Đây là nhóm giải pháp thứ hai, tập trung vào các giải pháp thuộc lĩnh vực quản lý, giáo dục và báo chí truyền thông.
3. 2. 2. 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh các đoàn thể
Vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể là rất quan trọng trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên. Nó có tác dụng định hướng và kiên định con đường đã chọn, tránh chệch hướng, thụt lùi, nhất là trong bối cảnh xã hội khá phức tạp hiện nay, với nhiều tác động đa dạng đối với nhận thức tư tưởng cũng như ý thức đạo đức sinh viên. Nguyên tắc ở đây là kết hợp vai trò lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của các đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Phạm Văn Thanh (2002) khi tìm hiểu về tình hình diễn biến tư tưởng và đạo đức trong thanh niên hiện nay, đã đưa ra ba giải pháp nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng cho thanh niên, trong đó cũng đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hoạt động của các đoàn thể: 1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm coi công tác thanh niên là vấn đề chiến lược của cách mạng; 2. Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cho thanh niên; 3. Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức thanh niên [150, 16- 23].
Trong công tác giáo dục đạo đức và quản lý sinh viên, Đảng đóng vai trò lãnh đạo, định hướng nhận thức và hành động, xây dựng chiến lược và kế hoạch dài hơi, chỉ đạo công tác thông qua các hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể, không làm thay, không chồng lấn chức năng nhiệm vụ. Các cấp bộ Đảng trong các trường đại
học và cao đẳng, như Đảng bộ trường, chi bộ khoa và bộ môn, phải quan tâm sâu sát đến mọi hoạt động liên quan đến sinh viên để có phương hướng chỉ đạo, xử lý kịp thời mọi diễn biến thay đổi.
Một bộ phận hữu cơ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Đảng trong các trường đại học- đó là các chi bộ sinh viên. Các chi bộ sinh viên đang dần tăng về số lượng trong các trường, đang ngày một khẳng định vai trò của mình trong các lĩnh vực: học tập, hoạt động phong trào. Một số chi bộ sinh viên tiêu biểu thuộc các trường như Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Nông nghiệp, Đại học Y HN, Đại học Kiến trúc, Đại học Kinh tế quốc dân. Mỗi đảng viên sinh viên đều cần trở thành những đầu tàu gương mẫu trong học tập, sinh hoạt và rèn luyện đạo đức. Chính những đảng viên sinh viên, do đặc thù của mình, gần gũi và đồng đẳng, sẽ có tác dụng khuyến khích, cổ vũ và tổ chức mọi hoạt động của sinh viên trong lớp, trong trường.
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam thông qua các hoạt động phong trào có tính định hướng giáo dục tư tưởng chính trị và ý thức đạo đức cho sinh viên, đồng thời đưa sinh viên vào trong môi trường hoạt động thực tiễn để rèn luyện bản lĩnh, nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là những tổ chức tập hợp rộng rãi thanh niên và phụ nữ, trong đó có sinh viên, nhưng không có tác động mật thiết và trực tiếp, mà đóng vai trò hỗ trợ cho công tác của Đoàn và Hội. Trong các tổ chức đoàn thể, giữ vai trò quan trọng hơn cả là Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đóng vai trò hạt nhân trong việc giáo dục thanh, thiếu nhi theo lý tưởng của Đảng. Kiên trì thực hiện giáo dục toàn diện, trong đó chú trọng giáo dục chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên nhằm tạo sự giác ngộ cao và niềm tin vững chắc trong thanh niên [144, 8]. Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hoàng Bình Quân (2002) nhận xét: “nếu biết tổ chức tốt thì tình cảm, lòng nhân ái, nhân văn, tính tích cực chính trị- xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, tinh thần xung phong tình nguyện mãi mãi là những phẩm chất rất cao qúy của thanh niên” [143, 16]. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 cũng nhấn mạnh
vấn đề chính sách đối với thanh niên và tổ chức Đoàn như là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và rèn luyện đạo đức cho thanh niên sinh viên: “Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên, nâng cao tính khả thi và hiệu qủa của chính sách thanh niên; chú trọng phát huy sự tham gia của thanh niên và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên”.
Bên cạnh Đoàn Thanh niên, trong hầu hết các trường đại học và cao đẳng còn có tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam, với mục đích:
đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên; đoàn kết và hợp tác bình đẳng với sinh viên các nước trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội [44, 11].
Trong những năm qua, với tinh thần hướng mạnh về cơ sở, công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên trường học đã có nhiều khởi sắc, vừa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, vừa có tác dụng nâng cao nhận thức chính trị và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tính đến cuối năm học 2002-2003, cả nước có 209 trường đại học và cao đẳng (chưa kể các trường thuộc lực lượng vũ trang), tất cả các trường đều có Đoàn Thanh niên với 23.476 cán bộ Đoàn [182, 4]. Tính đến tháng 8-2003, có 133 Hội Sinh viên cấp trường, 2 Hội Sinh viên cấp Đại học khu vực, 1 Hội Sinh viên cấp Đại học Quốc gia và 3 Hội Sinh viên cấp thành phố. Số lượng hội viên là 600.000, tăng gấp đôi so với năm 1998 [79, 5]. Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia HN, quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu là coi hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên gắn liền với hoạt động chuyên môn như một đặc thù của trường; coi đội ngũ cán bộ, giáo viên và cán bộ lớp, đoàn viên và hội viên là lực lượng nòng cốt, mũi nhọn đi đầu trong công tác quản lý sinh viên và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức [14, 89].
Để vai trò của Đoàn, Hội trong nhà trường ngày càng được củng cố, hoạt động phong trào ngày càng rộng khắp và có tác dụng mạnh mẽ, không thể thiếu sự đầu tư toàn diện, đặc biệt là chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội trường học cũng như tạo lập nguồn kinh phí hoạt động. Một thực trạng phổ biến là việc thực hiện chế độ chính sách mất cân đối, thiếu đồng bộ giữa các trường đã gây nên sự không công bằng trong các cán bộ Đoàn, Hội; các lớp tập huấn công tác hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng; cán bộ thiếu thông tin cập nhật, nhất là ở các trường đóng trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo của
Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam (2003) về vấn đề chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội và kinh phí hoạt động Đoàn, Hội trong trường học vẫn còn nhiều điều bất cập trong tình hình mới [182, 1-2]. Mức chi cho hoạt động Đoàn, Hội giữa các trường rất chênh lệch, phụ thuộc vào quy mô đào tạo, địa bàn (tỉnh, thành phố), hệ đào tạo (đại học, cao đẳng).
Bên cạnh việc đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng kết hợp với việc phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, cần chú ý đến vai trò của các câu lạc bộ nghề nghiệp và sở thích dành cho sinh viên, tạo điều kiện phát huy tính năng động sáng tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu cái mới và giao lưu văn hóa của sinh viên. Tổ chức các hình thức hoạt động như đối thoại, diễn đàn, hội thảo đạt hiệu qủa cao về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức [172, 87].
3. 2. 2. 2. Phát huy vai trò của báo chí truyền thông
Vai trò to lớn và rộng khắp của báo chí truyền thông luôn được đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh hôm nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và yêu cầu thông tin đa dạng cập nhật của mọi người, báo chí truyền thông đã trở thành một sức mạnh đặc biệt. Thế nhưng, trong một số công trình gần đây, nếu đối tượng nghiên cứu không liên quan trực tiếp đến báo chí truyền thông, thì thường ít quan tâm đến lĩnh vực này.
Vai trò quan trọng đầu tiên của báo chí là cung cấp thông tin cho đại chúng: “Thường thường, ý niệm đầu tiên mà mọi người có được về bất cứ sự việc nào là qua báo chí” [28, 44]. Và tiếp đến, báo chí truyền thông góp phần xây dựng và giáo dục con người toàn diện: “Mục tiêu
cuối cùng của nó là nhằm xây dựng những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn” [148, 138]. Với ưu thế của mình là sức lan tỏa lớn, khả năng tiếp cận nhanh và đa dạng, báo chí truyền thông tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội: “Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng là hiện tượng đặc biệt phổ biến, đang hàng ngày hàng giờ tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mỗi con người trên khắp hành tinh” [139, 3]. Báo chí là cây cầu nối giữa chính phủ với nhân dân, đưa đến cho con người những thông tin mới, góp phần giáo dục, giải trí và bảo vệ quyền lợi của mọi người [199, 2]. Những gì nhà báo viết, đều hàm chứa một ảnh hưởng sâu rộng đối với đại chúng, tạo ra và liên kết các phản ứng khác nhau của người đọc [212, 30].
Đối với thanh niên sinh viên, báo chí truyền thông có một tác động đặc biệt, nhất là trong việc định hình lối sống, khả năng thẩm mỹ, nhận thức tư tưởng và quan niệm đạo đức. “Chính thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những định hướng và các quan điểm đối với các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày” [30, 262]. Lưu Văn Kiền (2003) viết về vai trò giáo dục của báo chí đối với thanh niên: “Đi đôi với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, báo chí nói chung, đặc biệt báo chí khối thanh niên cần đi sâu vào vào các đề tài có nội dung và tác dụng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên” [91, 35]. Theo Lê Ngọc Hùng (2000), một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội- Ban Tư tưởng văn hóa TƯ, khảo sát hơn 500 sinh viên ở HN và TP. Hồ Chí Minh về các nguồn thông tin mà họ tiếp cận, đã cho kết qủa như sau: 27% nghe đài, 55% xem tivi và 41% đọc báo hàng ngày; 48% nghe đài, 36% xem tivi và 48% đọc
báo hàng tuần [83, 39]. Điều đó cho thấy có đến một nửa số thông tin mà sinh viên có được là từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong cuộc điều tra đã đề cập ở phần trên “Tìm hiểu đời sống tinh thần của sinh viên hôm nay”, có câu hỏi “Thông tin bạn có được hằng ngày từ đâu?”. Người trả lời được phép đưa ra nhiều lựa chọn cùng lúc. Kết qủa cho thấy, đứng đầu là từ bè bạn với tỉ lệ 82,76%, tiếp theo là báo viết với tỉ lệ 79,8%, đài truyền hình là 66,6%, đài phát thanh 49,8%, từ xã hội chiếm 30,46%, các nguồn khác 8,6%. Qua đây, có thể thấy vai trò cung cấp thông tin của báo chí đang nổi lên khá rõ, chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các nguồn thông tin mà sinh viên có được hiện nay, vì thế không thể coi nhẹ vai trò của báo chí trong việc tác động đến tư tưởng và đời sống tinh thần của giới trẻ. Khi xem xét dưới góc độ giới tính, thấy nam tiếp nhận nhiều thông tin hơn nữ. Với nguồn thông tin từ đài truyền hình, nam là 67,3% và nữ là 65,8%. Từ đài phát thanh, nam là 61,13% và nữ là 37,3%. Từ xã hội nam là 32,8% và nữ là 30%. Riêng nguồn thông tin qua bạn bè, nữ chú trọng hơn với tỉ lệ 87,1% và nam 78,8%. Những con số này rất đáng chú ý về mặt phương pháp tiếp cận khi xây dựng những kế hoạch tuyên truyền cho sinh viên.
Căn cứ trên vai trò của báo chí truyền thông nói chung và trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng, cần xây dựng tính định hướng và kế hoạch truyền thông dựa trên sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử), chú trọng đặc điểm của đối tượng truyền thông. Công tác truyền thông phải góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn: thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị cũng như của toàn xã hội. Những nội dung đạo đức cũng cần được chuyển tải thường xuyên trên báo chí, đặc biệt là những bài viết có tính chiến đấu, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực về đạo đức, nêu gương người tốt việc tốt. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ những người làm công tác báo chí truyền thông có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn cao. Xây dựng các phòng đọc báo, hệ thống radio và tivi, bảng tin và bản tin nội bộ, mạng internet, giúp sinh viên cập nhật thông tin thường xuyên.
Một môi trường xã hội lành mạnh, với sự phát huy triệt để vai trò định hướng và điều chỉnh dư luận của các phương tiện truyền thông đại chúng, sẽ tạo ra dư luận xã hội như một sức mạnh, một công cụ hữu hiệu điều chỉnh ý thức đạo đức sinh viên. Dư luận xã hội với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu hiện thái độ, tình cảm, nhận thức, quan niệm và xu hướng hành động của nhóm xã hội đối với vấn đề đặt ra trong cuộc sống [84, 7]. Cấu trúc của dư luận xã hội gồm hai thành tố: thành tố ý thức (thái độ, tình cảm, nhận thức, quan niệm) và thành tố hành vi (xu hướng hành động). Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn các công cụ, biện pháp cụ thể như làm thử, nhân rộng mô hình, vận động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, quan niệm, xu hướng hành vi, nhằm định hướng dư luận xã hội, từ đó tác động vào ý thức đạo đức sinh viên.
3. 2. 2. 3. Kết hợp các biện pháp giáo dục, quản lý sinh viên
Những biện pháp giáo dục, quản lý sinh viên bao gồm tăng cường và đổi mới công tác giảng dạy các bộ môn khoa học Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu qủa công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong nhà trường, nâng cao hiệu qủa công tác quản lý sinh viên.
Tăng cường và đổi mới công tác giảng dạy các bộ môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao nhận thức lý luận chính trị, tư tưởng, giáo dục ý thức đạo đức mới, bồi dưỡng niềm tin cho sinh viên. “Đối với thanh niên hiện nay, vấn đề lớn nhất là giáo dục niềm tin về lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; niềm tin thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [131, 15]. Bắt đầu từ năm 2004, theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào thi tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng vạch rõ: tăng