệ nạn về đạo đức, và đề ra những tiêu chuẩn đạo đức tiến bộ riêng của mình (tình đoàn kết giai cấp, sự công bằng xã hội, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa tập thể, tình hữu nghị giữa các dân tộc). Dựa trên thành qủa của những hoạt động thực tiễn, cải tạo xã hội và đem lại hạnh phúc cho con người, đạo đức mới từng bước khẳng định tính tất yếu của mình, và càng ngày nó càng trở thành đạo đức của tất cả mọi người. Đạo đức cộng sản không chỉ dừng lại ở những quan niệm, những sự điều chỉnh hành vi, mà còn hướng tới hành động nhằm cải tạo xã hội, vì hạnh phúc của con người. Đạo đức cộng sản là đạo đức của tương lai. Tính tất yếu của đạo đức giai cấp, vì thế, trở thành tính tất yếu của đạo đức nhân loại.

Quán triệt quan điểm duy vật về lịch sử, coi ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam là một bộ phận của ý thức đạo đức xã hội nói chung, là

sự phản ánh năng động tồn tại xã hội gắn liền với môi trường sinh sống và học tập đặc thù của sinh viên, đồng thời lại có sự độc lập tương đối với tồn tại xã hội ấy, sẽ là cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu đối tượng.

Việc tìm hiểu kết cấu đạo đức cũng sẽ góp phần hình thành cơ sở lý luận cho việc triển khai chương 2 và chương 3, khi tìm hiểu tác động qua lại giữa các thành tố hình thành nên thực trạng ý thức đạo đức sinh viên hiện nay và những giải pháp góp phần xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên.

Về kết cấu đạo đức nói chung, nếu xét trong mối quan hệ chung- riêng thì đạo đức được hợp thành bởi đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân, nếu xét trong mối quan hệ giữa con người với con người thì ta có các quan hệ đạo đức, nếu xét theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì ta có ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Xuất phát từ quan điểm coi ý thức đạo đức sinh viên là một bộ phận của ý thức đạo đức xã hội, vì thế cũng có kết cấu như đạo đức nói chung, nhưng biểu hiện cụ thể ở sinh viên có những nét riêng, phản ánh đặc thù của môi trường sinh viên sinh sống và học tập.

Nếu xét theo mối quan hệ chung- riêng, ta có đạo đức cộng đồng sinh viên và đạo đức cá nhân sinh viên.

Đạo đức cộng đồng sinh viên phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng sinh viên xác định, và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng sinh viên ấy nhằm hình thành và phát triển tồn tại xã hội. Đạo đức cá nhân sinh viên là đạo đức của từng cá nhân sinh viên riêng lẻ, phản ánh và khẳng định tồn tại của các cá nhân ấy

như là thể hiện riêng rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân. Cả hai thành tố kết cấu ở đây đều gắn liền với môi trường học đường (nhà trường, ký túc xá)- một nét riêng có ở đối tượng này. Nó là sự phản ánh môi trường ấy một cách khá riêng biệt: học tập, trau dồi nghề nghiệp chuyên môn ở một trình độ xác định.

Quan hệ đạo đức là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức. Nếu xét trong mối quan hệ đạo đức, ta có các quan hệ đạo đức sinh viên: cá nhân sinh viên- cá nhân sinh viên, cá nhân sinh viên- cộng đồng sinh viên, cá nhân sinh viên- xã hội. Thông qua các quan hệ đạo đức này mà các quan niệm đạo đức được hình thành và củng cố, các hành vi đạo đức được bộc lộ.

Khi xem xét từ góc độ mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động, ta có thực tiễn đạo đức sinh viên và ý thức đạo đức sinh viên. Giữa ý thức đạo đức sinh viên và thực tiễn đạo đức sinh viên có sự thống nhất biện chứng.

Thực tiễn đạo đức sinh viên bao gồm toàn bộ những hoạt động của sinh viên do ảnh hưởng của niềm tin, ý thức đạo đức, là qúa trình

Một phần của tài liệu Ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)