HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾNTRE 3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT 3.1.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt Thị xã có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, đây là nét đặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BẾN TRE
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TP Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 7 năm 2008
Trang 3ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: DƯƠNG THỊ NGỌC HÂN
Mã số SV: 04127025
Khóa học: 2004 – 2008
1 Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường và đè xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre
2 Nội dung KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu
Hiện trạng môi trường và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre
Đánh giá công tác quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu
Dự báo các chất thải trong những năm tới
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn nghiên cứu
Kiến nghị và kết luận
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: 1/03/2008
Kết thúc: 30/05/2008
4 Họ tên Giáo viên hướng dẫn: KS.NGUYỄN HUY VŨ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2008 Ngày tháng năm 2008
Ban chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nổ lực của bản thân còn nhờ phần lớn vào sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy
cô, gia đình, và những người có liên quan
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã dạy bảo, động viên và là chỗ dựa vững chắc nhất về mặt vật chất lẫn tin thần
Xin chân thành cảm ơn toàn thể giáo viên Khoa Công Nghệ Môi Trường – Đại học Nông Lâm tận tình chỉ bảo tôi trong thời gian học tập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến KS Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, phòng Tài nguyên – Môi trường, đặc biệt xin cảm ơn KS
Đoàn Văn Phúc và KS Đặng Văn Tặng cùng các cô chú, anh chị trong phòng Tài nguyên – Môi trường trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên – Môi trường
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Dương Thị Ngọc Hân
Trang 5Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của thị xã như môi trường nước, không khí và đánh giá công tác quản lý các chất thải trên địa bàn thị xã Từ đó tìm ra được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát địa bàn nghiên cứu, thống kê, đánh giá nhanh…
Nội dung đề tài có 6 chương:
- Chương 1: Đưa ra mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, xã hôi và hệ thống quản lý môi trường trên địa bàn nghiên cứu
- Chương 3: Trình bày hiện trạng môi trường nước mặt, không khí, hiện trạng các chất thải như: nước thải, chất thải rắn và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
- Chương 4: Dựa vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của thị xã dự báo tải lượng ô nhiễm của thị xã đến năm 2010
- Chương 5: Đề xuất các biện pháp tổng hợp về quản lý và công nghệ nhằm giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường
- Chương 6: Đưa ra kết luận các vấn đề về môi trường, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giải quyết các vấn đề này
Qua kết quả điều tra nghiên cứu, môi trường trên địa bàn thị xã ô nhiễm khá trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng Nguyên nhân chính là do công tác quản lý các chất thải trong sản xuất, sinh hoạt chưa tốt, các chất thải thải bừa bãi xuống các sông, kênh rạch
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined 1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Mục tiêu của đề tài Error! Bookmark not defined 1.2.2 Phạm vi đề tài Error! Bookmark not defined.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 1.4 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – THỊ XÃ BẾN TRE Error! Bookmark not defined.
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Vị trí địa lý Error! Bookmark not defined 2.1.2 Địa hình Error! Bookmark not defined 2.1.3 Đất đai Error! Bookmark not defined 2.1.4 Khí tượng thủy văn Error! Bookmark not defined.
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Dân số và tổ chức hành chính Error! Bookmark not defined 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế Error! Bookmark not defined 2.2.3 Tình hình phát triển xã hội Error! Bookmark not defined.
2.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TREError! Bookmark not defined.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức Error! Bookmark not defined 2.3.2 Vị trí và chức năng Error! Bookmark not defined 2.3.3 Nhiệm vụ Sở Tài Nguyên và Môi Trường Error! Bookmark not defined 2.3.4 Nhiệm vụ Phòng Tài nguyên - Môi trường Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾNTREError! Bookmark not defined.
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt Error! Bookmark not defined 3.1.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt Error! Bookmark not defined 3.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chính Error! Bookmark not defined 3.1.4 Tác hại của ô nhiễm nước mặt Error! Bookmark not defined.
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Chất lượng môi trường không khí Error! Bookmark not defined 3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí Error! Bookmark not defined.
3.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Hiện trạng nước thải đô thị Error! Bookmark not defined 3.3.1.1 Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị Error! Bookmark not defined 3.3.1.2 Công tác thu gom, xử lý nước thải đô thị Error! Bookmark not defined 3.3.1.3 Đánh giá ô nhiễm – công tác quản lý nước thải đô thị Error! Bookmark not defined 3.3.2 Nước thải trong hoạt động sản xuất Error! Bookmark not defined 3.3.2.1 Tình hình sản xuất Error! Bookmark not defined 3.3.2.2 Lưu lượng, thành phần nước thải sản xuất Error! Bookmark not defined.
a Lưu lượng nước thải sản xuất Error! Bookmark not defined.
b Thành phần ô nhiễm nước thải sản xuất Error! Bookmark not defined 3.3.2.3 Tình hình quản lý, xử lý nước thải sản xuất Error! Bookmark not defined 3.3.2.4 Đánh giá mức độ gây ô nhiễm nước thải sản xuất Error! Bookmark not defined 3.3.3 Nước thải chăn nuôi Error! Bookmark not defined 3.3.3.1 Tình hình chăn nuôi Error! Bookmark not defined 3.3.3.2 Lượng lựu và thành phần nước thải trong chăn nuôi Error! Bookmark not defined 3.3.3.3 Đánh giá ô nhiễm nước thải chăn nuôi Error! Bookmark not defined.
3.4 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt Error! Bookmark not defined 3.4.1.1 Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Error! Bookmark not defined 3.4.1.2 Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Error! Bookmark not defined 3.4.1.3 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt Error! Bookmark not defined 3.4.1.4 Đánh giá ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt Error! Bookmark not defined 3.4.2 Chất thải rắn trong hoạt động sản xuất Error! Bookmark not defined 3.4.3 Chất thải nguy hại Error! Bookmark not defined 3.4.3.1 Chất thải công nghiệp nguy hại Error! Bookmark not defined 3.4.3.2 Chất thải y tế nguy hại Error! Bookmark not defined 3.4.4 Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn Error! Bookmark not defined 3.4.4.1 Đối với sức khoẻ cộng đồng Error! Bookmark not defined.
Trang 73.4.4.2 Đối với hệ sinh thái Error! Bookmark not defined.
3.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ XÃ Error! Bookmark not defined.
3.5.1 Công tác xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường Error! Bookmark not defined.
3.5.2 Thu phí bảo vệ môi trường Error! Bookmark not defined.
3.5.4 Công tác thanh tra, kiểm tra Error! Bookmark not defined.
3.5.4 Công tác quan trắc môi trường Error! Bookmark not defined.
3.5.5 Các biện pháp phối hợp khác Error! Bookmark not defined.
3.6 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ XÃ BẾN TRE Error! Bookmark not defined.
3.6.1 Ô nhiễm nguồn nước Error! Bookmark not defined.
3.6.2 Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển đô thị Error! Bookmark not defined.
3.6.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất Error! Bookmark not defined.
3.6.5 Các vấn đề môi trường do chăn nuôi Error! Bookmark not defined.
3.6.6 Ý thức của người dân Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE ĐẾN NĂM 2010Error! Bookmar
4.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN NĂM 2010 Error! Bookmark not defined.
4.2 DỰ SỐ DÂN SỐ THỊ XÃ NĂM 2010 Error! Bookmark not defined.
4.3 DỰ BÁO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC THẢI Error! Bookmark not defined.
4.3.1 Dự báo nước thải sinh hoạt Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Dự báo nước thải công nghiệp Error! Bookmark not defined.
4.4 DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGError! Bookmark not define
5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Error! Bookmark not defined.
5.1.1 Về quy hoạch – di dời Error! Bookmark not defined.
5.1.2 Cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Error! Bookmark not defined.
5.1.3 Giám sát chất lượng môi trường Error! Bookmark not defined.
5.1.5 Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân Error! Bookmark not defined.
5.2 CÁC BIỆN PHÁP KINH TẾ Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp Error! Bookmark not defined.
5.2.2 Áp dụng phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn công nghiệp Error! Bookmark not defined.
5.2.3 Nhãn môi trường Error! Bookmark not defined.
5.3 CÁC BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ Error! Bookmark not defined.
5.3.1 Xây dựng nhà máy nước cấp Error! Bookmark not defined.
5.3.2 Xây dựng hệ thống thu gom và xử lí nước thải sinh hoạt Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
6.1 KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
6.2 KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
PHỤC LỤC A: BIỂU ĐỒ VÀ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN
PHỤC LỤC B: CÁC BẢNG BIỂU
PHỤC LỤC C: CÁC HÌNH ẢNH
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 3-6 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC THỊ XÃ BẾN TRE 15
BẢNG 3- 7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ 18
BẢNG 3-9 MỘT SỐ NGÀNH PHÁT SINH NHIỀU NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE 20
BẢNG 3-10 CÁC CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE 20
BẢNG 3-11 BẢNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM TRONG CHĂN NUÔI 22
BẢNG 3-12 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC 23
BẢNG 3-13 THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 24
BẢNG 3-14 KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 26
BẢNG 3-15 SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 28
BẢNG 3-16 MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT 28
BẢNG 3-18 CÁC NHÀ MÁY, XÍ NGHIỆP ĐÓNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ 29
BẢNG 4-1 DỰ BÁO DÂN SỐ THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010 33
BẢNG 4-2 DỰ BÁO NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010 35
BẢNG 4-3 QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CCN BÌNH PHÚ 36
BẢNG 4-4 SỰ PHÂN BỐ NGÀNH NGHỀ TRONG CCN BÌNH PHÚ 37
BảNG 4-5 BẢNG DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007-2010 37
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3-1 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BOD TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM
2007 8
BIỂU ĐỒ 3-2 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN SS TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 9
BIỂU ĐỒ 3-3 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN NH 4 TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 10
BIỂU ĐỒ 3-4 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN COLIFORM TRÊN CÁC SÔNG RẠCH CHÍNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 11
BIỂU ĐỒ 4-1 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO DÂN SỐ THỊ XÃ BẾN TRE NĂM 2007 – 2010 34
BIỂU ĐỒ 4-2 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT NĂM 2008 – 2010 34
BIỂU ĐỒ 4-3 BIỂU ĐỒ DỰ BÁO NƯỚC THẢI SINH HOẠT NĂM 2007 – 2009 36
BIỂU ĐỒ 4-4 BIỂU ĐỒ BIỂU DIỄN DÂN SỐ GIỮA KHU VỰC DÔ THỊ VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN 38
DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 1-1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE 6
HÌNH 3- 1 KÊNH CHÍNH TẾ THUỘC XÃ PHÚ KHƯƠNG 13
HÌNH 3-2 MƯƠNG DỌC ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN TƯ, PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE 13
HÌNH 3-3 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN BỤI LƠ LỬNG TRONG KHÔNG KHÍ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 18
HÌNH 3-4 BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN PM10 TRONG KHÔNG KHÍ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2007 19
HÌNH 3-5 MƯƠNG THOÁT NƯỚC Ở HẺM 30/4, PHƯỜNG 4, THỊ XÃ BẾN TRE 21
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
BOD Nhu cầu ôxy sinh học
CCN Cụm công nghiệp
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTR-CN Chất thải rắn công nghiệp
CTR-SH Chất thải rắn sinh hoạt
HĐND Hội Đồng Nhân Dân
KCN Khu công nghiệp
Trang 11Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội luôn phải gắn liền với giải quyết ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự nóng bỏng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và ngành TNMT hết sức quan tâm, vì vậy để phát triển kinh tế bền vững cần hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường đó chính là mục tiêu hàng đầu của ngành Tài nguyên và Môi trường
Do đó, công tác điều tra hiện trạng môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Bến Tre là rấ cần thiết.Từ đó, đề xuất các giải pháp kiểm soát, ngăn
ô nhiễm môi trường một cách hợp lý, tương thích với những yêu cầu về môi trường hiện nay của thị xã
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị
xã Bến Tre” với mục đích kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao hiệu quả công tác quản lý
môi trường trên địa bàn thị xã
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường tại thị xã Bến Tre
Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại địa phương
Đề xuất các biện pháp và kỹ thuật trong công tác quản lý môi trường nhằm nầng cao hiệu quả quản lý và chất lượng môi trường thị xã Bến Tre
1.2.2 Phạm vi đề tài
Phạm vi về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bến Tre, thuộc tỉnh Bến
Tre
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008
Giới hạn về nội dung: Do thời gian có hạn chỉ tập trung đánh giá hiện trạng môi
trường nước mặt, không khí và các nguồn gây ô nhiễm chính: nước thải, chất thải rắn, không khí trong khu vực đô thị của thị xã
Trang 121.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tham khảo tài liệu về các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
Phương pháp thu thập số liệu từ phòng Quản lý Môi trường ở tỉnh Bến Tre
Phương pháp phân tích đánh giá nhanh hiện trang môi trường
Phương pháp khảo sát trực tiếp
1.4 CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều đơn vị:
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bến Tre
Phòng Tài nguyên & Môi trường thị xã Bến Tre
Các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị xã Bến Tre
Công ty Công trình Đô thị Bến Tre
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU – THỊ XÃ BẾN TRE
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Bến Tre là trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh Bến Tre Có vị trí địa lý gần như
là trung tâm của tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp với sông Hàm Luông, phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Giồng Trôm, phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện Châu Thành
Được giới hạn bởi các tọa độ địa lý như sau:
từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Vùng hơi thấp có độ cao nhỏ hơn 1 mét
Vùng trung bình có độ cao từ 1 đến 2 mét, chỉ ngập khi triều cường vào các tháng 9 –
12, diện tích là 165 ha
Vùng cao từ 2 đến 5 mét chiếm khoảng 7% diện tích
2.1.3 Đất đai
Thị xã Bến Tre có diện tích tự nhiên của thị xã là 6.472 ha
Đất nông nghiệp có diện tích là 4.926 ha chiếm 73,06% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Trong đó diện tích đất trồng cây là 4.874 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 4 ha và một phần đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp có diện tích là 1.815 ha chiếm 28,04% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Trong đó đất ở là 464 ha, đất chuyên dùng có diện tích là 596 ha, đất dùng cho giao thông là 18 ha, đất nghĩa trang là 31 ha, diện tích mặt nước là 706 ha
2.1.4 Khí tượng thủy văn
Thị xã Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của biển, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ bình quân là 270C, cao nhất là 30,10C và thấp nhất là 24,10C
Lượng mưa bình quân trong năm không cao 1.573,1 mm Lượng mưa cao nhất 1.917,2
Trang 14Thị xã Bến Tre có 9 phường, 6 xã Các phường của thị xã là: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường Phú Khương, trong
đó phường 2, phường 3, phường Phú Khương là trung tâm của thị xã Các xã của thị xã là: xã Sơn Đông, xã Bình Phú, xã Mỹ Thạnh An, xã Phú Nhuận, xã Nhơn Thạnh, xã Phú Khương
Bảng đồ ranh giới hành chính của thị xã Bến Tre được trình bày trong Phụ lục A
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
Với sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của đảng bộ và nhân dân thị
xã, vài năm trở lại đây bộ mặt của thị xã đã có bước đổi mới vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, xã hội, an ninh trật tự cho đến xây dựng, quản lý đô thị và củng cố hệ thống chính trị Bằng nhiều nguồn vốn, các công trình lớn như cầu Bến Tre 2, đại lộ Đồng Khởi, công viên hồ Trúc Giang, đường tránh quốc lộ 60 đều đã hoàn thành Các khu dân cư Ao Sen Chợ Chùa, Sao Mai, Bạch Đằng 4,… các chợ thị xã, chợ khu vực và chợ phường, xã được nâng cấp, xây dựng mới; công sở một số cơ quan ngành tỉnh, thị xã, trường học, trạm y tế, hệ thống thoát nước, bưu chính viễn thông,… đã làm thay đổi nhanh diện mạo thị xã, bộ mặt đô thị thị
xã ngày càng hiện đại, văn minh, lịch sự hơn so với trước
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã là 15,89%, thu nhập bình quân đầu người là 19,75 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 2,74% Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thị chiếm gần 98% Cơ cấu kinh tế thị xã đang chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp
Về mặt thương mại, dịch vụ: Các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển khá mạnh,
chất lượng không ngừng tăng lên, phục vụ thiết thực cho sản xuất và nâng cao đời sống của người dân Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2007 ước đạt 5.304,625 tỷ đồng, tăng 26% so năm 2006 Các chợ thị xã, chợ khu vực và chợ phường, xã được nâng cấp, xây dựng mới, thị xã có 2 trung tâm thương mại lớn là chợ Bến Tre và chợ Phường 3, năm
2007 đã đưa vào hoạt động chợ đầu mối phường 8, đang triển khai thi công chợ Sơn Đông Hoạt động du lịch từng bước phát triển, đặc biệt là du kịch sinh thái, các điểm du lịch phía Nam sông Bến Tre tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô và đa dạng các loại hình để thu hút khách
du lịch như: cơ sở Lan Vương II, Bảo Châu, Hai Chi…Hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ phòng trọ của thị xã phát triển khá mạnh đám ứng đủ nhu cầu khách du lịch cũng như nhu cầu của người dân đô thị, trong đó vừa xây xong khách sạn Hàm Luông đạt tiêu chuẩn ba sao.Về vần tải vẫn tiếp tục hoạt động khắp trên các tuyến đường trong và ngoài tỉnh, tỉ lệ hành khách công cộng đạt 5,55%
Về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp
– tiểu thủ công nghiệp năm 2007 ước 1.447,9 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 14,17% Một số ngành khá phát triển như: may mặc, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, thạch dừa, kẹo dừa, cơm dừa nạo sấy… Tuy nhiên một số ngành sản xuất có sản lượng giảm do thị trường tiêu thụ chậm, giá nguyên liệu tăng như: thuốc là điếu, gạch xây dựng, chỉ sơ dừa, dầu dừa Công tác vận động xây dựng làng nghề được chú trọng, tỉnh đã công nhận 2 làng nghề ở thị xã là: làng nghề kẹo dừa – thạch dừa, làng nghề dệt chiếu
Sản xuất nông nghiệp: Tập trung chuyển hướng theo hướng tăng năng suất chất
lượng, hiệu quả, kết hợp các mô hình trồng xen, nuôi xen… mang lai hiệu quả kinh tế đáng
kể Diện tích trồng cây ăn trái hiện có 1.980 ha, diện tích vườn dừa 1.435,75 ha, tổng diện tích gieo 3 vụ lúa 1.986 ha Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản năm 2007 (giá cố định) ước 119,5 tỷ đồng
Trang 152.2.3 Tình hình phát triển xã hội
Đi đôi với việc phát triển kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng có nhiều tiến bộ Phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển không ngừng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Mạng lưới giáo dục, y tế đáp ứng nhu cầu học tập, phòng trị bệnh cho nhân dân An ninh – chính trị
ổn định, phạm pháp hình sự, tại nạn giao thông được kéo giảm Hệ thống chính trị được tập trung củng cố, kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị
Giáo dục – đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học Chương trình kiên cố
trường lớp tiếp tục được triển khai, hiện thị xã có 5/38 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia Học sinh bỏ học bậc tiểu học 0,14%, bậc trung học cơ sở là 0,11% Xã hội hóa giáo dục được tăng cường, 15/15 phường, xã đã lập trung tâm học tập cộng đồng Công tác giáo dục phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì được duy trì, phát triển Năm 2007, thị xã có 5/15 phường, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học (từ phường 1 đến phường 5)
Văn hóa thông tin – thể dục thể thao, truyền thanh: Công tác tuyên truyền được
thực hiện thường xuyên và liên tục, bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng thời điểm, góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
đi vào cuộc sống của người dân Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì
và phát triển Năm 2007, thị xã có số hộ được công nhận gia đình văn hóa là 25.348 hộ, có 6/15 phường, xã văn hóa, có 5/13 chợ được công nhận đạt chuẩn văn hóa, có 9 tuyến đường được công nhận đạt chuẩn văn minh Phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển, hiện có
44,4% người tập thể dục thường xuyên
Y tế: Mạng lưới y tế dược củng cố và tăng cường, tính đến nay toàn thị xã có 10/15
xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế Việc chăm sóc trẻ được các gia đình quan tâm, số trẻ suy dinh dưỡng năm 2007 là 791/6.881 trẻ, chiếm tỷ lệ 11,49%
An ninh – quốc phòng: An ninh chính trị được giữ vững, đã kiềm chế và giảm được
phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội tai nạn giao thông Số lượng và chất lượng dân quân tự vệ ngày càng cao, lực lượng dân quân tự vệ chiếm tỷ lệ 2,57% so với dân số Công tác giải quyết khuyến nại, tố cáo được quan tâm đã giải quyết đạt tỷ lệ 95,03% so với số đơn tiếp nhận
Lao động – thương binh và xã hội: Giải quyết việc làm cho 2.650 lao động, trong đó
qua đào tạo ước 28,33% ( thông kê 2007) Công tác đền ơn đáp nghĩa các đối tượng chính sách, hộ nghèo được quan tâm, xây dựng nhiều nhà tình thương Năm 2007, hộ nghèo ở thị xã Bến Tre còn 756 hộ, chiếm tỷ lệ 2,74%
Trang 162.3 TỔNG QUAN VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẾN TRE
2.3.2 Vị trí và chức năng
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiêp vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường
2.3.3 Nhiệm vụ Sở Tài Nguyên và Môi Trường
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) ở địa phương theo phân cấp của chính phủ
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm về tài nguyên, môi trường phù hợp với quy hoạch và tổng thể phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
o Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
tin TN
và MT
Thanh tra Sở
Phòng Tài nguyên – Môi trường
Phòng Quản
lý đất đai
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
Đoàn công tác liênngành
Trung tâm Kỷ thuật TN-
MT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Hình 1-1 Sơ đồ tổ chức của Sở Tài Nguyên và Môi Trương tỉnh Bến Tre
Trang 17o Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch,
kế hoạch sau khi được duyệt Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin
về tài nguyên, môi trường
o Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật
o Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên, môi trường ở cấp huyện và cấp xã
2.3.4 Nhiệm vụ Phòng Tài nguyên - Môi trường
o Giúp Lãnh đạo Sở tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật
o Tham mưu cho lãnh đạo Sở trong việc lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm lực trạm quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
o Tổ chức triển khai việc thu phí môi trường theo quy định của pháp luật
o Giúp Lãnh đạo Sở trong việc tổ chức tuyên truyền về môi trường rộng rãi trong toàn dân vào các dịp lễ, ngày môi trường …
o Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về môi trường cho các huyện, thị theo kế hoạch đã được phê duyệt
o Giúp Lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, hoặc thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật
o Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Sở chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình chính phủ xem xét quyết định
o Giúp lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động, điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hiện
o Giúp lãnh đạo Sở thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép của các công trình khí tượng thuỷ văn chuyên dùng tại địa phương, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép
o Tổ chức việc điều tra cơ bản, kiểm tra, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của
Bộ Tài nguyên và Môi tưuờng
o Tham gia xây dựng phương án phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh
Trang 18CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BẾNTRE
3.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nguồn nước mặt
Thị xã có hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, đây là nét đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ Diện tích mặt nước của thị xã khá lớn 706 ha, chiếm 10,9% diện tích thị xã
Trên địa bàn thị xã Bến Tre có hai sông lớn chảy qua là sông Bến Tre chảy qua trung tâm thị xã dài 15 Km và sông Hàm Luông chảy qua thị xã dài 20 Km Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có 26 con kênh với tổng chiều dài là 36 km Trung tâm thị xã Bến Tre nằm giữa hai con rạch lớn là rạch Kiến Vàng và rạch Cá Lóc Cả hai rạch này đều đổ vào sông Bến Tre là nhánh sông nối với sông Hàm Luông đổ ra biển Đông Một số kênh rạch lớn trên địa bàn thị
xã được trình bày trong Phụ lục B, Bảng 3-1
Hằng năm, thị xã tiến hành quan trắc chất lượng nước trên các con sông, kênh rạch
chảy qua thị xã Kết quả phân tích chất lượng nước qua các năm được trình bày trong Phụ lục
B, Bảng 3-2 Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong Phụ lục B, Bảng 3-2 ta có được
các biểu đồ diễn biến các chỉ tiêu chất lượng nước như sau:
Cầu Cái Cá
Cầu Cá Lóc
Cầu Gò Đàn
Cầu Bà Mụ Rạch Bình
Nguyên
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-1 Biểu đồ diễn biến BOD trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007
Từ biểu đồ Biểu đồ 3-1 cho thấy diễn biến nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu khá
phức tạp Năm 2005 nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu đều vượt TCVN 5942 – 1995 (loại
A, <4mg/l) và dao động từ 4 mg/l đến 8mg/l cao gấp 1 đến 2 lần so với tiêu chuẩn, và cao nhất là rạch Bình Nguyên cao gấp 2 lần so với TCVN 5942 – 1995 (loại A, BOD<4mg/l)
Năm 2006, nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu dao động từ 5mg/l đến 9,5mg/l cao gấp 1,25 đến 2,375 lần so với tiêu chuẩn nước mặt loại A (TCVN 5942 – 1995) và điểm thu mẫu có nồng độ cao nhất là cầu Sân Bay, và cầu Bà Mụ Như vậy, nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu trong năm 2006 điều cao hơn so với năm 2005
Năm 2007, nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu dao động từ 3mg/l đến 4,5mg/l, đa số các điểm thu mẫu điều nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (loại A), chỉ có cầu Bà Mụ là vượt tiêu chuẩn và gấp 1,125 lần so với tiêu chuẩn Như vậy, nồng độ BOD tai các điểm thu mẫu trong năm 2007 điều thấp hơn năm 2005, năm 2006
TCVN
5942-1995
Loại A
Trang 19Nồng độ BOD tại các điểm thu mẫu trong năm 2007 thấp hơn những năm trước là do vấn đề môi trường ở thị xã Bến Tre ngày được quan tâm nhiều hơn Ý thức người dân được nâng cao, hạn chế tình trạng thải rác sinh hoạt xuống các sông, kênh rạch Trong năm 2006, nhiều cơ sơ sản xuất cũng chú trọng nhiều hơn vào vấn đề môi trường, các cở sở nhỏ đầu tư xây dựng bể tự hoại để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, các nhà máy xí nghiệp tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh Do đó, năm 2007 môi trường tại thị xã được cải thiện hơn những năm trước, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước cũng giảm so với những năm trước
Chỉ tiêu SS (mg/l):
SS (mg/l)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Cầu Sân Bay
Cầu Cái Cá Cầu Cá
Lóc
Cầu Gò Đàn
Cầu Bà Mụ Rạch Bình
Nguyên
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-2 Biểu đồ diễn biến SS trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007
Đa số các điểm thu mẫu trong các năm gần đây bị ô nhiễm SS nặng, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu qua các năm điều cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn nước mặt TCVN
5942 – 1995 (loại A, SS< 20mg/l)
Năm 2005, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu dao động từ 52mg/l đến 90mg/l, gấp 2,6 đến 4,5 lần so với tiêu chuẩn, và nồng độ SS cao nhất do được ở rạch Bình Nguyên, thấp ở cấu Cá Lóc, cầu Gò Đàn Như vậy, ở các điểm thu mẫu bị ô nhiễm các chất lơ lửng cao
Năm 2006, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu dao động từ 46,5 mg/l đến 80 mg/l, gấp 2,325 đến 4 lần so với tiêu chuẩn, nồng độ SS cao nhất ở rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu
Cá Lóc Phần lớn tại các điểm thu mẫu trong năm 2006 điều có nồng độ thấp hơn năm 2005, chỉ có 2 điểm thu mẫu có SS cao hơn năm 2005 là: cầu Sân Bay cao gấp 1,14 lần, cầu Gò Đàn cao gấp 1,47 lần
Năm 2007, nồng độ SS dao động từ 22mg/l đến 70,5mg/l, gấp 1,1 đến 3,53 lần so với tiêu chuẩn, nồng độ SS cao nhất là rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu Cá Lóc Như vậy, nồng độ SS tại các điểm thu mẫu thấp hơn các năm trước, điều này có nghĩa là tại các điểm thu mẫu mức độ ô nhiễm SS có chiều hướng giảm xuống
Như vậy qua, các năm quan trắc từ năm 2005, năm 2006, năm 2007 nồng độ SS tại các điêm thu mẫu có xu hướng giảm dần theo hướng có lợi cho môi trường, tuy nhiên nồng độ
SS ở các điểm thu mẫu vẫn còn quá cao so với tiêu chuẩn cho phép
Rạch Bình Nguyên bị ô nhiễm SS nặng, trong các lần quan trắc có nồng độ SS luôn cao hơn những điểm thu mẫu khác Rạch Bình Nguyên nằm giữa là rạch Sơn Đông và rạch
TCVN
5942-1995
Loại A
Trang 20Cái Cá Phía Tây, rạch Sơn Đông đổ ra kênh Thương Binh, phía Đông rạch cái cá đổ ra sông Bến Tre Như vậy, rạch Bình Nguyên chịu ảnh hưởng thủy triều của kênh Thương Binh và sông Bến Tre, tức là khi thủy triều xuống nước trong rạch Bình Nguyên sẽ đổ ra kênh Thương Binh và sông Bến Tre, khi thủy triều lên nước từ kênh Thương Binh và sông Bến Tre sẽ đổ vào rạch Bình Nguyên Do đặc điểm thủy triều của miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long là bán nhật triều không đều và do rạch Bình Nguyên nằm cách xa nguồn thoát nước và tiếp nước nên nước trong rạch Bình Nguyên luôn ứng đọng, khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm rất thấp Do vậy, rạch Bình Nguyên có thông số ô nhiễm rất cao và cao hơn so với các con rạch khác trên địa bàn thị xã
Cầu Cá Lóc có nồng độ SS thấp hơn những nơi khác, do vị trí thu mẫu nằm cuối con rạch, nơi rạch Cá Lóc đổ vào sông Bến Tre có chế độ thủy triều mạnh, mức độ khyếu tán các chất ô nhiễm mạnh nên mức độ ô nhiễm SS tại vị trí này thấp hơn những khu vực khác
Chỉ tiêu NH 4 + (mg/l):
NH 4 (mg/l)
0 0.1
Cầu Cái Cá
Cầu Cá Lóc
Cầu Gò Đàn
Cầu Bà Mụ
Rạch Bình Nguyên
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-3 Biểu đồ diễn biến NH 4 + trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007
Năm 2005, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,012 mg/l đến 0,22 mg/l, có nhiều điểm thu mẫu có nồng độ NH4 nằm trong giới hạn cho phép so với tiêu chuẩn TCVN 5942–1995 (Loại A, <0,05 mg/l) như: cầu Cái Cá (0,014 mg/l), cầu Cá Lóc (0,014 mg/l), cầu Gò Đàn (0,012 mg/l), điểm có nồng độ NH4+ cao nhất là ở rạch Bình Nguyên gấp 4,4 lần so với tiêu chuẩn Nhìn chung, mức độ ô nhiễm NH4+ tại các điểm thu mẫu không cao, nhiều nơi đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A, chỉ có rạch Bình Nguyên là ô nhiễm hơn những nơi khác
Năm 2006, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,051 mg/l đến 0,31 mg/l, gấp 1,02 đến 6,2 lần so với tiêu chuẩn TCVN 594 –1995 (Loại A, 0,05 mg/l) Như vậy, nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu điều vượt tiêu chuẩn cho phép, nồng độ NH4+ cao nhất là rạch Bình Nguyên, thấp nhất là cầu Gò Đàn Nồng độ NH4+ tại các điểm thu mẫu điều cao hơn năm 2005 như cầu Cái Cá cao hơn gấp 8,9 lần so với năm 2005
Năm 2007, tất cả các điểm thu mẫu điều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942–1995 (Loại A, 0.05 mg/l), nồng độ NH4+ dao động từ 0,12 mg/l đến 0,62 mg/l, gấp 2,4 đến 12,4 lần so với tiêu chuẩn Như vậy, nồng độ NH4 tại các điểm thu mẫu trong năm 2007 tăng cao đột ngột so với các năm trước như: cầu Cá Lóc cao gấp 6,3 lần, cầu Sân Bay cao gấp 4,6 lần so với lần quan trắc trong năm 2006
TCVN
5942-1995
Loại A
Trang 21Chỉ tiêu Coliform (MPN/100ml)
Coliform(MPN/100ml)
0 20000
Cầu Cái Cá
Cầu Cá Lóc
Cầu Gò Đàn
Cầu Bà Mụ
Rạch Bình Nguyên
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-4 Biểu đồ diễn biến Coliform trên các sông rạch chính từ năm 2005 đến năm 2007
Qua biểu đồ Biểu đồ 3-4 cho thấy đa số các điểm thu mẫu điều bị ô nhiễm nặng
Coliform, chỉ tiêu Coliform tại các điểm thu mẫu cao hơn chục lần so với TCVN 5942 – 1995 (Loại A, 5000 MPN/100ml)
Năm 2005, mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu dao động từ 78.000 MPN/100ml đến 175.000 MPN/100ml, cao gấp 15,6 đến 35 lần so với tiêu chuẩn Như vậy, tất cả các điểm thu mẫu có mật độ Coliform điều vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn, mật độ Coliform cao nhất ở điểm thu mẫu cầu Cá Lóc, thấp nhất cầu Cái Cá
Năm 2006, mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu dao động từ10.150 MPN/100ml đến 150.000 MPN/100ml, cao gấp 2,03 đến 30 lần so với tiêu chuẩn, mật độ Coliform cao nhất ở cầu Sân Bay, thấp nhất cầu Cái Cá Mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu trong năm
2006 hầu như thấp hơn so với năm trước, có những nơi mật độ Coliform giảm mạnh như: cầu Cái Cá giảm xuống 6,7 lần, cầu Cá Lóc giảm 6,9 lần so mật độ Coliform năm 2005
Năm 2007, mật độ Coliform dao động từ 17.500 MPN/100ml đến 166.500 MPN/100ml, cao gấp 3,5 đến 33,3 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942–1995 (Loại A, 5000 MPN/100ml) Đa số các điểm thu mẫu trong năm 2007 có mật độ Coliform cao hơn năm
2006 nhưng thấp hơn năm 2005, chỉ có hai điểm thu mẫu có chỉ số Coliform thấp hơn năm
2006 đó là: cầu Sân Bay thấp hơn 1,9 lần, cầu Cá Lóc thấp hơn 1,5 lần
Mật độ Coliform tại các điểm thu mẫu diễn biến qua các năm khá phức tạp, từ năm
2005 đến năm 2006 mật độ Coliform có chiều hướng giảm xuống, nhưng lại có chiều hướng tăng lên trong năm 2007
TCVN
5942-1995
Loại A
Trang 223.1.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt
Các con kênh rạch trên địa bàn thị xã ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu
cơ và vi sinh Trong năm 2007, nồng độ BOD, SS tại một số con kênh, rạch có xu hướng giảm hơn những năm trước do công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã ngày càng được nâng cao, tuy nhiên nồng độ ô nhiễm tại các côn kênh rạch này vẫn còn cao so với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995 (loại A)
Các nguồn nước mặt bị ô nhiễm SS cao Nguyên nhân chính là do đặc thù của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, các con sông, kênh rạch nơi đây luôn chứa một lượng lớn phù sa từ các khu vực thượng nguồn đổ về, ngoài ra còn do vệc xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, nước thải sản xuất ra các dòng sông kênh rạch nên làm cho các nguồn nước nơi đây bị nhiễm SS cao
Đặc biệt các nguồn nước mặt trên địa bàn thị xã bị nhiễm vi sinh nặng, có nơi cao gấp vài chục lần so với tiêu chuẩn Ngyên nhân là do nước thải chăn nuôi trên địa bàn thị xã hầu hết cho xả thải trực tiếp vào các kênh mương gần khu vực chăn nuôi mà không hề qua một công đoạn xử lý nào, nhiều hộ còn xả thải cả phân trực tiếp ra môi trường xung quanh làm cho nguồn nước vừa bị nhiễm vi sinh vừa nhiễm các chất hữu cơ Ngoài ra, nhiều khu vực trên địa bàn thị xã, đặc biệt là khu vực nông thôn của thị xã có tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh rất thấp, vẫn còn tình trạng cầu tiêu cá trên sông, kênh mương góp phần làm cho nguồn nước bị ô nhiễm vi sinh
Dựa vào Phụ lục B, Bảng 3-3, Bảng 3-4,Bảng 3-5 cho thấy nước mặt trên khu vực Thị
xã có sự khác biệt rõ rệt vào mùa mưa và mùa khô, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt vào mùa mưa bị ô nhiễm cao hơn gấp nhiều lần so với mùa khô Nguyên nhân là do nước mưa rửa trôi nhiều đất, cát, rác xuống các sông, kênh rạch làm nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng vào mùa mưa, do các chất bẩn từ thượng nguồn đổ về làm cho nồng độ chất bẩn trong nước tăng cao trong mùa mưa Tuy nhiên, chỉ có mật độ Coliform trong mùa mưa thấp thấp hơn trong mùa khô, nguyên nhân do quá trình pha loãng của nước mưa làm cho mật độ Coliform giảm xuống
Thị xã nằm ở hạ nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông nên vào mùa khô các sông thường bị nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển vào tháng 2, tháng 3, đầu tháng 4 Tại sông Bến Tre độ mặn cao nhất đạt tới 1.300 mg/l gấp 5,2 lần so với qui định ( theo qui định, độ mặn nước sinh hoạt không vượt quá 250 mg/l) Tại Sơn Đông, là nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước Sơn Đông cấp nước chính cho thị xã có độ mặn là 300-600 mg/l gấp 1,2 đến 2,4 lần so với qui định cho phép (quan trắc năm 2007) Trước năm 2006, thị xã Bến Tre luôn thiếu nước ngọt trầm trọng vào các tháng mùa khô, người dân thị xã phải mua nước ngọt từ nơi khác chở để phục vụ chủ yếu cho nấu ăn Tháng 6 năm 2005 nhà máy nước ngầm Hữu Định thuộc huyện Châu Thành đi vào hoạt động với công suất khai thác là 4.000
m3/ngày, mục đích của nhà máy này là khai thác nguồn nước ngầm ổn định để hòa vào hệ thống cấp nước của thị xã nhưng vẫn không đủ giảm độ mặn xuống Năm 2008, Công ty cổ phần cấp thoát nước Bến Tre đã thuê một sà lan có sức chứa 1.000 m3, chở nước ngọt (thô) bổ sung cho nhà máy nước Sơn Đông để giảm độ mặn nước cấp xuống phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn thị xã và các vùng phụ cận
Nhiều kênh rạch nhỏ nằm trong lòng thị xã bị ô nhiễm nặng, nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, nhiều đoạn kênh, mương bị tắt ngẽn do rác thải Nguyên nhân do việc xả thải trực tiếp các chất thải của người dân và các cơ sở sản xuất sống gần khu vực đó, trong đó đáng chú ý nhất là ô nhiễm trên dòng kênh Chính Tế Kênh Chính Tế thuộc phường Phú Khương, thị Bến Tre, được đào từ năm 1967 có chiều dài gần 3 km bắt từ Công ty Dược và Vật tư Y tế Bến Tre đi qua các khu phố 1, 2 và 7 , phường Phú Khương rồi chảy ra rạch cầu
Cá Lóc thuộc khu vực phường 8, thị xã Bến Tre là nguồn cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong khu vực, nhưng nay nó trở thành bãi chứa tất cả các loại chất thải của người dân xung quanh như: rác sinh hoạt, nước thải, các loại xà bần, cây cối, xác chết súc vật….một số hộ dân từ nơi khác cũng đem rác đến đổ xuống kênh làm cho dòng đầy rác, dòng
Trang 23nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, là nơi sinh sống của ruồi, muỗi…gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân nơi đây Con mương dọc trục đường Nguyễn Văn Tư thuộc phường 7
cũng ô nhiễm nặng như kênh Chính Tế, nhiều đoạn trên con mương này tắc nghẽn hoàn toàn
tạo nước tù đọng
Hình 3- 1 Kênh Chính Tế thuộc xã Phú Khương Hình 3-2 Mương dọc đường Nguyễn Văn Tư,
phường 7, thị xã Bến Tre
3.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm chính
Do đặc điểm vị trí địa lý của thị xã Bến Tre là nằm ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long
nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm một phần do các chất bẫn từ thượng nguồn đổ về, một phần
do các nguyên nhân gây ô nhiễm tại chổ
Các nguyên nhân gây ô nhiễm tại chổ:
Trên địa bàn Thị xã, một số cơ sở sản xuất chỉ có hầm xử lý tự hoại đơn giản chủ yếu
để chứa nước thải sau đó thải ra ngoài, còn phần lớn nhiều cơ sở sản xuất thải nước thải trực
tiếp không qua xử lý, cộng với nước thải sinh hoạt từ hệ thống cống, rác sinh hoạt thu gom
không triệt để là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, thị xã chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị, nước thải từ các khu dân cư,
khu vực chợ xả thải trực tiếp ra các sông, kênh rạch trên địa bàn thị xã góp phần làm ô nhiễm
nguồn nước mặt
Người dân nơi đây thường xây nhà trên các kênh rạch, họ thường thải rác thải, nước
thải xuống các kênh rạch gây cản trở dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù, xảy ra quá
trình yếm khí, làm nước có mùi hôi, màu đen…
Khu vực ngoại ô thị xã, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do hoạt động chăn nuôi, rác sinh
hoạt, rác sản xuất nông nghiệp cũng góp phần đáng kể vào việc làm suy thoái chất lượng môi
trường nước Việc người dân sử dụng cầu tiêu trên sông rạch là một trong các nguyên nhân
làm nguồn nước mặt bị nhiễm vi sinh cao
Ngoài ra, các tàu bè đi lại trên cũng làm các sông, kênh rạch bị ô nhiễm chủ yếu là ô
nhiễm xăng dầu
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn chưa cao, gây khó khăn trong việc quản
lý môi trường của tỉnh, đây cũng là nguyên nhân quan trọng tác động tiêu cực đến môi trường
nước
Trang 243.1.4 Tác hại của ô nhiễm nước mặt
Các kênh, rạch trong khu vực Thị xã bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng gây mùi khó chịu, làm mất cảnh quang đô thị
Hằng năm thị xã Bến Tre phải bỏ ra một số tiền lớn cho việc nạo vét lưu thông cống rảnh, làm sạch môi trường, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường
Hiện nay, thị xã có khoảng 79,8% người sử dụng nước cấp, có 20,2% người không được sử dụng nước cấp tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn Thị xã, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của những người này là lấy từ các sông, kênh rạch gần khu vực sinh sống chỉ qua sử lý sơ
bộ bằng phèn rồi đưa vào sử dụng Nếu nguồn nước mặt đã bị nhiễm bẩn để gây nhiều bệnh
về đường ruột như thương hàn, kiết lỵ, dịch tả, viên gan, tiêu chảy… Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn
Nước mặt bị ô nhiễm làm nguồn thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm trầm trọng về
số lượng lẫn chất lượng, việc nuôi trồng thủy gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới nền kinh tế của Thị xã nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung
Trang 253.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.2.1 Chất lượng môi trường không khí
Hàng năm, Sở tiến hành quan trắc chất lượng không khí trên địa bàn thị xã một
lần.Kết quả quan trắc mẫu khí ở một số nơi trọng điểm trên địa bàn thị xã Bến Tre được trình
5937-2005
TB 24 giờ - 0,08 - 0,125 0,2 0,15 0,0015
(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Bến Tre 2007)
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí từ năm 2005 đến năm 2007, tại 08
điểm thu mẫu trong đô thị và ở một số khu dân cư nội ô thị xã Bến Tre so với tiêu chuẩn chất
lượng không khí xung quanh TCVN 5937:2005 cho thấy:
Trang 26Tại các vị trí thu mẫu có các thông số như: CO,O3, NO2, SO2, Pb(x10-4) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, các thông lơ lửng và bụi PM10 vượt quá tiêu chuẩn trung bình trong 1 giờ ở một số nơi như : Bờ hồ Trúc Giang, Chợ Phường 2, Ngã ba Tân Thành
Ngã ba Chợ Dữa
Bờ hồ Trúc Giang
Phà Hàm Luông
Chợ Phường 2
Chợ Ngã Năm
Ngã tư Tân Thành
Trường Cao Đẳng Sư Phạm
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-5 Biểu đồ diễn biến bụi lơ lửng trong không khí từ năm 2005 đến năm 2007
Qua biểu đồ hình 3-5 cho thấy nồng độ bụi tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,13 đến 1,05
mg/m3, nồng bụi cao nhất cao gấp 3,5 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937:2005 tại điểm thu mẫu ngã tư Tân Thành vào năm 2007, nguồn ô nhiễm chính là
do giao thông vì đây là nơi giao nhau của 3 tuyến đường quan trọng của Bến Tre là đại lộ Đồng Khởi, quốc lộ 60, TL 884 và dẫn về trung tâm thị xã và các huyện như Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm, Châu Thành Tại điểm thu mẫu phà Hàm Luông trong những năm thu mẫu gần đây điều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép (< 0,3 mg/m3, TCVN 5937:2005) do điểm thu mẫu này gần sông Hàm Luông nên quá trình khuếch tán không khí tốt dẫn tới nồng độ các chất ô nhiễm không khí thấp
PM10 (mg/m3)
0 0.05
0.1 0.15
0.2 0.25
0.3 0.35
Cầu kênh chẹt Sậy
Ngã ba Chợ Dữa
Bờ hồ Trúc Giang
Phà Hàm Luông
Chợ Phường 2
Chợ Ngã Năm
Ngã tư Tân Thành
Trường Cao Đẳng Sư Phạm
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Biểu đồ 3-6 Biểu đồ diễn biến PM10 trong không khí từ năm 2005 đến năm 2007
Trang 27Nồng độ bụi PM10 tại các điểm thu mẫu dao động từ 0,04 đến 0,3 mg/m3 , nồng độ bụi cao nhất do được vào năm 2006 tại ngã tư Tân Thành cao gấp 2 lần so với TCVN 5937:2005 (trung bình 24 giờ) Năm 2005, có 6/8 điểm thu mẫu vượt tiêu chuẩn, năm 2006 có
2 /8 điểm thu mẫu vượt tiểu chuẩn cho phép đó là: ngã ba Chợ Dữa và ngã tư Tân Thành, đợt thu mẫu vào năm 2007 chỉ còn một điểm thu mẫu vượt tiêu chuẩn đó là ngã ba Chợ Dữa Như vậy, nồng độ bụi PM10 diễn biến theo chiều hướng có lợi cho môi trường, các điểm quan trắc trong năm 2007 điều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép
Nhìn chung, năm 2007 nồng độ bụi và nồng độ PM10 tại các điểm quan trắc thấp hơn những năm trước, nguyên nhân là do tuyến đường Tránh Quốc Lộ 60 đưa vào hoạt động chạy
về các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú Khi thị xã hoàn thành xong tuyến đường Tránh Quốc Lộ
60 đã giảm được một lượng xe lớn chạy ngang qua thị xã, hạn chế ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong khu vực đô thị thị xã
3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí
Qua kết quả phân tích chất lượng không khí tại các khu vực thị xã cho thấy môi trường không khí tại đây còn tương đối sạch, các chỉ tiêu còn nằm trong giới hạn cho phép, do các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh trên địa bàn thị xã nên môi trường không chưa bị ảnh hưởng nhiều khí thải công nghiệp Các nguồn gấy ô nhiễm không khí ở thị xã chủ yếu là hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất gạch ngói
3.3 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI
3.3.1 Hiện trạng nước thải đô thị
3.3.1.1 Lưu lượng và thành phần nước thải đô thị
Lưu lượng nước thải đô thị được tính dựa vào lượng nước cấp cho thị xã Hiện nay, thị
xã có nhà máy nước mặt Sơn Đông được xây dựng năm 1968 với công suất đặt được là 25.000 m3/ngày và nhà máy nước ngầm Hữu Định xây dựng năm 2005 với công suất là 4.000
m3/ngày
Hiện nay, tổng lượng nước thải sinh hoạt trong khu vực đô thị của thị xã Bến Tre khoảng 12.260 m3/ngày bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải chợ, nước thải trong các hoạt động dịch vụ,… trong đó nước thải sinh hoạt là 8866 m3/ngày chiếm 72,3% tổng lượng nước thải đô thị trên địa bàn thị xã Bến Tre (thống kê năm 2008) Nước thải sinh hoạt trong các cơ
sở sản xuất chỉ chiếm 4,45% tổng nước thải sinh hoạt của thị xã
Ngoài ra thị xã còn có 2 bệnh viện là: bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, bệnh viện y học
cổ truyền Trần Văn An với số giường là 900, có hệ số ô nhiễm là 0,275 m3/số giường.ngày, trung bình lượng nước thải ra hằng ngày là 248 m3/ngày
Trong năm 2005, 2006 và 2007 tiến hành phân tích nước thải tại hai khu vực đông dân
cư, kết quả phân tích trong Bảng 3-7
Trang 28Bảng 3- 7 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt đô thị
Địa điểm Năm pH Tổng N (mg/l) Tổng P (mg/l) (mg/l) SS BOD 5
(mg/l)
Coliform MPN/100ml
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 2007)
Ghi chú: Căn cứ vào diện tích hoạt động của chợ, áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6722-2000 mức IV đối
với chợ Sơn Đông và mức II đối với chợ phường III
- Hàm lượng tổng Nitơ trong nước năm 2007 ở hai điểm thu mẫu cao hơn so với các năm trước, đặc biệt tại điểm thu mẫu Chợ Phường 3 hàm lượng ô nhiễm tăng đột biến (năm 2005 là 3,8 mg/l; năm 2006 là 0,64 mg/l và năm 2007 tăng lên 158mg/l)
- Tổng Phospho trong chất thải khu vực Chợ Sơn Đông nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCVN 6722-2000) và thấp hơn so với các lần quan trắc trước, tuy nhiên tại Chợ Phường 3 vào năm 2007 hàm lượng ô nhiễm vượt hơn 1,55 lần
- Chất rắn lơ lửng (SS) tại khu vực Chợ Phường 3 đều cao hơn so với tiêu chuẩn cho
phép (TCVN 6722-2000), rất cao ở kỳ lấy mẫu năm 2005 cao gấp 4,4 lần so với tiêu
chuẩn, thấp lại năm 2006 và sau đó lại tăng cao xấp xỉ năm 2005 vào lần thu mẫu năm
2007 Chợ Sơn Đông có SS vượt tiêu chuẩn năm 2005, các năm sau đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép
- Nhìn chung chợ Sơn Đông có BOD5 đạt tiêu chuẩn mức IV (TCVN 6722 – 2000) Chợ Phường 3 vào năm 2005 có BOD5 vượt hơn 11,67 lần so với tiêu chuẩn, năm
2006 vượt 2 lần, năm 2007 vượt 8 lần so với tiêu chuẩn (TCVN 6722 – 2000) Như vậy, chợ phường 3 ô nhiễm BOD5 rất nặng
- Vi sinh trong các mẫu phân tích tại hai khu vực đều vượt hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép
3.3.1.2 Công tác thu gom, xử lý nước thải đô
thị
Thị xã có hệ thống thu gom nước mưa
và nước thải sinh hoạt chung, trên địa bàn thị
xã có 53,813 km đường ống thoát nước chính
dọc theo trục đường chính rải nhựa, 8,022 km
đường ống thoát nước từ trong các hẻm ra trục
đường chính, 7,1 km đường ống thu gom nước
bẩn (nằm trên đường Đồng Khởi) với kích cỡ
từ Ø 200 đến Ø 1.000 mm, khoảng 20 km
mương thoát nước bằng bê tông dọc theo các
con hẻm
Các tuyến ống thoát nước thuộc khu
vực chợ Phường II, III, chợ phường V, chợ Lạc Hồng không có lưới chắc rác ở các miệng thu nên thường có lượng đất và rác chiếm 2/3 đến 3/4 cống
Ở thị xã có nhiều khu vực chưa xây dựng hệ thống thoát nước, nước thải thải ra các
Hình 3-3 Mương thoát nước ở hẻm 30/4, phường 4, thị xã Bến Tre
Trang 29mương đất hở, nước thải bốc mùi hôi, gây mất mỹ quan đô thị như dọc bên hẻm 30/4, phường
4 hệ thống thoát nước là mương đất nhỏ, nhiều đoạn bị tắc nghẽn do người dân trong khu vực vứt rác xuống mương tạo nước tù đọng có màu đen, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến người dân sống trong khu vực
Công tác thu gom nước thải sinh hoạt và nước bẩn ở giai đoạn xây dựng đường ống thoát, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung mà chủ yếu đổ trực tiếp ra các sông kênh rạch chính của thị xã
Hệ thống thoát nước của thị xã thường xuyên được nạo vét và khai thông để hạn chế việc ngập úng trong mùa mưa
3.3.1.3 Đánh giá ô nhiễm – công tác quản lý nước thải đô thị
Khu vực thị xã nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt rất cao Chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh trong nước thải sinh hoạt rất cao
Hiện nay, nước sinh hoạt tại thị xã được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý Nước thải bệnh viện có hàm lượng chất hữu cơ, vi sinh cao, mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm cũng được thải trực tiếp ra môi trường Nguồn tiếp nhận chính là sông Bến Tre, và các kênh rạch nằm trong khu vực thị xã Đây là một trong các nguyên nhân làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng
Vấn đề thoát nước đô thị có đầu tư xây dựng trên một số trục đường chính và các hẻm, tuy nhiên một số phường trong nội ô thị xã như Phường 7, Phường Phú Khương vẫn chưa được chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước
Năm 2007 thị xã đã xóa được 6 điểm ứ đọng nước thải: Hẻm 98/110, hẻm 202, hẻm
162 thuộc phường 1, đường thoát nước công ty lương thực phường 5, đường thoát nước Lộ Hàng Keo, hẻm Mỹ Hòa Chay thuộc phường 4 Đã nạo vét, thông thoáng dòng chảy 3 điểm: cống 2 Chương, cống 3 Lâm thuộc phường 7, kênh Chính Tế thuộc phường Phú Khương Tuy nhiên qua khảo sát trên địa bàn thị xã vẫn còn nhiều rạch, mương, cống thoát nước ứ đọng, nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, là nơi sinh sống của nhiều loại côn trùng gây bệnh truyền nhiễm như ruồi, nhặng, muỗi…
3.3.2 Nước thải trong hoạt động sản xuất
3.3.2.1 Tình hình sản xuất
Các cơ sở sản chủ yếu tập trung vào các ngành nghề như chế biến nông sản, thủy sản như: đông lạnh, sản xuất cơm dừa, than thêu kết, kẹo dừa, thạch dừa…được trình bày cụ thể
trong Phụ lục B, bảng 3-8
Số lượng cơ sở sản xuất của thị xã tương đối lớn khoảng 500 cở sở Đa phần là các cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ Hiện nay, thị xã có KCN Bình Phú nhưng mới quy hoạch, chưa đi vào
hoạt động
Thị xã Bến Tre có 2 làng nghề được UBND tỉnh Bến Tre công nhận là làng nghề: làng nghề sản xuất kẹo dừa, thạch dừa ở phường 7 và làng nghề dệt chiếu ở xã Nhơn Thạnh các làng nghề này đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề cho hàng nghìn người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã.Ngoài ra, còn có nhiều khu vực tập trung nhiều cơ sở sản với qui mô vừa và nhỏ nằm rãi rác trong các khu dân cư như: các cơ
sở sản xuất hạt điều, chế biến cơ dừa… cũng góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể Tuy nhiên, do các cơ sở phát triển tự phát, manh mún góp, các chủ cơ sở chưa
có ý thức bảo vệ môi trường nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của thị xã
Trang 303.3.2.2 Lưu lượng, thành phần nước thải sản xuất
a Lưu lượng nước thải sản xuất
Tổng tải lượng nước thải trong hoạt động sản xuất ước tính khoảng 9.279 m3/ ngày
(thống kê năm 2007) Các ngành có lượng nước thải ra hằng ngày cao chủ yếu tập trung vào
các ngành chế biến thủy sản và nông sảntrình bày trong bảng 3-9
Bảng 3-9 Một số ngành phát sinh nhiều nước thải trên địa bàn thị xã Bến Tre
TT Ngành nghề Số lượng Chất thải lỏng (m 3 /ngày)
2 Sản xuất thạch dừa 79 220
6 Bao bì, giấy, văn phòng phẩm 1 6
( Nguồn: Báo cáo tải lượng ô nhiễm Bến Tre, năm 2007)
Nước thải ở làng nghề dệt chiếu chủ yếu là nước thải sinh hoạt Làng nghề kẹo dừa,
thạch dừa ngoài nước thải sinh hoạt còn thải ra lượng nước thải sản xuất đáng kể, kẹo dừa có
hệ số ô nhiễm là 2,577m3/tấn, thạch dừa là 0,4 m3/tấn
b Thành phần ô nhiễm nước thải sản xuất
Tùy theo từng loại hình sản xuất mà nước thải có thành phần và mức độ ô nhiễm khác
nhau Thành phần ô nhiễm một số ngành chính ở thị xã Bến Tre như thủy sản, giết mổ, kẹo
dừa…được trình bày trong Bảng 3-10
Bảng 3-10 Các chỉ tiêu nước thải một số ngành nghề trên địa bàn thị xã Bến Tre
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 2007)
Thủy sản: Thị xã có 1 nhà máy chế biến thủy sản và có khoảng 35 cơ sở thu mua hải
sản, lượng nước thải trên 350m3/ngày có nồng độ ô nhiễm rất cao: SS cao gấp 9 lần, COD cao
gấp 47,5 lần, BOD cao gấp 60 lần, Coliform cao gấp 384 lần so với tiêu chuẩn nước thải loại
A (TCVN 5945:2005) và vượt luôn cả tiêu chuẩn nước thải loại B và loại C (TCVN
5945:2005) gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng
Trang 31Giết mổ: Nước thải trong các lò giết mổ cũng có hàm lượng ô nhiễm rất cao SS là
980 mg/l, COD: 400 mg/l, BOD: 90 mg/l, coliform là 2.400.000 – 43.000 MPN/100ml và cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn nước thải loại B (TCVN 5945:2005)
Nước thải thạch dừa, kẹo dừa, chế biến cơm dừa: Qua kết quả phân tích, thì nước
thải trong các loại hình sản xuất này có nồng độ ô nhiễm đang ở mức báo động SS dao động
từ 670 – 604 mg/l, BOD là 1840 – 400 mg/l, COD là 6400 – 1450 mg/l, nitơ tổng là 360 – 20 mg/l Riêng nước thải chế biến cơm dừa có pH thấp 3,6 do dùng nhiều chất tẩy rửa Như vậy, nước thải trong các nghề này có nồng độ ô nhiễm gấp vài chục lần so với tiêu chuẩn nước thải loại B (TCVN 5945:2005)
Ở các cở sở đa số tổng Nitơ và tổng Photpho nằm trong chuẩn cho phép, chỉ các cơ sở làm kẹo dừa và thạch dừa có tổng Nitơ rất cao, cao từ vài chục lần tới vài trăm lần so với tiêu chuẩn nước thải loại B (TCVN 5945:2005)
3.3.2.3 Tình hình quản lý, xử lý nước thải sản xuất
Đối với các cở sở sản xuất nhỏ, nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra các sông , kênh rạch gần khu vực sản xuất Đối với các nhà máy, xí nghiệp, nước thải trước khi thải ra ngoài có qua xử lý sơ bộ chủ yếu là qua bể tự hoại có hiệu quả xử lý không cao, sau đó thải ra môi trường
Trên địa bàn thị xã có 2 công ty có hệ thống xử lý nước thải khá hoàn chỉnh, đó là: công ty Minh Châu nằm trên đường Phan Đình Phùng chuyên sản xuất thạch dừa, công ty Đông Hải chuyên sản xuất giấy, in ấn, bao bì Ngoài ra, còn có doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa Thanh Long đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải và nước thải vào năm 2006 đạt tiêu chuẩn môi trường theo qui định, nhưng hiện nay hệ thống xử lý đã ngưng hoạt động
Làng nghề kẹo dừa, thạch dừa nằm phường 7 của thị xã, hầu hết tập các cơ sở nhỏ, nằm ven bờ sông Hàm Luông không có khả năng xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nên đa
số nước thải được thải trực tiếp sông Hàm Luông và các kênh rạch gần khu vực sản xuất làm
ô nhiễm nguồn nước mặt trầm trọng
3.3.2.4 Đánh giá mức độ gây ô nhiễm nước thải sản xuất
Nước thải công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp tại thị xã có hàm lượng chất ô nhiễm ở mức báo động, các tiêu chuẩn như: SS, BOD, COD cao hơn vài chục lần so với tiêu chuẩn nước thải loại B (TCVN 5945:2005), coliform cao gấp hàng trăm đến hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn nước thải loại B (TCVN 5945:2005)
Do đặc điểm các ngành sản xuất tại thị xã chủ yếu là nông sản và thủy sản nên nước thải có hàm lượng hữu cơ, chất lơ lửng, vi sinh rất cao Nếu không được xử lý trước khi thải
ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt như: Làm tăng độ đục, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thủy sinh, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, chất hữu cơ trong nước cao để phát sinh cac khí độc hại như hydrosunfua (H2S), mercaptans… gây mùi hôi thối, làm nước có màu đen
Trang 323.3.3 Nước thải chăn nuôi
3.3.3.1 Tình hình chăn nuôi
Chủ yếu nuôi ở các hộ gia đình với quy mô nhỏ, tập trung ở khu vực nông thôn của các xã ngoại ô của thị xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Bình Phú, Phú Nhuận, Phú Hưng Các hộ gia đình vẫn còn chăn nuôi theo kiểu truyền thống, chuồng bò, chuồng heo thường xây gần nhà Theo số liệu thống kê năm 2006, thị xã Bến Tre có số lượng đàn heo là 6.601 con, đàn bò là 3.657 con
Trong những năm gần đây số lượng đàn heo đã giảm rất nhiều, năm 2005 thị xã nuôi 18.159 con heo, đến năm 2006 chỉ còn 6.601 con Nguyên nhân số lượng đàn heo giảm là do quá trình phát triển đô thị của thị xã Đặc biệt, năm 2006 xuất hiện nhiều dịch bệnh, giá heo giảm mạnh dẫn đến nhiều hộ nuôi heo thua lỗ, bán hết chuồng trại Ngược lại số lượng đàn bò của thị xã lại tăng lên đáng kể năm 2005 là 2.926 con, đến năm 2006 tăng lên 3.657 con Nguyên nhân chính do điều kiện chăn nuôi bò tương đối đơn giản, giá bò tăng lên cao nên người dân đầu tư chăn nuoi bò để phát triển kinh tế gia đình
3.3.3.2 Lượng lựu và thành phần nước thải trong chăn nuôi
Lượng nước thải trong chăn nuôi gia súc khá lớn, khoảng 439,3 m3/ngày Chủ yếu là nước thải trong chăn nuôi heo và nuôi bò Nước thải phát sinh do vệ sinh chuồng trại, tắm cho gia súc rửa trôi theo phân, nước tiểu gia súc, thức ăn rơi vãi Nên thành phần của nước thải chủ yếu là phân và nước tiểu
Bảng 3-11 Bảng tải lượng ô nhiễm trong chăn nuôi
( Nguồn: Báo cáo tải lượng ô nhiễm Bến Tre, năm 2007)
Qua kết quả phân tích cho và so sánh với tiêu chuẩn nước thải loại A (TCVN
5945:2005) trong bảng 3-12 cho thấy:
o Nồng độ Nitơ cao hơn 14,33 lần
o Nồng độ Phospho cao hơn 3,63 lần
o Nồng độ chất rắn lơ lửng cao hơn 2 lần
o Nồng độ BOD5 cao hơn 3,67 lần
o Nồng độ COD cao hơn 9 lần
o Đặc biệt vi sinh trong mẫu phân tích rất cao so với tiêu chuẩn cho phép
Trang 33Bảng 3-12 Kết quả phân tích chất lượng nước thải trong chăn nuôi gia súc
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Bến Tre 2007)
3.3.3.3 Đánh giá ô nhiễm nước thải chăn nuôi
Nước thải trong chăn nuôi có hàm lượng ô nhiễm rất cao, vượt các chỉ tiêu chất lượng nức loại A (TCVN 5945:2005) Nước thải có thành phần chủ yếu là phân và nước tiểu nên rất hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí
Nước thải chăn nuôi có hàm lượng BOD, COD, Nitơ, Photpho rất cao dễ gây hiện tượng phú dưỡng hóa cho nguồn tiếp nhận, làm cho nước có màu đen, bốc mùi hôi thối, làm giảm oxy trong nước gây chết động vật thủy sinh
Chất thải rắn trong chăn nuôi chủ yếu là phân Phân bò đa số được thu gom và bán lại cho lại cho các nơi làm phân compost Tùy vào từng hộ gia đình nuôi heo mà có biện pháp thu gom, xử lý phân heo khác nhau, có hộ thì cho phân rửa trôi theo nước rửa chuồng, có hộ thì hốt phân thải bỏ vào các hầm phân, sau một thời gian làm phân bón Nếu làm hầm phân không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, nhất là nước ngầm
Tỉ lệ chuồng trại hợp vệ sinh trên địa bàn thị xã rất thấp, các chuồng trại hợp vệ sinh phần lớn được lắp đặt các túi Biogaz, các chất thải phát sinh sau khi phân hủy đổ trực tiếp xuống ao, hồ sau đó chảy ra các sông rạch Đa số các chuồng trại đổ nước thải chưa xử lý trực tiếp xuống ao, mương vườn và chảy ra sông rạch hoặc cho chảy vào các bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngầm
Ô nhiễm trong chăn nuôi đang là vấn đề bức xúc trên địa bàn thị xã Nước thải trong chăn nuôi chưa được xử lý, đổ trực tiếp ra các ao, mương vườn, sông rạch Làm cho nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh vật như E.coli, trứng giun Khu vực nông thôn của thị xã vẫn còn nhiều nơi chưa có nước sạch, nước chỉ qua xử lý bằng phèm nhôm đã đưa vào sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, dễ mắc phải các bệnh đường ruột
Trang 343.4 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN
3.4.1 Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt
3.4.1.1 Thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thị xã phức tạp, bao gồm cả những chất độc hại (chiếm 0,2%-0,3%), nguyên nhân chính là rác sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn
Bảng 3-13 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
1 Giấy: sách, báo, bìa, các loại bao bì giấy 5,8 - 7,2
2 Thủy tinh: thủy tinh 0,4 - 1,3
3 Kim loại: lon sắt, nhom, hợp kim các loại 1,1 - 2,4
4 Nhựa: chai nhựa, bao nilon các loại 3,4 - 6,2
5 Chất hữu cơ: thức ăn thừa, rau, củ , lá, trái cây 61,3 - 87,6
6 Các chất độc hại: pin, ắcqui, sơn, bệnh phẩm 0,2 - 0,3
8 Chất hữu cơ khó phân hủy: cao su, da, giả da, vỏ trứng 0,8 - 1,9
9 Các chất có thể đốt cháy: gỗ, vải vụn, lông gia súc, 4,2 - 8,4
(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2007)
Theo số liệu thống kê năm 2008 , tổng chất thải rắn sinh hoạt của thị xã khoảng 85,9 bao gồm chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình, chung cư, khu công cộng, công sở, trường học, khu thương mại, chợ … Rác sinh hoạt Rác sinh hoạt có 61,3% đến 87,6% là chất hữu cơ như: thức ăn thừa, rau, củ, lá, trái cây… đây là những chất dễ phân hủy, rất có lợi trong việc
xử lý bằng công nghệ sinh học như dùng chế phẩm EM, ủ phân compost…
3.4.1.2 Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Do công ty Công trình Đô thị thị xã Bến Tre chụi trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thị xã Đã tiến hành thu gom 14/15 xã, phường của thị xã, xã Nhơn Thạnh chưa tiến hành thu gom rác thải do đây là xã vùng sâu Tổng lượng rác được thu gom hằng ngày là 54 tấn/ngày, như vậy chỉ có 62,9% lượng chất thải rắn sinh hoạt của thị xã được thu gom
Tổng số hộ gia đình đăng ký thu gom xử lý rác của 14 xã, phường là 9.557 hộ Trong
đó các phường 1, 2, 3, 4, 5 có tỷ lệ hộ đăng ký khá cao, bình quân đạt 95%, tỷ lệ nộp phí vệ sinh so với số hộ đăng ký của các đơn vị này là các xã phường còn lại có tỷ lệ đăng ký bình quân là 43,75% (phường chiếm tỷ lệ 61,8%, 5 xã chiếm 33,1%) (thống kê tháng 5 năm 2008)
Những năm gần đây cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của thị xã Bến Tre, đường phố không ngừng được mở rộng, khang trang hơn, diện tích quét rác mặt đường không ngừng tăng lên với tổng diện tích hiện nay là 183.963 m2/ngày, lượng rác sinh hoạt hằng năm cũng gia tăng Khối lượng rác hàng ngày phải thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác Phú Hưng năm 2005 lá 54 tấn/ngày, năm 2008 lượng rác thu gom khoảng 64 tấn/ngày tăng 10 tấn/ngày so với năm 2005
Công tác thu gom rác trên trục lộ chính của thị xã thực hiện tương đối tốt Các hẻm, tuyến đường nhỏ, xã ngoại ô thu gom chưa được tốt, phần lớn các hộ gia đình trong các khu vực này đem đổ xuống kênh rạch hoặc đốt, chôn quanh nhà, vườn
Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng đã trang bị các thùng rác Hiện nay thị xã đã lắp đạt được 97 thùng rác các loại trên các tuyến đường chính của thị xã như: đại lộ Đồng Khởi, đường Đoàn Hoàng Minh, …Tuy nhiên, các công viên ở thị xã chưa trang bị các thùng rác dẫn đến việc vứt rác bừa bãi gây mùi hôi thúi, mất mỹ quan như: công viên Đồng Khởi, công viên Trần Văn Ơn, công viên Bờ Sông,…
Thị xã chưa có bãi trung chuyển hợp vệ sinh, rác từ các đội thu gom và vận chuyển đến các bãi đất trống trung khu vực thị xã như: Công viên Đồng Khởi, Công viên Trần Văn
Trang 35Ơn, cổng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Trạm đăng kiểm ô tô và một số trục đường lớn trong nội ô thị xã
Những năm qua công ty rất khó mở rộng địa bàn và nâng cao công suất thu gom do phương tiện thiếu và lạc hậu, cơ sở hạ tầng thị xã còn nhiều hẻm sâu, xa đường phố chính và
ý thức người dân còn hạn chế
Phương tiệm thu gom:
Có 5 xe ép rác: 3 xe 4,5 tấn, 1 xe 2,5 tấn, 1 xe 6,5 tấn
Có 1 xa tải ben, 1 xe ủi rác, 1 xe đào
48 xe cải tiến đẩy tay
3.4.1.3 Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Thị xã Bến Tre có một bãi chôn lấp rác sinh hoạt với diện tích 26.887 m2 tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre, hoạt động từ năm 1990 Hình thức bãi chôn lấp là đỗ tự nhiên và chôn lấp một phần
Hiện tại, bãi rác đã quá tải, UBND tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 02 ha đất, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã xong, còn đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng
Tình hình quản lý tại bãi rác:
Trước năm 2003, rác sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác Phú Hưng, tại bãi rác không có biện pháp xử lý hiệu quả, bãi rác là nơi sinh sống nhiều loài sinh vật truyền nhiễm dịch bệnh như chuột, ruồi, nhặng… với mật độ sinh sống rất cao, khu vực xung quanh bãi rác ô nhiễm không khí trậm trọng, mùi thối bốc lên phát tán rất xa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực xung quanh bãi rác
Từ năm 2003 đến năm 2004, trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH & CN Bến Tre tiến hành nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM tại bãi rác Phú Hưng
Năm 2004, ứng dụng chế phẩm EM bước đầu hạn chế được ô nhiễm mùi hôi và các côn trùng gây bệnh (ruồi, nhặng, )
Trong một ngày phun 3 lần EM lên rác mới vận chuyển vào bãi rác lúc 9 giờ, 12 giờ,
và 16 giờ Với tỷ lệ pha loãng là 1/30, tức là 1 lít EM pha với 29 lít nước, một ngày dùng khoảng 21 lít EM để phun lên rác Ngoài ra, EM còn được phun lên các xe ép rác vào cuối ngày để hạn chế mùi hôi
Chưa có biện pháp xử lý nước rò rỉ tại bãi rác, nước rỉ rác một phần thẩm thấu tự nhiên, phần chảy tràn trên mặt đất và chảy xuống các mương xung quanh bãi rác sau đó chảy
ra kênh Chệch Sậy Năm 2007, xây dựng bờ bao bằng đất và trồng cây xung quanh bãi rác để ngăn chặn nước rỉ rác thắm ra khu vực xung quanh, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, nước rỉ rác vẫn thấm ra mương, kênh xung quanh khu vực
Công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải tải tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là khai thác rác mụt (sàn) cung ứng cho nông dân nhằm hạn chế sự phá tải của bãi rác hiện nay Hằng năm lượng rác mục được Công ty Công trình đô thị khai thác vào mùa khô ước khoảng 10 tấn/năm, giá bán từ 120.000 – 150.000 đ/tấn, nguồn rác này là nguồn phân hữu cơ rất giàu chất dinh dưỡng cho cây trồng
3.4.1.4 Đánh giá ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt
Công tác thu gom rác sinh hoạt còn nhiều hạn chế, nhiều khu vực trong nội ô thị xã chưa thu gom dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, không hợp vệ sinh gây mùi hôi thối, để mắc các bệnh truyền nhiễm từ chuột, ruồi nhặng Một số hộ còn vứt rác xuống sông, kênh rạch làm
ô nhiễm nguồn nước, tắc nghẽn dòng chảy…
Thị xã chưa có bãi trung chuyển hợp vệ sinh, rác thu gom từ các hẻm, các trục đường nhỏ bằng các xe đẩy tay, sau đó tập trung về các bãi đất trống, các trục đường lớn của thị xã
Trang 36gây cản trở giao thông, làm mất mỹ quan môi trường đô thị, gây mùi hôi thối ruồi nhặng, gây
phẩn nộ cho người đi đường…
Đặc biệt điểm tập trung ngay chợ Bến Tre gây cản trở giao thông, gây mùi hôi thối
khó chụi cho người mua bán gần khu vực đó
3.4.2 Chất thải rắn trong hoạt động sản xuất
Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp Do đặc thù các ngành công nghiệp thị
xã Bến Tre chủ yếu sản xuất nhỏ và khá đa dạng, các chất thải công nghiệp được các chủ cơ
sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để, bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất
chế biến Do đó, lượng rác thải công nghiệp sinh ra không nhiều khoảng 6,1 tấn/ngày Lượng
rác này được công ty Đô Thị đưa tới bãi rác của thị xã thải chung với rác sinh hoạt
Chất thải rắn trong các làng nghề chủ yếu là rác sinh hoạt Đều đang quan tâm về chất
thải rắn trên địa bàn thị xã là các cơ sở chế biến cơm dừa, các cơ sở này thường nằm bên cạnh
các sông kênh rạch, có diện tích sản xuất nhỏ, chất thải rắn chủ yếu là sơ dừa thường được
thải bỏ xuống sông rạch hoạt thải hai bên bờ sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước
Bảng 3-14 Khối lượng rác thải một số ngành sản xuất trên địa bàn thị xã
TT Ngành nghề Số lượng (Kg/ngày) CTR-CN (Kg/ngày) CTR-SH
4 Sản xuất thạch dừa 79 435 245
5 Bao bì, giấy, văn phòng phẩm 1 100 49
(Nguồn: báo cáo tải tượng ô nhiễm Bến Tre năm 2007)
3.4.3 Chất thải nguy hại
3.4.3.1 Chất thải công nghiệp nguy hại
Hiện nay, chất thải nguy hại của thị xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa có số liệu
thống kê đầy đủ về chất thải nguy hại Theo số liệu thống kê năm 2007, rác thải công nghiệp
nguy hại của Thị xã chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng
khoảng 02 tấn/ngày Công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của thị xã (ấp
Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre)
3.4.3.2 Chất thải y tế nguy hại
Thị xã có 2 bệnh viện là bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và bệnh viện y học cổ truyền Trần
Văn An Lượng rác thải y tế hằng ngày khoảng 153kg
Công tác thu gom vận chuyển: Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nơi phát sinh, có
trang bị túi và thùng đúng cho từng loại rác theo quy định của Bộ Y tế, hộ lý thu gom có tập
huân về chuyên môn Tuy nhiên công đoạn thu gom rác từ các phòng khoa đưa ra nhà lưu
trữu thì chưa đạt, vẫn còn tình trạng rác sinh hoạt lẫn rác y tế
Tình hình xử lý: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và bệnh viện Trần Văn An đã trang
bị lò theo đúng quy định, hoạt động tương đối
Trang 373.4.4 Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn
3.4.4.1 Đối với sức khoẻ cộng đồng
Các tác nhân gây ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, chất rắn
lơ lửng rất cao trong nước rò rỉ từ rác chảy tràn do mưa làm ô nhiễm nguồn nước mặt và thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Việc thu gom, vận chuyển không triệt để chất thải rắn sẽ dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị Tăng mức độ ô nhiễm không khí tại các bãi tập kết rác và bãi rác Như vậy, nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không tuân thủ các nguyên tắc khống chế và phòng chống ô nhiễm môi trường trong vận chuyển, thu gom và
xử lý chất thải rắn
3.4.4.2 Đối với hệ sinh thái
Sự phân hủy của rác sinh ra mùi hôi và tạo thành môi trường sống và sinh sản lý tưởng của ruồi sẽ tác động tiêu cực tới môi trường không khí, ruồi là tác nhân phát tán các mầm bệnh
Trong môi trường nước, rác sẽ bị thối rữa gây ô nhiễm nguồn nước bởi chất dinh dưỡng, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng Nước rỉ ra từ rác nếu không được thu gom và xử lý
mà đổ thẳng ra nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt dẫn đến sự phú dưỡng hóa nguồn nguồn nước
Khi rác phát tán vào đất, nước thấm qua kéo theo các chất ô nhiễm trong rác vào đất, gây ô nhiễm đất Đất bị ô nhiễm sẽ có mùi rất khó chịu, khó sử dụng làm đất xây dựng, khó canh tác cây trồng và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Bên cạnh đó, rác và nước rác còn ảnh hưởng tới mỹ quan nguồn nước, đặc biệt là các nguồn nước được sử dụng vào mục đích cấp nước, vui chơi, giải trí
3.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ XÃ
3.5.1 Công tác xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
Căn cứ Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006
Căn cứ Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bến Tre tiến hành hướng dẫn đăng ký, thẩm định và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường cho các chủ dự án
Hiện nay, thị xã đã cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho 764 cơ sở sản xuất và dịch vụ gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: thạch dừa, kẹo dừa, phế liệu, chăn nuôi…