1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

125 451 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1 Tính chất, lưu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

SINH VIÊN THỰC HIỆN : VÕ THỊ HỒNG HẢO

- 2008 -

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KS NGUYỄN HUY VŨ

MSSV 04130013

- 2008 -

Trang 3

Bộ Giáo & Đào Tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

**************

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA : CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

HỌ & TÊN SV : VÕ THỊ HỒNG HẢO MSSV: 04130013

4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: KS Nguyễn Huy Vũ

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

KS NGUYỄN HUY VŨ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người

và đã động viên, giúp đỡ con về cả tinh thần và vật chất để có thể vững tâm học tập đến ngày hôm nay

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập ở giảng đường đại học

Giáo viên hướng dẫn Ks Nguyễn Huy Vũ – giảng viên khoa Công Nghệ Môi Trường

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suôt thời gian học tập và làm khóa luận

Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập và làm khóa luận

Chân thành cảm ơn cùng các anh chị trong Chi Cục đã cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình làm khóa luận Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn đến ThS Hoàng Văn Thống – Chi Cục trưởng Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Đồng Nai, ThS Nguyễn Thị Đức Hạnh và ThS Cáp Trương Quốc Hiếu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt thời gian làm khóa luận

Cuối cùng tôi xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp Môi trường 30 đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô và sự đóng góp ý kiến của bạn đọc

Trang 5

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này được thực hiện trên cơ sở khảo sát tổng hợp các kết quả kiểm tra hiện trạng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường và đánh giá công tác quản lý môi trường ở các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch Từ đó đưa ra dự báo và đề xuất các biện pháp BVMT cho các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch

Chương 1 mở đầu của luận văn thể hiện rõ sự cần thiết của đề tài nghiên cứu và tính

cấp thiết về vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và kết quả của đề tài đóng góp nhất định cho quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các KCN trên huyện Nhơn Trạch

Chương 2 của luận văn bao gồm việc đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh

Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch Đồng thời tóm tắt ngắn gọn về hiện trạng quy hoạch của các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Chương 3 của luận văn tập trung mô tả hiện trạng môi trường và các biện pháp bảo vệ

môi trường đã thực hiện tại các KCN từ đó phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý Kết quả đánh giá đã làm sáng tỏ những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong công tác quản lý môi trường ở các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch

Chương 4 của luận văn dựa trên kết quả phân tích, đánh giá trên từ đó đưa ra dự báo

xu hướng phát triển và mức độ xả thải trên cở sở quy hoạch phát triển công nghiệp và đề xuất những phương pháp bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế

Chương 5 của luận văn là những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu, kiến nghị các

biện pháp quản lý và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện và bảo vệ môi trường cho các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Trang 6

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT LUẬN VĂN v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT x

CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.8 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 3

1.9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH 4

2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI 4

2.2 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NHƠN TRẠCH 4 2.2.1 Vị trí địa lí 4

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 5

2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 6

2.3 TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH 7

2.3.1 Khái niệm KCN và quản lý môi trường ở các KCN 7

2.3.2 Tổng quan về các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch 7

2.3.2.1 Tổng quan 7

2.3.2.2 Hiện trạng quy hoạch 8

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH 10

3.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN 10

3.1.1 Môi trường đất 10

3.1.2 Môi trường nước 10

3.1.2.1 Nước mặt 10

3.1.2.2 Nước ngầm 10

3.1.2.3 Nước thải 10

3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại 13

3.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 13

3.1.3.2 Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất 13

3.1.4 Môi trường khí 14

3.2 CÔNG TÁC BVMT ĐÃ THỰC HIỆN TẠI CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN TRẠCH 15

3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật 15

Trang 7

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

3.2.1.1 Nước thải 15

3.2.1.2 Chất thải rắn và chất thải nguy hại 20

3.2.1.3 Môi trường không khí 22

3.2.2 Các biện pháp quản lý 28

3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH 28

3.3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường tại các KCN 28

3.3.1.1 Nước thải 28

3.3.1.2 Chất thải rắn 29

3.3.1.3 Khí thải 29

3.3.1.4 Các biện pháp quản lý môi trường 30

3.3.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường hiện hành 30

3.3.2.1 Tích cực 30

3.3.2.2 Hạn chế 31

CHƯƠNG 4 - DỰ BÁO Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KCN THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH 33

4.1 DỰ BÁO Ô NHIỄM 33

4.1.1 Nước thải 33

4.1.2 Chất thải rắn 36

4.1.3 Khí thải 37

4.1.3.1 KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) 37

4.1.3.2 KCN Nhơn Trạch V 39

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH 39

4.2.1 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 39

4.2.2 Đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lí môi trường 41

4.2.2.1 Biện pháp tổ chức quản lý 41

4.2.2.2 Biện pháp quy hoạch đầu tư 41

4.2.2.3 Biện pháp kỹ thuật công nghệ 42

4.2.2.4 Biện pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 43

4.2.2.5 Biện pháp giám sát chất lượng môi trường 44

4.2.2.6 Các biện pháp phối hợp 44

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 KẾT LUẬN 45

5.2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 45

5.2.1 Kiến nghị 45

5.2.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 46

Trang 8

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 3.1 Tính chất, lưu lượng nước thải của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch 11

Bảng 3.2 Thành phần của các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tại các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch 13

Bảng 3.3 Thống kê lượng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch 14

Bảng 3.4 Thống kê số lượng công ty phát sinh khí thải tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch 15

Bảng 4.1 Bảng hệ số phát thải các chất ô nhiễm bình quân trên đầu người 32

Bảng 4.2 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại 33

Bảng 3.3 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng thải của KCN 34

Bảng 4.4 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt sau khi qua hệ thống xử lý tự hoại 34

Bảng 4.5 Tổng lưu lượng nước thải các KCN khi diện tích lấp đầy 34

Bảng 4.6 Dự báo chất thải rắn công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2020 35

Bảng 4 7 Kết quả dự báo ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp cho KCN khi lấp đầy diện tích 37

Bảng 4 8 Kết quả dự báo ô nhiễm chất thải rắn KCN khi lấp đầy diện tích 37

Bảng 4.9 Hệ số ô nhiễm khí thải tại một số KCN điển hình 38

Bảng 4.10 Bảng dự báo ô nhiễm không khí trong KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) 38

Bảng 4.11 Bảng dự báo nồng độ ô nhiễm trên bờ mặt tác động tại KCN Nhơn Trach III (Giai đoạn 2) 38

Bảng 4.12 Bảng hệ số ô nhiễm KCN Sóng Thần 39

Bảng 4.13 Bảng tải lượng phát thải khí thải của KCN Nhơn Trạch V 39

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch I 16

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn nhất KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) 17

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch II1 18

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1) 19

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch I 22

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) 23

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch II 24

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1) 25

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch I 26

Trang 9

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 4 Hình 2.2 Bảng đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch 6

Trang 10

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Bảo vệ môi trường

Nhu cầu oxy sinh hóa

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày

Nhu cầu oxy hóa học

Nồng độ oxy hòa tan

Đánh giá tác động môi trường

Chất thải rắn

Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải sinh hoạt

Chất thải nguy hại

Doanh nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải

Tiêu chuẩn quốc tế

Khu công nghiệp

Khu chế xuất

Quản lý môi trường

Phát triển bền vững Chất rắn lơ lửng

Tổng rắn lơ lửng

Tiêu chuẩn môi trường

Tiêu chuẩn Việt Nam

Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân

Xử lý chất thải

Xử lý nước thải

Xử lý khí thải

Trang 11

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Song hành với sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường

Ô nhiễm và suy thoái môi trường đã và đang được cả nhân loại hết sức quan tâm vì nó

đe doạ sự phát triển của tất cả các nước trên thế giới Sự biến đổi khí hậu bất thường, suy giảm tầng ozon, tình trạng ô nhiễm gia tăng, suy thoái đất canh tác, nạn phá rừng, lũ lụt, suy giảm đa dạng sinh học… đang trở thành bức bách mang tính toàn cầu

Phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng là một bộ phận phát triển tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề môi trường cũng nảy sinh do hoạt đông của các khu công nghiệp, khu chế xuất gây ra

Hoạt động của các khu công nghiệp sẽ phát thải vào môi trường một lượng lớn các tác nhân gây ô nhiễm như: SO2, NOx, COx, hydrocacbon, bụi, tiếng ồn , nước thải có chứa kim loại nặng, các chất hữư cơ, các vi sinh vật gây bệnh…,chất thải rắn và các chất thải nguy hại Vấn đề môi trường càng trở nên phức tạp hơn do tính phát tán, lan truyền của độc chất trong môi trường từ nguồn thải khổng lồ là các khu công nghiệp đặc biệt là những khu công nghiệp

có hạ tầng cơ sở thiếu kém hoặc không có hệ thống xử lý môi trường phù hợp, và cơ chế quản

lí chưa rõ ràng và hiệu quả

1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nhơn Trạch có vị trí địa lí thuận lợi là tâm điểm tam giác Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai,

Bà Rịa – Vũng Tàu, đựơc qui hoạch thành đô thị loại II

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào TP Hồ Chí Minh nên Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch

Là một trong những Huyện có sức thu hút mạnh về đầu tư, có triển vọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai

Tốc độ phát triển công nghiệp ở huyện Nhơn Trạch trong những năm gần đây rất cao

đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Nhơn Trạch Tuy nhiên việc qui hoạch hạ tầng kĩ thuật và xử lý môi trường ở các khu công nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, dẫn đến không ít bất cập và những tồn tại cần giải quyết:

- Tình trạng các khu công nghiệp vi phạm tiêu chuẩn môi trường còn rất phổ biến, đặc biệt là tiêu chuẩn nước thải, áp lực gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Đáng chú ý nhất là vấn đề nước thải công nghiệp Trong đó vẫn còn phần lớn nước thải của các cơ sở sản xuất chưa qua hệ thống xử lí nước mà thải thẳng ra môi trường với nhiệt độ, chất rắn lơ lửng,

pH, độ màu, các chất mỡ khoáng…ở mức cao Bên cạnh đó trạm xử lí nước thải tập trung tại các khu công nghiệp vẫn chưa xây dựng, mới chỉ có khu công nghiệp Nhơn Trạch I là đã xây dựng và đi vào hoạt động nhưng thông số ô nhiễm vẫn còn vượt mức cao so với tiêu chuẩn Làm cho nguồn tiếp nhận là dòng sông Thị Vải gần như trở thành dòng sông ô nhiễm nhất ở Đồng Nai cũng như khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam

- Chủ đầu tư các khu công nghiệp thiếu vốn đầu tư nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp theo qui định không thể thực hiện trước khi khu công nghiệp chính thức hoạt động Đa số vừa kêu gọi đầu tư vừa kêu gọi xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường

Trang 12

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Vấn đề thu gom chất thải rắn cũng đang là vấn đề bức xúc lớn của khu công nghiệp.Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lí phù hợp

- Để giải quyết những tồn tại trên, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp thuộc Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng, việc kiểm soát hay khống chế tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp gây ra cần phải xem xét nghiêm túc, càng sớm càng tốt và đây cũng chính là mục đích của đề tài

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch đã và đang rất nhanh Vì vậy vấn đề môi trường ở đây rất nhạy cảm

Đề tài “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI” nhằm xem xét những vấn đề môi trường còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua Từ đó đề xuất hướng giải quyết tốt hơn mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho huyện Nhơn Trạch và tỉnh Đồng Nai

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các KCN đang hoạt động trong địa bàn huyện Nhơn Trạch theo quy hoạch được phê duyệt

1.5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá hiện trạng môi trường và hiệu quả công tác quản lí môi trường ở các khu công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch

Dự báo môi trường cho các KCN khi lấp đầy diện tích

Đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng môi trường theo hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp sinh thái

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế về hiện trạng môi trường phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Nhận định ban đầu về hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại các khu công nghiệp của huyện Nhơn Trạch

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do hoạt động công nghiệp tại các khu công nghiệp

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

Trang 13

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp khảo sát thực địa

1.8 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2008 và hoàn thành vào cuối tháng 6/2008

1.9 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu đề tài được tóm tắt như sau:

- Hiện trạng môi trường tại các KCN bao gồm vấn đề chính là nước thải, chất thải rắn, khí thải Xác định nguồn gốc phát sinh và thành phần, lượng chất thải

- Hiện trạng khống chế ô nhiễm mà các KCN đã thực hiện được

- Đánh giá về hiện trạng môi trường và công tác quản lý đã thực hiện tại các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch

- Dự báo chất thải khi KCN lấp đầy và đề xuất các biện pháp BVMT cho các KCN góp phần vào quá trình phát triển bền vững cho địa bàn huyện Nhơn Trạch

- Đề ra một số nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện môi trường cho các KCN theo hướng phát triển bền vững

Trang 14

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC

chính tỉnh Đồng Nai đựoc xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương

và Bình Phước

- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu

- Phía Tây giáp TP.Hồ Chí Minh

Địa hình của tỉnh là trung du và đồng

bằng, chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ

đến đồng bằng Nam Bộ Nhìn chung đất của

Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng,

92% có độ dốc < 15% trong đó 82.09% đất

có độ dốc >150 chiếm khoảng 8%

Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió

mùa cận xích đạo, với hai mùa: mùa khô và

mùa mưa Nhiệt độ bình quân là 250 – 260,

rất thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt

đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị

xuất khẩu cao Lượng mưa tương đối cao,

khoảng 1500mm đến 2700mm, phân bố theo

- Phía Bắc: giáp huyện Long Thành, Quận 2 và Quận 9 thuộc Tp Hồ Chí Minh

- Phía Nam và phía tây giáp huyện Nhà Bè thuộc Tp Hồ Chí Minh

- Phía Đông giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 15

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Năm 1996 huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể, theo đó huyện Nhơn Trạch sẽ trở thành một thành phố mới với qui mô đô thị loại II, diện tích đất qui hoạch năm 2005 là 2000 ha và định hướng đến năm 2020 khoảng 8.000 ha

Có các chức năng như sau:

- Khu công nghiệp: được bố trí tại khu Đông - Bắc gắn liền với cảng Thị Vải

- Khu trung tâm thành phố đựơc bố trí tại khu phía Nam, tây Nam nối liền gần sông Thị Vải ở phía Đông Nam, với khu vực gần sông Đồng Nai ở phía Tây Bắc Trung tâm thành phố được bố trí trên hành lang Đông Nam – Tây Bắc

- Khu dân dụng: tập trung phát triển lên khu vức phía Tây và phía Nam xung quanh khu Trung Tâm

Với vị trí chiến lược nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giữa vùng tam giác kinh tế: Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, ven các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào Tp Hồ Chí Minh; Huyện Nhơn Trạch có lợi thế to lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những huyện có sức hút mạnh về vốn đầu tư, có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng như toàn Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1 Điều kiện địa hình

Huyện Nhơn Trạch là một huyện trung du nằm dọc quốc lộ 51 Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình tại huyện Long Thành (cũ) cho thấy địa chất công trình tại khu vực các KCN có sự phân bố lớp đá theo trình tự:

- Lớp 1: Lớp cát pha, hạt mịn, màu trắng, xám vàng, đất ẩm, bở rời Lớp này có độ dày

2.2.2.2 Khí tượng thủy văn

Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với những đặc trưng chính:

Nắng chiều trung bình khoảng 2600-2700 giờ/năm Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình 25-260C Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C) tháng có trung bình cao nhất là khoảng từ 34-350C

Mưa tập trung theo mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên tổng 80% tổng

lượng mưa cả năm

Trang 16

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.3.1 Đặc điểm kinh tế

Trước năm 1994, cơ cấu kinh tế huyện Nhơn Trạch còn là một huyện thuần nông trồng cây lúa nước, hoa màu và chăn nuôi theo quy mô sản xuất gia đình Với định hướng quy hoạch thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện Nhơn Trạch đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

Đến năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 49,41% dịch vụ chiếm 25,41% và nông lâm ngư nghiệp là 25,28% Hiện nay, toàn huyện có 10 KCN đã thu hút 204

dự án với tổng số vốn tư là 2 tỷ 574 triệu USD, trong đó 104 dự án đi vào hoạt động thu hút 32,5 ngàn lao động Lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển đa dạng phục vụ công nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dung của nhân dân địa phương

Với những thành tựu đã đạt được trong 10 năm qua, phương hướng tổng quát phát triển cho giai đoạn 2006 – 2010 là “tiếp tục thực hiện chuyển dịch mạnh các cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa” Tập trung sức cho việc phát triển nông thôn bước đầu cơ bản trở thành thành phố, là đô thị loại 2 có công nghiệp, dịch vụ phát triển nhằm phấn đấu trở thành đô thị loại 1 trong những năm tiếp theo

2.2.3.3 Y tế - giáo dục

Đời sống văn hóa ở nông thôn cũng ngày càng được cải thiện Mỗi xã đều có trạm y

tế, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung tâm học tập cộng đồng Toàn huyện có 7 trường THCS, 2 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch có đền thờ liệt sĩ, trung tâm văn hóa, công viên bia tưởng niệm Giống Sắn và sắp tới đây sẽ có thêm các khu du lịch, thế giới tuổi thơ…góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân trong huyện Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng được triển khai đến tận các

ấp, nhiều năm qua ở Nhơn Trạch không xảy ra tình hình dịch bệnh

Hình 2.2 Bảng đồ quy hoạch huyện Nhơn Trạch

Trang 17

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.3 TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN

2.3.1.2 Quản lý môi trường ở các KCN

a Khái niệm về quản lý môi trường (QLMT)

Mặc dù hiện nay chưa có một định nghĩa chung, thống nhất về QLMT nhưng có thể tóm tắt QLMT như sau: “Quản lý môi trường là sử dụng tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”, Michael Allaby (1995)

Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện việc theo dõi, giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng dựa trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường

b Quản lý môi trường ở các KCN

Quản lý môi trường ở các KCN bao gồm những nội dung chính như sau:

- Xem xét các vấn đề môi trường trong công tác hoặc giai đoạn quy hoạch phát triển KCN;

- Thẩm định về mặt môi trường các dự án thành lập KCN, các dự án đầu tư vào KCN;

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát chất lượng môi trường của các nhà máy trong KCN;

- Quan trắc chất lượng môi trường bên ngoài hàng rào các KCN;

- Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về môi trường và xử phạt hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường và các quy phạm về môi trường…

2.3.2 Tổng quan về các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch

2.3.2.1 Tổng quan

Các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch nằm cạnh nhau tạo thành một cụm các KCN đang hoạt động: Nhơn Trạch I, II, III (Giai đoạn 1), III (Giai đoạn 2) và V; đang quy hoạch: KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang, Nhơn Trạch II-Nhơn Phú, Nhơn Trạch VI (KCN dệt may Vinatex Tân Tạo), Theo sơ đồ bố trí (xem bảng đồ vị trí các KCN huyện Nhơn Trạch) Riêng KCN Ông Kèo thì nằm tách biệt so với các KCN còn lại (xem bảng đồ vị trí các KCN huyện Nhơn Trạch)

Cụm các KCN nằm ở trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

- Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 40km về hướng Bắc theo QL51

- Cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh 30km Thủ Tướng Chính Phủ đã quyết định phê duyệt xây dựng tuyến đường cao tốc từ trung tâm Tp.HCM qua cầu Thủ Thiêm, Long Thành rất quan trọng trong quan hệ kinh tế, xã hội giữa Nhơn Trạch và Tp.HCM

- Cách thành phố Vũng Tàu 45km theo quốc lộ 51 về phía Nam

Trang 18

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Rất thuận lợi về mọi mặt: địa hình, địa mạo, vị trí so với các khu vực kinh tế quan trọng của tam giác kinh tế trọng điểm

Đặc biệt KCN cách xa khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng chất thải đến môi trường khu dân cư không đáng kể

2.3.2.2 Hiện trạng quy hoạch

a Các KCN đang trong giai đoạn hoạt động

Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 71 dự án, trong đó có 58 dự

án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 81,96%, 5 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 7,04% và 1dự

án ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ 1,14% Với tổng số dân lao động 26.000 người

Các dự án được phân bố trong KCN chủ yếu gồm các lĩnh vực chính sau: dệt nhuộm; sản xuất sản phẩm từ kim loại; hóa chất; sản xuất thủy tinh, gốm sứ, ; thuộc, sơ chế da; chế biến gỗ; giấy; cao su; thực phẩm và các hoạt động kinh doanh khác

Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 44 dự án, trong đó có 33 dự

án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 75%, 3 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 6,8% và 8 dự án chưa được triển khai chiếm tỷ lệ 18,2% Với tổng số dân lao động 9.085 người

Các dự án được phân bố vào một số lĩnh vực công nghiệp chính: dệt nhuộm, mỹ phẩm, cơ khí, lắp ráp ô tô, điện tử, bê tông…

Quy hoạch phân bố các nhà máy trong KCN : dựa vào đặc tính phát thải của các nhà máy mà KCN đã phân thành các cụm sau: Cụm nhà máy dệt nhuộm, các nhà máy chế biến thực phẩm Đây là các nhà máy có nhiều nước thải tập trung vào một khu vực có cao độ thấp hơn so với các nhà máy khác ít nước thải như cụm nhà máy cơ điện, lắp máy…

KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)

KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn I) được thành lập 1997 theo Quyết định số TTg của Thủ tướng chính phủ Do đơn vị quản lý hạ tầng: Xí Nghiệp Dịch Vụ & Phát Triển Nhơn Trạch 3

464/QĐ-KCN Nhơn Trạch III (giai đoạn I) với tổng diện tích 336,9 ha, diện tích dùng cho thuê: 233,85ha, diện tích đã cho thuê là 233,85ha chiếm tỷ lệ 100%

Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 30 dự án, trong đó có 28 dự

án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 93,33%, 2 dự án ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ 6,67% Với tổng số dân lao động 4.008 người

Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác nhau như: dệt, may mặt, sản xuất sợi nhân tạo, sản xuất kinh doanh điện, cơ khí, xây dựng, chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương liệu …

Trang 19

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)

KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) thành lập năm1997 theo Quyết định số TTg Do đơn vị quản lý hạ tầng: Xí Nghiệp Dịch Vụ và Phát Triển KCN Nhơn Trạch III làm chủ đầu tư

464/QĐ-KCN có tổng diện tích 352ha, trong đó 244,7ha dùng để xây dựng nhà xưởng cho thuê, diện tích đã cho thuê là 54,07ha chiếm tỷ lệ 21,1%

Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 20 dự án, trong đó có 10 dự

án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 50%, 9 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 45%, số dự án chưa triển khai 1 chiếm tỷ lệ 5% Với tổng số dân lao động 2.171 người

Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác nhau như: dệt, may mặt, giày, da, chế tạo máy, chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương liệu, công nghệ vật liệu, trang trí nội thất, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ và các ngành dịch vụ: ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho

thuê…

KCN Nhơn Trạch V

KCN Nhơn Trạch V thành lập theo Quyết định số 3578/QĐCT.UBNDT ngày 06/10/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc thành lập KCN Nhơn Trạch 5 Đơn vị quản lý hạ tầng: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Việt Nam IDICO

KCN có tổng diện tích 302ha, phần diện tích quy hoạch cho thuê 205ha, trong đó 74,69ha đã cho thuê chiếm 36,43% diện tích đất công nghiệp

Tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận vào đầu tư là 12 dự án, số dự án đang xin cấp giấy phép đầu tư là 3 dự án Trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động chiếm tỷ lệ 33,3%,

5 dự án đang triển khai chiếm tỷ lệ 41,7%, số dự án đã được cấp phép nhưng chưa triển khai

3 chiếm tỷ lệ 25% Với tổng số dân lao động 136 người

Là KCN tổng hợp đa ngành nhằm thu hút vốn đầu tư nhiều loại công nghiệp khác nhau như: dệt, may mặt, giày, da, chế tạo máy, chế biến thực phẩm và dược phẩm, hương liệu, công nghệ vật liệu, trang trí nội thất, sản xuất chế biến các sản phẩm gỗ và các ngành dịch vụ: ngân hàng, bưu điện, dịch vụ vệ sinh công cộng, dịch vụ kho bãi, nhà xưởng cho

thuê…

b Các KCN đang trong giai đoạn quy hoạch

KCN Nhơn Trạch II-Lộc Khang đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, KCN Nhơn Trạch II-Nhơn Phú, KCN Nhơn Trạch VI và KCN Dệt may Vinatex-Tân Tạo đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa có dự án hoạt động

Trang 20

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG & CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM TRONG CÁC KCN THUỘC HUYỆN

Các tác nhân gây ô nhiễm đất trong các KCN trên địa bàn huyện chủ yếu là do:

- Sự lắng đọng của các khí thải độc (chủ yếu là các bụi, khí chứa S, P, N )

- Hệ thống thoát nước của các KCN chưa hoàn chỉnh hoặc chưa xây dựng nên nước thải tự thấm qua đất

- Do việc vận chuyển lưu trữ chất thải rắn của các KCN và doanh nghiệp

Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch được trình bày bảng A.1 – phần phụ lục A

Nhìn chung, chất lượng đất tại các KCN còn khá tốt và chỉ tại KCN Nhơn Trạch I, II đất đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ do hàm lượng Zn, Cu và Cd

3.1.2 Môi trường nước

3.1.2.1 Nước mặt

Các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch nằm dọc theo lưu vực sông Thị Vải, đều xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải Theo kết quả quan trắc định kỳ do Trung tâm Quan Trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện, chất lượng nước sông Thị Vải đang có dấu hiệu suy thoái do chịu tác động của nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý Và được thể hiện rõ qua các thông số chỉ thị (Bảng A.2 – phần phụ lục A)

3.1.2.2 Nước ngầm

Tầng nước ngầm tại khu vực huyện Nhơn Trạch được coi là dồi dào, và có khả năng phục vụ cho mục đích công nghiệp và sinh hoạt Tuy nhiên hàm lượng sắt khá cao vì vậy ở đây các doanh nghiệp đã khử sắt trước khi sử dụng Các KCN đã khai thác sử dụng một lượng nước khá lớn trong đó có các KCN như: KCN Nhơn Trạch I, II, III (giai đoạn 1) Và từ năm

2006, UBND tỉnh Đồng Nai đã có chỉ thị cấm các doanh nghiệp trong KCN khai thác và sử dụng nước ngầm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Chất lượng nước ngầm được thể hiện (BảngA.3 – phần phụ lục A)

3.1.2.3 Nước thải

Nước thải công nghiệp của các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch xuất phát từ ba nguồn chính:

a Nước thải từ hoạt động sinh hoạt

Nguồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, rửa tay chân, tắm giặt, ăn uống, vệ sinh Lượng nước thải này chủ yếu tập trung từ các doanh nghiệp có số lượng công nhân nhiều trong khu công nghiệp

Về đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (TS), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh

Trang 21

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

b Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn: nước mưa được quy ước là nước sạch có thể xả trực tiếp mà không cần phải xử lý Tuy nhiên nước mưa chảy tràn trong nội bộ mặt bằng các KCN trên địa bàn huyện không được thu gom triệt để và cuốn theo các thành phần ô nhiễm như đất, cát, rác thải, dầu, mỡ … và các chất rắn nổi

c Nước thải từ hoạt động sản xuất

Đặc trưng nước thải sản xuất của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch được chia theo đặc thù của từng ngành sản xuất của các doanh nghiệp cụ thể (Bảng 3.1)

Bảng 3.1 Tính chất, lưu lượng nước thải của các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch

KCN Nước thải từ

Thuộc da; Xi

mạ

Ngành dệt nhuộm

Thuộc da; nhiệt điện

Ngành dược phẩm

Coliform, màu, BOD5, COD, TSS, P tổng, Kim loại nặng

Kim loại nặng, dầu mỡ, Coliform, màu, BOD5, COD, TSS, Ptổng

Coliform, màu, COD; amoniac

Coliform, BOD5, COD, chất hữu cơ, vô

xi mạ (Fine Cable, Shing Jung; Tung Kwang) Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô nhiễm không cao Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này có chứa kim loại nặng, dầu mỡ, chứa nhiều chất ô nhiễm (chất trợ nhuộm, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa ), độ màu cao và gây mùi

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I (Bảng B.1 – phần phụ lục B)

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch I (Bảng

A.4 – phần phụ lục A)

Trang 22

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

KCN Nhơn Trạch II

Theo kết quả thống kê tổng lượng nước thải toàn khu là 6.911m3/ngđ Thành phần và tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ các doanh nghiệp dệt nhuộm lớn như công ty: Hualon, S.Y, Nam Phương, Chong Nam, Ching Fa, Việt Côn Như vậy có thể thấy nước thải KCN chủ yếu là nước thải công nghiệp dệt nhuộm Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô nhiễm không cao Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này có chứa kim loại nặng, dầu mỡ, chứa nhiều chất ô nhiễm (chất trợ nhuộm, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa ), độ màu cao và gây mùi

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I (Bảng B.2 – phần phụ lục B)

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch II (Bảng A.5 – phần phụ lục A)

KCN Nhơn Trạch III ( Giai đoạn I)

Tổng lượng nước thải KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn I) khoảng 4.600m3/ngđ Trong

đó lượng nước thải của các doanh nghiệp trong phân khu Formosa khoảng 4.540m3/ngđ, lượng nước thải của các doanh nghiệp còn lại là 60m3/ngđ

Thành phần và tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ các doanh nghiệp ngành thuộc da trong phân khu Formosa (Cty TNHH: Wei Tai; ) , ngành sản xuất điện ( Nhà máy nhiệt điện đốt than) Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô nhiễm không cao Vì vậy thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: kim loại nặng, dầu mỡ động thực vật, coliform, màu, BOD5, COD, TSS, Ptổng có mùi

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I (Xem bảng B.3 – phần phụ lục B)

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch III_giai đoạn 1 (Bảng A.6 – phần phụ lục A)

KCN Nhơn Trạch III ( Giai đoạn II)

Tổng lượng nước thải toàn KCN 73m3/ngđ Thành phần và tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ Công ty CP Dược phẩm Ampharco Các doanh nghiệp còn lại nước thải có tính chất không quá phức tạp (đa số là nước thải sinh họat) hoặc có lưu lượng nhỏ, mức độ ô nhiễm không cao Vì vậy thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: coliform, màu, BOD5, COD, amoniac

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I xem bảng B.4 – phần phụ lục B

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch III_giai đoạn 2 (Bảng A.7 – phần phụ lục A)

KCN Nhơn Trạch V

Tổng lượng nước thải toàn KCN là 60m3/ngđ Thành phần và tính chất nước thải KCN chịu ảnh hưởng chính từ các công ty thuộc ngành sản xuất da đặc biệt là Cty TNHH Sun Ya Việt Nam Vì vậy thành phần đặc trưng trong nước thải chủ yếu là: BOD5, COD, coliform, chất hữu cơ, vô cơ, pH

Nguồn phát sinh và thành phần nước thải sản xuất một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I (Xem bảng B.5 – phần phụ lục B)

Trang 23

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại cống thải của KCN Nhơn Trạch V (Bảng A.8 – phần phụ lục A)

3.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch là có đặc điểm chung là tập trung nhiều loại ngành nghề sản xuất đa dạng nên thành phần chất thải rắn trong nhà máy cũng đa dạng và phát sinh chủ yếu từ hai nguồn chính: từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và từ các hoạt động sản xuất

3.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch có nguồn gốc từ:

- Nhà ăn: thực phẩm thịt, cá, rau quả dư thừa, túi nilon…

- Từ khu vực văn phòng: giấy, vỏ lon, chai nhựa loại bỏ…

- Từ khu vực vệ sinh, khu vực nhà xe của công nhân…

- Từ khu nhà tập thể chuyên gia, công nhân trong Công ty

3.1.3.2 Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, thành phần chất thải rắn cũng đa dạng phụ thuộc vào công nghệ sản xuất Nguồn chất thải rắn công nghiệp có thể chia thành 2 loại: chất thải rắn thông thường (carton, giấy vụn, da vụn, mạt kim loại, vụn kim loại, phế phẩm, ) Và chất thải rắn nguy hại (bao bì hoá chất, hoá chất thừa, cặn dầu nhớt, bóng đèn, giẻ lau dính hoá chất, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải các doanh nghiệp và KCN, )

Do các KCN trong địa bàn huyện Nhơn Trạch đều tập trung nhiều loại ngành nghề nên thành phần chất thải rắn phát sinh rất đa dạng và có thể tóm tắt như sau (Bảng 3.2)

Bảng 3.2 Thành phần của các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tại các

KCN thuộc huyện Nhơn Trạch

1 Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng Nhựa, nylon, bìa carton, chỉ vụn, vải vụn, giấy vụn, gỗ vụn, mạt cưa, phôi, mạt vụn kim loại…

2 Chất thải dễ phân huỷ sinh học biến thực phẩm, ngũ cốc dư thừa Phát sinh từ cản tin: trấu, vỏ trứng, rau quả từ chế

3 Chất thải khó phân huỷ sinh học Thuỷ tinh, xốp, cao su

4 Chất thải nguy hại Bao bì có dính hoá chất độc hại, bùn có chứa hoá chất

5 Chất thải trơ Xỉ kim loại, gạch vụn, cặn, cát, đất, xi măng cứng…

Trang 24

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.3 Thống kê lượng phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công

nghiệp thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch

Tổng lượng chất thải rắn thông thường

(kg/tháng) Tên KCN Tổng lượng chất thải

rắn phải thiêu huỷ hoặc chôn lấp (kg/tháng)

Tổng lượng chất thải rắn có thể tái chế, tái

sử dụng (kg/tháng)

Tổng lượng chất thải nguy hại (kg/tháng)

Tổng lượng chất thải rắn toàn KCN (kg/tháng)

(Nguồn: phiếu cung cấp thông tin của các KCN huyện Nhơn Trạch 12/2007)

Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn một số nhà máy đang hoạt động tại KCN

Nhơn Trach I, II, III (Giai đoạn 1), III(Giai đoạn 2), V xem Bảng B.1, B.2, B.3, B.4, B.5 –

phần phụ lục B

3.1.4 Môi trường khí

Ô nhiễm không khí của các KCN huyện Nhơn Trạch chủ yếu:

- Khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải từ dây chuyền công nghệ rất

đa dạng, phụ thuộc vào loại hình sản xuất và qui mô sản xuất của từng đơn vị như: hơi dung

môi, bụi sơn, bụi vải, kim loại…

- Khí thải từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ nhà máy nhiệt điện, các

máy móc, thiết bị nồi hơi, lò sấy… trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ

sinh ra các khí thải như bụi, CO, NO2, SO2 …và được phát thải ra môi trường xung quanh

- Khí thải từ các hoạt động khác: các hoạt động giao thông vận tải vận chuyển hàng

hoá, thiết bị, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bui, CO,

SO2, NO2 ,…Ngoài ra, môi trường không khí trong các khu công nghiệp còn bị ảnh hưởng từ

các nhà máy xử lý nước thải của từng doanh nghiệp và khu xử lý nước thải tập trung (nếu có)

phát sinh…

Trang 25

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.4 Thống kê số lượng công ty phát sinh khí thải tại các KCN trên địa bàn huyện

(Nguồn: phiếu cung cấp thông tin của các KCN huyện Nhơn Trạch 12/2007)

Nguồn phát sinh và thành phần khí thải một số nhà máy đang hoạt động tại KCN Nhơn Trạch I, II, III(Gđ1), III(Gđ2), V Xem bảng B.1, B.2, B.3, B.4, B.5 phần phụ lục B Kết quả phân tích chất lượng khí thải xung quanh KCN Nhơn Trạch I, II, III(Gđ1), III(Gđ2), V xem Bảng A.9, A.10, A.11, A.12, A.13 phần phụ lục A

3.2 CÔNG TÁC BVMT ĐÃ THỰC HIỆN TẠI CÁC KCN THUỘC HUYỆN NHƠN

TRẠCH

3.2.1 Các biện pháp kỹ thuật

3.2.1.1 Nước thải

a Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của các công nhân trong các KCN huyện Nhơn Trạch có thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất rắn lơ lửng, các hợp chất dinh dưỡng, coliform… hầu hết đưa vào bể tự hoại để xử lý và chưa có bất kỳ một doanh nghiệp nào trong các KCN trên địa bàn huyện có hệ thống khử trùng trước khi thải bỏ vào cống thoát nước chung của KCN

b Nước mưa chảy tràn

Hiện nay trong các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch không có KCN nào có hệ thống tách dầu mỡ cho nước mưa trước khi thải ra sông

c Nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất có thành phần nước thải đa dạng phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất Việc xử lý nước thải ở các KCN có thể chia làm hai nhóm chính sau:

Nhóm các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung

Trong địa bàn huyện Nhơn Trạch có hai KCN đã xây dựng hệ thống xử lý tập trung và đang hoạt động đó là KCN Nhơn Trạch I và KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn II)

Nhơn Trạch I

- Hiện tại Công ty UBZIT đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN với công suất thiết kế: 4.000m3/ngày Vận hành thực tế: 2.000m3/ngày

Trang 26

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Nước thải tại KCN được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung và chưa bị quá tải

+ Có 22/58 doanh nghiệp di vào hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất trong đó có 20/22 dự án phát sinh nước thải sản xuất đã thu gom và xử lý cục bộ trong đó có 02 dự án được được Sở TN và MT tỉnh Đồng Nai nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải cục bộ (Công ty NFC, Công ty Hwaseung); 02/22 dự án chưa xử lý cục bộ (Việt Tín, Comatra) Có 01 dự án

tự xử lý nước thải đạt TCVN loại B và thải trực tiếp không qua hệ thống XLNT tập trung (Công ty Hwaseung) Các phương pháp xử lý nước thải của một số doanh nghiệp trong KCN (Bảng C.1– phụ lục C)

+ Các công ty còn lại nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và được xử lý bằng bể

đã ký hợp đồng XLNT); 26 dự án chưa tiến hành khắc phục (có 14 doanh nghiệp đã ký hợp đồng XLNT)

- KCN đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải

- Kết quả chất lượng nước: Qua các kết quả đo được cho thấy chất lượng nước thải trước khi xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tâp trung (từ tháng 58/2007) có các thông số đạt tiêu chuẩn nhưng ngoại trừ thông số độ màu không đạt tiêu chuẩn đặc biệt là tháng 5 & 6 Vì đây là thời gian mà các doanh nghiệp có đơn đặc hàng và nhiều nhất là ngành dệt nhuộm Từ tháng 9  tháng 12/2007 KCN đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung nên các thông số đã đạt tiêu chuẩn quy định TCVN 5945-2005, cột B, Kq=1,1, Kf=1 Ngoại trừ thông số coliform là vượt nhẹ trong tháng 12/2007

0 50 100 150 200

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu

chuẩn của KCN Nhơn Trạch I

Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)

- Hiện tại Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN với công suất thiết kế: 2000m3/ngày Đã đưa vào vận hành chính thức với công suất tập trung thực tế: 132m3/ngày Nước thải tại KCN được thu gom và xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung

và chưa bị quá tải

Trang 27

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

+ Có 3/10 doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ và được đưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung Đó là các công ty: công ty CP Dược phẩm Ampharco, công

ty TNHH Tianhua Chemical (VN), công ty TNHH VLXD Châu Âu Các biện pháp khống chế

ô nhiễm nước thải tại một số công ty (Bảng C.3 – phần phụ lục C)

+ Còn lại 7/10 doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ và nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt nhưng đã tiến hành đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung của KCN

 Như vậy tổng lượng nước thải được xử lý tập trung trước khi thải thẳng ra ngoài là 107m3/ngđ chiếm tỷ lệ 100%

- KCN đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN là sông Thị Vải

Qua các kết quả đo được cho thấy chất lượng nước thải trước khi xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tâp trung (từ tháng 510/2007) nước thải chưa hoàn toàn đạt yêu cầu về BVMT, chỉ có vào tháng 6 và tháng 9 là có kết quả đạt so với tiêu chuẩn cho phép Các tháng còn lại đặc biệt là tháng 8 có phần lớn thông số không đạt tiêu chuẩn cho phép cụ thể là các thông số màu sắc, COD, N-NH3 , coliform Từ tháng 11/2007, KCN đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung nên các thông số đã đạt tiêu chuẩn quy định TCVN 5945-2005, cột B, Kq =1,1, Kf = 1 Chỉ duy nhất vào tháng 12/2007 có thông số màu sắc vượt tiêu chuẩn cho phép

0 50 100 150 200

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu

chuẩn nhất KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)

Nhóm các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (đang trong giai đoạn xây dựng hoặc chưa vận hành)

Nhơn Trạch II

Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 5000m3/ngđ và chưa đưa vào vận hành Các doanh nghiệp đang chuẩn bị đấu nối vào hệ thống xử lý chung

- Hiện tại trong KCN chưa có 9/23 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất và 9/9 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải cục bộ

- Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu là nước thải sinh hoạt và được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra bên ngoài

 Như vậy tổng lượng nước thải được xử lý là 100%

- KCN đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN là sông Thị Vải

Trang 28

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- Kết quả chất lượng nước thải: nước thải của KCN thải ra không đạt tiêu chuẩn cho phép Căn cứ vào kết quả phân tích có thể nhận xét chất lượng nước thải tại điểm xả thải tập trung chưa đạt yêu cầu về BVMT Qua các mẫu phân tích từ tháng 5  12/2007cho thấy phần lớn các thông số đặc trưng thường xuyên vượt tiêu chuẩn quy định cho phép, tại một số mẫu vào những thời điểm khác nhau Cụ thể là các thông số: màu sắc, BOD, COD, TSS, P tổng, coliform Do ảnh hưởng từ các công ty dệt nhuộm vì các công ty này có thể do nước thải không được xử lý hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ không thường xuyên Riêng đối với thông số dầu khoáng vào tháng 6 có giá trị tăng đột ngộ vượt tiêu chuẩn quy định, các tháng còn lại thì thông số này đạt tiêu chuẩn cho phép

0 100 200 300 400 500 600

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt tiêu

chuẩn của KCN Nhơn Trạch II

Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)

Tổng lượng nước thải toàn khu là 4.107m3/ngđ Hiện tại công ty đang xây dựng hệ thống xử lý tập trung cho KCN

- Các công ty nằm ngoài phân khu Formosa do công ty TNHH Tín Nghĩa trực tiếp quản lý có 9/10 công ty đã đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn II) Tổng lượng nước thải thu gom là 60m3/ngđ, chiếm tỷ lệ 1,44% so với tổng lượng nước thải toàn khu Ngoại trừ 1/8 doanh nghiệp (công ty TNHH Hyosung Vina, nay đổi thành công ty Gold on Vina) có lượng nước thải 8m3/ngđ, chiếm tỷ lệ 0,2% so với tổng lượng nước thải toàn khu, tự xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại B trước khi thải

ra ngoài hệ thống thoát nước chung của KCN

- 22 công ty còn lại thuộc phân khu Formosa thì có 13/22 công ty có hệ thống xử lý cục bộ, trong đó có 4 công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định đưa vào hoạt động chính thức, các công ty còn lại chủ yếu xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại trước khi thải ra cống chung Hiện tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa đã nhận trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý phát sinh nước thải từ phân khu Formosa, dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2008 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải tại một số công ty (Bảng C.2 – phần phụ lục C)

- KCN đã tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN là sông Thị Vải

Kết quả chất lượng nước thải tại cống thải tập trung ngoài phân khu Formosa: căn cứ vào kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước thải tại điểm xả này chưa đạt yêu cầu về BVMT Trong các lần kiểm tra thu mẫu từ tháng 512/2007 phần lớn các thông số đặc trưng đều không ổn định và thường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép tại một số mẫu vào những thời điểm khác nhau, cụ thể là các thông số: độ màu, BOD5, COD, và coliform Đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8 thông số độ màu, BOD, COD vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn Vì trong

Trang 29

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

khoảng thời gian này lượng hàng sản xuất từ các doanh nghiệp tăng theo nhu cầu đặt hàng Riêng đối với thông số N tổng, N-NH3 và dầu khoáng có giá trị tăng đột ngột, cụ thể là N tổng tăng vào tháng 8, N-NH3 vào tháng 12 và dầu khoáng vào tháng 6 Các tháng còn lại các thông số này đạt tiêu chuẩn cho phép

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự dao động của thông số nước thải thường xuyên vượt

tiêu chuẩn của KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)

Nhơn Trạch V

- Tổng lượng nước thải toàn khu là 60m3/ngđ Hiện tại công ty đang xây dựng hệ thống xử lý tập trung cho KCN

- Trong KCN đã có 5 doanh nghiệp đi vào hoạt động nhưng chỉ có 2/5 có hệ thống xử

lý nước thải cục bộ Trong đó có 1 công ty đã đã được cơ quan nhà nước về BVMT kiểm tra

hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định đưa vào hoạt động là công ty Sun Yad Công ty còn lại chưa được kiểm tra là công ty U-Best KCN không có hệ thống tách nước mưa với nước thải Hiện nay, nước mưa và nước thải của KCN thoát chung và tự thấm Vẫn chưa triển khai tuyến thoát nước từ KCN ra nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải

 Như vậy lượng nước thải được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là 40% Kết quả chất lượng nước thải: Chất lượng nước từ cống thoát nước chung của KCN Nhơn Trạch V tốt Các thông số phân tích đều cho kết quả đạt TCVN 5945-2005, cột B Tuy nhiên thành phần này bao gồm cả nước mưa

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải các công ty trong KCN Nhơn Trạch V: KCN Nhơn Trạch V hiện có 05 nhà máy đang hoạt động phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt và

có 2/5 (Công ty TNHH U-Best Việt Nam Polymer Industry Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam) Công ty có các thông số COD và Coliform không đạt TCVN 5945-

2005, cột B, Kq=1,1; Kf=1,2 Riêng chất lượng nước thải của công ty SunYad trong các lần giám sát không đạt TCVN 5945:2005, cột B, Kq=1,1; Kf=1,2 và các thông số không đạt tiêu chuẩn bao gồm: COD, BOD5 và tổng Coliform Hầu hết lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp trong KCN rất ít, cộng thêm việc chưa triển khai hệ thống thoát nước và địa hình KCN không thuận lợi và cho việc thoát nước thải ra rạch Bà Ký như bản cam kết ĐTM do đó lượng nước thải này tự thấm trong KCN

Trang 30

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

3.2.1.2 Chất thải rắn và chất thải nguy hại

a KCN Nhơn Trạch I

CTR trong KCN, bên ngoài các công ty

- CTR chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt và đất cát do hoạt động đi lại, vận chuyển, của cây cối, người và xe cộ được công ty vệ sinh chở đi đổ vào nơi quy định

- Chất thải rắn sinh hoạt được tập kết tại khu vực riêng biệt và được chứa trong các thùng đựng kín Công ty đã ký hợp đồng thu gom vận chuyển với Hợp tác xã Hiệp Hòa (định

kỳ 1 tuần /lần)

- Chất thải nguy hại: phát sinh từ Nhà máy xử lý nước thải và Nhà máy khai thác nước ngầm Tuy Hạ Công ty đã được cấp Sổ đăng ký quản lý Chủ nguồn thải CTNH số 75.0000358.T và hợp đồng thu gom vận chuyển xử lý chất thải nguy hại với Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài

- KCN đã xây dựng 2 khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH

CTR của các công ty (do các công ty tự chịu trách nhiệm xử lý)

- CTR sinh hoạt được các công ty thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý

- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: carton, bao bì vải vụn, phế liệu kim loại…sẽ được các dự án tận dụng hoặc bán cho các cơ sở tái chế Những thành phần không thể tái chế

sẽ được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải nguy hại: các dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom và

xử lý theo đúng quy chế Quản lý chất thải nguy hại của Chính Phủ ban hành kèm theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, thông tư số 12/2006/TT- BTNMT Theo số liệu điều tra (qua hình thức phiếu cung cấp thông tin) nhận được từ 43 dự án trong KCN thì số doanh nghiệp trong KCN đă được cấp Sổ đăng ký quản lý Chủ nguồn thải CTNH là 20/33 doanh nghiệp có phát sinh CTNH

- Có 32/58 doanh nghiệp có khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH

Một số biện pháp thu gom và lưu trữ của một số doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch

I (Bảng C.4 – phụ lục C)

b KCN Nhơn Trạch II

CTR trong KCN, bên ngoài các công ty

- CTR chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt và đất cát do hoạt động đi lại, vận chuyển của cây cối, người và xe cộ được công ty vệ sinh chở đi đổ vào nơi quy định

- KCN chưa xây dựng khu vực lưu giữ tam thời CTR thông thường và CTNH

CTR của các công ty (do các công ty tự chịu trách nhiệm xử lý)

- CTR sinh hoạt phát sinh tại các doanh nghiệp được thu gom tập trung sau đó hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom xử lý

- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được các doanh nghiệp thu gom, phân loại tại nguồn và tập trung đúng nơi quy định Một số CTR như vụn kim loại, vải, sợi,…các doanh nghiệp tái sử dụng để tái chế hoặc bán cho các ngành công nghiệp khác có nhu cầu Các chất thải rắn không có khả năng tái chế được các doanh nghiệp tự thỏa thuận với các đơn

vị có chức năng thu gom và xử lý

Trang 31

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

- CTNH của các công ty phát sinh (14/33 công ty có phát sinh chất thải nguy hại) hầu hết đã đăng ký chủ nguồn thải CTNH và thuê các đơn vị có chức năng xử lý Có 21/33 doanh nghiệp có khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH

c KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)

CTR trong KCN, bên ngoài các công ty

- CTR chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt và đất cát do hoạt động đi lại, vận chuyển, của cây cối, người và xe cộ được công ty vệ sinh chở đi đổ vào nơi quy định

- KCN chưa có khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH Các biện pháp quản lý CTR của KCN đã thực hiện:

CTR của các công ty (do các công ty tự chịu trách nhiệm xử lý)

- Chất thải rắn sinh hoạt của các công ty giao cho HTX Dịch vụ Môi trường Phước Tân và HTX Hiệp Hòa đến thu gom và xử lý

- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu được giao cho các cơ sở tư nhân thu gom phế liệu

- Chất thải nguy hại giao cho DNTN Tân Phát Tài, Sonadezi, HTX Dịch vụ Môi trường Phước Tân thu gom và xử lý Hiện tại trong KCN có 11/32 doanh nghiệp phát sinh CTNH và có 7/11 doanh nghiệp đã đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH theo quy định Có 19/32 doanh nghiệp có khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH

Bảng thống kê các biện pháp thu gom và lưu trữ của một số doanh nghiệp trong KCN (Bảng C.5 – phụ lục C)

d KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)

CTR trong KCN, bên ngoài các công ty

- CTR chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt và đất cát do hoạt động đi lại, vận chuyển, của cây cối, người và xe cộ được công ty vệ sinh chở đi đổ vào nơi quy định

- KCN đã xây dựng khu vực lưu giữ tạm thời CTR và CTNH

CTR của các công ty (do các công ty tự chịu trách nhiệm xử lý)

- Chất thải rắn sinh hoạt của các công ty giao cho HTX Dịch vụ Môi trường Phước Tân và HTX Hiệp Hòa đến thu gom và xử lý

- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chủ yếu được giao cho các cơ sở tư nhân thu gom phế liệu

- Chất thải nguy hại giao cho DNTN Tân Phát Tài, Sonadezi, HTX Dịch vụ Môi trường Phước Tân thu gom và xử lý Hiện tại trong KCN có 9/10 doanh nghiệp phát sinh CTNH và có 1/9 doanh nghiệp (Cty CP Dược phẩm Ampharco) đã đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH theo quy định Có 6/10 doanh nghiệp đã có khu vực lưu giữ tạm thời CTR

và CTNH

Bảng thống kê các biện pháp thu gom và lưu trữ của một số doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn II) (Bảng C.6 – phụ lục C)

e KCN Nhơn Trạch V

CTR trong KCN, bên ngoài các công ty

- Chất thải rắn trong KCN bên ngoài nhà máy chủ yếu là lá cây, rác sinh hoạt, đất cát

do hoạt động đi lại, vận chuyển cây cối, người và xe cộ được công ty vệ sinh thu gom chở đổ đúng nơi quy định

- KCN chưa xây dựng khu vực phấn loại và lưu trữ tạm thời chất thải rắn và nguy hại

Trang 32

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Chất thải rắn của các Công ty (do các Công ty tự chịu trách nhiệm xử lý)

- Chất thải rắn sinh hoạt được các Công ty thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý theo đúng quy định

- Đối với chất thải như bao bì carton, vải vụn, da vụn, sắt thép, các nhà máy tận dụng

sử dụng lại hoặc bán cho các cơ sở tái chế Thành phần không thể tái chế được thu gom, xử lý chung với chất thải rắn sinh hoạt

- Riêng với chất thải nguy hại phải được thu gom riêng và thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển và xử lý theo đúng quy định Có 2/5 doanh nghiệp (Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry, Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam) đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Các công ty trong KCN Nhơn Trạch V đã xây dựng khu vực phân loại và lưu trữ tạm thời chất thải rắn và chất thải nguy hại

Các biện pháp quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại của một số công ty trong KCN Nhơn Trạch V (Bảng C.7 – phụ lục C)

3.2.1.3 Môi trường không khí

a KCN Nhơn Trach I

Không khí xung quanh KCN

- Để giảm thiểu khí thải do hoạt động giao thông vận tải, khí thải phát tán từ các nhà máy trong KCN Công ty hạ tầng đã tiến hành nhiều biện pháp như trồng nhiều cây xanh trong KCN (công ty đã trồng cây xanh với diện tích 15%), tráng nhựa toàn bộ tuyến đường lưu thông, vệ sinh thường xuyên các tuyến đường có lưu thông, quy định các xe chở nguyên vật liệu, đất đá đi vào KCN thì được che kín, không để rơi trên đường

- Chất lượng không khí xung quanh KCN thì các thông số đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng nồng độ bụi có một số vị trí vượt tiêu chuẩn Cụ thể là các vị trí: K2, K7, K8, K9 và được thể hiện ở biểu đồ

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch I

Trang 33

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

K6: Gần giao lộ 3 – 319

K7: Gần giao lộ 25B – 319

K8: Gần giao lộ 25B – 8

K9: Trên đường 4B, cách KCN 200m về phía Tây Nam

K10: Trên đường số 2, cách KCN 200m về phía Đông Bắc

Trang 34

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Khí thải tại các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 37 công ty có phát thải khí thải thì có 12/37công ty có hệ thống xử lý khí thải chiếm tỷ lệ 32,4% Trong đó có 1 công ty đã được cơ quan nhà nước về BVMT kiểm tra đạt tiêu chuẩn đi vào hoạt động

- Đối với khí thải do đốt nguyên liệu (bụi, SO2, NO2, CO, ) Đối với nguồn khí thải do đốt nhiên liệu: hầu hết các dự án phát tán khí thải qua ống khói nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường, chưa có doanh nghiệp nào đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khí phát tán qua ống khói

- Đối với khí thải từ dây chuyền công nghệ sản xuất: dự án áp dụng các biện pháp thu gom bụi (xiclon, lọc ướt ) sau đó phát tán qua ống khói

Các biện pháp xử lý khí thải của một số công ty trong KCN Nhơn Trạch I (Bảng C.8 – phần phụ lục C)

b KCN Nhơn Trạch II

Không khí xung quanh KCN

- Để giảm thiểu khí thải do hoạt động giao thông vận tải, khí thải phát tán từ các nhà máy trong KCN Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 đã thực hiện các biện pháp như sau: trồng nhiều cây xanh trong KCN (công ty đã trồng cây xanh với diện tích 15%), tráng nhựa toàn bộ tuyến đường lưu thông, vệ sinh thường xuyên các tuyến đường có lưu thông, quy định các xe chở nguyên vật liệu, đất đá đi vào KCN thì được che kín, không để rơi trên đường và do lưc lượng bảo vệ KCN kiểm soát

- Chất lượng không khí xung quanh KCN hầu hết các thông số đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng nồng độ bụi có một số vị trí vượt tiêu chuẩn do mật độ giao thông ở khu vực này qua lại lớn Cụ thể là nồng độ bụi tại vị trí K1

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ biểu diễn thông số bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch II

Trang 35

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Khí thải tại các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 20/33 công ty có phát thải khí thải; có 15/20 công ty có hệ thống xử

lý khí thải Chưa có công ty nào đã được cơ quan nhà nước về BVMT kiểm tra đạt tiêu chuẩn

đi vào hoạt động

- Đối với khí thải do đốt nguyên liệu (bụi, SO2, NO2, CO, ) các công ty đã thực hiện

xử lý bằng cách phát tán ống khói cao ra ngoài nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường, một

số ít công ty cho qua hệ thống cyclon để lọc và tách bụi ra ngoài

- Đối với khí thải do hoạt động sản xuất (bụi đất đá, bụi vải, bụi kim loại, hơi dung môi hữu cơ, ) các công ty đã xử lý bằng phương pháp là trang bị máy hút bụi tại nơi phát sinh, thiết bị lọc, hấp thụ bụi, bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị dụng cụ bảo hộ lao động

c KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 1)

Không khí xung quanh KCN

- Công ty đã trồng cây xanh trong KCN với diện tích là 15% tổng diện tích KCN, nhựa hóa toàn bộ tuyến đuờng.Các phương tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi vào KCN đã che chắn kỹ, không để rơi vãi trên mặt đường

- Chất lượng không khí xung quanh KCN đạt tiêu chuẩn quy định ngoại trừ nồng độ bụi ở một số vị trí vựơt cao so với tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 và được thể hiện ở bảng phân tích chất lượng không khí của KCN

0 0.5 1 1.5 2

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch III (Giai

đoạn 1)

Ghi chú:

K1: NT3.GĐ1.K1: trước công ty Singpoong Zipper

K2: NT3.GĐ1.K2: giữa công ty TNHH xây dựng Hong Sui và công ty TNHH Kung Tung

K3: NT3.GĐ1.K3: giữa công ty Gold On và phân khu Formosa

K4: NT3.GĐ1.K4: trước cổng 2 của phân khu Formosa

Khí thải tại các doanh nghiệp

- Hiện tại KCN có 10/32 doanh nghiệp phát sinh khí thải do quá trình đốt nguyên liệu như gas, dầu DO, FO, than đá nhưng chỉ có 2/10 doanh nghiệp là có hệ thống xử lý khí thải được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, 5/10 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nhưng

Trang 36

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

chưa được kiểm tra, còn lại chưa có hệ thống xử lý Biện pháp xử lý mà các doanh nghiệp thực hiện chủ yếu là xây dựng ống khói cao 10-15m phát tán không khí ra môi trường

- Đối với khí thải phát sinh do công nghệ sản xuất thì có 23/32 doanh nghiệp Nhưng chỉ có 3/23 doanh nghiệp là có hệ thống xử lý khí thải Còn lại là thải trực tiếp ra môi trường Biện pháp xử lý chủ yếu của các doanh nghiệp đã xử lý là dùng chụp hút để hút bụi và các dung môi trong quá trình sản xuất

d KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2)

Không khí xung quanh KCN

- Công ty đã trồng cây xanh trong KCN với diện tích là 15% tổng diện tích KCN, nhựa hóa toàn bộ tuyến đuờng.Các phương tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi vào KCN đã được che chắn kỹ, không để rơi vãi trên mặt đường

- Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh KCN cho thấy hầu hết các thông

số đều đạt tiêu chuẩn quy đinh TCVN 5937-2005 Ngoại trừ thông số CO là vượt tiêu chuẩn quy đinh ở một số vị trí xem trong bảng phân tích chất lượng không khí KCN

0 20 40 60 80 100

Biểu đồ 3.7 Biểu đồ biểu diễn nồng độ không đạt tiêu chuẩn xung quanh KCN Nhơn Trạch III

(Giai đoạn 2)

Ghi chú:

K1: NT3.GĐ2.K1: trước Công ty Nhựa Tân Tiến

K2: NT3.GĐ2.K2: trước nhà máy gạch ngói Tín Nghĩa

K3: NT3.GĐ2.K3: giữa Công ty Bueno và Công ty An Lạc

Khí thải tại các doanh nghiệp

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong KCN, xí nghiệp dịch vụ và phát triển KCN quy định hiện hành trước khi phát thải ra môi trường xung quanh (quy định hợp đồng thuê đất) KCN Nhơn Trạch 3 đã yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN phải cam kết xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn

- Trong KCN 3/10 doanh nghiệp khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu dầu DO, than đá (Cty CP Dược phẩm Ampharco, nhà máy gạch ngói Tín Nghĩa, Cty TNHH Khang Phúc) đã có hệ thống xử lý khí thải cục bộ bằng biện pháp phát tán ống khói cao 10-15m các công ty

- 10/10 doanh nghiệp phát sinh khí thải từ công nghệ sản xuất thì có 4/10 doanh nghiệp (công ty TNHH An Lạc Tiên Sơn, Cty CP Dược phẩm Ampharco, công ty Tianhua

Trang 37

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Chemical, công ty TNHH Jackson) có hệ thống xử lý cục bộ (chụp hút, xyclon, ) Còn lại 6 công ty chưa có hệ thống xử lý

Các biện pháp xử lý khí thải của một số công ty trong KCN Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) (Bảng C.10 – phần phụ lục C)

e KCN Nhơn Trạch V

Không khí xung quanh KCN

Công ty đã trồng cây xanh trong KCN với diện tích là 13% tổng diện tích KCN, nhựa hóa toàn bộ tuyến đuờng.Các phương tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi vào KCN phải che chắn kỹ, không để rơi vãi trên mặt đường

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh KCN cho thấy hầu hết các thông

số đều đạt tiêu chuẩn quy đinh TCVN 5937-2005 Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Nhơn Trạch 5 tương đối tốt, đa số các thông số giám sát tại các vị trí đều đạt các tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 và TCVN 5949:1998; Tuy nhiên nồng độ bụi tại một số vị trí giám sát (K01, K04, K10) cao hơn giới hạn cho phép của TCVN 3937:2005 Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động giao thông ra vào KCN Nhơn Trạch V và các KCN lân cận (Biểu đồ 3.8)

0 0.1 0.2 0.3 0.4

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi xung quanh KCN Nhơn Trạch V

Ghi chú:

K01: NT5.K01: trong công ty SunYad (gần tỉnh lộ 31B giao với tỉnh lộ 25C)

K02: NT5.K02: trong khu đất công trình công cộng dịch vụ (gần đường 25C giao với đường D3a)

K03: NT5.K03: trong khu đất cây xanh tập trung (gần đường 25C giao với đường D1) K04: NT5.K04: nằm ngoài KCN về hướng đông nam (gần với tỉnh lộ 319B và hương

Trang 38

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

K09: NT5.K09: nằm trong khu dự kiến xây dựng các ngành điện tử, cơ khí (gần giao

lộ D1 với N3)

K10: NT5.K10: nằm ngoài KCN (gần đường đi trung tâm TP.Nhơn Trạch về phía Tây Bắc KCN

Khí thải tại các doanh nghiệp

- Đối với khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu như bụi, SO2, CO, NO2 được các công ty phát tán ra ngoài bằng ống khói cao nhờ quá trình tự làm sạch của môi trường

- Khí thải do hoạt động sản xuất chủ yếu là hơi dung môi hữu cơ và bụi Các công ty trong khu công nghiệp chủ yếu sử dụng nhiều cử thông gió và đóng nắp thùng đựng dung môi

Các biện pháp xử lý khí thải của một số công ty trong KCN Nhơn Trạch V (Bảng C.11 – phần phụ lục C)

3.2.2 Các biện pháp quản lý

- Tình hình áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn vào các doanh nghiệp trong KCN: chưa có doanh nghiệp: 100% các doanh nghiệp chưa triển khai áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn

- Tình hình thực hiện tiêu chuẩn ISO 14000: hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN

đã đạt tiêu chuẩn ISO 14000

- Tình hình thực hiện giám sát môi trường định kỳ: các DN và KCN đã thực hiện nghiêm chỉnh việc thực hiện giám sát môi trường theo định kỳ 6tháng/lần

- Việc chấp hành nộp phí nước thải:100% doanh nghiệp đã chấp hành kê khai nộp phí nước thải

- Chưa có doanh nghiệp nào trong các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch thực hiện chương trình giám sát ngành nghề

- Số lượng chuyên viên môi trường trong từng doanh nghiệp và trong KCN: Một vài doanh nghiệp lớn đã đưa nhân viên sang nước ngoài đào tạo chuyên môn về môi trường và số còn lại không cung cấp thông tin Các KCN đều có đội ngũ chuyên viên môi trường

3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH

3.3.1 Đánh giá hiện trạng môi trường tại các KCN

3.3.1.1 Nước thải

Tình hình ô nhiễm nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn chưa giải quyết triệt

để, nhiều công trình xử lý nước thải chưa đựơc đầu tư xây dựng hoặc đầu tư chưa đúng mức theo yêu cầu tại quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM đã được phê duyệt

- Tại các doanh nghiệp trong KCN nước thải chưa được qua xử lý hai giai đoạn: xử lý cục bộ tại các doanh nghiệp và đấu nối vào xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép rồi mới thải ra nguồn tiếp nhận

- Đối với các KCN: Nhơn Trạch I & Nhơn Trạch III (Giai đoạn 2) đã có hệ thống xử

lý tập trung, qua kết quả kiểm tra trong năm 2007 tra cho thấy hiệu quả của các công trình xử

Trang 39

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

lý đã đựơc cải thiện đáng kể Tuy nhiên chất lượng nước thải đầu ra vẫn chưa ổn định, vẫn còn một số thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn môi trường quy định

- Đối với các KCN: Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III (Giai đoạn I) chưa đầu tư xây dựng

hệ thống xử lý tập trung mặc dù đã có nhiều dự án đi vào hoạt động Nhiều thông số ô nhiễm trong nước thải vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi thải vào nguồn tiếp nhận Bên cạnh đó, nước thải của nhiều doanh nghiệp chưa được xử lý cục bộ và đấu nối vào hệ thống thoát nước của KCN gây áp lực lớn đối với môi trường tiếp nhận Đây là những nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Đối với KCN Nhơn Trạch V: chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý tập trung mặc dù

đã có nhiều dự án đi vào hoạt động Chưa xây dựng riêng biệt hệ thống thoát nước mưa và nước thải Theo kết quả phân tích, chất lượng nước thải có hòa lẫn nước mưa nên hầu hết các thông số ô nhiễm đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép Tuy nhiên đây là nguyên nhân tiềm

ẩn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước ngầm Bên cạnh đó, Đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN chưa đấu nối toàn bộ cống thoát nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vào tuyến thoát nước thải chung của khu công nghiệp và chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn trường hợp doanh nghiệp trong khu công nghiệp xả thải vượt tiêu chuẩn qui định

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật về môi trường bên ngoài và bên trong KCN như: hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung chưa đáp ứng tốc độ phát triển, thu hút đầu tư

Hệ thống tiêu thoát nước mưa của KCN Nhơn Trạch V dẫn vào nguồn tiếp nhận chưa được triển khai Nước thải trộn lẫn nước mưa tự thấm vào KCN

Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải rắn theo đúng quy định

3.3.1.3 Khí thải

Qua kết quả quan trắc môi trường, chất lượng không khí xung quanh khu công nghiệp

có các thông số ô nhiễm CO, SO2, NO2, bụi có vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép Bên cạnh đó chất lượng không khí của các doanh nghiệp phát sinh do đốt nguyên liệu dầu FO, DO cung cấp lò hơi, lò sấy, lò nung, lò nấu, lò đúc…có chứa nhiều thông số ô nhiễm như: bụi, CO2, NO2, SO2, các chất hữu cơ bay hơi (THC) vẫn chưa kiểm soát được Ngòai ra, một số doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải hoặc đã có xây dựng nhưng hệ thống xử lý không vận hành thường xuyên, hiệu quả xử lý chưa cao, mang tính chất đối phó nên khí thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường quy định Một trong những nguyên nhân nêu trên

là do đa số doanh nghiệp sử dụng nguồn dầu FO, DO nhập khẩu có hàm lượng lưu huỳnh cao Một số doanh nghiệp vì điều kiện kinh tế sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt nhưng lại không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị xử lý không đạt yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả xử lý thấp Ngoài ra, các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động giao thông, hệ thống

xử lý nước thải trong các KCN cũng góp phần làm gia tăng nồng độ ô nhiễm không khí

Trang 40

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường các Khu Công Nghiệp thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

3.3.1.4 Các biện pháp quản lý môi trường

Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo quy định (03 tháng/lần đối với nguồn thải cố định và 06 tháng/lần đối với môi trường xung quanh), hoặc nếu có thực hiện cũng mang tính chất hình thức, đối phó, không đạt yêu cầu thực tế về nội dung,

Hầu hết các doanh nghiệp chưa áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn cũng như thực hiện giám sát ô nhiễm môi trường theo đặc thù của ngành nghề sản xuất để có các biện pháp khống chế, giảm thiểu mức phát thải ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng

Phần lớn các doanh nghiệp chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách môi trường Các KCN đã xây dựng Quy chế BVMT nhưng chưa triển khai áp dụng rỗng rãi, triệt

để trong KCN Bên cạnh đó, Quy chế BVMT còn tồn tại nhiều hạn chế như nội dung chưa được hướng dẫn chi tiết rõ ràng còn chung chung, bất cập nên việc thực thi gặp nhiều khó khăn

3.3.2 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường hiện hành

Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, vấn đề môi trường càng trở nên cấp thiết và bức xúc nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thành lập cơ quan Cảnh sát môi trường Tại tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh đã thành lập Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) cùng phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, Phòng Quy hoạch và Môi trường – BQL các KCN Đồng Nai trong công tác quản lý, BVMT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và các KCN thuộc huyện Nhơn Trạch nói riêng

3.3.2.1 Tích cực

Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2006 cùng với các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Các Bộ, ngành liên quan đã tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Từ đó góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xã hội theo định hướng BVMT và phát triển bền vững; ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, sự cố môi trường nghiêm trọng Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh Ủy và UBND, HĐND tỉnh Đồng Nai, hiệu lực quản lý nhà nước về BVMT không ngừng nâng cao:

- Các ngành các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong việc quy hoạch xây dựng tổng thể phát triển KCN phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và BVMT của địa phương Cụ thể: Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo Quy họach tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai giai đọan 2006-2010, định hướng 2020

- Về công tác quan trắc môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và triển khai Dự án tăng cường năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí khoảng 5,7 tỷ Đã thành lập và đi vào họat động có hiệu quả Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đã xây dựng mạng lưới quan trắc các thành phần môi trường (khí thải, nước thải,…) trên địa bàn tỉnh trong đó có các KCN thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch theo định kỳ 2lần/năm

- Công tác giám sát việc thực thi các biện pháp BVMT của các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN đã được thực hiện đầy đủ Đã xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tạo nên những bước phát triển mới Ngòai ra, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành các chỉ thị nhằm tăng cường hiệu quả, trách nhiệm của các Công ty kinh doanh hạ tầng KCN trong họat động bảo vệ môi trường

- Việc tuân thủ nộp phí BVMT đối với nước thải của các doanh nghiệp trong KCN theo Quyết định 67/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh với mức thu phí năm 2007 đạt 4,2 tỷ đồng

Ngày đăng: 15/06/2018, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w