1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị ở trường thcs Mường Than, tỉnh Lai Châu_tiểu luận tốt nghiệp lớp nghiệp vụ sư phạm

30 2,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 195 KB

Nội dung

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động các nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học... Cơ sở vật chất thiếtbị trường lớp tác động trực tiếp đến quá trì

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài tôi luôn nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, của tập thể các thầy côgiáo phòng bồi dưỡng - Trung tâm GDTX tỉnh Lào Cai Đặc biệt là sự giúp

đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Thạc sĩ Vũ Thành Vĩnh đã giúp đỡ tôihoàn thành Tiệu luận này Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắctới tất cảc các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong lớp bồi dưỡngNVSP trường Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và TTGDTX tỉnh Lào Cai

Tôi xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu, tập thể cán bộ giáo viên,nhân viên, học sinh trường THCS Mường Than - huyện Than Uyên - tỉnh LaiChâu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đềtài này

Với kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, mặt kháclần đầu tiên bước vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránhkhỏi những thiếu sót Tôi rất kính mong sự góp ý các thầy cô giáo Trung tâmgiáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai và các đồng nghiệp, để đề tài của tôiđược hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn!

Trang 2

TT Nội dung Trang

A – Phần mở đầu:

1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất- thiết bị trường học: 8

2 Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất - thiết bị trường

2.2 Vai trò của cơ sở vật chất - thiết bị trường học 10

II Yêu cầu và nội dung về quản lý Cơ sở vật chất - thiết bị

1 Mục tiêu, yêu cầu quản lý cơ sở vật chất - thiết bị

2 Nội dung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị trường học. 11-12

Chương II: Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị tại nhà

trường THCS Mường Than - Than Uyên - Lai Châu

I Khái quát chung về tình hình địa phương và nhà

II.

Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị tại

nhà trường THCS Mường Than - Than Uyên - Lai

Châu.

14 - 17

Trang 3

1 Thực trạng cơ sở vật chất chung của toàn trường

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác sử dụng, bảo quản

Biện pháp 2 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy

động các nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy

học

18 - 21

Biện pháp 3: Tham mưu tốt với chính quyền địa phương và cấp

trên, cấp kinh phí xây dựng cơ sở trường học 21 - 22

Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch kịp thời, khoa để mua sắm

trang thiết bị dạy và học trong nhà trường 22 - 24

Biện pháp 5: Công tác xây dựng đi đôi với tu sửa và bảo quản. 24 - 25

C – Kết luận

I Kết luận chung 26 - 28

II Bài học kinh nghiệm 28 - 29

III Đề xuất - khuyến nghị 29

Trang 4

A – PHẦN MỞ ĐẦU:

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhậpvới các nước trong khu vực và trên thế giới Để đáp ứng nhu cầu phát triểnngày càng cao của xã hội hiện nay, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồnnhân lực Thế kỷ XXI thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, thế kỉ mà sự cạnh tranhchất xám sẽ diễn ra gây gắt Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục làquốc sách hàng đầu trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước,nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với mục tiêu:

“Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức

Trang 5

khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân" Có như vậy mới đápứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpCông nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Để đáp ứng yêu cầu ấy cơ sở vậtchất - thiết bị trường học đóng vai trò hết sức quan trọng Cơ sở vật chất thiết

bị trường lớp tác động trực tiếp đến quá trình dạy học góp phần quyết địnhvào việc nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiệnnay, cơ sở vật chất thiết bị trường học là nhân tố quan trọng trong quá trìnhxây dựng và phát triển một nền giáo dục hiện đại, nó là điều kiện cần thiết đểđổi mới phương pháp và nội dung chương trình sách giáo khoa Trong thựctiễn giáo dục hiện nay việc quản lý cơ sở vật chất thiết bị trường học cònnhiều hạn chế Dẫn đến tình trạng hư hỏng xuống cấp, không sử dụng hết giátrị sử dụng của cơ sở vật chất - thiết bị, không kịp thời xây dựng, mua sắm cơ

sở vật chất - thiết bị đẫn đến tình trang thiếu thốn cơ sở vật chất thiết bị, ảnhhưởng lớn đến quá trình dạy học Qua thực tế cho thấy, ở nơi nào cơ sởvật chất nghèo nàn, trường học không đúng qui cách, trang thiết bị phục

vụ dạy và học còn thiếu thốn, thì ở nơi đó ý thức học tập và chất lượnggiáo dục sẽ không cao và ngược lại nơi nào có cơ sở vật chất - thiết bịtốt thì chất lượng dạy và học sẽ cao

Các trường THCS trên địa bàn huyện Than Uyên nói chung vàtrường THCS Mường Than nói riêng cũng không nằm ngoài thực trạng

đó Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạođặc biệt là chính quyền và nhân dân địa phương, cơ sở vật chất nhàtrường đã từng bước được xây dựng kiên cố hoá, khuôn viên nhà trườngngày càng xanh, sạch, đẹp Tuy nhiên với cơ sở chất như hiện nay mớichỉ đáp ứng mức độ tối thiểu nhu cầu dạy và học của nhà trường, chưađáp ứng được nhu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn một

Trang 6

Việc quản lý cơ sở vật chất - thiết bị trường học còn nhiều hạn chế vàchưa khoa học dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao đó tôi chọn đề tài:

"Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết

bị ở trường THCS Mường Than, tỉnh Lai Châu" Với mong muốn góp

phần nhỏ của mình vào việc đưa ra được các giải pháp phù hợp và hiệuquả nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học đáp ứng được nhu cầu đòihỏi đổi mới hiện nay của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra các biện pháp để chỉđạo quản lý cơ sở vật chất - thiết bị có hiệu quả ở trường THCS MườngThan- Than Uyên, tỉnh Lai Châu Từ một trường có cơ sở vật chất cònchưa đủ, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu dạy và học trong giaiđoạn hiện nay thành một trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc giagiai một, đảm bảo tốt công tác dạy và học nhằm từng bước nâng caochất lượng giáo dục phấn đấu đến năm học 2011-2012 nhà trường đạtchuẩn quốc gia giai đoạn một

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp quản lý cơ sở vật chất thiết bị trường học

-Đề tài giới hạn tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý cơ sởvật chất - thiết bị từ thực tiễn trường THCS Mường Than - Than Uyên,tỉnh Lai Châu

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu:

Trang 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN

LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.

1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

1.1 Khái niệm về cơ sở vật chất- thiết bị trường học:

Trang 8

Cơ sở vật chất - thiết bị trường học là tất cả các phương tiện vậtchất kỹ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng vào hoạt động dạyhọc, giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

1.2 Khái niệm quản lý.

Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức lựa chọn trong

số những tác động có thể có, dựa trên thông tin về thực trạng của đối tượngđược ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định

Quản lý nhằm phối hợp sự nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu chung.

1.3 Khái niệm quản lý cơ sở vật chất

Quản lý cơ sở vật chất là sự tác động của người quản lý đến các tối tượng như: Người xây dựng cơ sở vật chất, cũng như người sử dụng cơ sở vật chất, tổ chức phối hợp hoạt động của các đối tượng sao cho duy trì và phát triển cơ sở vật chất nhằm đạt được mục đích nhất định.

1.4 Khái niệm xã hội hoá.

Xã hội hoá được dùng với 2 nội dung:

Nội dung 1: Xã hội hoá chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xãhội đến một vấn đề, một sự kiện cụ thể nào đó mà trước đây chỉ có bộphận xã hội có trách nhiệm quan tâm đó chính là quá trình xã hội hoácác vấn đề sự kiện như ; xã hội hoá giáo dục, y tế, thể dục - thể thao Nội dung 2: Xã hội hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quátrình chuyển biến từ cụ thể sự vật có bản chất xã hội với các tiền đề tựnhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người, đây chính là xãhội hoá cá nhân

1.5 Khái niệm xã hội hoá giáo dục.

Trang 9

Xã hội hoá giáo dục là một phương thức, phương châm, hay chiếnlược để ta thực hiện nó.

Xã hội hoá công tác giáo dục được đặt ra ở tầm phương thức tức làphương pháp, cách thức, cách làm với nghĩa rộng trừu tượng hơn, kháiquát hơn, mang tính chất của một quan điểm, tư tưởng nhằm chỉ đạocác việc làm cụ thể

Với quan niệm phương thức sẽ mở rộng khả năng sáng tạo cho cácđịa phương về nội dung hoạt động chứ không hạn chế trong một sốcông việc cụ thể Văn kiện IV, khoá VII của Đảng có ghi: " Xã hội hoácông tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, độngviên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dândưới sự quản lý của nhà nước "

2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

2.1 Vị trí.

Cơ sở vật chất sư phạm là một bộ phận cấu thành của quá trình giáodục, nó quan hệ tương hỗ với các thành tố khác trong quá trình dạy học nhưmục tiêu, phương pháp, nội dung, thầy giáo, học sinh trong quá trình dạy học,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Chỉ khi nào giải quyết hài hoà cácmối quan hệ nói trên thì việc dạy học mới đạt hiệu quả

2.2 Vai trò của cơ sở vật chất - thiết bị trường học.

Cơ sở vật chất - thiết bị trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến quátrình dạy học Đặc biệt trong tình hình hiện nay để hưởng ứng các cuộc vậnđộng: " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáodục"; "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" thì cơ sở vật chấtthiết bị cũng đóng một vai trò quan trọng Không có trường lớp tốt thì không

có trường học thân thiện, không có thiết bị dạy học thì chất lượng dạy học

Trang 10

kém và không có học sinh tích cực Cơ sở vật chất - thiết bị là phương tiện đểtác động lên tâm hồn học sinh, là phương tiện để làm sáng tỏ lý thuyết, đểngười học kiểm nghiệm lại lý thuyết, tự chiếm lĩnh tri thức khám phá tri thứcmới Nó cho phép trình bầy các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, tăngtốc độ truyền tải và tăng chất lượng thông tin, bồi dưỡng khả năng tự học, tạohứng thú và lôi cuốn người học, tiết kiệm thời gian lên lớp, cải tiến các hìnhthức lao động sư phạm và là nhân tố góp phần quan trọng vào việc đổi mớinội dung chương trình và phương pháp dạy học

Đặc biệt trong quá trình hội nhập giáo dục theo xu hướng hiện đại hoánền giáo dục nước nhà, nếu cơ sở vật chất - thiết bị dạy học yếu kém, lạc hậuthì không thể đào tạo con người phát triển toàn diện để theo kịp bước tiến củanền kinh tế và các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Trong bối cảnh quốc tế

về giáo dục, tiếp nhận giáo dục xuyên biên giới từ nhiều nguồn khác nhau, vớiphương thức đa dạng thì việc đảm bảo chất lượng là mối quan tâm hàng đầucủa mỗi quốc gia Vì vậy trong nhiều công việc phải làm thì việc làm trướctiên là phải đổi mới hoàn thiện cơ sở vật chất - thiết bị trường lớp, góp phầnxây dựng đẳng cấp, thương hiệu và tăng năng lực cạnh tranh giáo dục trongcác nhà trường

II YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ

CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

1 MỤC TIÊU, YÊU CẦU QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC.

Mục tiêu quản lý cơ sở vật chất - thiết bị là huy động tối đa và phát huyvai trò cơ sở vật chất của nhà trường, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tậpnhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra Yêu cầu của quản lý cơ sở vật chất - thiết

bị trường học là: nắm vững thực tế cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhàtrường mình cũng như tình hình chung về kinh tế, xã hội của địa phương nơi

Trang 11

trường đóng Nắm được phương pháp giảng dạy và phương pháp giảng dạyriêng của từng môn học và mối quan hệ giữa cơ sở vật chất - thiết bị với cáchoạt động giảng dạy và học tập Nắm được chức năng và nội dung quản lý cácnhóm cơ sở vật chất - thiết bị.Để luôn có ý thức bảo quản, xây dựng, đổi mới

và biết huy động mọi tiềm năng cho công tác xây dựng và phát triển cơ sở vậtchất - thiết bị của nhà trường

2 NỘI DUNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC.

Xây dựng và bổ sung để hình thành một hệ thống cơ sở vật chất - thiết

bị hoàn chỉnh trong trường THCS như: trường lớp học, cảnh quan môi trường,sách, thư viện, trang thiết bị dạy học học Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất -thiết bị dạy học Duy trì và bảo quản tốt hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị đó

Nắm vững cơ sở vật chất của nhà trường mình quản lí và điều kiệu kinh

tế, cơ sở vật chất của địa phương nơi trường đóng Nắm được phương phápgiảng dạy chung và phương pháp giảng dạy riêng của trong môn học haynhóm học Mối quan hệ giữa cơ sở vật chất với các hoạt động giảng dạy giáodục Không bằng lòng với cơ sở vật chất hiện có Luôn luôn có ý tưởng xâydựng, đổi mới cơ sở vật chất và thực hiện ý tưởng đó bằng kế hoạch khả thi( bộ phận hay tổng thể) Biết huy động mọi tiềm năng của tập thể sư phạm vàcộng đồng cho công tác xây dựng và phát triển cơ sở vật chất

Bố trí hợp lí các yếu tố của cơ sở vật chất trong khu vực nhà trường.Địa điểm đặt trường phải là vị trí tối ưu trong khu vực dân cư Làm cho quátrình giảng dạy, giáo dục của giáo viên và việc đi lại của học sinh đạt hiệu quảcao nhất Tạo ra môi trường vật chất mang tính sư phạm đảm bảo các điềukiện: an toàn, vệ sinh, sức khoẻ, điều kiện thẩm mĩ, làm cho nhà trường luônluôn sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng cần thiết cho một cơ sở giáo dục

Trang 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CƠ

SỞ VẬT CHẤT - TRANG THIẾT BỊ TẠI TRƯỜNG THCS MƯỜNG THAN

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG.

1 TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG.

Xã Mường Than nằm ở phía Tây Bắc huyện Than Uyên, có diệntích 3543,2 ha, toàn xã có 19 Thôn bản, Tổng số hộ là 856 hộ và 7358nhân khẩu, là xã nghèo 135 giao thông đi lại giữa làng này với làngkhác cũng khó khăn, có làng cách xa trung tâm xã tới 4 km

Kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ sảnxuất nông nghiệp; một bộ phận nhỏ lao động tự do và buôn bán nhỏ bởivậy nguồn thu nhập thêm của nhân dân hầu như rất hạn chế

Đa số người là người dân tộc thiểu số chiếm 85% nên trình độ dântrí của nhân dân trong xã còn chưa cao, trình độ hiểu biết về giáo dụccòn hạn chế, bởi vậy tinh thần tự giác chủ động trong việc đóng gópxây dựng trường, lớp còn hạn chế

2 TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn với đầy đủcác bộ môn Tập thể Sư phạm nhà trường có sự đoàn kết nhất trí cao, có nănglực sư phạm đồng đều, có ý thức trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, hết lòng

vì học sinh Ban giám hiệu nhà trường năng động, có trình độ chuyên mônvững vàng, đoàn kết thống nhất trong công tác quản lý

Trang 13

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học đặc biệt là thiết

bị dạy học, đồ thí nghiệm, các phòng chức năng, thư viện, phòng thí nghiệmchưa có, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhàtrường Phong trào học tập tuy đã có sự phát triển nhưng vẫn chưa bám kịpđược phong trào chung của xã hội Vẫn còn có những hộ gia đình chưa ý thứcđầy đủ việc học tập của con em mình Tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao chiêm25%, sự chênh lệch về mặt bằng kinh tế giữa các làng, các hộ gia đình cònkhá cao vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục của nhà trường

Quy mô trường lớp:

* Tổng số cán bộ giáo viên: 32 - Đảng viên: 21

Trang 14

Bảng số 1: Thống kê thực trạng trường THCS

tháng 10 /2009

TT Danh mục cơ sỏ vật chất Số lượng Chất lượng Ghi

chú Đạt Không

1 Tổng diện tích khu trường(m

2 )

- Xây dựng các loại công trình

- Sân chơi bãi tập

11200m 2

5 2

Đ Đ

Đ Đ Đ

256 20 20 526 125

Trang 15

phòng học bộ môn thiếu vì vậy nhà trường gặp nhiều khó khăn trongcông tác giảng dạy các môn học đặc thù

Bảng 2: Thống kê thực trạng cơ sở vật chất trường THCS Mường Than - Than Uyên - Lai Châu

Năm học

Bộ thí nghiệm

Sách giáo viên

Sách học sinh

tran

h tre

Cấp 4

tranh

Học sinh (bộ)

Giáo viên (bộ)

Tổng số

Không

đủ quy cách

(Nguồn số liệu điều tra 2011)

Kết quả đánh giá của giáo viên về thực trạng quản lý cơ sở vậtchất ở trường THCS Mường Than - Than Uyên

2 ƯU ĐIỂM.

Nhờ có sự lỗ lực của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương vàBGH nhà trường đã có một số hạng mục công trình và các thiết bị dạyhọc đạt tiêu chuẩn, đủ cho việc học hai buổi Khuôn viên được quyhoạch khoa học, xanh, sạch, đẹp Nhà trường có biện pháp để quản lý

và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị tương đối tốt Ý thức sử dụng bảoquản và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của họcsinh và giáo viên được cải thiện Công tác xã hội hoá trong việc xâydựng cơ sở vật chất thực hiện có hiệu quả rõ rệt

3 NHƯỢC ĐIỂM.

Cơ sở vật chất chỉ đủ để đáp ứng những nhu cầu căn bản cho việcdạy và học Một số hạng mục còn thiếu hoặc tạm bợ như các phòng họcchức năng, phòng nghe nhìn, thư viện đạt chuẩn, nhà vệ sinh

Một bộ phận nhỏ giáo viên và học sinh chưa có ý cao trong việc sửdụng và bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị trường lớp Chưa phát huy

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật giáo dục - Xuất bản năm 1999. 2005 2. Tập san giáo dục số 37 (1999) Khác
4. Tham khảo kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất của các trường bạn Khác
5. Công tác quản lý xây dựng cơ sở vật chất trong trường THCS (Bài giảng Thầy giáo Hoàng Ngoc Thắng Khác
6. Tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trường THCS đạt chuẩn Quốc gia 7. Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên THCS Khác
8. Quyết định số 37/2008 /QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về phòng học bộ môn:- Quy định các yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị trong phòng.- Quy định việc quản lý và sử dụng phòng học bộ môn Khác
10. Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 /02/2010 ban hành Quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w