1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai

92 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động Và Môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2010 tổng số mẫu đo về vi khí hậu, bụi, ồn, hơi khí độc, bức xạ nhiệt trong các công ty sản xuất giày

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ô nhiễm môi trường lao động hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới cũng như ở từng quốc gia Sự ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trên phạm vi nhà máy, xí nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh

Theo báo cáo của Bộ Y tế trong năm 2008 đo đạc về vi khí hậu, ánh sáng, bụi, ồn, hơi khí độc, rung, bức xạ nhiệt trong môi trường lao động với tổng số 242.345 mẫu đo có đến 40.956 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm tỷ

lệ 16,9%; đã có khoảng 5.018 công nhân mắc bệnh nghề nghiệp trong tổng số 53.683 người được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 4.164 người bị tai nạn lao động, trong đó có 1.026 người bị thương nặng và 473 người bị tử vong 1

Tại Đồng Nai, theo số liệu của Ban quản lý các KCN tỉnh, hiện nay tại Đồng Nai có 30 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích trên 3600 ha (chiếm hơn 60% diện tích đất dành cho thuê trong tổng số hơn 9000 ha đất quy hoạch công nghiệp của tỉnh); trong đó có hơn 840 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động ở 21 KCN Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất giày là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của tỉnh Đồng Nai Tính đến thời điểm năm 2010 có khoảng 10 công ty sản xuất giày ở Đồng Nai, các công này tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp Nhơn Trạch, Sông Mây, Bầu Xéo, Xuân Lộc, Long Thành, Biên Hòa, AMATA, Lotecco, Thạnh Phú Sự phát triển trong ngành công nghiệp giày đem lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và cải thiện đời sống người lao động Tuy nhiên, bên cạnh đó môi trường lao động ngày càng ô nhiễm trầm trọng, điều kiện làm việc ngày càng xấu đi Người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: bụi, dung môi hữu cơ, ồn Hậu quả tất yếu sức khỏe người lao động ngày càng giảm sút, tai nạn lao động ngày càng tăng, bệnh nghề nghiệp và bệnhliên quan nghề nghiệp ngày càng nhiều

Trang 2

Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động Và Môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2010 tổng số mẫu đo về vi khí hậu, bụi, ồn, hơi khí độc, bức xạ nhiệt trong các công ty sản xuất giày là 2.796, trong đó số mẫu vượt tiêu chuẩn 1123 mẫu (chiếm tỉ lệ 40,16%), tổng số công nhân khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là 315 người, tổng số nghi ngờ mắc là 115 người và tổng số được giám định 5 người [13].

Với tình hình trên, việc nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường lao động các

công ty sản xuất giày hiện nay là rất cần thiết Để có cơ sở khoa học trong việc đề xuất những biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động trong ngành sản xuất giày tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh Đồng Nai”

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày trong các KCN tỉnh Đồng Nai trên cơ sở nghiên cứu điển hình tại ba công ty sản xuất giày: công ty cổ phần Taekwang Vina, công ty TNHH Pousung Việt Nam, công ty TNHH Hwa Seung vina

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công

ty sản xuất giày trong các KCN tỉnh Đồng Nai nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe người lao động

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân các công ty sản xuất giày thể thao tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao động các công ty sản xuất giày thể thao tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đang sử dụng các công

ty sản xuất giày thể thao tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật, quản lý, bảo hộ lao động nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, nâng cao sức khỏe người lao động các công ty sản xuất giày thể thao tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Trang 3

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Môi trường lao động gồm các yếu tố (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, ồn, bụi, dung môi hữu cơ (acetone, methyl ethylcetone, xylene, ethylacetate) và công nhân tại 3 công ty sản xuất giày: Công ty TNHH Hwa seung Vina, Công ty cổ phần taekwang Vina và công ty TNHH Pousung Việt Nam các Khu Công nghiệp Biên Hòa, Khu công nghiệp Bàu Xéo và Khu công nghiệp Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài này nghiên cứu môi trường lao môi trường lao động các công ty sản xuất giày thể thao tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng9/2011 - 3/2012

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để đạt được mục tiêu và nội dung trên đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin phục vụ đề tài

5.2 Phương pháp điều tra thực địa, thu thập thông tin

Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp (chủ yếu phỏng vấn những cán bộ quản lý trực tiếp người lao động, những cán bộ làm việc trong công tác bảo hộ lao động của công ty) Các thông tin cần thu thập gồm: + Sơ đồ quy trình công nghệ

+ Công tác bảo hộ lao động, các biện pháp giảm thiểu môi trường lao động công ty đang áp dụng

+ Quy mô sản xuất: số lượng công nhân, diện tích nhà xưởng

+ Số liệu về môi trường lao động và sức khỏe công nhân thu thập từ năm 2009 –

2011

Trang 4

5.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp này giúp trình bày, xử lý những số liệu sau khi đã thu thập để khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát

Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007

5.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để tham khảo các ý kiến thầy hướng dẫn đề tài, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường lao động, về y học lao động và bảo hộ

lao động

5.5 Phương pháp phân tích, so sánh

Dựa vào các kết quả đo đạc và kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm, tiến

hành so sánh, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường lao động

Phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:

+ So sánh dựa vào tiêu chuẩn 3733/BYT/2002 và TCVN: 5508/2009

+ So sánh kết quả môi trường lao động và kết quả khám sức khỏe giữa các năm (từ năm 2009 – 2011)

Phân tích diễn giải số liệu , kết quả làm cho số liệu , kết quả có nghĩa Từ đó nêu ra những kết luận, kiến nghị và đề xuất được những giải pháp khả thi và hiệu quả

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC, TÍNH MỚI, TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

6.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động trong ngành sản xuất giày tại các KCN Đồng Nai

Góp phần tạo cơ sở cho việc nghiên cứu về hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động các ngành công nghiệp khác trong cả nước

Trang 5

6.2 Tính mới của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, đề tài nghiên cứu hiện trạng về môi trường lao động các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai chưa được thực hiện Đề tài này nhằm mục đích đánh giá mức độ ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

lao động trong các công ty sản xuất giày, nâng cao sức cao sức khỏe công nhân

6.3 Tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu:

Môi trường lao động ngày ô nhiễm, sức khỏe công nhân ngày càng giảm sút

Đề tài này được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường lao động trong ngành sản xuất giày, đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, nâng cao sức khỏe công nhân

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐỒNG NAI

1.1.1 Vị địa lý và ranh giới hành chính

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.894,73 km2

, chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nam tiếp giáp với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, Đông - Đông Bắc giáp với Bình Thuận, Lâm Đồng, Tây Bắc giáp với Bình Dương và Bình Phước

Hiện tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm: Thành Phố Biên Hoà, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Bắc Nam, gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời

có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây nguyên Dân số Đồng Nai hiện có 2.333.814 người, trong đó trong độ tuổi lao động trên 01 triệu người Để thực hiện mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2010, Đồng Nai đã qui hoạch 30 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích theo qui hoạch là 9.076 ha

1.1.2 Tình hình phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai

Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường, tính đến tháng 09/2010 tỉnh Đồng Nai có 30 KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó: 21 KCN đã có dự

án đang hoạt động (1.123 dự án) và 9 KCN chưa thu hút dự án đầu tư

Các nhóm KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phân bố hiện nay như sau:

- Nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hoà-Vĩnh Cửu: Hiện có 5 KCN đang hoạt động là

KCN Biên Hoà I, Biên Hoà II, Amata, Loteco, KCN Agtex Long Bình có chủ

Trang 7

trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thuộc TP Biên Hòa và KCN Thạnh Phú với tổng diện tích các KCN 1.337ha

- Nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch: Hiện có 9 KCN đang hoạt động với tổng

diện tích 3342ha gồm các KCN Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch VI, Nhơn Phú, Lộc Khang, Dệt may, KCN Ông Kèo, Quy hoạch đến 2010, sẽ xây dựng và phát triển thêm KCN Ông Kèo

- Nhóm KCN trên địa bàn Long Thành: Đang có 4 KCN hoạt động, tổng diện tích

1.364ha, gồm các KCN Gò Dầu, KCN Long Thành, An Phước và Tam Phước 2 KCN có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch đến năm 2010 là: KCN Lộc An - Bình Sơn và Long Đức; nâng tổng số diện tích KCN đến năm 2010

là 1906 ha

- Nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc: 5 KCN tập trung với tổng diện tích là 2373ha, bao gồm các KCN Hố Nai, Sông Mây, Xuân Lộc

và KCN Bàu xéo 500ha, KCN Long Khánh 300ha,…

- Nhóm KCN hành lang kinh tế Thống Nhất - Định Quán - Tân Phú: có KCN Định Quán diện tích 50ha, 3 KCN mới có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ: KCN Tân Phú và KCN Dầu Giây, nâng tổng cộng có 4 KCN với tổng diện tích 438ha Trong 30 KCN tỉnh Đồng Nai các công ty sản xuất tập trung chủ yếu ở nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch, và nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc, nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hoà-Vĩnh Cửu Mặc dù, hiện nay tại Đồng Nai có khoảng 10 công ty sản xuất giày nhưng số lượng người lao động chiếm khá lớn khoảng 148.278 lao động Như vậy, ngành sản xuất giày tạo việc làm cho người lao động, góp phần trong việc ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh 1.2.GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIÀY DA

1.2.1 Công nghiệp giày da Việt Nam

Ngành công nghiê ̣p dày da Viê ̣t nam có tầm quan tro ̣ng đối với viê ̣c thu hút lao đô ̣ng và chi ̣u sự chi phối của các công ty nước ngoài Theo số liệu của hiê ̣p hô ̣i gia dày Viê ̣t Nam , hiện nay ngành giày da Viê ̣t Nam có khoảng 300 công ty, tạo viê ̣c làm cho khoảng 400.000 – 500.000 lao đô ̣ng, phần lớn là phu ̣ nữ Mô ̣t số hãng giày thể thao nổi tiếng trên thế giới đã thành lập các nhà máy sản xuất ở Việt Nam

Trang 8

Các hãng sản xuất nước ngoài chiếm khoảng ¼ trong tổ ng số các công ty sản xuất

da giày Viê ̣t Nam, chiếm 2/3 sản lượng và chiếm ½ hàng xuất khẩu Năm 2010 mă ̣c

dù doanh thu xuất khẩu tăng , nhưng sản xuất và kinh doanh hàng này đã đối mă ̣t nhiều khó khăn Có ít đơn đặt hàng đối với giày vải và các công ty nhà nước đã thu hẹp sản xuất

Giá trị tăng của ngành công nghiệp da giày vẫn giữ mức vừa phải bởi các công ty giày trong nước vẫn sản xuất giày dép trên cơ sở hợp đồng Mô hình chung trong sản xuất giày toàn cầu trong suốt những năm 90 là sự thay đổi liên tục trong sản xuất của các công ty phương tây , đă ̣c biê ̣t là đối với giày dép có chi phí thấp , từ các quốc gia mới được công nghiệp hóa ở châu Á (chủ yếu là H oàn Quốc và Đài Loan) tớ i các quốc gia có chi phí tiền lương thấp ở Châu Á , đă ̣c biê ̣t là Trung Quốc,

Innosia, Thái Lan và gần đây là Việt Nam

Yếu tố quyết di ̣nh đằng sau viê ̣c thuê nhân công ở những nước như Viê ̣t Nam chi phí s ản xuất thấp , được phản ánh trong mức lương Kết quả là ngành công nghiê ̣p dày gia Viê ̣t Nam dựa phần lớn vào hợp đồng gia công các hãng nổi tiếng như Nike, Adias, reebol, Bata… Những hãng này cung cấp kiểu dáng , nguyên vâ ̣t liệu và đôi khi cả máy móc Như vậy, đây là mô ̣t ngành phu ̣ thuô ̣c vào các công ty

đa quốc gia Ước tính khoảng 80% vâ ̣t liê ̣u đươ ̣c dùng cho sản xuất gia dày là được nhâ ̣p khẩu, mă ̣c dù trong thời gian gần đây sản xuất da trong nướ c tăng rất nhanh Các nguyên vật liệu trong nước chỉ sản có cho sản xuất giày vải và các loại giày dép

đi trong nhà Các nhà sản xuất Việt Nam chỉ có thể cung cấp trang thiết bị cơ bản như máy ép giày và máy cắt Đa số các công ty không có khả năng thương lượng buôn bán, cũng không thông thạo về mặt kỹ thuật để tạo dụng lên các mối quan hệ kinh doanh vững ma ̣nh với các nhà cung cấp nước ngoài Tuy nhiên, năm 2008 tổng sản lượng da thuộc tăng mạnh khi hàng loạt các dự án cho xưởng thuộc da đi vào hoạt động

Theo đánh giá của hiê ̣p hô ̣i gia dày Viê ̣t Nam , đến hết năm 2010, năng lực sản xuất của toàn ngành da giày Việt Nam tăng đáng kể so với những năm trước qua các số liê ̣u cu ̣ thể như sau:

Giày dép các loại: 598.000.000 đôi

Trang 9

Trong đó:

+ Giày thể thao: 334.070.000 đôi

+ Giày vải: 51.750.000 đôi

+ Giày nữ: 115.230.000 đôi

+ Các loại giày dép khác: 96.950.000 đôi

+ Cặp túi xách các loa ̣i: 115.000.000 chiếc

+ Da thuộc thành phẩm: 43.7 triê ̣u

Hiê ̣n ta ̣i, 244 doanh nghiê ̣p có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn đầu tư nước ngoài và liên doanh ) đã và đang hoa ̣t đô ̣ng trong lĩnh vực sản xuất giày dép , túi các loại, các nguyên ph ụ liệu ngành giày và thuộc da Các doanh nghiệp này có số vốn đầu tư thực hiê ̣n đến hết năm 2010 trên 750 triê ̣u USD với năng lực sản xuất (theo giấy phép đầu tư) chiếm gần 50% năng lực toàn ngành

* Xuất khẩu

Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ý, Hồng Kông, chiếm 7.4% thị phần xuất khẩu toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng hàng năm 17% (từ 2008-2010) (ITC) Năm 2010, giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam là gần 4 tỉ đô la với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày vải và giày da nam nữ Thị trường xuất khẩu chủ đạo là EU và Mỹ

Tuy nhiên các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giày thể thao), tận dụng nguồn nhân công phổ thông giá rẻ, vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận cũng không cao Gía bán lẻ giày dép xuất xứ từ Việt Nam tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở thị trường xuất khẩu rất cao nhưng phần giá trị gia tăng giữ lại trong nước cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và gia công thành phẩm chỉ chiếm khoảng 5-10% giá bán lẻ sản

phẩm

Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng nhân dưỡng mẫu và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ

Trang 10

trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột.” Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có

Do chuyên làm gia công nên sản phẩm giày của Việt Nam cũng không mang thương hiệu riêng Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người tiêu dùng quốc

tế vẫn không biết đến các thương hiệu giày dép Việt Nam

*Xuất khẩu giày thể thao:

Đây là mặt hàng giày xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 68% tổng doanh thu xuất khẩu giày năm 2010 (2.7 tỉ USD) và có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn toàn ngành (20%) về số lượng Tuy nhiên giá trị xuất khẩu lại tăng ít hơn trong cùng kỳ 2006-2010, chỉ đạt 16%, với đơn giá xuất khẩu trung bình giảm còn 6.9 USD/đôi năm 2008 từ 7.74 USD năm 2006

Các nhà xuất khẩu chính là các nhà máy 100% vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc chuyên cung cấp cho một số thương hiệu giày nổi tiếng Nike, Rebok, Addidas Một số nhà máy vốn trong nước chủ yếu gia công các đơn hàng xuất khẩu giày thể thao thông dụng cho các nhà buôn và bán lẻ lớn như các chuỗi siêu thị ở châu Âu và Mỹ Rất ít đơn vị xuất khẩu được trực tiếp mà đều phải thông qua nhiều đầu mối trung gian ở nước ngoài

*Xuất khẩu giày da nam nữ:

Đứng thứ hai về doanh số và số lượng xuất khẩu là giày da nam nữ với 803 triệu USD cho 111 triệu đôi năm 2010 Nhóm hàng này có mức tăng trưởng rất cao

về giá trị xuất khẩu, với mức tăng đơn giá từ 3.93 USD/đôi năm 2007 lên 7.26 USD/đôi năm 2010 Các nhà sản xuất Việt Nam thường cung ứng các loại giày da

nữ cổ điển thông dụng dưới nhãn hiệu của các nhà bán lẻ lớn ở châu Âu và Mỹ Sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đã đạt mức tối đa công suất sản xuất (xấp xỉ 100%) năm 2010

*Xuất khẩu giày vải:

Nhóm giày vải có doanh thu ít nhất trong các nhóm giày dép xuất khẩu, đạt

207 triệu USD năm 2007 với 38 triệu đôi Mức tăng trưởng bình quân về số lượng cũng khá thấp, chỉ đạt 6%/năm, giai đoạn 2007-2010 Đơn giá sản phẩm trung bình tăng đều hàng năm, đạt 5.35USD/đôi năm 2010

Trang 11

*Xuất khẩu xăng đan và giép trong nhà:

Nhóm mặt hàng này tuy có doanh thu xuất khẩu khá khiêm tốn, đạt 285 triệu USD năm 2007, nhưng lại là nhóm xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng bình 37%/năm từ 2007-2010 Đơn giá sản phẩm cũng tăng gần gấp đôi,

từ 1.52 lên 3.84 USD/đôi trong thời kỳ này

1.2.2 Ngành sản xuất giày tại các KCN tỉnh Đồng Nai

Ngành giày dép là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và là ngành công nghiệp mũi nhọn định hướng xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai Ngoài giày dép, các sản phẩm chủ yếu của ngành được quan tâm đầu tư và phát triển còn có các sản phẩm da và giả da, như va-li, túi xách, ví, vải simili

Sự phát triển của ngành trong thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, đưa dệt may và da giày là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tính đến năm 2010, tổng số lao động trong ngành có 148.278 người, tăng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 là 17,7%/năm Cơ cấu lao động so với toàn ngành có xu hướng tăng lên từ 37,2% năm 1995 lên 42% năm 2005 và 45,7% năm 2010, do thời gian qua ngành có nhiều nhà đầu tư

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý Các KCN tỉnh Đồng Nai, ngành công nghiệp dệt may và da giầy Đồng Nai đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 28,1%/năm thời kỳ 2005- 2010

Theo số liệu của UBND tỉnh Đồng Nai thống kê về tình hình tăng trưởng và

cơ cấu ngành ngành công nghiệp dệt may, giày dép của tỉnh Đồng Nai trong 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ như sau:

Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình tăng trưởng và cơ cấu của ngành công nghiệp

dệt may, giày dép tỉnh Đồng Nai

Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai 2010

Qua bảng trên nhận thấy giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng tưởng ngành giày dép, dệt may 6 tháng đầu năm 2009 và 2010 tăng về giá trị và cơ cấu

Trang 12

ngành Vì thế ngành sản xuất giày là một trong những ngành đóng vai trò đáng kể

trong sự phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên bên cạnh đó ngành sản

xuất giày cũng gây ra nhiều áp lực về nguồn lao động, ô nhiễm môi trường lao

động, sức khỏe của người lao động càng giảm, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp ngày

càng tăng…

Để giảm áp lực về nguồn lao động và môi trường xã hội đối với khu công

nghiệp tập trung, các trung tâm công nghiệp lớn của Tỉnh, không thu hút đầu tư vào

các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm đô thị, song song với việc đầu tư về

chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong giai đoạn 2006 - 2010,

Đồng Nai sẽ tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư các dự án về các địa bàn vùng sâu, vùng

xa, vùng nông thôn, các cụm công nghiệp của tỉnh

Theo số liệu của ban quan lý các KCN Đồng Nai, tính đến năm 2010 ở Đồng

Nai có khoảng 10 công ty sản xuất ngành giày:

Bảng 1.2: Các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai

Số

Quy mô sản xuất

02 Công ty HH sản xuất giày Đồng Nai Việt

04 Công ty TNHH Đông Phương Đồng Nai Việt

05 Công ty Công nghiệp CP TNHH Pou Sung

06 Công ty TNHH Giày Dona Standard Việt

Nguồn: Ban quản lý các KCN Đồng Nai năm 2010

Các công ty sản xuất giày tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp Nhơn

Trạch, Sông Mây, Bầu Xéo, Xuân Lộc, Long Thành, Biên Hòa II, AMATA,

Trang 13

Lotecco, Thạnh Phú Đây là những khu công nghiệp trọng điểm đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Đồng Nai

Thêm vào đó, việc phát triển ngành giày dép sẽ được sự hỗ trợ, gắn với sự phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ, như quy hoạch phát triển diện tích trồng bông xơ, phát triển sản xuất các sản phẩm phụ liệu cho ngành may như chỉ may, nhãn dệt, goòng trần, dây kéo, nút , các loại hoá chất tẩy nhuộm để thay thế hàng nhập khẩu, thiết bị phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, bao bì

Tính đến năm 2011, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp da giày tỉnh Đồng Nai dự kiến bao gồm:

Các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dệt, may, giày dép Với các dự án phát triển ngành sản xuất giày dép, dệt may kéo theo các dự án sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, giày dép (chế biến bông xơ, chỉ may, nhãn dệt, goòng trần, dây kéo, nút ), các dự án sản xuất các loại hoá chất tẩy nhuộm để thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất thiết bị phụ tùng, dịch vụ sửa chữa, bao bì Vì thế vấn đề cấp bách hiện nay phải có giải pháp quy hoạch ngành sản xuất giày hợp lý, các giải pháp cải thiện môi trường lao động trong ngành sản xuất giày nhằm đảm bảo các vấn đề môi trường lao động và sức khỏe công nhân

1.3 KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY

1.3.1 khái niệm môi trường và sức khỏe lao động

Môi trường lao động: Là không gian của khu vực lao động, nơi mà người

lao động làm việc Môi trường lao động bao gồm các yếu tố vật lý, yếu tố hoá học, yếu tố tâm lý và yếu tố tai nạn…[11]

Sức khoẻ người lao động: hay sức khoẻ nghề nghiệp, vấn đề sức khoẻ phát

sinh từ lao động, sức khoẻ của cộng đồng lao động Giữa lao động và sức khoẻ có mối quan hệ: lao động có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như bụi trong công đoạn mài

đế giày có thể gây tổn thương phổi của công nhân, do đó ảnh hưởng tới sức khoẻ Mặt khác, sức khoẻ có thể ảnh hưởng tới lao động Rõ ràng rằng một công nhân ốm đau hoặc bị rối loạn sức khoẻ không thể lao động được …[11]

Trang 14

1.3.2 Các yếu tố môi trường trong ngành sản xuất giày

1.3.2.1 Các yếu tố vật lý

- Vi khí hậu : Vi khí hậu tại nơi làm việc là tổng hợp của các yếu tố nhiệt độ, độ

ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt tại nơi làm việc Những yếu tố này có ảnh hưởng một cách phối hợp tới quá trình điều hoà nhiệt của cơ thể con người.[10]

- Chế độ nhiệt - ẩm: là chỉ số giữa nhiệt độ tính bằng đơn vị(oF) với độ ẩm tương đối tính bằng đơn vị (%) [10]

Về phương diện vệ sinh, không có vi khí hậu độc nhưng bất cứ khí hậu nào (cao, thấp) đều tác động không tốt đến sức khoẻ Vi khí hậu nơi sản xuất phụ thuộc vào tính chất và quy trình sản xuất và điều kiện khí tượng theo mùa 10 Trong quá trình lao động sản xuất thì vi khí hậu có tác động rất đáng kể đối với sức khoẻ của người lao động và làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm

- Tác hại của vi khí hậu bất thường đến sức khoẻ:

+ Tác hại nhiệt độ: Người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao có thể

mắc một số bệnh cấp tính như say nóng, say nắng, co giật, bệnh đục nhân mắt do bức xạ hồng ngoại sóng ngắn Công nhân làm việc lâu năm trong điều kiện nhiệt độ không khí cao thường mắc một số bệnh tật khác như: các bệnh đường tiêu hoá (táo bón, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mãn tính ), các bệnh ngoài da (sạm

da, da dễ bị viêm và nhiễm trùng mủ) [15]

Kết quả đo đạc của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2010 tại các công ty sản xuất giày cho thấy khoảng 41,31% mẫu

đo về nhiệt độ vượt tiêu chuẩn cho phép Như vậy trong ngành sản xuất giày yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều sức khỏe người lao động, cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do yếu tố nhiệt độ

- Tiếng ồn

Tiếng ồn theo quan niệm sinh lý học là tất cả các âm thanh, tiếng động gây ảnh hưởng bất lợi cho con người Về bản chất vật lý, tiếng ồn là hổn hợp của các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau Tai người có thể nghe được các tần số từ 16-20.000 Hz, nhưng thính nhất ở dải tần số 1000-3000 Hz và mỗi tần số có

Trang 15

ngưỡng nghe tối thiểu và tối đa Tiếng nói con người nằm trong vùng nhạy cảm nhất của trường nghe, khoảng tần số 250-4.000 Hz, thông thường ở vùng tần số 1.000-2.000 Hz [11]

Như vậy thang đo ồn có mức áp âm từ 0-130 dB Mức áp âm lớn hơn 130 dB gây cảm giác chói tai, trên 140 dB thường gây thủng màng nhĩ tai 11

+ Ảnh hưởng của tiếng ồn:

Tiếng ồn là yếu tố bất lợi hay gặp trong môi trường lao động ở nhiều ngành nghề sản xuất Tiếng ồn ngày càng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và năng suất của người lao động Ảnh hưởng của tiếng ồn lên cơ thể người có thể chia làm hai loại: ảnh hưởng đặc trưng và không đặc trưng

Đặc trưng là ảnh hưởng lên cơ quan thính giác Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi đến giảm dần thính lực và cuối cùng là giảm toàn phần thính lực gây nên bệnh điếc nghề nghiệp 15

Ngoài ảnh hưởng đến thính giác, tiếng ồn còn gây ảnh hưởng chung tới cơ thể (tác hại không đặc trưng) Làm việc trong điều kiện ồn ào có thể bị ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch và rất hay gặp là trạng thái mệt mỏi mãn tính

do ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương Tiếng ồn cao là một trong những nguyên

nhân làm giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động 15

Đối với ngành sản xuất giày tại Đồng Nai, nguồn phát sinh ồn chủ yếu ở các khu vực máy dập, máy cắt

Theo kết quả đo đạc của của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Đồng Nai năm 2010 tại các công ty sản xuất giày cho thấy khoảng 40,48% mẫu đo về ồn vượt tiêu chuẩn cho phép Do đó ồn là một trong những yếu

tố đặc thù trong ngành sản xuất giày, gây ô nhiễm môi trường lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân Cần có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm ồn

Trang 16

1.3.2.2 Bụi và yếu tố hoá học

- Bụi

Bụi là các hạt chất rắn có kích thước dưới 1m đến khoảng 100 m, có thể ở trong không trung hoặc hoà vào không khí tuỳ theo nguồn gốc và tính chất vật lý

của nó và các điều kiện của khí quyển [11]

Đối với ngành sản xuất giày chủ yếu là các loại bụi vải, bụi thực vật ở các khu vực mài đế giày, cắt, dập, đóng gói , các loại bụi kim loại ở xưởng cơ khí Ảnh hưởng của bụi trong ngành sản xuất giày đến sức khỏe người lao động: Viêm da, dị ứng da, sẩn ngứa do bụi; Viêm loét giác mạc, kết mạc, mộng thịt; Viêm đường hô hấp trên (thường gặp với bụi hữu cơ); Các bệnh do bụi hoá chất độc; Viêm răng miệng, viêm dạ dày do nuốt phải một số bụi kim loại.6

- Hơi khí độc

Nói chung, không khí trong các cơ sở sản xuất thường không thuần nhất, có thể có một hoặc nhiều chất độc hoặc chất bẩn, trạng thái tồn tại của những chất đó

trong không khí tuỳ thuộc tính chất của chúng

• Hơi: là trạng thái khí của chất lỏng (hoặc chất rắn) có thể tồn tại ở điều kiện nhiệt

độ và áp suất bình thường 10

• Chất độc: là những chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý,

sinh hoá, phá vỡ thế cân bằng sinh học gây rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể Đó là nguyên nhân của nhiễm độc cấp tính và mạn tính nghề nghiệp 15

Đối với ngành sản xuất giày ơ Đồng Nai nguồn gốc gây nhiễm do hơi khí độc ở các công đoạn quét keo, hấp đế giày, in lụa, kho hóa chất, phòng chiết dung môi

Ở các khu vực này các các loại hơi khí độc như: CH3COCH3, C2H5COCH3,

C6H5CH3, C6H4C2H5 ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động

Như vậy các yếu tố gây ô nhiễm môi trường lao động, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe công nhân trong ngành sản xuất giày chủ yếu là nhiệt độ, ồn và hơi khí độc (các dung môi hữu cơ)

Trang 17

1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY

Ngành sản xuất giày là một trong những ngành có nhiều yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi trường lao động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thế Công và cs -Viện Bảo Hộ Lao Động, Nguyễn Ngọc Ngà và cs - Viện YHLĐ & VSMT, Nguyễn Thị Thu và cs - Trường Đại học Y Hà Nội: Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe nghề nghiệp của nữ công nhân trong ngành giày da kết quả cho thấy, công nhân sản xuất giày chịu ô nhiễm môi trường lao động các yếu tố: Nhiệt, tiếng ồn, bụi, ánh sáng, hơi khí độc, đặc biệt là nhóm dung môi hữu cơ (DMHC) (31 % mẫu MEK (CH3COC2H5) vượt 1,2 - 1,8 lần tiêu chuẩn cho phép) Mức nặng nhọc độc hại của nghề, công việc tương đương loại V - VI Công nhân mắc phổ biến các bệnh: tai mũi họng, răng hàm mặt, tiêu hoá, hô hấp Triệu chứng phổ biến sau ca sản xuất: Đau đầu (37,9 %), chóng mặt (35,9 %), ngạt mũi, giảm thị lực Triệu chứng đau mỏi cơ xương cao ở tay, chân, cổ, vai, lưng, thắt lưng (34,2 – 56,7 %) Đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra các vụ nhiễm độc cấp tính tập thể hàng trăm nữ công nhân, có một trường hợp tử vong do hít phải hơi khí độc [21]

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Ngọc Ngà, Nguyễn Bích Diệp nghiên cứu ảnh hưởng dung môi hữu cơ lên sức khỏe người lao động tại công ty giày da Hà Nội thì các dung môi hữu cơ xylene, toluen, acetone, MEK, dichloroethylen, dichloroethan nằm trong khoảng 0.32-1.55lần, trong đó 2 nhóm vượt giá trị tối đa cho phép (1,43lần và 1,55lần) [22]

Trang 18

1.5 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC CÔNG TY LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU

1.5.1 Số lượng các công ty được lựa chọn nghiên cứu

Với thời gian làm luận văn không nhiều, đề tài chỉ chọn 3/10 công ty sản xuất giày tại các KCN tỉnh Đồng Nai để thực hiện nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường lao động: công ty Cổ phần Taekwang Vina, công ty TNHH Pousung Việt Nam, công ty TNHH Hwa Seung vina Mặt khác, 3 công ty sản xuất giày được lựa chọn nghiên cứu này có những đặc điểm chung về công nghệ, quy mô, nguyên liệu, nguồn phát sinh ô nhiễm, phân bố nên đại diện được cho các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai

1.5.1.1 Công ty cổ phần Taekwang Vina

Địa chỉ: Đường 9A, KCN Biên Hòa 2, Biên Hòa, Đồng Nai

Công ty thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/6/1995

Ngành chủ quản: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Diện tích công ty: 154.973 m2

trong đó: diện tích cây xanh: 23.539 m2, diện tích nhà xưởng: 90.598 m2

Tổng số cán bộ công nhân viên: 16.000 người, trong đó nam: 3.100 người, nữ: 12.900 người

Quy mô và nhiệm vụ sản xuất:

+ Quy mô sản xuất lớn

+ Nhiệm vụ sản xuất: giày thể thao nhãn hiệu Nike

Tổ chức y tế:

+ Phòng y tế: có 03 giường nam và 08 giường nữ

+ Cán bộ y tế: 03 bác sỹ, 14 y sỹ

1.5.1.2 Công ty TNHH Pousung Việt Nam

Địa chỉ: KCN Bàu xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai

Công ty thành lập và đi vào hoạt động năm 2005

Ngành chủ quản: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Diện tích công ty: 2.000.000 m2

Trong đó diện tích cây xanh: 1.700.000m2

Diện tích xây dựng: 242.000 m2

Tổng số cán bộ công nhân viên: 17000 người, trong đó nữ chiếm 88 %

Trang 19

Tổ chức y tế: Phòng y tế với 20 giường lưu bệnh

+ Tổng số cán bộ y tế : 11 người Trong đó có: 02 bác sỹ và 09 y sỹ

Quy mô và nhiệm vụ sản xuất:

+ Quy mô sản xuất lớn

+ Nhiệm vụ sản xuất: sản xuất giày thể thao xuất khẩu

1.5.1.3 Công ty TNHH Hwa Seung Vina

Địa chỉ: KCN Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch, Đồng Nai

Công ty thành lập năm 2002 và đi vào hoạt động năm 2002

Ngành chủ quản: Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai

Diện tích công ty: 42,3ha Trong đó: diện tích cây xanh: 9,6 ha, diện tích xây dựng: 28,4ha

Tổng số cán bộ công nhân viên: 15.000 người Trong đó nam: 3.000 người, nữ: 12.000 người

Tổ chức y tế:

+ Phòng y tế: 01 phòng (15 giường)

+ Cán bộ y tế: 03 bác sỹ, 03 y sỹ, 03 điều dưỡng, 01 dược sỹ

Quy mô và nhiệm vụ sản xuất:

+ Quy mô sản xuất lớn

+ Nhiệm vụ sản xuất: sản xuất giày thể thao xuất khẩu

1.5.2 Những điểm chung đặc trưng của 3 công ty giày lựa chọn nghiên cứu

Trên cơ sở điều tra khảo sát ba công ty điển hình nghiên cứu (công ty cổ phần Taekwang Vina, công ty TNHH Pousung Việt Nam, công ty TNHH Hwa Seung vina ) nhận thấy các điểm chung sau:

* Về công nghệ sản xuất

+ Các quy trình công nghệ các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai cơ bản là giống nhau Quy trình đều thực hiện các công đoạn cơ bản như: nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng, kho nguyên liệu, các công đoạn (quy trình sản xuất mũi giày, quy trình sản xuất đế ngoài, quy trình công nghệ sản xuất đế giữa), kiểm tra, công đoạn cuối cùng thành phẩm Cụ thể như sau:

Trang 20

* Sơ đồ1.1: Quy tri ̀nh công nghệ Sản xuất giày thể thao tổng quát

Quy trình sản xuất giày thể thao chia làm các quy trình nhỏ sau: sản xuất mũi

giày, đế ngoài và đế giữa Sau khi hoàn thành các công đoạn này sẽ chuyển qua lắp

Quy trình sản xuất đế

giữa

Quy trình sản xuất

mũi giày

Kiểm tra chấp thuận

Kiểm tra chấp thuận

Kho nguyên liệu

Kiểm tra/chấp thuận

Kiểm tra/chấp thuận

Kiểm tra/chấp thuận Kiểm tra/chấp thuận

Kiểm tra/chấp thuận

Trang 21

+ Thuyết minh quy trình:

Nguyên vật liệu sau khi đƣợc kiểm tra chấp thuận sẽ đƣợc đƣa qua các công đoạn tiếp theo nhƣ: tráng keo, cắt, in lụa, chuẩn bị may và may Ở mỗi công đoạn nhỏ này đều có bộ phận kiểm tra chấp thuận để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm

ồn, bụi, MEK, Acetone

ồn, bụi, MEK, Acetone CO2,

nhiệt thừa

ồn, bụi

* Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất đế ngoài giày

+ Thuyết minh quy trình:

Nguyên vật liệu sau khi đƣợc kiểm tra chấp thuận sẽ đƣợc đƣa qua các công đoạn tiếp theo nhƣ: trộn, cán, ép và chuẩn bị đế Ở mỗi công đoạn nhỏ này đều có

bộ phận kiểm tra chấp thuận để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm

Kho nguyên vật liệu

Trộn, cán

Ép

Chuẩn bị đế

Kiểm tra/chấp thuận

Kiểm tra/chấp thuận

Kiểm tra/chấp thuận

Trang 22

ồn, bụi, MEK, Acetone

Nhiệt thừa, ồn, bụi, MEK, Acetone

MEK

*

Sơ đồ1 4: quy trình công nghệ sản xuất đế giữa giày

+ Thuyết minh quy trình:

Nguyên vật liệu sau khi được kiểm tra chấp thuận sẽ được đưa qua các công đoạn tiếp theo như: trộn, cán, ép, EVA (máy ép tấm cao su) và chuẩn bị đế Ở mỗi

công đoạn nhỏ này đều có bộ phận kiểm tra chấp thuận để đảm bảo chất lượng sản phẩm

* Về quy mô sản xuất và nhiệm vụ sản xuất

+ Ba công ty sản xuất giày đều có quy mô lớn

+ Nhiệm vụ sản xuất: sản xuất giày thể thao

* Về nguyên liệu và nguồn gây ô nhiễm

- Nguyên, phụ liệu ba công ty sản xuất giày: chủ yếu các loại da, vải nhân tạo, các loại keo có chứa thành phần acetone, ethyl cetone metyl

- Các khu vực gây ô nhiễm và các yếu tố ô nhiễm (chủ yếu nhiệt độ, hơi khí, ồn) của ba công ty sản xuất tại Đồng Nai tương tự nhau:

+ Nguồn phát sinh yếu tố ồn chủ yếu các khu vực: máy cắt, máy dập, máy đục lỗ, máy đánh bóng, xịt bụi, máy mài

Kho nguyên vật liệu

Trang 23

+ Nguồn phát sinh yếu tố nhiệt độ chủ yếu các khu vực: máy cắt, máy dập, máy đánh bóng, xịt bụi, máy mài, quét keo, hấp đế giày, dán tem

+ Nguồn phát sinh yếu tố hơi khí độc chủ yếu các khu vực: quét keo, dán tem, hấp

đế giày, in lụa, phòng đựng hóa chất

+ Nguồn phát sinh yếu tố bụi chủ yếu các khu vực: máy cắt, máy dập, máy mài đế, đánh bóng

* Về khu vực phân bố các công ty

Các công ty giày ở Đồng Nai tập trung phân bố ở ba nhóm khu công nghiệp (nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch, và nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc, nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hoà-Vĩnh Cửu) Trong đó, ba công ty giày nghiên cứu điển hình phân bố đều ở cả ba nhóm KCN: + Công ty Cổ phần Taekwang Vina phân bố thuộc nhóm KCN thuộc địa bàn Biên Hoà-Vĩnh Cửu

+ Công ty TNHH Pousung Việt Nam phân bố thuộc nhóm KCN hành lang kinh tế Trảng Bom - Long Khánh - Xuân Lộc

+ Công ty TNHH Hwa seung Vina phân bố thuộc nhóm KCN thuộc địa bàn Nhơn Trạch

Như vậy, từ những nhận định trên việc nghiên cứu điển hình hiện trạng môi trường lao động tại ba công ty sản xuất giày công ty Cổ phần Taekwang Vina, công

ty TNHH Pousung Việt Nam, công ty TNHH Hwa seung Vina cho phép đánh giá được hiện trạng môi trường lao động các công ty sản xuất tại các KCN tỉnh Đồng Nai Từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại ba công

ty này chính là đề xuất biện pháp chung cho các công ty sản xuất giày tại các KCN Đồng Nai

Trang 24

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

2.1 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI

2.1.1 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày trong các KCN tỉnh Đồng Nai

Qua nghiên cứu điển hình môi trường lao động ba công ty sản xuất giày: công ty cổ phần Taekwang Vina, công ty TNHH Pousung Việt Nam và công ty TNHH Hwa seung Vina giai đoạn từ 2009 - 2011 cho thấy môi trường lao động tại các công ty giày chưa được tốt Các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu về nhiệt độ, ồn, hơi khí độc ảnh nhiều đến sức khỏe người lao động

2.1.1.1 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trường lao động tại công ty cổ phần Taekwang Vina từ năm 2009 - 2011

Qua nghiên cứu môi trường lao động công ty cổ phần Taekwang Vina từ

2009 -2011, môi trường lao động của công ty chưa được tốt Hiện trạng này được

nghiên cứu qua các bảng số liệu dưới đây:

Trang 25

Bảng 2.1: Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2009

Nguồn Trung tâm Bảo vệ sức Khỏe lao Động & Môi trường tỉnh Đồng Nai

Ghi chú TC: tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn 3733/BYT/2002 và tiêu chuẩn 5508/TCVN/2009)

MEK: methylethylketone (C2H5COCH3)

Acetone (CH 3 COCH 3 ) (mg/m )

MEK (C 2 H 5 COCH 3 ) (mg/m )

Xylene (C 8 H 10 ) (mg/m )

Toluene (C 7 H 8 ) (mg/m )

Số

mẫu

đo

Giá trị Min –Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị

Min -Max Khu vực

Trang 26

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số mẫu đo Công ty Cổ phần Taewang Vina năm 2009

STT Yếu tố môi trường Tổng mẫu đo Số mẫu

không đạt

Tỉ lệ không đạt (%)

Biểu đồ 2.1: Biểu diễn số mẫu không đạt tiêu chuẩn so với tổng mẫu đo năm 2009

tại công ty Taekwang Vina

Trang 27

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu 2.1 và bảng số liệu 2.2 nhận thấy môi trường làm việc của công ty chưa được tốt Hầu như các yếu tố đều vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động (tiêu chuẩn 3733/2002/BYT và tiêu chuẩn 5508/2009/TCVN) [2]

Về số mẫu vượt: yếu tố nhiệt độ có 41/117 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 35,05%, yếu tố ồn có 40/81 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 49,38%, yếu tố bụi có 02/25 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 8,0%, yếu tố độ ẩm các mẫu đo đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, yếu tố hơi khí độc gồm: Acetone có 03/9 mẫu đo vượt tiêu chuẩn tiêu chuẩn chiếm

tỉ lệ 30,0%, MEK (methyletylcetone) có 04/9 mẫu đo vượt tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ 44,44%, các khí còn lại, toluene, xylene đều tiêu chuẩn vệ sinh lao động

Các khu vực và các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, máy hàn, quét keo Nhiệt độ trong khoảng 29,00C – 35,50C, nhiệt độ trung bình ở các khu vực này là 32,20

C và vượt tiêu chuẩn từ 0,7 0C – 3,5 0C so với TCVN 5508 : 2009

+ Yếu tố độ ẩm: Các mẫu đo độ ẩm đều đạt TCVN 5508 : 2009 Độ ẩm dao động trong khoảng 63% -70% Độ ẩm trung bình 65%

+ Yếu tố ồn: tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, máy mài đế Cường độ ồn nằm trong khoảng 78dBA – 89,9dBA Cường độ ồn trung bình ở các khu vực này là 88,5dBA và vượt tiêu chuẩn 1dBA – 4,9dBA so với TCVSLĐ

+ Yếu bụi: tập trung ở các khu vực máy cắt, máy dập, máy mài đế; nồng độ bụi nằm trong khoảng 0,55-4,1 mg/m3

+ Yếu tố hơi khí độc: tập trung chủ yếu ở khu vực quét keo, in lụa Nồng độ hơi khí độc trong khoảng 10 mg/m3

– 588 mg/m3. Riêng khí MEK có nồng độ trung bình là 425,5 mg/m3 Các loại hơi khí chủ yếu Acetone, MEK, ethyl acetate, toluene, xylene Trong đó acetone, MEK là hai loại hơi khí có tỉ lệ vượt cao nhất

Trang 28

(vượt từ 1,18lần – 3,93 lần so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động) gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Như vậy, qua đánh giá hiện trạng môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2009 tại tỉnh Đồng Nai nhận thấy môi trường lao động chưa được tốt, các khu vực và yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: tập trung các khu vực máy cắt, máy mài, mài dập, quét keo và khu vực máy hàn

+ Yếu tố ồn: tập trung các khu vực máy cắt, máy dập, máy đánh bóng, máy mài + Yếu tố hơi khí độc: tập trung các khu vực quét keo, in lụa

Trang 29

Bảng 2.3: Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2010

Nguồn: Trung tâm Bảo Vệ sức khỏe Lao động Và môi trường Đồng Nai

Ghi chú TC: tiêu chuẩn

Acetone (CH 3 COCH 3 ) (mg/m )

MEK (C 2 H 5 COCH 3 ) (mg/m )

Xylene (C 8 H 10 ) (mg/m )

Toluene (C 7 H 8 ) (mg/m )

Số

mẫu

đo

Giá trị Min –Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị

Min -Max Khu vực

Trang 30

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2010

STT Yếu tố môi trường Tổng mẫu đo Số mẫu

không đạt

Tỉ lệ không đạt (%)

Biểu đồ 2.2: Biểu diễn số mẫu không đạt tiêu chuẩn so với tổng mẫu đo năm 2010

tại công ty Taekwang Vina

Trang 31

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu 2.3 và bảng số liệu 2.4 nhận thấy: so với năm 2009 yếu tố nhiệt độ

và yếu tố ồn số mẫu vƣợt và giá trị vƣợt có giảm tuy nhiên không đáng kể:

Về số mẫu vƣợt: các yếu tố nhiệt độ, ồn số mẫu vƣợt có giảm hơn so với năm 2009 Các yếu tố hơi khí độc, bụi, độ ẩm không thay đổi Cụ thể yếu tố nhiệt

độ có 38/117 mẫu đo vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 32,47%, yếu tố

ồn có 36/81 mẫu đo vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 44,44%, yếu tố bụi

có 02/25 mẫu đo vƣợt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 8,0%, yếu tố độ ẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, yếu tố hơi khí độc gồm: acetone có 3/9 mẫu đo vƣợt tiêu chuẩn tiêu chẩn chiếm tỉ lệ 30,00%, MEK có 04/09 mẫu đo vƣợt tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ 44,44%, các khí còn lại toluene, xylene đều tiêu chuẩn vệ sinh lao động

Các khu vực và các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: giá trị đo có giảm nhƣng không đáng kể, nhiệt độ vƣợt tiêu chuẩn từ 0,5 0

C – 3,5 0C so với TCVN 5508 : 2009 ở các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, máy hàn, quét keo Nhiệt độ dao động trong khoảng 28,00

C – 35,50C Nhiệt độ trung bình ở các khu vực này là 31,110

Các yếu tố còn lại giá trị vƣợt không thay đổi:

+ Yếu tố độ ẩm: Các mẫu đo độ ẩm đều đạt TCVN 5508 : 2009 Độ ẩm nằm trong khoảng 60% - 70% Độ ẩm trung bình 65%

+ Yếu bụi: qua bảng kết quả trên nhận thấy yếu tố bụi gây ô nhiễm không đáng

kể, nồng độ bụi nằm trong khoảng 0,55mg/m3

- 4,0mg/m3 + Yếu tố hơi khí độc: tập trung chủ yếu ở khu vực quét keo, in lụa Nồng độ hơi khí độc trong khoảng 10mg/m3

– 588mg/m3 Riêng đối với khí MEK có nồng độ trung bình là 425,5 mg/m3 Các loại hơi khí chủ yếu Acetone, MEK, toluene,

Trang 32

xylene Trong đó acetone, MEK là hai loại hơi khí có tỉ lệ vượt cao nhất (vượt từ 1,18 – 3,93 lần so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động) gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Như vậy, qua nghiên cứu hiện trạng môi trường lao động công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2010 tại tỉnh Đồng Nai nhận thấy môi trường lao động chưa được tốt, so với năm 2009 giá trị vượt yếu tố nhiệt độ, yếu tố ồn có giảm nhưng không đáng kể, các yếu tố còn lại (hơi khí độc, bụi, độ ẩm) không thay đổi, điều này chứng tỏ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động của công ty chưa hiệu quả cao

Các yếu gây ô nhiễm chủ yếu nhiệt độ, ồn và hơi khí độc (MEK) , tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy mài đế giày, máy hàn, quét keo

Trang 33

Bảng 2.5: Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2011

Nguồn: Trung tâm Bảo Vệ sức khỏe Lao động Và môi trường Đồng Nai

Acetone (CH 3 COCH 3 ) (mg/m )

MEK (C 2 H 5 COCH 3 ) (mg/m )

Xylene (C 8 H 10 ) (mg/m )

Toluene (C 7 H 8 ) (mg/m )

Số

mẫu

đo

Giá trị Min –Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min - Max Khu vực

Trang 34

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2011

Nguồn: Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường Đồng Nai

Biểu đồ 2.3 Biểu diễn số mẫu không đạt tiêu chuẩn so với tổng mẫu đo năm 2011

tại công ty Taekwang Vina

STT Yếu tố môi trường Tổng mẫu đo Số mẫu

không đạt

Tỉ lệ không đạt (%)

Trang 35

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu 2.5 và bảng số liệu 2.6 nhận thấy: nhận thấy môi trường làm việc của công ty so với năm 2010 về số mẫu vượt, giá trị vượt của các yếu tố nhiệt độ có giảm nhưng không đáng kể:

Về số mẫu vượt: các yếu tố nhiệt độ, bụi số mẫu vượt có giảm hơn so với năm 2010, tuy nhiên không đáng kể Cụ thể yếu tố nhiệt độ có 36/117 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 30,76%, yếu tố ồn có 36/81 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 44,44%, yếu tố bụi có 01/25 mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 4,0%, yếu tố độ ẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, yếu tố hơi khí độc gồm: acetone có 03/09 mẫu đo vượt tiêu chuẩn tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ 29,62%, MEK có 04/09 mẫu đo vượt tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ 44,44%, các khí còn lại toluene, xylene đều tiêu chuẩn vệ sinh lao động

Các khu vực và các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ giá trị đo vượt tiêu chuẩn có giảm nhưng không đáng kể, nhiệt

độ vượt tiêu chuẩn từ 0,50

C – 3,00C so với TCVN 5508 : 2009 ở các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, máy hàn, quét keo Nhiệt độ trung bình ở các khu vực này là 31,900C Nhiệt độ dao động trong khoảng 28,00C – 35,00C

Các yếu tố còn lại giá trị vượt không thay đổi:

+ Yếu tố ồn: tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, máy mài đế cường độ ồn nằm trong khoảng 77dBA – 89,9dBA Cường độ ồn trung bình

ở các khu vực có cường độ ồn cao là 88,5dBA và vượt tiêu chuẩn 1 dBA – 4,9dBA

so với TCVSLĐ

+ Yếu tố độ ẩm: Các mẫu đo độ ẩm đều đạt TCVN 5508 : 2009 Độ ẩm nằm trong khoảng 60% - 70%

+ Yếu bụi: qua bảng kết quả trên nhận thấy yếu tố bụi gây ô nhiễm không đáng

kể, nồng độ bụi nằm trong khoảng 0,55mg/m3

-4,1mg/m3 + Yếu tố hơi khí độc: tập trung chủ yếu ở khu vực quét keo, in lụa Nồng độ hơi khí độc trong khoảng 10mg/m3

– 588mg/m3 Riêng đối với khí MEK có nồng độ trung bình là 425,5 mg/m3 Các loại hơi khí chủ yếu Acetone, MEK, toluene,

Trang 36

xylene Trong đó acetone, MEK là hai loại hơi khí có tỉ lệ vượt cao nhất (vượt từ 1,18lần – 3,93 lần so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động) gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Nhận xét chung: Tóm lại, qua nghiên cứu hiện trạng môi trường lao động

công ty Cổ phần Taekwang Vina giai đoạn năm 2009 – 2011 nhận thấy môi trường lao động tại công ty chưa được tốt, mức độ ô nhiễm môi trường lao động hàng năm

có giảm nhưng không đáng kể, các khu vực và yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: tập trung các khu vực máy cắt, máy mài, mài dập, quét keo và khu vực máy hàn Nhiệt độ trung bình các khu vực này 32,00

+ Riêng các yếu tố bụi, độ ẩm ô nhiễm không đáng kể

2.1.1.2 Phân tích diễn biến hiện trạng môi trường lao động tại công ty TNHH POUSUNG Việt Nam năm 2009 – 2011

Qua nghiên cứu điển hình môi trường lao động công ty sản xuất giày công ty TNHH Pousung Việt Nam từ 2009 -2011 cho thấy môi trường lao động tại công ty giày chưa được tốt Các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu về nhiệt độ, ồn, hơi khí độc ảnh nhiều đến sức khỏe người lao động Hiện trạng ô nhiễm được nghiên cứu cụ thể ở các bảng số liệu dưới đây:

Trang 37

Bảng 2.7 : Bảng kết quả đo môi trường lao động công ty TNHH POUSUNG Việt Nam năm 2009

Nguồn Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường tỉnh Đồng Nai

Acetone (CH 3 COCH 3 ) (mg/m )

MEK (C 2 H 5 COCH 3 ) (mg/m )

Xylene (C 8 H 10 ) (mg/m )

Toluene (C 7 H 8 ) (mg/m )

Số

mẫu

đo

Giá trị Min –Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min- Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min – Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min- Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min-Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min- Max

Số mẫu

đo

Giá trị Min -Max

Khu vực

cắt, dập 20 31,1 -32,7 20 58 – 60 20 83,1- 87,5 07 0,88-1,75 - - - - - - - - Khu vực

Khu vực

quét keo 13 32,2 -35,5 13 65 -70 02 79,0-82,0 - - 07

47,44 273,21 21

88,34

-588 03 10 -20,85 02 7,5 – 18,85 Khu vực

Trang 38

Bảng 2.8: Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty TNHH Pousung Việt Nam năm 2009

Nguồn: Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động Môi trường Đồng Nai

Biểu đồ 2.4:Biểu diễn số mẫu không đạt tiêu chuẩn so với tổng mẫu đo năm 2009

tại công ty TNHH Pousung Việt Nam

STT Yếu tố môi trường Tổng mẫu đo Số mẫu

không đạt

Tỉ lệ không đạt (%)

Trang 39

tỉ lệ 25,57%, MEK có 07/21 mẫu đo vượt tiêu chuẩn chiếm tỉ lệ 33,33%, các khí còn lại: toluene, xylene đều tiêu chuẩn vệ sinh lao động

Các khu vực và các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy dập, quét keo, nhiệt độ trong khoảng 31,10C – 35,50C, nhiệt độ trung bình ở các khu vực này là 32,20C và vượt tiêu chuẩn từ 0,2 0

C – 3,5 0C so với TCVN 5508 : 2009 + Yếu tố độ ẩm: Các mẫu đo độ ẩm đều đạt TCVN 5508 : 2009 Độ ẩm dao động trong khoảng 58% -70% Độ ẩm trung bình 63%

+ Yếu tố ồn: tập trung chủ yếu các khu vực máy dập, máy cắt, máy mài đế Cường độ ồn nằm trong khoảng 74,5dBA – 93,6dBA Cường độ ồn trung bình ở các khu vực này là 89dBA và vượt tiêu chuẩn 1dBA – 8,6dBA so với TCVSLĐ + Yếu bụi: tập trung ở các khu vực máy cắt, máy dập, máy mài đế; nồng độ bụi nằm trong khoảng 0,92mg/m3

-2,13mg/m3 Các mẫu đo đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động

+ Yếu tố hơi khí độc: tập trung chủ yếu ở khu vực quét keo, in lụa Nồng độ hơi khí độc trong khoảng 10 mg/m3

– 588 mg/m3. Riêng khí MEK có nồng độ trung bình là 425,5 mg/m3 Các loại hơi khí chủ yếu Acetone, MEK, toluene, xylene Trong đó acetone, MEK là hai loại hơi khí có tỉ lệ vượt cao nhất (vượt từ 1,18 lần – 3,93lần so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động) gây ô nhiễm đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Trang 40

Như vậy, qua đánh giá hiện trạng môi trường lao động công ty TNHH Pousung Việt Nam năm 2009 tại tỉnh Đồng Nai nhận thấy môi trường lao động chưa được tốt, các khu vực và yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu:

+ Yếu tố nhiệt độ: tập trung các khu vực máy cắt, máy mài, mài dập, quét keo và khu vực máy hàn

+ Yếu tố ồn: tập trung các khu vực máy cắt, máy dập, máy đánh bóng, máy mài + Yếu tố hơi khí độc (chủ yếu MEK, acetone): tập trung các khu vực quét keo, in lụa Nồng độ khí MEK trung bình các khu vực ô nhiễm là 425,5 mg/m3

Ngày đăng: 11/07/2021, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình tăng trưởng và cơ cấu của ngành công nghiệp dệt may, giày dép tỉnh Đồng Nai - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 1.1 Bảng thống kê tình hình tăng trưởng và cơ cấu của ngành công nghiệp dệt may, giày dép tỉnh Đồng Nai (Trang 11)
Bảng 1.2: Các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 1.2 Các công ty sản xuất giày tại tỉnh Đồng Nai (Trang 12)
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số mẫu đo Công ty Cổ phần Taewang Vina năm 2009 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số mẫu đo Công ty Cổ phần Taewang Vina năm 2009 (Trang 26)
Bảng 2.3: Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2010 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.3 Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2010 (Trang 29)
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2010 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2010 (Trang 30)
Bảng 2.5: Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2011 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.5 Bảng kết quả môi trường lao động công ty Teakwang Vina năm 2011 (Trang 33)
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2011 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp số mẫu đo công ty Cổ phần Taekwang Vina năm 2011 (Trang 34)
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp số mẫu đo công tyTNHH Pousung Việt Nam năm 2009 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp số mẫu đo công tyTNHH Pousung Việt Nam năm 2009 (Trang 38)
Bảng 2.9: Bảng kết quả đo môi trường lao động công tyTNHH POUSUNG Việt Nam năm 2010 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.9 Bảng kết quả đo môi trường lao động công tyTNHH POUSUNG Việt Nam năm 2010 (Trang 41)
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp số mẫu đo công tyTNHH Pousung Việt Nam năm 2010 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp số mẫu đo công tyTNHH Pousung Việt Nam năm 2010 (Trang 42)
Bảng 2.17: Bảng kết quả đo môi trường lao động công tyTNHH Hwaseung Vina Việt Nam năm 2011 - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 2.17 Bảng kết quả đo môi trường lao động công tyTNHH Hwaseung Vina Việt Nam năm 2011 (Trang 56)
2.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY TẠI CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI  - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
2.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY TẠI CÁC KCN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 62)
Qua bảng số liệu 2.19 nhận thấy: các bệnh thấy tỉ lệ mắc bệnh cao nhất các bệnh đau đầu (chiếm tỉ lệ 29,65%).Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất các bệnh về đƣờng hô  hấp (chiếm tỉ lệ 0,14%) - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
ua bảng số liệu 2.19 nhận thấy: các bệnh thấy tỉ lệ mắc bệnh cao nhất các bệnh đau đầu (chiếm tỉ lệ 29,65%).Tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất các bệnh về đƣờng hô hấp (chiếm tỉ lệ 0,14%) (Trang 63)
Bảng 3.2. Tỷ lệ ảnh hưởng ai - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Bảng 3.2. Tỷ lệ ảnh hưởng ai (Trang 71)
* Riêng đối với chế độ nhiệt- ẩm dựa vào bảng phụ lục 3 để xác định mức độ - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
i êng đối với chế độ nhiệt- ẩm dựa vào bảng phụ lục 3 để xác định mức độ (Trang 72)
Mô hình 4.1: Mô hình thiết kế vách ngăn làm giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh  - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
h ình 4.1: Mô hình thiết kế vách ngăn làm giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh (Trang 80)
Mô hình 4.2: Giảm thiểu tiếng ồn cho máy phát điện - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
h ình 4.2: Giảm thiểu tiếng ồn cho máy phát điện (Trang 81)
- Mô hình thiết kế hệ thống đối lƣu kết hợp với hệ thống quạt hút đảm bảo điều kiện nhiệt độ tối ƣu cho ngƣời lao động [17],[18]:         - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
h ình thiết kế hệ thống đối lƣu kết hợp với hệ thống quạt hút đảm bảo điều kiện nhiệt độ tối ƣu cho ngƣời lao động [17],[18]: (Trang 82)
Mô hình 4.4: Mô hình giảm thiể uô nhiễm nhiệt độ bằng thông gió tự nhiên - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
h ình 4.4: Mô hình giảm thiể uô nhiễm nhiệt độ bằng thông gió tự nhiên (Trang 83)
Mô hình 4.6: Mô hình giảm thiể uô nhiễm hơi khí độc bằng hệ hút khí cục bộ - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
h ình 4.6: Mô hình giảm thiể uô nhiễm hơi khí độc bằng hệ hút khí cục bộ (Trang 85)
Hình 4.1: Nút tai chống ồn Chụp tai chống ồn - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Hình 4.1 Nút tai chống ồn Chụp tai chống ồn (Trang 86)
Hình 4.2: Kiếng và khẩu trang bảo hộ chống bụi và hơi khí độc - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất giày thể thao trong các KCN tỉnh đồng nai
Hình 4.2 Kiếng và khẩu trang bảo hộ chống bụi và hơi khí độc (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w