3. 1 Những nguyên tắc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mớ
3.1. 2 Những nguyên tắc đối với sinh viên
Với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Trong Di chúc, Người (1969) căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ” [118, 510].
Tại buổi gặp gỡ và trò chuyện với cán bộ và sinh viên Việt Nam ở trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôp, Matxcơva ngày 1-2-1959, Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa” [115, 323]. Trong thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965, Người cũng nhắc nhở thanh niên: “Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa” [117, 505]. Tại lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân ngày 19-1-1955, Hồ Chí Minh đã lưu ý thanh niên sinh viên: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà” [113, 455]. Cũng trong buổi nói chuyện này, Người nêu ra nguyên tắc giáo dục thanh niên sinh viên: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội (...). Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa” [113, 455- 456]. Nói về nguyên tắc nêu gương sáng đạo đức ở thanh niên, trong bài “Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội” trên báo
phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó thanh niên làm” [116, 313].
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan điểm, đường lối, chính sách cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên, đặc biệt là trong tình hình hiện nay. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ (khóa VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đã nhận định về chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên như là một lời cảnh báo về những thay đổi sau 5 năm đổi mới: “Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức còn kém, một bộ phận học sinh, sinh viên mờ nhạt về lý tưởng xã hội chủ nghĩa” [40, 33]. Cũng trong Báo cáo chính trị này, Đảng ta nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức: “Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội” [40, 81].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định đường lối tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI, xây dựng cơ sở vật chất, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chủ trương “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [42, 85- 86]. Văn kiện Đại hội IX cũng vạch rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo
dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích”.
Nguyễn Khoa Điềm (2003) đề nghị: “Nội dung đạo đức hiện nay phải hình thành trên cơ sở truyền thống đạo đức của dân tộc đã hình thành qua nhiều thế hệ (...). Đạo đức còn phải gắn với sự khẳng định cá nhân” [43, 7]. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến
năm 2010, ban hành kèm theo Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày
29-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra 6 mục tiêu cụ thể hóa mục tiêu tổng quát, trong đó mục tiêu 1- mục tiêu đầu tiên, liên quan đến vấn đề giáo dục tư tưởng, chính trị và đạo đức: “Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên”.
Đối với sinh viên, chúng tôi thấy cần thiết phải nhấn mạnh một nội dung đặc thù nữa, đó là xây dựng một thái độ đúng đắn với việc học tập, rèn luyện để trở thành những người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng sau này. “Trong nền kinh tế tri thức mọi người đều học tập, học thường xuyên, không ngừng trau dồi kỹ năng, thường xuyên được bổ túc, cập nhật kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới” [88, 27].
Trên cơ sở những nguyên tắc chung về giáo dục đạo đức và mô hình con người mới, chúng tôi đề nghị sáu nguyên tắc xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay: xây
dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam theo những chuẩn mực đạo đức cộng sản đồng thời hết sức coi trọng việc
giáo dục đạo đức truyền thống; lấy việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc giáo dục đạo đức cộng sản; kiên trì, bền bỉ, không nóng vội chủ quan; nêu gương sáng về đạo đức cho sinh viên noi theo; xây đi đôi với chống; sáng tạo các hình thức giáo dục đạo đức đa dạng, phong phú, phù hợp với sinh viên.
Những nguyên tắc nhằm xây dựng và phát triển ý thức đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay cần được hướng đến những nội dung giáo dục đạo đức cụ thể. Đó là giáo dục cho sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết sống có lý tưởng và hoài bão cao đẹp; vừa tích cực học tập và học tập giỏi, có trình độ văn hóa cao, có khả năng nhanh chóng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để lập thân lập nghiệp, vừa nhiệt tình với các hoạt động xã hội, tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng; có tinh thần sáng tạo và sáng tạo không ngừng; vừa tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại, vừa kế thừa và tiếp tục phát huy các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, từ đó hướng đến hình thành những giá trị đạo đức mới; có lối sống lành mạnh, tuân thủ pháp luật, trung thực trong học tập và thi cử, có bản lĩnh của tuổi trẻ, không chạy theo kiểu sống đua đòi, ích kỷ và vị lợi, nhưng cũng biết hòa nhập cùng thế giới, nắm vững các kỹ năng cùng hợp tác và chung sống.
Việc đề xuất các giải pháp dưới đây nhằm tác động một cách toàn diện đến các yếu tố cấu thành ý thức đạo đức sinh viên như tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức, lý tưởng đạo đức và tình cảm đạo đức; đồng thời quan tâm đến cả những giải pháp tác động đến các nhóm sinh viên, những giải pháp tác động đến từng cá nhân sinh viên.