1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN SUỐI DẦU – TỈNH KHÁNH HOÀ

63 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Đồng hành với phát triển KCN, KCX là vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động như: phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm khí SOx, NOx, hydrocacbon,

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGA MY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN

SUỐI DẦU – TỈNH KHÁNH HOÀ

LUẬN VĂN KỸ SƯ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

- 2008 –

Trang 2

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN

SUỐI DẦU – TỈNH KHÁNH HOÀ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG NGUYỄN THỊ NGA MY

2008

Trang 3

-Trước tiên, con xin chân thành cảm ơn ba mẹ là người đã nuôi nấng, dạy dỗ

và tạo mọi điều kiện để con có được như ngày hôm nay

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, tập thể quí thầy cô khoa Công nghệ Môi trường đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn

và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học tại trường

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, Xí nghiệp Phát triển Hạ tầng KCN Suối Dầu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên

Hương, người đã tận tình hướng dẫn, bổ sung những kiến thức còn thiếu trong quá

trình thực hiện khóa luận

Cảm ơn các bạn lớp DH04MT và anh chị khóa trên đã chia sẻ, góp ý và động viên mình Điều đó đã giúp mình vượt qua những trở ngại, khó khăn để hoàn thành bài khóa luận

Những tình cảm cao quý ấy sẽ là hành trang và nhịp cầu vững chắc giúp em

tự tin bước vào công việc của mình sau này, em hết sức trân trọng và xin chân thành cảm ơn

Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót trong qúa trình thực hiện đề tài Em mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để giúp cho

đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn tất cả mọi người!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nga My

Trang 4

KHOA CÔNG NGHỆ

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ NGA MY

Ngành : Kỹ thuật môi trường

Niên khoá : 2004 – 2008

Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNG

Tên luận văn : Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất

biện pháp nâng cao công tác quản lý môi trường Khu Công Nghiệp Suối Dầu – tỉnh Khánh Hòa

Thời gian thực hiện:

 Ngày bắt đầu thực hiện : tháng 03 năm 2008

 Ngày bảo vệ luận văn : tháng 07 năm 2008

Nhiệm vụ khoá luận:

 Tổng quan về KCN và công tác bảo vệ môi trường tại các KCN

 Tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường tại KCN Suối Dầu

 Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được thực hiện tại

các doanh nghiệp và toàn KCN, những mặt hạn chế can được giải quyết

 Đề xuất biện pháp nâng cao công tác quản lý môi trường trong hoạt động

của KCN Suối Dầu

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

2008

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Khu công nghiệp Suối Dầu là khu công nghiệp đầu tiên được hình thành tại tỉnh Khánh Hoà Khu công nghiệp Suối Dầu đang trong giai đoạn phát triển đã thu hút không ít vốn đầu

tư trong nước và cả nước ngoài đóng góp một phần đáng kể cho công cuộc phát triển kinhh tế

- xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, tạo việc làm cho lao động địa phương Tuy nhiên, song hành với phát triển kinh tế thì hoạt động của khu công nghiệp Suối Dầu đã tác động không nhỏ đến môi trường Bài khoá luận này sẽ đưa ra hiện trạng môi trường và những vấn đề còn tồn đọng trong khu công nghiệp để từ đó có những giải pháp quản lý nhằm hạn chế những tác động do hoạt động của khu công nghiệp đến môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững Nội dung của bài khoá luận gồm 6 chương

Chương III: Tổng quan về tỉnh Khánh Hoà và KCN Suối Dầu

Chương IV: Đánh giá hiện trạng môi trường KCN Suối Dầu

Chương V: Đề xuất biện pháp

Chương VI: Kết luận và kiếnnghị

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Thu thập và tổng hợp thông tin 2

1.4.2 Khảo sát điều tra 2

1.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu 2

1.4.4 Đánh giá 2

1.5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KCN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN, KCX 3

2.1 KHÁI NIỆM KCN VÀ CÁC ĐẶC TÍNH KCN 3

2.1.1 Khái niệm KCN 3

2.1.2 Đặc tính KCN tập trung 3

2.2 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3

2.2.1 Khái niệm về quản lý môi trường 3

2.2.2 Mục đích của quản lý môi trường 4

2.2.3 Nguyên tắc quản lý môi trường .5

2.2.4 Nội dung và chức năng quản lý môi trường 6

2.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN 6

2.3.1 Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam 6

2.3.2 Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở tỉnh Khánh Hoà 7

2.4 CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KCN, KCX 7

2.4.1 Công cụ pháp lý 7

2.4.2 Công cụ kinh tế 8

2.4.3 Phương pháp khác 8

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ VÀ 9

KCN SUỐI DẦU 9

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI 9

3.1.1 Vị trí địa lý 9

3.1.2 Cơ sở hạ tầng tỉnh Khánh Hòa 10

3.1.3 Hướng phát triển trong tương lai của tỉnh Khánh Hòa 11

3.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 11 3.3 GIỚI THIỆU KCN SUỐI DẦU 12

3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12

3.3.2 Điều kiện tự nhiên 12

3.3.2.1 Vị trí địa lý 12

3.3.2.2 Đặc điểm địa hình-thổ nhưỡng 13

3.3.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn 13

3.3.3 Cơ sở hạ tầng 15

3.3.5 Các loại hình sản xuất công nghiệp trong KCN Suối Dầu 15

3.4 HỆ THỰC VẬT 16

3.5 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 16

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN SUỐI DẦU 18

Trang 7

4.1 MÔI TRƯỜNG NƯỚC 18

4.1.1 Hiện trạng môi trường nước 18

4.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước 20

4.1.2.1 Nước thải sinh hoạt 20

4.1.1.2 Nước thải công nghiệp 20

4.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 23

4.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 23

4.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường không khí 25

4.3 CHẤT THẢI RẮN 26

4.3.1 Hiện trạng môi trường 26

4.3.2 Đánh giá hiện trạng chất thải rắn 27

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chất thải rắn công nghiệp và đô thị các KCN tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể tham khảo để đánh giá tải lượng rác thải tại KCN Suối Dầu .28

4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KCN SUỐI DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 29

4.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN SUỐI DẦU 30

4.5.1 Quản lý môi trường của ban quản lý khu công nghiệp 30

4.5.2 Những mặt tích cực của công tác quản lý môi trường 31

4.5.3 Những hạn chế của công tác quản lý môi trường 31

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN SUỐI DẤU 32

5.1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC – QUẢN LÝ 32

5.2 BIỆN PHÁP QUI HOẠCH ĐẦU TƯ 32

5.2.1 Vấn đề về khí thải 32

5.2.1.1 Phân cụm nhà máy 33

5.2.1.2 Khoảng cách bố trí 33

5.2.1.3 Vị trí bố trí nhà máy 33

5.2.1.4 Vùng cách li vệ sinh khu vực 33

5.2.2 Vấn đề về chất thải rắn 33

5.3 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 34

5.4 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC BVMT 34

5.5 BIỆN PHÁP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 35

5.6 CÁC BIỆN PHÁP PHỐI HỢP 35

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37

6.1 KẾT LUẬN 37

6.2 KIẾN NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa thời kỳ

1993-2010………13

Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Khánh Hòa………17

Bảng 3.3: Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tháng tại Khánh Hoà………17

Bảng 3.4: phân bố lượng mưa các tháng tại Khánh Hoà……….17

Bảng 3.5 Tình hình bố trí việc sử dụng đất tại KCN trong giai đoạn 1 21

Bảng 4.1: Chất lượng nước mặt ở cống Bàu Cỏ và cống Ông Của……….23

Bảng 4.2: Kết quả chất lượng nước thải của các công ty……….24

Bảng 4.3: Đánh giá chất lượng nước thải tại các công ty trong KCN……….26

Bảng 4.4: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí của một số loại hình sản xuất công nghiệp điển hình trong KCN Suối Dầu……….27

Bảng 4.5: Chất lượng không khí tại các công ty……… 27

Bảng 4.8: Kết quả điều tra về rác thải các KCN……….32

Bảng 4.9: Dự báo khối lượng chất thải rắn tại KCN Suối Dầu khi được lấp đầy….33 DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Hình 2.1 : Những cách tiếp cận về bảo vệ môi trường……… 7

Hình 4.1: Các cơ quan chức năng tham gia QLMT tại KCN Suối Dầu……….34

Biểu đồ 4.1: Diễn biến pH, BOD, COD qua 3 năm tại cống Ông Của……… 25

Biểu đồ 4.2: Diễn biến pH, BOD, COD qua 3 năm tại cống Bàu Cỏ……… 25

Biểu đồ 4.3: Diễn biến lượng coliform qua 3 năm tại cống Bàu Cỏ và Ông Của… 26

Sơ đồ 4.1: Qui trình chế biến thủy sản……… 30

Sơ đồ 4.2: Qui trình sản xuất hàng nội thất……… 31

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

CP Cổ phần

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

CTRNH Chất thải rắn nguy hâi

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

DO Dầu Diesel

EMS Hệ thống quản lý môi trường

FO Dầu Mazut

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung

KSONCN Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

QLMT Quản lý môi trường

Trang 10

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, quốc tế, giao lưu văn hóa khoa học kĩ thuật đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài Quá trình phát triển kinh tế xã hội một mặt không ngừng cải thiện chất lượng sống của con người, mặt khác làm phát sinh các vấn đề suy thoái môi trường trên toàn cầu như: suy giảm tầng ozon, suy thoái đất, khí hậu biến đổi bất thường, giảm đa dạng sinh học… Vấn đề kinh tế và môi trường là hai mặt luôn tồn tại song song; cộng hưởng của hai vấn đề này chính là sự gia tăng sản xuất kinh doanh kết hợp với việc bảo vệ môi trường Đây cũng chính là con đường đưa Thế giới đến gần với mục tiêu phát triển bền vững

Hội nhập kinh tế thị trường quốc tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam Việc hình thành các KCN, KCX là tính tất yếu không thể thiếu Đồng hành với phát triển KCN, KCX là vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động như: phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác nhân gây

ô nhiễm khí SOx, NOx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn, nước thải chứa kim loại nặng, hàm lượng chất ô nhiễm trong nước tăng cao, các vi trùng gây bệnh, chất thải rắn, chất thải nguy hại…Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn do tính phát tán, lan truyền của độc chất trong môi trường từ nguồn thải khổng lồ - khu công nghiệp, đặc biệt ở những khu công nghiệp hạ tầng

cơ sở kém, thiếu hoặc không có hệ thống xử lí môi trường phù hợp và cơ chế kế hoạch quản lí môi trường không rõ ràng.Sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc thực hiện bảo vệ môi trường trở thành một nhiệm vụ thiết thực.

1.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Tỉnh Khánh Hòa với vị trí địa lý thuận lợi cùng những tiềm năng đa dạng và phong phú đã và đang đạt được nhiều thành tựu không những về du lịch mà còn cả về kinh tế như: vịnh Vân Phong, KCN Suối Dầu, thu hút không ít vốn đầu tư trong nước và cả nước ngoài Trong thời gian qua, Khánh Hòa cũng như những địa phương khác trong cả nước đã gặp phải không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường KCN Suối Dầu

là KCN tập trung đầu tiên của toàn tỉnh với qui mô lớn Do đó, vấn đề môi trường rất cần được quan tâm và đòi hỏi sự nỗ lực của các nhà quản lý, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh giải quyết

Việc thu gom và xử lí chất thải rắn đang là vấn đề bức xúc, không chỉ của khu công nghiệp Suối Dầu mà còn là của toàn tỉnh Khánh Hòa Rác thải ở khu công nghiệp Suối Dầu hiện tại vẫn thu gom chung, chưa được phân loại và chỉ được xử lí sơ bộ bằng phương pháp đốt

Vấn đề nước thải hiện nay chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kể từ khi KCN xây dựng trạm XLNTTT Tuy nhiên, đề tài vẫn đề xuất một số biện pháp quản lí thích hợp nhằm ngăn ngừa các tác động về sau khi khu công nghiệp dần đi vào hoàn thiện

Khí thải tại các công ty thuộc các ngành sản xuất trong khu công nghiệp hiện chỉ thực hiện các biện pháp xử lí bụi cục bộ Việc quản lí vẫn chưa được sự quan tâm của cơ quan, các ban ngành một cách triệt để, việc giám sát chất lượng môi trường vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ

Khánh Hòa là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn nên phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp ở địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng cần quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi

Trang 11

trường hơn nữa Mục đích chính của đề tài là đưa ra cách tiếp cận sự phát triển bền vững của KCN Suối Dầu, giảm bớt những sự cố môi trường trong quá trình hoạt động

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về môi trường phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phác họa hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Suối Dầu

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do hoạt đông công nghiệp tại khu công nghiệp Suối Dầu

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại khu công nghiệp Suối Dầu

- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Suối Dầu và đưa

ra cách tiếp cận sự phát triển bền vững của KCN Suối Dầu, giảm bớt những sự cố môi trường trong quá trình hoạt động

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài nghiên cứu bao gồm:

1.4.1 Thu thập và tổng hợp thông tin

Sưu tầm và kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu – số liệu được thu thập và các chuyên ngành có liên quan của cơ quan quản lý, các cơ quan hữu quan, tài liệu xuất bản liên quan đến môi trường và phát triển công nghiệp, tài liệu từ các công trình nghiên cứu và giáo trình trong trường đại học

1.4.2 Khảo sát điều tra

Đây là phương pháp chủ yếu được tiến hành thông qua phỏng vấn những người quản

lý trong doanh nghiệp, khu công nghiệp và các cá nhân có liên quan, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường khu công nghiệp Kết quả của phương pháp này là cập nhập được lượng thông tin lớn về thực tế Đó là cơ sở tin cậy để tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn, cho phép ta đưa ra các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường khu công nghiệp một cách hợp lý

1.5 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Khóa luận chỉ đề cập đến vấn đề ô nhiễm do chất thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Suối Dầu

Chỉ đề cập đến một số nhà máy , ngành nghề sản xuất điển hình trong khu công nghiệp

vì chúng mang tính đại diện

Các vấn đề về hiện trạng môi trường đất và môi trường nước ngầm trong khu công

Trang 12

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KCN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG TẠI CÁC KCN, KCX 2.1 KHÁI NIỆM KCN VÀ CÁC ĐẶC TÍNH KCN

2.1.1 Khái niệm KCN

Khu công nghiệp là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình thức từ các hình thức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do… xuất hiện từ thế kỷ XIX đến các hình thức mới xuất hiện cuối thế kỷ XX như khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu công nghiệp trên thế giới thành các loại hình sau đây:

- Khu công nghiệp tập trung

- Khu chế xuất

- Khu tự do

- Khu chế biến công nghiệp

- Trung tâm công nghệ cao

- Khu công nghệ sinh học

- Khu công nghệ sinh thái

Hai loại hình đang phổ cập ở Việt Nam, đó là khu chế xuất và khu công nghiệp

2.1.2 Đặc tính KCN tập trung

Khu công nghiệp tập trung là khu vực có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác Khu công nghiệp tập trung có cơ sở hạ tầng tốt như đường xá, điện nước, mạng lưới thông tin liên lạc

Vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn được lập ra để phát triển công nghiệp mà phần lớn

là công nghiệp tiêu dùng đại bộ phận là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy chế pháp lý riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa được sản xuất từ khu công nghiệp vừa có thể xuất khẩu vừa có thể tiêu thụ tại thị trường nội địa không phải chịu thuế nhập khẩu, quan hệ giữa các doanh nghiệp của khu công nghiệp với thị trường nội địa là quan hệ nội thương

2.2 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.2.1 Khái niệm về quản lý môi trường

Công tác quản Lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường Công tác quản lý môi trường phải được thực hiện bằng các biện pháp tổng hợp các ngành, lĩnh vực như: luật, chính sách, kỹ thuật công nghệ, xã hội, văn hoá giáo dục…

Nói một cách tổng quát, quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương pháp và có mục đích xác định của chủ thể (con người) đối với một đối tượng nhất định (KCN, KCX…) nhằm khắc phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời gian nhất định

Trang 13

2.2.2 Mục đích của quản lý môi trường

Mục đích của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện kinh tế để bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Mục tiêu của công tác quản lý môi trường có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển của từng quốc gia Theo chỉ thị 36 CT/TW của bộ chính trị, Ban chấp hành TW ĐCSVN, mục tiêu của công tác quản lý môi trường của Việt Nam là:

“Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện những biện pháp quan trọng sau đây:

- Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường phát sinh do các hoạt động của con người:

 Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của luật BVMT về báo cáo ĐTM

 Phân loại các cơ sở gây ô nhiễm để có kế hoạch xử lý (phân loại dựa trên báo cáo ĐTM)

 Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên

 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến ít tiêu tốn tài nguyên

 Các KCN, KCX, khu đô thị phải có phương án xử lý chất thải độc hại và chất thải bệnh viện

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp về bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách

về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BVMT từ trung ương đến địa phương: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý môi trường phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý đô thị và khu công nghiệp có liên quan

- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững: tôn trọng và quan tâm sức khoẻ cộng đồng, cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng quan hệ quốc tế về bảo

Trang 14

2.2.3 Nguyên tắc quản lý môi trường

Hình 2.1 : Những cách tiếp cận về bảo vệ môi trường

Muốn quản lý môi trường có hiệu quả phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Hướng tới sự phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ

- Kết hợp mục tiêu quốc tế-quốc gia-vùng lãnh thổ bởi ngày nay BVMT trở thành một vấn đề rất quan trọng trong phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

- Quản lý môi trường theo quan điểm tiếp cận có hệ thống

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh do chi phí chữa trị ô nhiễm môi trường bao giờ cũng đắt hơn chi phí phòng chống ô nhiễm

- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền cho rằng người sản xuất gây ô nhiễm phải chịu toàn bộ chi phí để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm, chi phí đó được thể hiện hoàn toàn trong giá thành sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp

Thải trực tiếp

Pha loãng

Xử lý cuối Đường ống

Trang 15

2.2.4 Nội dung và chức năng quản lý môi trường

Nhiệm vụ của công tác quản lý môi trường rất nhiều, nhưng có thể kể đến một số nhiệm vụ chủ yếu sau :

- Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường

- Quản lý sự tuân thủ pháp luật, quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất, tập thể và cá nhân trong xã hội

- Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật

- Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải

- Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đô thị, trước hết là lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường…

- Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, các tranh chấp môi trường…

- Tiến hành quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi sự diễn biến môi trường, định

kỳ lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tổ chức các phong trào quần chúng tự nguyện tham gia công tác bảo vệ môi trường

- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT

2.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN

2.3.1 Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở Việt Nam

thuộc Chính phủ) và các Ban quản lý KCN ở địa phương (thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố có các KCN) Ngoài ra, về mặt môi trường, các KCN chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương là Bộ Tài Nguyên và Môi trường và địa phương là UBND các tỉnh/thành phố, mà trực tiếp là Sở Tài nguyên và Môi trường Ngoài mục dích chính là nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tiến trình đầu tư…, hệ thống các KCN đã tham gia và đã có những đóng góp nhất định trong công tác quản lý môi trường tại các cơ sở của mình Tuy nhiên, do chưa có đủ điều kiện về nguồn lực và khả năng chuyên môn trong lĩnh vực quản lý môi trường nên sự tham gia này chỉ mới ở mức độ khiêm tốn

các Ban quản lý KCN ở cấp địa phương đã phối hợp tương đối chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở cấp địa phương từ khâu thẩm định hồ sơ xin đầu tư vào KCN, các

hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường trong KCN đến việc kiểm tra, thanh tra và giám sát môi trường KCN và từng nhà máy nằm trong KCN trong suốt quá trình hoạt động Còn ở cấp trung ương, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BVMT và Ban quản lý các KCN Việt Nam còn nhiều hạn chế

Trang 16

2.3.2 Hệ thống quản lý môi trường các KCN ở tỉnh Khánh Hoà

Cơ cấu tổ chức hành chính của hệ thống quản lý môi trường tại các KCN ở tỉnh Khánh Hoà bao gồm:

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hoà là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hoà, tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các vấn

đề có liên quan đến công nghệ, khoa học và môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

- Ban quản lý các KCN và KCX là đơn vị được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các KCN trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà: tổ chức thực hiện luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật BVMT của trung ương và của tỉnh trong các KCN, kiểm tra việc thực hiện công tác BVMT ở các công ty phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng và các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, thường xuyên tiến hành kiểm tra các biện pháp quan trắc ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo diễn biến môi trường trong các KCN với UBND tỉnh và

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các vấn đề môi trường trong hàng rào KCN chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng quản lý môi trường của từng KCN đó là Xí nghiệp Phát triển Hạ tầng và bộ phận quản lý môi trường của từng nhà máy, xí nghiệp trong KCN

2.4 CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KCN, KCX

Tổng hợp các biện pháp hoạt động về luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được gọi là công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường có những đặc tính sau:

- Là phương tiện hoạt động của nhà nước trong thực hiện công tác quản lý môi trường

- Đa dạng về hình thức và không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong công tác bảo vệ môi trường

- Các tổ chức nhà nước, địa phương có thể lựa chọn một công cụ thích hợp cho từng hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể

- Mỗi quốc gia, địa phương tuỳ theo điều kiện có thể ( thực trạng lãnh thổ, phong tục tập quán,…) mà sử dụng các biện pháp thích hợp

- Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống công cụ là nhiệm vụ bắt buộc phải tiến hành thường xuyên ở mỗi quốc gia, địa phương

2.4.1 Công cụ pháp lý

Công cụ pháp lý là công cụ bảo vệ môi trường ở tầm vĩ mô do Nhà nước Trung ương hoặc địa phương ban hành Công cụ này bao gồm: các quy định và tiêu chuẩn môi trường, các loại giấy phép về môi trường, kiểm soát môi trường, thanh tra môi trường, đánh giá tác động môi trường… Các cơ quan quản lý môi trường Nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt để cưỡng chế tất cả các cơ sở sản xuất, các tập thể,

cá nhân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, tiêu chuẩn,quy định về bảo vệ môi trường đã ban hành

Ưu điểm chủ yếu của phương cách này là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường, đưa công tác quản lý môi trường vào nền nếp, quy cũ, cơ quan quản

lý môi trường có thể dự đoán được ở mức độ hợp lý về mức ô nhiễm sẽ giảm di bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng,

Trang 17

các cơ sở sản xuất, các cá nhân, tập thể và mọi thành viên trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia

điểm là thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ một khi cơ sở sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường, thiếu kích thích sự sáng tạo của cá cơ sở sản xuất trong các phương án giải quyết môi trường của họ, đòi hỏi việc kiểm soát, thanh tra thường xuyên và do đó làm cho bộ máy nhà nước cồng kềnh và đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời gian

2.4.2 Công cụ kinh tế

Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng những công cụ kinh tế khác nhau ( các loại phí, giấy phép có thể bán được, hệ thống ký quỹ hoàn trả, khuyến khích thực thi, các chính sách thuế môi trường và tài nguyên, quy định đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường…) nhằm đem lại sự bền dẻo, chi phí hiệu quả cho các biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm Phần lớn các công cụ nay đã kích thich sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu

về kiểm soát ô nhiễm để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được Bên cạnh đó, quản

lý môi trường bằng công cụ kinh tế còn cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hổ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm Với những mức độ khác nhau, chúng sử dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả” và “người hưởng lợi phải trả” Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, thì ở mức ô nhiễm cao sẽ chịu phạt về tài chính cao hơn, còn ở mức ô nhiễm thấp sẽ chịu phạt thấp hơn Theo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sự cung cấp nguồn lực đó Trong khi một số công cụ kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp ( phạt dựa trên khối lượng chất độc thải ra…), các công cụ khác lại sử dụng chi phí gián tiếp như đánh thuế vào đầu ra (thuế nhiên liệu)

Dù có những thế mạnh đó, các công cụ kinh tế cũng có một số những bất lợi Một vấn

đề đáng lưu ý các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được

vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ Hơn nữa trong trường hợp các phí, nếu mức thu phí không thỏa đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phạt và tiếp tục gây ô nhiễm Cuối cùng không phải tất cả các loại ô nhiễm đều thích hợp với phương cách dựa trên kích thích kinh tế Ví dụ: các chất độc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thì các quy định trực tiếp là thích hợp hơn

Các công cụ kinh tế dùng trong quản lý môi trường gồm: lệ phí thải nước và thải khí, phí không tuân thủ, các phí đối với người dùng, đền bù thiệt hại,…

2.4.3 Phương pháp khác

Ngoài hai phương cách quản lý môi trường nêu trên, trong thực tế người ta còn sử dụng một số phương cách phù trợ khác nữa, như là định giá, trợ giúp kỷ thuật, lựa chọn công nghệ, thương lượng và sức ép của dân chúng (phong trào xanh, tẩy chay, phản đối của cộng đồng)

Nói chung, để thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường thì cần phải linh hoạt trong việc áp dụng các công cụ quản lý Công cụ này có thể bổ sung và hổ trợ cho công cụ kia Các công cụ kinh tế không thể thực hiện thành công được nấu không có các quy định pháp lý, các tiêu chuẩn môi trường thích hợp và năng lực tổ chức quản lý Nhà nước trong giám sát và điều hành thực thi.Và một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý môi trường là phải nghiên cứu để áp dụng công cụ quản lý thích hợp cho hoạt động bảo vệ môi trường của đất nước

Trang 18

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ VÀ

Khánh Hoà có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: có QL 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 26 nối với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên, có sân bay Nha Trang, Cam Ranh, có cảng biển nối liền Khánh Hòa với cả nước và quốc tế.Khánh Hòa nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước là TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và các huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa

 Kinh tế

Tình hình KT-XH cả nước cũng như tỉnh Khánh Hòa chịu sự tác động chung do tình hình biến động của giá cả thị trường; nhất là giá xăng dầu, giá vàng tăng cao đã làm cho giá trong nước tăng theo, chỉ số lạm phát tăng cao Tình hình bệnh dịch ở gia súc, gia cầm, thiên tai lũ lụt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân Song dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, điều hành của UBND tỉnh,KT-XH tỉnh Khánh Hòa năm 2007 tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá:

GDP đạt 11%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng thu ngân sách đạt hơn 4.000 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16 triệu đồng/năm (tương đương 1.005 USD) tăng 17,2% so với năm 2006, hoạt động du lịch có bước phát triển mạnh

mẽ, doanh thu vượt ngưỡng 1.000 tỉ đồng Tình hình thu hút đầu tư khởi sắc Khu vực kinh tế Vân Phong và bắc bán đảo Cam Ranh đã có những khởi động tích cực, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước khảo sát, tìm hiểu, lập dự án đầu tư, thu hút được 5 dự

án FDI với số vốn đầu tư đăng kí 11,9 triệu USD và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn 7,3 triệu USD; nâng số dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực lên 64 dự án với vốn đầu tư đăng kí khoảng 478,8 triệu USD (bình quân đạt 7,48 triệu USD/dự án)

Khánh Hòa có 200 km bờ biển, có 8 cửa lạch, 10 đầm vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn nhỏ, cảnh quan thiên nhiên phong phú có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy hải sản Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa khoảng 150 ngàn tấn với khả năng cho phép khoảng 70 ngàn tấn.Khánh Hòa là một tỉnh có tiềm năng lớn về nuôi tôm và sản xuất tôm giống Ngoài hải sản, hằng năm Khánh Hòa còn khai thác 2.000-3.000 kg yến sào Kinh tế biển là một thế mạnh đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa

 Văn hóa-xã hội

Lĩnh vực văn hoá – xã hội tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện Tỉnh

đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch như: Festival biển 2007 được tổ chức rất

Trang 19

thành công, ấn tượng và mang tính xã hội hóa cao Cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt và cuộc thi Hoa hậu Trái đất được tổ chức tại khu du lịch Vinpearland là dịp để quảng bá hình ảnh, tiềm năng của Nha Trang – Khánh Hòa đối với trong nước và quốc tế Công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, nhất là người cao tuổi được quan tâm, đẩy mạnh Công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng từng bước đi vào nề nếp An ninh chính trị và trật

tự an toàn xã hội được giữ vững

Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách Tp Nha Trang khoảng

30 Km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004 và sắp tới sẽ trở thành sân bay quốc tế ở khu vực

Đường sắt Thống nhất chạy suốt chiều dài của tỉnh, ga Nha Trang là ga chính nằm trong thành phố, thuận tiện cho việc đi lại của hành khách và luân chuyển hàng hoá

Các tuyến đường đối ngoại: Đường Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ

26 nối với Đăk lăk Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt dự kiến khánh thành trong năm 2005 sẽ rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km

Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với Tp NhaTrang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra QL 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối

từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh …đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh Đường lên khu du lịch Hòn Bà, đường ra khu du lịch Đầm Môn và những tuyến đường giao thông khác đã và đang được hoàn thiện để phát triển tiềm năng của các vùng kinh tế của tỉnh

Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xã Điện thoại di động được sử dụng rãi ở thành phố Nha Trang và các huyện thị trong toàn tỉnh

Trang 20

TP Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

Các ngân hàng thương mại, hệ thống thu đổi ngoại tệ, hệ thống rút tiền tự động ngày càng hoàn thiện, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của các nhà đầu tư

3.1.3 Hướng phát triển trong tương lai của tỉnh Khánh Hòa

Theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 và hội nghị tỉnh ủy lần thứ

10 (28-10-2007) đề ra,Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu KT-XH đề ra trong năm 2008 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

 Về kinh tế: Phấn đấu đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trên 12%, thu nhập bình quân đầu người tương đương 1.150-1.200 USD/năm, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng 19%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15-16%, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4,7%, giá trị dịch vụ tăng 13-13,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu: 560 triệu USD (tăng 14-15%), tổng kim ngạch nhập khẩu: 250 USD, tăng 11-12%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội: 8.000 tỉ đồng, tăng 25%, thu ngân sách Nhà nước địa phương: 2.821 tỉ đồng, doanh thu du lịch: 1.200 tỉ đồng

 Về xã hội: Tỉ lệ lao động được đào tạo: 35%, số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm là 25.000 lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia xuống còn: 6,65%, theo chuẩn của tỉnh: 8,24% Những chỉ tiêu nêu trên đều xây dựng cao hơn so với năm 2007, đòi hỏi cần có sự nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh

3.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

- KCN Nam Cam Ranh

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng 2063 doanh nghiệp (DNNN, công ty TNHH, công ty CP, Doanh nghiệp Tư nhân…) và khoảng 30.500 hộ kinh doanh cá thể đăng

ký kinh doanh và đang hoạt động

Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 48 dự án Đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 367 triệu USD, thực hiện 270 triệu USD; một số dự án quan trọng như: Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin, Rusalka, Yasaka - Sài Gòn - Nha Trang … đã góp phần làm phong phú thêm nguồn vốn đầu tư của tỉnh

Trang 21

3.3 GIỚI THIỆU KCN SUỐI DẦU

3.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và kêu gọi đầu tư của toàn tỉnh Khánh Hòa, ngày 11/11/1997, Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định 951/QĐ-TTg quyết định thành lập khu công nghiệp Suối Dầu, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Suối Dầu phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công Nghiệp Suối Dầu tỉnh Khánh Hòa, gọi tắt là Sudazi

Đến ngày 21/8/1998, theo quyết định số 739/QĐ-TTg, thủ tướng Chính Phủ đã cho phép công ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng giai đoạn I nơi đây với diện tích lên đến 152ha

3.3.2 Điều kiện tự nhiên

3.3.2.1 Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Suối Dầu (gọi tắt là Sudazi) nằm trên địa phận xã Suối Tân ,huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Vị trí khu công nghiệp xác định trên ranh giới sau:

- Phía Bắc giáp đất trại lợn Suối Dầu

- Phía Nam Giáp đất quân đội và đất trại lợn Suối Dầu

- Phía Đông giáp quốc lộ 1A

- Phía Tây giáp đất trại lợn Suối Dầu

Với vị trí trên thì Sudazi có một số thuận lợi sau:

 Thuận lợi về giao thông:

Là khu công nghiệp nằm ở ngoại vi TP Nha Trang, thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, gần cảng và sân bay Nha Trang, do đó ở đây có thể bố trí các loại công nghiệp có nguyên liệu và sản phẩm nặng cồng kềnh, có nhu cầu vận chuyển với khối lượng lớn bằng đường sắt và đường biển

 Thuận lợi về vị trí:

- Nằm trên quốc lộ 1A

- Cách khu công nghiệp Suối Hiệp (Cây Cày) khoảng 5,5 km về phía Bắc

- Cách thị trấn Diên Khánh khoảng 12 km

- Cách thị trấn Ba Ngòi ( Cam Ranh) khoảng 34 km

- Nằm gần con đường dự kiến mở từ QL1A đi khu vực Phước Đồng TP Nha Trang

- Địa hình có độ dốc tự nhiên lớn thuận lợi cho việc thoát nước mưa và nước thải

 Thuận lợi về chuyển mục đích sử dụng đất:

- Đất đai ở khu công nghiệp chủ yếu là đất sỏi, khô cằn không thích hợp cho

Trang 22

- Là khu vực được ưu tiên phát triển công nghiệp

3.3.2.2 Đặc điểm địa hình-thổ nhưỡng

 Đặc điểm địa chất

Qua 3 hố khoan thăm dò cho thấy địa tầng khu vực có những lớp sau:

Lớp 1: chiều dày 4,5-5,5 m, thành phần sét pha lẫn sạn sỏi, trạng thái từ dẻo cứng đến cứng Hệ số nén của đất bình quân 1,3kg/cm2

Lớp 2: chiều dày trên 5,5m thành phần đá macma bị phong hoá, mức độ phong hoá không đồng đều Hệ số nén > 3 kg/cm2

 Đặc điểm địa hình

Địa hình Khánh Hoà tương đối phức tạp với những dạng địa hình đồi, núi, đồng bằng, vùng ven biển và biển khơi 70% diện tích của tỉnh là đồi núi Nửa phía Tây là dãy sườn đông của dãy Trường Sơn Nam

Địa hình KCN Suối Dầu thuộc dạng đồi thoải, bị chia cắt bởi các hợp thuỷ dạng suối cạn, chỉ có nước vào mùa mưa, độ chênh lệch địa hình nơi cao nhất và thấp nhất là 25m

3.3.2.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn

KCN Suối Dầu thuộc tỉnh Khánh Hòa nên đặc điểm khí hậu thủy văn mang tính chất đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa

 Nhiệt độ không khí:

Bảng 3.1: Diễn biến nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm tại Khánh Hòa

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Nhiệt

độ (0C)

24 24,5 25,9 27,6 28,5 28,8 28,5 28,5 27,8 26,6 25,7 24,6 26,7

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Khánh Hoà

Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VI 28,80C Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I với 240C Như vậy biên độ thay đổi nhiệt độ trung bình theo các tháng là không lớn và không thất thường

 Độ ẩm không khí:

Bảng 3.2: Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tháng tại Khánh Hoà

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ ẩm

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Khánh Hoà

Độ ẩm trung bình các tháng chênh lệch không cao và nằm trong khoảng 77- 84%, độ

ẩm trung bình năm là 80,3% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng X với 84,4% và tháng có độ

ẩm thấp nhất là tháng VII với 77,3%

Trang 23

 Lượng mưa:

Bảng 3.3: phân bố lượng mưa các tháng tại Khánh Hoà

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Khánh Hoà

Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII, tập trung gần 80% lượng mưa cả năm và 60-80% số ngày mưa

Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng X với 358,6mm

Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng II với 10,3mm

Số ngày mưa trung bình năm là 122 ngày/năm

Lượng mưa trung bình năm là 1412,3mm/năm

Lượng mưa trung bình thấp nhất năm là 670mm/năm

Lượng mưa trung bình cao nhất năm là 2650mm/năm

 Gió và hướng gió:

Gió là yếu tố quan trọng nhất trong việc lan truyền chất ô nhiễm không khí Tốc độ gió càng cao thì các chất ô nhiễm trong không khí được vận chuyển di càng xa nguồn ô nhiễm và các chất ô nhiễm càng được pha loãng bằng không khí sạch

Tại khu vực Khánh Hoà, hướng gió chủ đạo trong năm là Đông Bắc và Tây Nam.Gió Đông Bắc thổi vào mùa mưa ( từ tháng X-XI năm trước đến tháng III-IV năm sau) với tần suất 30% có nơi tới 60% Gió Tây Nam thổi vào mùa khô ( từ tháng V-VI đến IX-X) với tần suất 30% Tốc độ gió trung bình tại trạm Nha Trang khá lớn, thường lớn hơn 4m/s ở các hướng thịnh hành

 Dông, bão:

Mưa dông hầu như trùng với gió mùa mùa hạ, kéo dài từ tháng V đến hết tháng X Trong nhiều trường hợp tại Khánh Hoà, dông có thể đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn vào cuối mùa mưa Số ngày có dông thường tăng lên ở các vùng núi ứng với dông đối lưu địa hình

và giảm đi ở xa bờ do giảm tác nhân nhiệt lực và ma sát Số ngày có dông ở Nha Trang là

30-40 ngày/năm

Mùa bão ở Khánh Hoà theo qui luật, gần trùng với mùa mưa, tức là thừ tháng IX đến hết tháng XII Trong những tháng này, tập trung hầu hết số bão đã từng đổ bộ vào khu vực Khnáh Hoà ( khoảng 9 cơn trong chu kỳ 10 năm) Hướng di chuyển của bão thường theo hướng Bắc và Đông Bắc vào đầu mùa và hướng Tây và Nam vào cuối mùa

 Đặc điểm thuỷ văn

Trong khu vực KCN Suối Dầu có một số nhánh suối cạn, không có nước quanh năm Cách khu vực 0,5 km có Suối Dầu, đây là nhánh đầu nguồn của sông Cái Nha Trang quanh năm có nước lưu lượng trung bình 500l/s, mùa kiệt 300l/s Trong khu vực đã xây dựng hồ

Trang 24

Suối Dầu với dung tích 30 triệu m3 , là nơi cung cấp nước chính cho trạm xử lý nước cấp của KCN

3.3.3 Cơ sở hạ tầng

Từ lúc bắt đầu xây dựng cho đến nay, Sudazi đã hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn

I với diện tích gần 150 ha, với:

đường chính nối với quốc lộ 1A, các đường phụ được quy hoạch hợp lý và xây dựng hoàn chỉnh giúp các hoạt động vận chuyển, đi lại an toàn và tiện lợi

tại 3000m3/ngđ Nguồn cấp nước lấy từ hồ thủy lợi Suối Dầu với công suất 10.000m3/ngđ, cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và công nghiệp bằng đường ống dài 10km

7.500m3/ngđ và hiện tại đang hoạt động 2 đơn nguyên với công suất 5.000m3/ngđ Hệ thống gồm các trạm xử lý nước thải của từng nhà máy đấu nối trực tiếp vào trạm xử lý chung của khu công nghiệp Nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý và kiểm soát chặt chẽ Sudazi được trang bị đường ống thoát nước mưa dài trên 10km và gần 10km đường ống bê tông thoát nước thải

110 KV 25MVA, luôn cung cấp đầy đủ và ổn định

 Ngoài ra Sudazi cũng được thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư Hệ thống cây xanh làm cho cảnh quan Sudazi ngày càng đẹp mắt và sạch sẽ, các dịch vụ thuế quan, hải quan, ngân hàng và giải trí thể thao được thực hiện ngay tại Sudazi

3.3.5 Các loại hình sản xuất công nghiệp trong KCN Suối Dầu

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 30 doanh nghiệp đầu tư phát triển vào Sudazi với nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ( bảng 1- phụ lục II) Trong đó quan trọng nhất vẫn phải kể đến là ngành chế biến thuỷ hải sản dựa vào thế mạnh vị trí địa lý

là nằm bên bờ biển Đông

 Chế biến thuỷ sản kỹ thuật cao:

Do đặc thù của vị trí địa lý nằm trong vùng nguyên liệu thuỷ hải sản của cả nước nên các công ty này chủ động về nguyên liệu đầu vào và thị phần đầu ra tại các thị trường nước ngoài nên hiệu quả kinh doanh là khả quan và ngày càng phát triển, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh về thuỷ hải sản chiếm đa số trong các dự án của KCN Ngoài ra còn

có các ngành chế biến thức ăn cho tôm, gia súc và các phế liệu hải sản

 Chế biến xuất khẩu gỗ:

Ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói chung và ngành chế biến hàng nội thất xuất khẩu nói riêng bắt đầu hoạt động từ vài năm trở lại đây

Sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ Đặc điểm của ngành này là chi phí đầu tư vào giá rẻ (về nhân công, nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất) nhưng sản phẩm bán ra có giá trị cao nên lợi nhuận mang lại rất lớn

 Công nghệ dệt may:

Trang 25

Các sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp hầu như được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài

Do chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên đòi hỏi các sản phẩm này phải đảm bảo chất lượng cao và hình thức phù hợp với thị trường khó tính bên ngoài Do đó, việc đầu tư và phát triển ngành này đã làm đa dạng thêm ngành nghề của khu vực và tăng tính cạnh tranh với các khu vực khác, vì đây là ngành hàng chủ đạo chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số xuất khẩu hàng hoá của cả nước hàng năm, chiếm khoảng 5%

 Chiết xuất gas và khí hoá lỏng:

Hiện tại KCN có 2 doanh nghiệp đầu tư mặt hàng này là:

- Công ty TNHH Gas Khánh Hoà

3.4 HỆ THỰC VẬT

Đặc trưng của hệ sinh thái khu vực KCN Suối Dầu là hệ sinh thái cạn bảng 2- phụ lục

II ) Trong quá trình khảo sát thực địa cho thấy tại khu vực KCN Suối Dầu có 109 loài thực vật thuộc 39 họ, tập trung chủ yếu là các họ sau:

- Họ Hòa Thảo (Poacceae) với số lượng loài tập trung nhiều nhất là 17 loài

- Họ Đậu (Fabaceae) gồm 15 loài

- Họ Thấu Dầu (Euphorbiaceae) gồm 10 loài

Phân bố về giá trị sử dụng của các loài cho thấy :

- 68 loài có khả năng che phủ đất, cống xói mòn, tạo cảnh quan, chiếm tỉ lệ 62,39% trên tổng số các loài trong thảm thực vật

- 43 loài có thể dùng như cây thuốc nam trong dân gian, chiếm tỉ lệ 39,45%

- 15 loài có khả năng cung cấp gỗ, chiếm 13,76%

- Và chỉ có 4 loài là cây lấy trái

3.5 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng diện tích của KCN Suối Dầu là 300ha, hiện nay KCN đã cơ bản hoàn thành việc

Trang 26

giai đoạn 1 Xí nghiệp Phát triển Hạ tầng vẫn đang tiếp tục việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho

giai đoạn 2

Bảng 3.4 Tình hình bố trí việc sử dụng đất tại KCN trong giai đoạn 1

Trang 27

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN

SUỐI DẦU

Với tình hình sử dụng đất của KCN như hiện nay thì tổng diện tích đất sử dụng chỉ chiếm 3/4 tổng diện đất của giai đoạn 1 và đang trong giai đoạn hình thành cơ sở hạ tầng của giai đoạn 2 Vì vậy khi diện tích đất của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 được đưa vào sử dụng hết thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý, quản lý một cách thích hợp và kịp thời

4.1 MÔI TRƯỜNG NƯỚC

4.1.1 Hiện trạng môi trường nước

Nước thải phát sinh chủ yếu từ ba nguồn chính sau:

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong khu công nghiệp Đặc điểm của nguồn thải này chứa chất hữu cơ như BOD, COD, các chất lơ lửng như TSS, các chất dinh dưỡng như N, P, dầu mỡ và vi sinh Lượng nước thải sinh hoạt là 250-270m3/ngđ

- Nước mưa chảy tràn: nước mưa của KCN cuốn theo các thành phần ô nhiễm như: đất, cát, dầu mỡ, rác thải… gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận

- Nước thải từ hoạt động sản xuất: đặc trưng nước thải sản xuất của KCN này là nước thải của quá trình chế biến thủy sản và nước thải từ ngành song mây Thành phần chủ yếu của loại hình nước thải này là BOD, COD, TSS, và dung môi hữu cơ từ quá trình ngâm nguyên liệu ngành song mây Tổng lưu lượng nước thải ra hằng ngày là 2.100m3/ngđ

Nước thải sau khi được xử lý ( HTXLTT) sẽ thải trực tiếp ra hướng cống Ông Của, nước mưa cũng đã được xây dựng một hệ thống thu gom riêng biệt và xả trực tiếp theo cống Bàu Cỏ

Bàu Cỏ ( là cống cạn chỉ có nước vào mùa mưa) và cống Ông Của tại khu vực Suối Dầu là lưu vực chứa nước mưa và nước thải đã qua xử lý của các nhà máy trong Sudazi thải

ra Cả hai nguồn này đang được sử dụng để tưới tiêu trong vùng.Theo bảng báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006 và năm 2007 của Sở Tài nguyên và Môi trường, kết quả chất lượng nước mặt tại hai nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa của Sudazi như sau:

Trang 28

Bảng 4.1: Chất lượng nước mặt ở cống Bàu Cỏ và cống Ông Của

Thời gian thu

mẫu (thoát nước thải) (thoát nước mưa)

0.1*

(*)TCVN 6773:2000: Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi

(**)TCVN 5945:2005(cột B): Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn nước thải

Nước thải của các doanh nghiệp sau xử lý cục bộ đạt loại B sẽ đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung, nước sau xử lý thải ra môi trường đạt loại A Khảo sát các công ty trong KCN có kết quả sau

Trang 29

Bảng 4.2: Kết quả chất lượng nước thải của các công ty

Chỉ tiêu STT Mẫu

pH BOD5 (mg/l) (mg/l) COD (mg/l) SS

Dầu

mỡ (mg/l)

Coliform (MPN/100ml)

Nguồn: Kiểm soát ô nhiễm 2007- Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa

4.1.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước

4.1.2.1 Nước thải sinh hoạt

Khi đi vào hoạt động, mỗi nhà máy trong KCN đều đã xây riêng cho mình hệ thống xử

lý nước thải sinh hoạt chủ yếu là các bể tự hoại gồm 3 ngăn:

- Ngăn 1: ngăn lắng và phân hủy sơ bộ

- Ngăn 2: lên men yếm khí và là ngăn phân hủy chính

- Ngăn 3: phân hủy yếm khí còn lại và thực hiện chức năng lắng trong

Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại sẽ được đưa vào hệ thống thoát nước chung

để dẫn về trạm xử lý tập trung Vì mỗi nhà máy đều có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nên nước thải sinh hoạt không là vấn đề được quan tâm, chú ý nhiều tại KCN

4.1.1.2 Nước thải công nghiệp

Các nhà máy trong KCN Suối Dầu đa phần tập trung vào ngành chế biến thủy sản là chủ yếu vì vậy lượng nước thải chứa hàm lượng BOD, COD và chất lơ lửng là rất cao Ngoài

ra nước thải của ngành song mây tuy số lượng không lớn nhưng cũng đáng được quan tâm vì hóa chất được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến sản phẩm

Hiện nay trong địa bàn KCN có 32 doanh nghiệp thì 10 doanh nghiệp đã đăng ký đấu nối với hệ thống xử lý nước thải của Xí nghiệp Phát triển Hạ tầng

Trang 30

Theo kết quả báo cáo hiện trạng môi trường của năm 2006 và năm 2007 của KCN Suối Dầu trong 3 năm ta có thể thấy được diễn biến của các chỉ tiêu của nước thải tập trung sau xử lý như sau:

Biểu đồ 4.1: Diễn biến pH, BOD, COD qua 3 năm tại cống Ông Của

DIỄN BIẾN pH, BOD, COD QUA 3 NĂM TẠI CỐNG

Biểu đồ 4.2: Diễn biến pH, BOD, COD qua 3 năm tại cống Bàu Cỏ

DIỄN BIẾN pH, BOD, COD QUA 3 NĂM TẠI CỐNG

năm 2005 tại hai điểm lấy mẫu

- Chỉ tiêu pH của năm 2007 thấp nhất tại 2 điểm lấy mẫu tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép

- Chỉ tiêu COD của năm 2007 là cao nhất tại cống Ông Của và tại cống Bàu Cỏ thì lượng COD của năm 2007 cao hơn năm 2006 và thấp hơn năm 2005

Trang 31

Biểu đồ 4.3: Diễn biến lượng coliform qua 3 năm tại cống Bàu Cỏ và Ông Của

DIỄN BIẾN LƯỢNG COLIFORM QUA 3 NĂM TẠI

CỐNG BÀU CỎ VÀ ÔNG CỦA

368,000

1,468,2505,396,500

679,000

1,973,250

711,4000

2,000,000

4,000,000

6,000,000

200520062007

- Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn môi trường cho phép Chỉ riêng

chỉ tiêu coliform là cao vượt mức tiêu chuẩn gấp nhiều lần Tại cống Ông Của lượng coliform

năm 2006 là cao nhất, cao gấp 1079 lần so với tiêu chuẩn môi trường cho phép Tại cống Bàu

Cỏ, lượng coliform năm 2005 cao nhất và vượt tiêu chuẩn 293 lần Điều này có thể được lý

giải do nước thải sinh hoạt của các doanh nghiệp sau khi qua bể tự hoại ba ngăn được xả ra hệ

thống nước thải công nghiệp làm lượng coliform tăng cao kèm theo đó là trong qui trình hệ

thống xử lý nước thải việc khử trùng không được thực hiện vì cuối công trình là hồ sinh học

được dùng để nuôi cá

Kết quả khảo sát các công ty trong KCN Suối Dầu có thể thấy

Bảng 4.3: Đánh giá chất lượng nước thải tại các công ty trong KCN

STT Chỉ tiêu Đơn vị TCVN 5945:2005 loại B Số mẫu vượt tiêu chuẩn

- Đối với chỉ tiêu pH: các công ty đều đạt tiêu chuẩn

- Đối với chỉ tiêu BOD5: có 1 công ty không đạt yêu cầu là công ty Hải Vương,

vượt tiêu chuẩn cho phép 1.52 lần, các công ty còn lại đều đạt yêu cầu

- Chỉ tiêu COD: Nước thải cuả 2 công ty vượt tiêu chuẩn là công ty Gallant

Ngày đăng: 15/06/2018, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Đăng (2000). Quản lý môi trường đô thị và KCN. NXB Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường đô thị và KCN
Tác giả: Phạm Ngọc Đăng
Nhà XB: NXB Xây dựng Hà Nội
Năm: 2000
2. Cục Bảo vệ Môi trường (2003). Hỏi đáp về môi trường. NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về môi trường
Tác giả: Cục Bảo vệ Môi trường
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2003
3. Lê Huy Bá (2004). Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2004
9. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thuỳ Dương (2003). Xử lý chất thải hữu cơ. NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý chất thải hữu cơ
Tác giả: Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thuỳ Dương
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2003
4. Bộ KHCN&MT (2002). Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường KCN Khác
5. Sở KHCN&MT TP. Hồ Chí Minh (1999). Nghiên cứu trình diễn và phát triển chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh Khác
6. Sở TN&MT tỉnh Khánh Hoà (2007). Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hoà năm 2007 Khác
7. Sở TN&MT tỉnh Khánh Hoà (2007). Hiện trạng chất thải rắn tỉnh Khánh Hoà năm 2007 Khác
8. Thủ tướng chính phủ (2005). Văn bản số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Khác
10. Trung tâm kỹ thuật nhiệt đới (1997). Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng – kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Suối Dầu Khác
11. UBND tỉnh Khánh Hoà (2003). Quyết định 14/2003/QĐ-UB ngày 28/1/2003 về ban hành quy chế kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà Khác
12. UBND tỉnh Khánh Hoà (2003). Chỉ thị 13/2003/CT-UB ngày 6/5/2003 về việc tổ chức công tác truyền thông hưởng ứng các ngày truyền thông môi trường trong năm 2003 Khác
13. UBND tỉnh Khánh Hoà (2004). Quyết định 165/2004/QĐ-UB ngày 24/8/2004 quy định tâm thời về BVMT đối với các cơ sở chế biến phụ phẩm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà Khác
14. UBND tỉnh Khánh Hoà (2004). Chỉ thị 28/2004/CT-UB ngày 26/8/2004 về việc ban hành chế độ thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w