Việc khảo sát đánh giá toàn diện hiện trạng môi trường hồ Núi Cốc một cách có hệ thống các thông số thuỷ lý - thuỷ hoá - thuỷ sinh - địa chất thuỷ văn của hồ, phát hiện các nguồn gây ô n
Trang 1ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TẢO ĐỘC TẠI HỒ NÚI CỐC (THÁI NGUYÊN); ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG
HỢP NƯỚC HỒ
MÃ SỐ: ĐTĐL.2009T/08
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Công nghệ môi trường
Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Văn Tựa
8773
Trang 2ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TẢO ĐỘC TẠI HỒ NÚI CỐC (THÁI NGUYÊN); ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG
HỢP NƯỚC HỒ
MÃ SỐ: ĐTĐL.2009T/08
Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài
Trang 3ĐTĐL.2009T/08 xin chân thành cám ơn:
Lãnh đạo Bộ khoa học và Công nghệ, Vụ khoa học Xã hội và Tự nhiên,
Vụ Tài vụ - Bộ KH&CN, Lãnh đạo Viện KH&CN Việt Nam, Ban KH&TC-
Viện KH&CN Việt Nam , đã cho phép, tạo điều kiện để thực hiện đề tài, đã
hướng dẫn, chỉ đạo đề tài trong quá trình thực hiện
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Viện CNMT, Phòng quản
lý tổng hợp của viên, là cơ quan chủ trì đề tài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
động viên khuyến khích và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo các cơ quan phối hợp: Viện Địa lý, Viện
Hóa học các HCTN-Viện KH&CN Việt Nam, Trường Đại học Thái Nguyên, Chi
cục môi trường- Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên, Cụm quản lý đầu nguồn - Công
ty khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã phối hợp thực hiện, tạo điều kiện, giúp đỡ
các cán bộ thực hiện đề tài trong quá trình triển khai công tác,
Nhân dịp tổng kết, tập thể cán bộ thực hiện đề tài đề tài xin chân thành
cám ơn và kính chúc các qui vị lãnh đạo, quícơ quan nhiều thành công trong các
mặt công tác, hoạt động và cuộc sống
Chủ nhiệm đề tài
Trang 4Chủ trì đề tài Điều phối mọi hoạt động của đề tài, tham gia khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường và tảo độc, nghiên cứu sinh học của VKL chủ trì thực hiện nội dụng về công nghệ sinh thái
Đánh giá chất lượng dinh dưỡng của nước thải (công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt) trong lưu vực hồ Núi Cốc
Nghiên cứu địa chất - thuỷ văn
hồ Núi Cốc và ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên lên chất lượng nước hồ, dự báo diễn biến tài nguyên và chất lượng nước
4 Đại học Thái
Nguyên
Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên
Tham gia nghiên cứu công nghệ sinh thái, Chịu trách nhiệm khâu vận hành, theo dõi và quản
lý mô hình xử lý ô nhiễm tại hồ
Trang 5Họ và tên Cơ quan/Tổ chức
1 TS Trần Văn Tựa Viện Công nghệ môi trường
Viện KH&CN Việt Nam
2 GS TS Đặng Đình Kim Viện Công nghệ môi trường
Viện KH&CN Việt Nam
3 TS Đặng Hoàng Phước Hiền Viện Công nghệ môi trường
Viện KH&CN Việt Nam
4 TS Dương Thị Thủy Viện Công nghệ môi trường
Viện KH&CN Việt Nam
5 ThS Nguyễn Sỹ Nguyên Viện Công nghệ môi trường
Viện KH&CN Việt Nam
6 TS Vũ Thị Thu Lan Viện Địa lý
Viện KH&CN Việt Nam
7 Lê Thị Phương Quỳnh Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên,
Viện KH&CN Việt Nam
8 TS Phạm Hồng Hải Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên,
Viện KH&CN Việt Nam Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên,
Viện KH&CN Việt Nam
10 PGS TS Lương Văn Hinh Đại Học Thái Nguyên
9 ThS Nguyễn Văn Hưng
Trang 6BC: Bèo Cái BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa BT: Bèo Tây CFU: Đơn vị hình thành khuẩn lạc COD: Nhu cầu ôxy hóa học
CS: Cải Soong CTTN: Công thức thí nghiệm DO: Độ ôxy hòa tan KT-XH: Kinh tế xã hội MPN: Most peoable number NT: Ngổ Trâu
PCA: Principal Component Analysis PCR: Polymease chain reaction QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RM: Rau Muống TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDS: Tổng chất rắn hòa tan TN: Tổng Nitơ
TP: Tổng Phốt pho TSS: Tổng chất rắn lơ lửng TVTS: Thực vật thủy sinh UBNH: Ủy ban nhân dân VKL: Vi khuẩn lam
Trang 7
MỞ ĐẦU
Việc gia tăng dân số, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp đã và
đang làm gia tăng nguồn dinh dưỡng đáng kể trong các thủy vực Khi nguồn nước
mặt giàu dinh dưỡng đặc biệt là phốt pho thường dẫn đến sự thay đổi của quần xã
thực vật nổi và quần xã có xu hướng thống trị bởi vi khuẩn lam (VKL) Sự phát
triển bùng phát của VKL (còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước-water blooms hay
nở hoa VKL - cyanobacteria blooms) gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước như
gây mùi khó chịu, làm giảm, thậm chí làm cạn kiệt hàm lượng ôxy hòa tan trong
nước, làm giảm đa dạng sinh học và gây tắc nghẽn các hệ thống cấp nước Ngoài ra,
VKL có khả năng sản sinh các độc tố được xếp vào loại các hợp chất rất độc có
nguồn gốc sinh học Sự có mặt các độc tố này tại các thủy vực được sử dụng làm
nguồn cung cấp nước nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt là một mối nguy hiểm
tiềm tàng đối với sức khỏe con người, thủy sản và động vật nuôi trong lưu vực
Hồ chứa Núi Cốc (diện tích lưu vực 541 km2) đóng vai trò quan trong trong
đời sống kinh tế xã hội của người dân Thái Nguyên và một số khu vực lân cận Hồ
chứa này được xây dựng với nhiều mục đích: tưới tiêu, cung cấp nước cho các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp trong lưu vực, cung cấp nguốn nước mặt cho
cộng đồng dân cư, thủy điện Trong những năm gần đây, hiện tượng nở hoa của
VKL đang có xu hướng ngày càng gia tăng tại hồ Núi Cốc Việc khảo sát đánh giá
toàn diện hiện trạng môi trường hồ Núi Cốc một cách có hệ thống (các thông số
thuỷ lý - thuỷ hoá - thuỷ sinh - địa chất thuỷ văn của hồ), phát hiện các nguồn gây
ô nhiễm, kiểm soát tải lượng và thời điểm các chất dinh dưỡng đổ vào môi trường
nước hồ và đánh giá tác động của các nguồn gây ô nhiễm lên chất lượng nước hồ,
mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và sự phát sinh phát triển của tảo độc, tần
suất xuất hiện và mật độ của tảo độc, độc tính và độc tố của các mẫu nước nở hoa
ngoài tự nhiên cũng như các mẫu tảo độc phân lập trong phòng thí nghiệm, dự báo
chất lượng nước hồ thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ về chức năng và
năng suất của các hồ nước, các quy luật thủy văn hồ chứa tác động lớn đến các đặc
điểm về thuỷ lý, hoá và sinh học của hồ (vi dụ chế độ mực nước, các điều kiện trao
đổi nước, bồi lắng trong , chế độ thủy hóa, vĩ độ địa lý và độ cao địa hình, nhiệt độ,
lượng mưa, lượng bốc hơi bề mặt, tài nguyên nước đến hồ trong năm và theo
mùa)… Trên cơ sở đó xây dựng mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm ứng dụng Công
nghệ sinh học - sinh thái và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững hồ Núi Cốc -
Trang 8như trường hợp nghiên cứu điển hình cho các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam
- là cần thiết và cấp bách hiện nay nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để quản lý bền vững tài nguyên nước ở Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi
trường nước và tảo độc tại hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); đề xuất các giải pháp quản
lý tổng hợp nước hồ” (Mã số: ĐTĐL.2009T/08) Việc thực hiện đề tài trên nhằm đạt
được các mục tiêu dưới đây:
- Xây dựng được mô hình xử lý ô nhiễm nước hồ đặc biệt là chất dinh dưỡng N
và P và giảm thiểu tảo độc bằng công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thuỷ sinh
- Xác định được các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước hồ Núi Cốc phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và du lịch
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài:
Nội dung I: Khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường nước hồ
Núi Cốc
Nội dung II: Nghiên cứu sinh học VKL độc
Nội dung III:Ứng dụng mô hình dự báo biến động chất lượng nước hồ chứa Núi Cốc
Nội dung IV: Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật
thủy sinh vào giảm thiểu ô nhiếm dinh dưỡng và tảo độc tại hồ Núi Cốc
Nội dung V: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên
Trang 9PHẦN I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Hiện tượng phú dưỡng, vi khuẩn lam độc và công nghệ sinh thái
I.1.1 Hiện tượng phú dưỡng tại các thủy vực nước ngọt và sự nở hoa VKL
Trong môi trường nước ngọt, VKL là nhóm vi tảo duy nhất sản ra độc tố Sự
nở hoa VKL tại các thuỷ vực không phải là hiện tượng mới Con người nhận biết nó
từ khoảng thế kỷ thứ 12 (Codd, 1996) Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội,
trong vài chục năm trở lại đây, sự ô nhiễm bởi các nguồn nước thải công nghiệp,
nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản kéo theo sự nở hoa của VKL, chủ yếu là
VKL độc trong các thuỷ vực khác nhau xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và đã
trở thành mối đe doạ cho các ngành công nghiệp nuôi trồng và khai thác thuỷ hải
sản, các hoạt động giải trí dưới nước, sức khoẻ con người và là nguyên nhân gây
chết động vật nuôi cũng như động vật hoang dã và cả của con người ở nhiều nơi
trên toàn thế giới (Codd, 1997; Rapala, 1998; Đặng và cộng sự, 2003, 2004, 2005)
Hiện tượng phú dưỡng tại các thuỷ vực nội địa dưới tác động của các yếu tố tự
nhiên (hiện tượng xói mòn, rửa trôi ) hoặc do các hoạt động của con người (sự
phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, quá trình đô thị hoá) đang là mối
quan tâm bức thiết trong công tác quản lý môi trường nước tại nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển
Một nghiên cứu mới đây của ILEC/Viện nghiên cứu hồ Biwa cho thấy tại
khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 54% hồ hoặc hồ chứa bị phú dưỡng Tỷ lệ này
tại châu Âu, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ là 53, 28, 48 và 41 %, tương ứng (Chorus,
Bartram 1999) Nguồn thải từ các đô thị (công nghiệp, sinh hoạt) đã góp một lượng
đáng kể các chất dinh dưỡng đổ vào hệ thống các sông hồ Nước thải công nghiệp ở
các ngành sản xuất khác nhau với thể tích nước thải và mức độ xử lý nước thải khác
nhau là nguồn dinh dưỡng cho các thủy vực Ví dụ, ngành chế biến thực phẩm và
ngành công nghiệp len thường có nước thải chứa nhiều nitơ và phốtpho….Tại các
đô thị, bột giặt chứa phốtpho từ nước thải sinh hoạt là một trong số những nguồn
phốtpho rất quan trọng đổ vào các thủy vực Theo Zaimes và Schultz, 2002, lượng
các chất dinh dưỡng đổ vào các các thủy vực nước mặt (surface waters) có nguồn
gốc từ nông nghiệp lớn hơn lượng dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguồn thải điểm Ở
Mỹ, vào những năm đầu thập niên 1980, đất trồng trọt, đồng cỏ và đất đồi đã góp
phần chuyển tải 68% tổng P từ nguồn thải phân tán tới môi trường nước mặt Ở
Châu Âu, khoảng 37-82% tổng nitơ và 27-38% tổng phốtpho được chuyển tải vào
Trang 10môi trường nước mặt từ các hoạt động nông nghiệp Trong 270 dòng sông được quan trắc ở Đan Mạch, 94% tổng nitơ và 52% tổng phốtpho có nguồn gốc từ nguồn thải phân tán, chủ yếu từ các hoạt động nông nghiệp Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động của con người có ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển tải các chất dinh dưỡng từ đất vào môi trường nước mặt
Các khảo sát tiến hành tại các thủy vực nước ngọt ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ các mẫu VKL có độc tính gây nở hoa nước khá cao và dao động trong khoảng 50-90% (Sinoven, 1996; Codd 2005) Độc tố VKL được xếp vào loại các hợp chất độc nhất có nguồn gốc sinh học Các chất độc này ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, thuỷ sản, vật nuôi, huỷ hoại nguồn nước mặt và các hoạt động du lịch, thể thao dưới nước (Codd, 1996; 1997)
Tại Việt Nam, ô nhiễm môi trường nước nói chung, ô nhiễm nước trong các
hồ tự nhiên và hồ chứa nói riêng đang ngày càng gia tăng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các nguồn nước thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và sinh hoạt phần lớn đều không qua xử lý Nguồn nước mặt giàu dinh dưỡng, đặc biệt là phốtpho và nitơ thường dẫn đến hiện tượng phú dưỡng và những thay đổi bất lợi làm mất cân bằng sinh thái ở các thủy vực Việc điều tra nghiên cứu và đánh giá chất lượng môi trường nước và sự xuất hiện hiện tường nở hoa VKL tại các thủy vực nội địa Việt nam đã được tiến hành trong những năm gần đây Các nghiên cứu này cho thấy sự nở hoa VKL xảy ra tại hầu hết các thủy vực nước ngọt với cường độ phụ thuộc vào mức dinh dưỡng của các thủy vực đó Kết quả phân tích cho thấy lượng COD và BOD khá cao tại các thủy vực này Lượng tổng nitơ (T-N) trong các hồ và hồ chứa lớn dao động từ 0,994 mg.L-1 (hồ Ba Bể) đến 16,47 mg.L-1 ( hồ Tây) Hàm lượng tổng phốtpho (T-P) dao động từ 0,038 mg.L-1 (hồ chứa Dầu Tiếng) đến 2,19 mg.L-1 (hồ chứa Cấm Sơn) Điều này cho thấy hầu hết các thủy vực trên đều ở tình trạng phú dưỡng Thậm chí
hồ Ba Bể - hồ tự nhiên được coi là "sạch " nhất ở miền Bắc Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng phú dưỡng với lượng T-P và T-N là 0,072 mg.L-1 và 0,194 mg.L-1, tương ứng (Đ Đ Kim và cs, 2005) Theo Đặng Ngọc Thanh và cs, 2002, các hồ chứa như Hoà Bình, Thác Mơ ở trong những năm đầu ngập nước, đã ở mức giầu dinh dưỡng còn Hồ Tây và Trúc Bạch thì ở mức rất giầu dinh dưỡng
Trang 11I.1.2 Các yếu tố môi trường liên quan đến sự phát sinh và phát triển của VKL
độc
Hiện tượng nở hoa VKL cũng như khả năng sản ra độc tố của VKL chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nhiều điều kiện ngoại cảnh như các yếu tố dinh dưỡng, tính
chất thủy lý - thủy hóa cũng như cấu trúc vật lý của cột nước, những điều kiện thời
tiết (ánh sáng, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, sức gió, mưa…) Những cơ chế bên
trong tế bào của các loài VKL gây nở hoa nước đảm bảo cho khả năng phát triển
chiếm ưu thế trong những điều kiện “stress” (thường do con người gây ra) trong
mọi trường như khả năng cố định nitơ, tích lũy dinh dưỡng nội bào (N, P) tích lũy
kim loại bằng chất tạo phức, tạo ra chất nhầy và vỏ để chống lại độ ẩm quá cao hoặc
quá thấp, điều hòa sự nổi, quang bảo vệ nhờ hệ sắc tố carotenoid phụ trợ và nhiều
quan hệ hòa hợp với những cơ thể vi sinh hoặc các thực vật bậc cao khác Việc xác
định các yếu tố môi trường có liên quan đến sự phát triển bùng phát của vi tảo trong
thuỷ vực có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến sự nở hoa nước bao gồm: nồng
độ các chất dinh dưỡng trong thuỷ vực cao, đặc biệt là các muối đa lượng nitơ và
phốtpho (Blomqvist và cs, 1994); nhiệt độ nước ấm; cường độ chiếu sáng, pH cao,
hàm lượng CO2 thấp (Zimba và cs, 2006; Cronberg và Annadotter, 2006) Tuy
nhiên, nhiệt độ và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trong các thủy vực được coi
là những yếu tố môi trường quan trọng nhất quyết định sự phát triển lấn át của
VKL, trong đó tỷ lệ T-N/T-P thấp (< 29) là yếu tố chủ đạo kích thích sự phát triển
của VKL trong khi tỷ lệ N-NO3/ T-P thấp (< 5) được coi là yếu tố đáng tin cậy để
dự báo sự nở rộ của VKL (Rapala, 1998) Trong khi ảnh hưởng của các yếu tố dinh
dưỡng như N và P đối với sự phát triển của VKL đã được công bố nhiều thì còn rất
ít nghiên cứu về ảnh hưởng của những yếu tố kim loại đến sự nở hoa VKL Một số
nghiên cứu của Rapala (1998) cho thấy Mo, Fe và Zn là những yếu tố kích thích sự
phát triển của VKL Khả năng sản sinh độc tố của VKL cũng chịu ảnh hưởng rất
mạnh mẽ của các yếu tố môi trường Phản ứng của các loài VKL với các yếu tố môi
trường khác nhau cũng rất khác nhau Một số VKL tăng cao khả năng sản độc tố ở
những điều kiện stress, tuy nhiên tuyệt đại đa số VKL sản ra nhiều độc tố ở những
điều kiện sinh trưởng tối ưu Chẳng hạn nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của một số
chủng VKL thuộc các chi Microcystis, Aphanizomenon và Oscillatoria là 25oC
Hàm lượng độc tố cũng như độc tính cao nhất thường đạt ở nhiệt độ từ 20-25oC Ở
nhiệt độ cao hơn, độc tính có thể giảm đi 6 lần (Rapala, 1998) Thông thường độc
Trang 12tính gan và độc tính thần kinh của các chủng VKL thường cao nhất ở ánh sáng tối
ưu hoặc dưới tối ưu một chút (12-14,5 µmol m-2 s-1) Khi bị hạn chế ánh sáng độc tố
gan của VKL Microcystis aeruginosa và hàm lượng nodularin của Nodularia
spumigena (là VKL có khả năng cố định Nitơ) giảm đi đáng kể pH môi trường
cũng có tác động lên khả năng sản độc tố Độc tính của Microcystis aeruginosa
giảm mạnh ở pH kiềm hoặc axit nhẹ (Rapala, 1998) Các yếu tố dinh dưỡng như N,
P đều có tác động lên sự sản độc tố của VKL, hàm lượng độc tố microcystins (MCs) tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng T-P và P hoà tan (Wang và cộng sự, 2003) Hàm
lượng MCs trong Oscillatoria agardhii tăng lên 2 lần trong các tế bào sinh trưởng
trên môi trường có hàm lượng P cao (5,5 mg P.L-1) so với tế bào sinh trưởng trên môi trường ít P (0,01 P.L-1) Hàm lượng MCs của Microcystis aeruginosa và
Oscillatoria agardhii tăng lên 2-3 lần trong môi trường giàu N trong khi hàm lượng
nodularin của Nodularia spumigena lại cao nhất trong môi trường không chứa hoặc
chứa rất ít nitơ vô cơ Ngoài ra, sự nở hoa nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và đồng thời không chỉ của các điều kiện ngoại cảnh như các các yếu tố dinh dưỡng, tính chất thuỷ lý, thuỷ hoá của cột nước, điều kiện thời tiết, mà còn cơ chế bên trong tế bào của các loài gây nở hoa đảm bảo cho khả năng phát triển chiếm ưu thế trong những điều kiện stress (Đặng Đình Kim và Đặng Hoàng Phước Hiền, 1999) Đối với tảo silic - nhóm tảo có nhiều loài thường được sử dụng làm chỉ thị sinh học cho
ô nhiễm môi trường nước, ngoài các thông số như nitơ (N), phốtpho (P), silic (Si), các tỷ số Si/N và Si/P cũng rất được quan tâm Trong các thủy vực bị phú dưỡng (giàu hàm lượng P và N), hàm lượng silic sẽ bị giảm mạnh trong suốt quá trình phát triển mạnh mẽ của tảo Khi tỉ số N/P trong thuỷ vực lớn hơn 16 và các tỉ số Si/N; Si/P nhỏ hơn 1 thì silic sẽ trở thành yếu tố giới hạn sự phát triển của tảo, khi đó tảo silic (sử dụng silic cho sự phát triển của chúng) sẽ không phát triển được và thay vào đó là sự phát triển của các loài tảo khác, chủ yếu là VKL tạo nên hiện tượng nở hoa VKL , trong đó có nhiều loài có khả năng sản ra độc tố
I.1.3 Các loài VKL độc, độc tố của VKL và tác động độc hại của chúng lên sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường sinh thái
Cho đến nay, người ta đã phát hiện được khoảng 100 loài VKL độc nước
ngọt thuộc 40 chi trong đó thường gặp nhất là các chi Microcystis, Anabaena,
Aphanizomenon, Oscillatoria, Nostoc, Cylindrospermopsis, Anabaenanopsis,
Cylindrospermum, Haphalosiphon, Lynbya, Nodularia, Phormidium, Planktothrix, Umezakia, Pseudoanabaena (Gkelis et al, 2005, Jayatissa et al., 2006, van
Trang 13Apeldoorn et al, 2007) Trong các chi kể trên, chi Microcystis với loài Microcystis
aeruginosa xuất hiện thường xuyên ở hầu khắp các thủy vực nước ngọt trên thế
giới
Các độc tố do VKL sản ra được chia thành những nhóm chính sau dựa theo
cơ quan mà nó tác động:
- Các độc tố gan (Hepatotoxins) như microcystins (MCs), nodularins Đây là
những peptide mạch vòng cấu tạo từ 7 axit amin có cấu trúc chung là vòng D- Ala-
L-X-D- MeAsp-L-Z-Adda-D-glu-Mdha, trong đó L-X và L-Z là các amino axit biến
đổi hoặc 5 axit amin (nodularin hay NOD) cũng chứa 3 loại axit amin giống như
trong phân tử MCs là Me-Asp1, Adda3 D-Glu4 Ngoài ra NOD còn chứa L-Arg2 và
Mdhb5 Nhiều loài VKL có khả năng sản ra microcystin trong đó chi Microcystis là
những cơ thể chủ yếu sản ra độc tố này Cho đến nay khoảng hơn 80 loại MCs khác
nhau đã được phát hiện (Gurbuz và cs 2009) trong khi cơ thể duy nhất sản ra NOD
là Nodularia spumigena và chỉ có 7 loại NOD khác nhau được phát hiện
- Các độc tố thần kinh (Neurotoxins), Saxitoxins (PSPs), Anatoxin–a,
Anatoxin–a(S), Homoanatoxin–a, thường do đại diện của chi Anabaena như A,
flos-aquae, A, circinalis, A, lemmermanni hoặc Aphanizomenon flos-aquae sản ra
- Các độc tố tế bào: Cylindrospermopsin do đại diện duy nhất là
Cylindrospermopsis raciborskii sản ra
- Các độc tố gây ngứa da, tiêu chảy (Aplysiatoxins, debromoaplysiatoxins,
các lipopolysacharides (LPS) thường do các loài VKL như Lyngbya majuscula,
Oscillatoria nigroviridis sản ra
Trong số các độc tố do vi khuẩn lam sản sinh ra thì độc tố gan trong đó
microcystins là nhóm nguy hiểm hơn nhóm độc tố thần kinh và thường gặp phổ
biến
Tác động độc hại của VKL độc và độc tố của chúng lên sức khỏe con người,
vật nuôi và môi trường sinh thái đã được chứng minh bằng nhiều ví dụ trên thực tế
qua hiện tượng nhiễm độc cấp tính hoặc trường diễn của người và vật nuôi cũng
như qua các nghiên cứu độc tố học
Trang 14Bảng 1 Tác động của VKL và độc tố của chúng đến vật nuôi và gia súc (Chorus &
Carmichael và Gorham, 1978
Canada Chim nước Nhiễm độc thần kinh,
Phần lan Chim nước,
cá, chuột xạ
Nhiễm độc gan, hỏng mang cá
Planktothrix agardhii
Eriksson và cs,
1986
Na Uy Gia súc có
sừng Nhiễm độc gan, MCs M aeruginosa Skulberg, 1979
Anh Chó chăn cừu Nhiễm độc gan, MCs M.aeruginosa Pearson và cs,
1990
Scotland Chó Nhiễm độc thần kinh,
anatoxin -a
Oscillatoria spp Gunn và cs, 1992
Scotland Cá hồi Hỏng mang, MCs M.aeruginosa Bủy và cs, 1995
Trang 1510 người lớn phải nhập viên khẩn cấp với những triệu chứng suy gan, tiêu chảy ra
máu và suy thận Thủ phạm là Cylindrospermopsis raciborskii loài VKL sản ra độc
tố cylindrospermopsin, 1 loại độc tố tế bào, có mặt trong nguồn nước họ sử dụng
với mật độ tới 300.000 tế bào/L Tại Canada (1959), 13 người bị nhiễm độc và
nhiều vật nuôi bị chết do bơi và uống phải nước trong hồ chứa nhiều tế bào
Microcystis spp, và Anabaena circinalis (Dillenberg và Dehnel, 1960) Ở Anh, năm
1989, 20 lính thủy bị nhiễm độc sau khi bơi và luyện tập trong nước hồ có mật độ
Microcystis spp, dày đặc và ở Australia (1995), 852 người tham gia hoạt động giải
trí tiếp xúc với nước đã mắc phải các triệu chứng nhiễm độc trong 7 ngày sau đó
(Pilotto và cộng sự 1997)
Ở Việt Nam, hiện tượng cá chết hàng loạt tại các ao nuôi có mật độ VKL lớn
cũng đã được ghi nhận (Đ H P Hiền và cs, 2002-2007, Đ Đ Kim và cs.,
2003-2004)
Sự phú dưỡng cùng với các điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thích hợp đã tạo
điều kiện để thực vật phù du, trong đó có VKL độc phát triển mạnh ở một số thủy
vực Việt Nam Loài VKL thường gặp nhất là M aeruginosa Nghiên cứu độc tính
và độc tố của các mẫu VKL gây nở hoa nước ngoài tự nhiên và các mẫu được phân
lập trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp thử sinh học trên Artemia salina và
phương pháp HPLC cho thấy nhiều mẫu có độc tính đối với động vật thí nghiệm
Các mẫu VKL độc đã nghiên cứu thu thập từ các thuỷ vực chứa 6 loại MCs khác
nhau với lượng MCs tổng số dao động từ 0,002 đến 3,583 µg g-1 TLK Những kết
quả này cho thấy khả năng ô nhiễm VKL độc và độc tố của chúng tại các thuỷ vực
nước ngọt nội địa Việt Nam, đặc biệt là vào thời điểm tàn lụi của sự nở hoa VKL
khi thành tế bào bị phá vỡ và các độc tố có thể bị thải ra khỏi tế bào vào môi trường
xung quanh, là một thực tế, (Đặng Hoàng Phước Hiền và cs, 2005, Trần Văn Tựa và
cs, 2006)
Liên quan đến vi khuẩn lam gây hại, kết quả khảo sát một số thuỷ vực nước
ngọt bao gồm một số hồ chứa, Dương Đức Tiến và cs (2002) cũng cho thấy vi
khuẩn lam độc thuộc chi Microcystis hiện diện ở tất cả các thuỷ vực khảo sát, mật
độ có khi lên tới 4-7x106 tể bào/lít Tác giả cũng đưa ra khoá phân loại dựa vào hình
thái tế bào và tập đoàn cho các loài thuộc chi vi khuẩn lam độc này
I.1.4 Phát hiện sớm tảo độc
Việc quản lí, giám sát sự hiện diện VKL độc hại độc theo phương pháp
truyền thống (xác định thành phần loài bằng hình thái và sinh khối) đòi hỏi mất khá
Trang 16nhiều thời gian cho công tác phân lập, nuôi cấy, phân tích độc tố và xác định độc tính, trong khi yêu cầu thực tế là cần có những kết quả nhanh để đưa ra những biện pháp xử l í thích hợp Ngoài ra, hình thái của các loài và các chủng VKL lại biến động nhiều dưới các điều kiện môi trường khác nhau đã làm cho việc định loại trở nên khó khăn (Otsuka và cs, 1999) Hơn nữa, khả năng sản sinh độc tố của các chủng VKL còn phụ thuộc vào đặc tính loài và sự hiện diện của các gen có liên quan Trong những quần xã VKL có thể tồn tại những cá thể có khả năng hoặc không có khả năng sản sinh ra độc tố Tuy nhiên, những cá thể này lại rất khó phân biệt bằng những đặc điểm phân loại hình thái (Kurmayer và cs, 2004) Do vậy, các nghiên cứu về hình thái và phân tử đã cố gắng giải quyết mối quan hệ không rõ ràng
giữa độc tính của Microcystis với cấu trúc quần thể của nó Các phương pháp phân
tử để thực hiện thường dựa trên sự đa hình allozyme, các gen 16S rRNA, vùng đệm giữa các gen phycocyanin (PC- IGS), lai ADN- ADN, sự sắp xếp các base, đa hình ADN được khuyếch đại ngẫu nhiên, gen rbcL Cùng với việc đưa ra nguồn gốc của
Microcystis, các kết quả này chứng minh sự không đồng nhất giữa các chủng gây
độc và không độc Sự nhận dạng locus di truyền đảm nhiệm tổng hợp MCs của M
aeruginosa gần đây cho phép xác định lại vấn đề gây độc Để phát hiện những
chủng VKL sản ra MCs, một số nhà khoa học Australia (Neilan và cs, 1999) và các nhà khoa học Nhật Bản (Nishizawa và cs., 1999) đã phát triển các mẫu dò di truyền
phát hiện trực tiếp gen mcyA và vùng adenyl hoá trong cụm gen MC synthetase từ
đó có thể nhận dạng Microcystis gây độc Các mẫu dò phân tử này đều được kiểm
tra trên các mẫu ngoài tự nhiên và mẫu phân lập trong phòng thí nghiệm trước khi
ứng dụng (Tillett và cs 2001)
Những nghiên cứu của Dittman E.và cs., 1996 cũng cho thấy gen mã hoá cho các peptide synthetase được tập hợp thành các operon lớn với những vùng có trình
tự bảo thủ lặp lại Sử dụng trình tự này có thể xác định những gen peptid synthetase
của M aeruginosa.Việc gây đột biến vào những gen này đã tạo ra những chủng
không độc Điều này rất hữu ích khi tiến hành thiết kế các mồi để phát hiện những gen gây độc Trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Mỹ (Ouellette,
2006) các gen sinh tổng hợp độc tố MCs từ các chủng thuộc loài M aeruginosa và
1 loài thuộc chi Planktothix đã được giải trình tự đầy đủ Những trình tự đã biết này
cho phép thiết kế các mẫu dò oligonucleotid để phát hiện một cách đặc hiệu các gen này
Trang 17Trong khi một vài loài thuộc chi Microcystis không rõ có sản sinh độc tố hay
không thì tất cả các chủng thuộc loài Microcystis aeruginosa chứa gen mã hoá cho
MCs sẽ được coi như có khả năng sản sinh MCs (gây độc) Số lượng các công trình
sử dụng phương pháp phân tử để phát hiện VKL độc tăng một các nhanh chóng
Trước khi trình tự của cụm gen sinh tổng hợp MCs được công bố, phương pháp dựa
trên DNA để phát hiện và phân tích phát sinh chủng loại VKL độc đã được khảo
sát Gần đây, các trình tự của gen sinh tổng hợp MCs đã trở thành phương tiện phát
hiện phân tử rất đặc hiệu Những trình tự này được dùng mọi nơi trên thế giới để
thiết kế và xây dựng bộ dò phát hiện gen độc dựa trên PCR Phương pháp này đang
được sử dụng rộng rãi và được coi như một phương pháp chẩn đoán để cảnh báo
sớm sự nở hoa của nước có VKL độc, và rất nhạy vì sự khuyếch đại bằng phương
pháp PCR Cùng với sự gia tăng số lượng các gen liên quan tới các con đường sinh
tổng hợp độc tố VKL khác, phương pháp phân tử sẽ vẫn được phát triển để phát
hiện những gen này (Dittman E., và cs, 1996, Neilan, B.A., và cs, 1999, Ouellette,
A J A., và cs, 2003, Tillett, D., và cs., 2001)
I.1.5 Ứng dụng công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh làm giảm thiểu ô
nhiễm dinh dưỡng và tảo độc
Việc giám sát VKL độc và độc tố của chúng tại các thuỷ vực nước mặt làm
nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư đã được thực hiện chặt chẽ từ
nhiều thập kỷ nay tại các nước phát triển (Australia, Mỹ, Anh, Nhật, Canada…) Để
giảm thiểu tác động độc hại của VKL độc và độc tố VKL những giải pháp xử lý tức
thì thường được sử dụng khi thủy vực đã bị ô nhiễm nặng (tức là khi đã xuất hiện
hiện tượng nở hoa nước) Khi đó người ta sử dụng những phương pháp hóa học như
dùng các chất diệt tảo, hóa chất (CuSO4), để diệt tảo kết hợp với những phương
pháp cơ học (hớt váng, che mái…) Tuy nhiên những phương pháp này khá tốn kém
và khó tiến hành triệt để, đặc biệt là trong những thủy vực lớn Việc ngăn ngừa và
giảm thiểu tác động của các tác nhân môi trường , đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng
lên sự phát sinh, phát triển của tảo độc là giải pháp khoa học và kinh tế hơn việc xử
lí nước đã bị ô nhiễm tảo độc và độc tố của chúng Đây là những phương pháp thân
thiện môi trường theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững Một trong
những biện pháp này là tiến hành kiểm tra những nguồn gây ô nhiễm dinh dưỡng từ
bên ngoài vào hồ, ví dụ: sự rửa trôi và xói mòn từ những vùng canh tác nông lâm
nghiệp, xói mòn do sự tàn phá rừng và từ nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp…
để có những đối pháp thích hợp như trồng rừng, sử dụng thảm cỏ hoặc các giải đất
Trang 18hẹp quanh hồ để ngăn ngừa xói mòn và rửa trôi, đồng thời có biện pháp sử dụng phân bón hợp lý, giảm mất mát phân và nâng cao hiệu quả, lập trạm xử lí nước thải trước khi thải ra hồ đối với các nguồn tập trung…
Để ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng và sự nở hoa độc hại của VKL, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương kỹ thuật công nghệ sinh học - sinh thái đã và đang được phát triển và hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc (Nakazato và cs., 1998; Oshima và cs, 2001: Qin, 2009; Li, và cs, 2008)
Công nghệ sinh học - sinh thái dựa trên cơ sở hoạt động của các hệ thống sinh thái tự nhiên và nhân tạo (bao gồm động - thực vật và vi sinh vật), thân thiện với môi trường, đòi hỏi ít năng lượng, có tính phổ cập cao (Inamori, 2002) và rất khả thi đối với điều kiện nước ta, trong đó phương pháp sử dụng thực vật thuỷ sinh (TVTS) được coi là có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội
TVTS sử dụng nitơ, phốtpho và các nguyên tố vi lượng khác trong trao đổi chất Tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc…các công nghệ xử lý nước thải sử dụng TVTS đã được phát triển rất thành công Tại Pháp, năm 1993 đã có tới 2600 trạm xử lý nước thải kết hợp sử dụng ao ổn định Bắt đầu
từ những năm 1980 rất nhiều cơ sở xử lí nước thải tại các bang nước Mỹ đã phát triển và ứng dụng công nghệ xử lí ô nhiễm với việc sử dụng các loài thực vật nổi và
hệ thống hồ ổn định Phương pháp xử lí ô nhiễm hữu cơ và vô cơ tại vùng rễ của một số TVTS - còn gọi là “Phương pháp vùng rễ”, đã được các nhà khoa học Đức nghiên cứu và triển khai có hiệu quả tại nhiều nơi Các nhà khoa học Nhật Bản đã thiết kế những hệ thống làm sạch nước ô nhiễm sử dụng hệ sinh thái TVTS dưới dạng Bio-park để giảm bớt ô nhiễm các hồ lớn, thông qua đó kiểm soát hiện tượng
nở hoa của nước do vi tảo phát triển trong đó có tảo độc (Greenway, 2003; Seabloom, 2003; Rittmann, 2001; Ran và cs., 2004)
Các loại hình công nghệ chủ yếu xử lý ô nhiễm nước có sử dụng loài TVTS gồm:
1 Sử dụng hồ có mặt thoáng tự do, TVTS trong trường hợp này có rễ bám đất, thân và lá nổi bên trên mặt nước Độ sâu của nước khoảng 10 - 45 cm Các loại TVTS điển hình được sử dụng là Lau, Sậy, cỏ Lác, cỏ Nến, Cải soong….Trong trường hợp này TVTS tham gia trực tiếp vào giai đoạn xử lý bậc hai hoặc giai đoạn cuối của qui trình
Trang 192 “Phương pháp vùng rễ” hoặc công nghệ xử lý nước thải chảy qua vùng rễ
của TVTS Ưu thế của công nghệ là không cần diện tích lớn và khử được mùi hôi
Trong trường hợp này TVTS thường là lau, sậy, cỏ lác đâm rễ chìm trong nền cát -
sỏi với độ sâu khoảng 0,5 - 1 m Nước thải chảy qua hệ thống lỗ trong nền cát - sỏi
và được khử độc nhờ hệ thống rễ cây và hệ vi sinh vật bám quanh rễ Trong phương
pháp vùng rễ có 2 dạng công nghệ là dòng chảy ngang và dòng thẳng đứng,
3 Hệ thống thực vật nổi Đây là công nghệ được nghiên cứu kỹ và được ứng
dụng nhiều nhất TVTS điển hình tham gia quy trình xử lý ô nhiễm là bèo Tây, bèo
cái, bèo Tấm, rau Muống… Ngoài việc tham gia loại bỏ các chất hữu cơ, chất thải
rắn, nitơ, phôtpho, kim loại nặng, các tác nhân gây bệnh…các loài TVTS này tham
gia trực tiếp việc hạn chế phát sinh hiện tượng nước nở hoa trong ao hồ do cạnh
tranh ánh sáng với thực vật phù du
Trong thực tiễn sử dụng, tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng một loại
hình hay phối hợp với nhau Ngay tại châu Á, công nghệ sinh thái sử dụng TVTS
đang được ứng dụng ở nhiều nước (Nakazato, 1998; Oshima và cs, 2001) Tại Nhật
Bản, nhiều hồ lớn (ví dụ hồ Kasumigaura, hồ lớn thứ 2 của Nhật) đã có các hệ
thống TVTS kiểu đảo nổi để làm sạch nước Tại Trung Quốc, các hồ như Xuan Wu,
Tai Hu đã xây dựng các đảo nổi TVTS để giảm thiểu sự phì dưỡng nước hồ (Li và
cs., 2008)
Trong công nghệ sinh thái, vai trò chủ yếu của TVTS là:
- Làm giá thể cho vi sinh vật sinh sống: quần thể vi sinh vật là động lực cho
quá trình xử lý
- Tạo điều kiện cho quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá
- Chuyển hoá nước và chất ô nhiễm
- Sử dụng chất dinh dưỡng thành sinh khối
- Nguồn che sáng: Sự có mặt của thực vật thuỷ sinh giúp điều hoà nhiệt độ của
nước và ngăn chặn sự phát triển của các nhóm tảo, qua đó hạn chế được sự dao động lớn
của pH và lượng ôxi hoà tan giữa ban ngày và ban đêm
Việc làm sạch nước bắt đầu bằng vi sinh vật tạo thành lớp màng sinh học
(biofilms) trên bề mặt của rễ TVTS VSV phân giải các chất hữu cơ trong nước và làm
trong nước, sau đó TVTS hấp thu chất dinh dưỡng như N và P Trong tự nhiên, việc sử
dụng thực vật thuỷ sinh cho xử lý nước thải có thể được tiến hành trong các kênh
rạch với độ sâu từ 20 – 50 cm hoặc trong các ao có độ sâu từ 50 cm – 2m Để xác
định loài thực vật cho xử lý nước thải cần phải xem xét đến đặc điểm sinh trưởng,
Trang 20khả năng chống chịu của thực vật, các nhân tố môi trường Ngoài ra cũng cần xem xét đến đặc điểm của nước thải, yêu cầu về chất lượng dòng thải, loại hệ thuỷ sinh,
cơ chế loại bỏ ô nhiễm, lựa chọn quy trình, thiết kế quy trình, độ tin cậy của quá trình (Greenway, 2003; Silvana, 1994)
Ở Việt Nam, nghiên cứu xử lý nước ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái đã được một số tác giả quan tâm Bằng thực nghiệm, một số tác giả trong nước đã chứng minh được vai trò quan trọng của một số TVTS trong việc tích luỹ vào cơ thể của chúng các kim loại nặng khác nhau Chẳng hạn cây bèo Tây có khả năng hấp thụ Pb, Cr, Ni, Zn và Fe trong nước thải công nghiệp [Nguyễn Quốc Thông và cs,
2002, 2003] Một số công trình khác đề cập đến tính chống chịu và khả năng tích luỹ Pb của một số TVTS như bèo Tấm, bèo Lục bình và bèo Cái, tác giả đi đến kết luận là bèo Lục bình tỏ ra có triển vọng nhất trong xử lý ô nhiễm Pb Bèo Lục bình phối hợp với vi tảo Chlorella đã được sử dụng trong hồ sinh học để xử lý bổ sung nước thải của nhà máy lọc dầu Tuy Hạ Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau khi đã xử lý yếm khí bằng một số loài TVTS như Rong đuôi chó, bèo Lục bình, Sen, rau Muống cho thấy sử dụng TVTS vào công đoạn sau cùng là thích hợp Các chỉ số COD, TS, NH4, pH đều đạt tiêu chuẩn cho phép
Từ những năm 1980, Trần Hiếu Nhuệ và Trần Đức Hạ đã có một số nghiên cứu ban đầu về việc xử lý nước thải bằng phương pháp lắng kết hợp với hồ sinh học Lâm Minh Triết (1990), nghiên cứu áp dụng hệ thống hồ sinh vật ba bậc với thực vật nước để xử lý bổ sung nước thải nhiễm dầu trong điều kiện Việt Nam Lê Hiền Thảo (1999) nghiên cứu quá trình sinh học xử lý ô nhiễm nước một số sông hồ
Hà Nội cho thấy khả năng làm sạch của một số hồ có hiệu quả cao trong đó rong đuôi chó và bèo tấm có khả năng giảm thiểu Fe, Cu, Pb và Zn trong nước hồ Bảy Mẫu Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2005), nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng cho thấy hiệu suất xử lý của bãi lọc trồng cây sử dụng vật liệu lọc sỏi và gạch vỡ là rất tốt Hệ thống xử lý sử dụng thực vật này hoạt động ổn định, chất lượng nước đầu ra biến động không nhiều Dương Đức Tiến và cs, 2006 xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo với thực vật thuỷ sinh để xử lý nước thải sinh hoạt ở ngoại ô TP Việt Trì cho thấy chi phí xử
lý không nhiều và nước thải được cải thiện rõ rệt Trên góc độ thông tin, Dương Đức Tiến và cs, 2005, Phạm Sơn Dương và cs, 2005 đã tổng hợp và giới thiệu công nghệ sử dụng thực vật như là công nghệ mới có triển vọng trong xử lý ô nhiễm nước thải và đất Trần Đức Hạ và cs (2008) xây dựng mô hình hồ hai ngăn với đập
Trang 21tràn có nuôi trồng TVTS (thiên điểu trồng ven cơ hồ và bèo tây phủ 20% diện tích
mặt nước) để xử lý nước hồ Yên Sở cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm (BOD, TN, NH4+,
PO43-, SS, kim loại nặng, coliform) giảm rõ rệt Lượng ôxy hòa tan tăng, cây sinh
trưởng tốt Tác giả cho rằng đây là mô hình khả thi, tăng cường quá trình tự làm
sạch nước về chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform
Trong những năm gần đây, tại Viện Công nghệ môi trường (Viện KH&CN
Việt Nam) đã và đang tiến hành các nghiên cứu một cách hệ thống một số loài thực
vật thuỷ sinh như: Bèo Tây, Bèo Cái, Rau Muống, Bèo Tấm, Ngổ, Ngổ Dại, Sậy,
Cỏ Vetiver, một số vi tảo… để đánh giá đặc điểm sinh học, tính chống chịu và khả
năng loại bỏ Nitơ, phốtpho, COD cũng như các kim loại nặng (Cr, Ni, Pb) từ nước
thải công nghiệp mạ điện và nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm Kết quả
cho thấy các loài thực vật này có độ tăng trưởng cao, khả năng chống chịu tương
đối tốt và tham gia tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường Mô hình công
nghệ qui mô pilốt sử dụng bèo Tây và bèo Cái trong xử lý nước thải chế biến thuỷ
sản, sử dụng cây Sậy và cỏ Vetiver trong xử lý nước thải chứa crôm và niken đã
được xây dựng và vận hành có hiệu quả Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải loại B
trở lên theo TCVN 5945-2005 đối với nước thải công nghiệp (T.V.Tựa và cs, 2005,
2007, 2008, Tran, V.T., và cs 2006)
Tuy nhiên những nghiên cứu trên chưa đồng bộ và được thực hiện vào các
thời điểm rất khác nhau, bởi vậy việc khảo sát đánh giá toàn diện hiện trạng môi
trường hồ Núi Cốc một cách có hệ thống, nhằm đề xuất các giải pháp quản lý bền
vững hồ - như trường hợp nghiên cứu điển hình - là cần thiết và cấp bách để có thể
nhân rộng ra các thuỷ vực nôi địa khác trong nỗ lực bảo vệ nguồn tài nguyên nước
mặt của Việt Nam
I.2 Khái quát điều kiện tự nhiên lưu vực hồ chứa Núi Cốc
Hồ Núi Cốc được tạo nên bởi đập ngăn tại km 56 trên sông Công (xã Phúc
Trìu, TP Thái Nguyên) được xây dựng trong những năm 1973 – 1982 với dung tích
176 triệu m3 Vị trí địa lý của hồ Núi Cốc ở toạ độ 21º 34’ vĩ độ bắc, 105º 46’ kinh
độ đông Hồ giáp các xã Tân Thái (Đại Từ), Phúc Xuân, Phúc Trìu (TP.Thái
Nguyên) Hồ có độ sâu 35m, diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước
20-176 triệu m³ Mặt hồ rộng với hơn 89 hòn đảo lớn nhỏ Khác với những thuỷ
vực nhân tạo lớn như hồ Hoà Bình, Thác Bà…được xây dựng với mục đích chính là
thuỷ điện Hồ Núi Cốc có diện tích vừa phải để điều tiết và thực hiện chức năng cấp
nước sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch Loại thuỷ vực này có ở hầu
Trang 22khắp các tỉnh trong nước, bởi vậy tính điển hình của hồ Núi Cốc rất lớn, hơn nữa, với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay của khu vực, vai trò và ý nghĩa của thuỷ vực này càng được coi trọng Trong những năm gần đây, việc khai thác hồ chứa mang tính chất tự phát, chưa có những quy hoạch cụ thể cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến chất lượng nước hồ Nhiều thế mạnh của vùng hồ như nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, trồng và bảo vệ rừng bị suy giảm do biến đổi chất lượng nước hồ
Việc đắp đập ngăn sông tạo thành hồ chứa đã làm thay đổi sâu sắc chế độ thuỷ văn - thuỷ lực của dòng chảy Tốc độ dòng chảy khi vào hồ bị giảm đột ngột dẫn đến phần lớn phù sa bị lắng đọng lại trong hồ, làm biến đổi sinh thái lòng hồ và ảnh hưởng đến hệ sinh thái càng lớn, đặc biệt là chất lượng nước
I.2.1 Đặc điểm địa chất, địa hình
Đặc điểm địa hình: nhìn chung lưu vực hồ Núi Cốc trên sông Công có địa
hình khá đơn giản, phía Tây là dãy núi Tam Đảo được phân định từ độ cao 700m trở xuống Phía Đông Bắc là dãy núi Pháo, kéo dài khoảng 15km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rộng trung bình 2 - 3km, với đỉnh cao nhất khoảng 600m Vùng trung tâm là những dải đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 150 - 250m, độ dốc từ 15 – 250, xen với các dạng địa hình thung lũng – nơi đã được con người khai thác sử dụng từ lâu đời Thung lũng sông Công chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, song song với dãy núi thấp Thằn Lằn, có đỉnh cao nhất 497m Có thể khái quát, địa hình khu vực Hồ Núi Cốc mang tính chuyển tiếp giữa vùng gò đồi bậc thềm phù sa cổ phía Đông Nam và vùng đồi núi cao ở phía Tây Bắc Bộ
Đặc điểm địa chất: khu vực Hồ Núi Cốc nằm trong võng chồng An Châu
Võng chồng này được hình thành mạnh mẽ vào thời kỳ Triat đến Kreta Tham gia vào cấu trúc võng chồng này là các thành tạo lục nguyên tuổi Triat trung với thành phần là cát bột kết, sét kết phân bố ở sườn Đông Bắc Tam Đảo chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Phủ trên tầng cấu trúc trên là các thành tạo lục địa chứa than tuổi T3n-r phân bố thành các cụm nhỏ ở Văn Làng - Tẻo Khê, khu vực núi Hồng với thành phần là cát bột kết, sét vôi, cát kết lẫn cuội kết Cuối cùng là các thành tạo Jura chiếm phần lớn diện tích, khoảng giữa sông Công và sông Cầu với thành phần cát bột kết lẫn cuội sỏi kết chứa than Hoạt động macma trong võng chồng này xảy
ra tương đối mạnh, đặc biệt là sự phát triển các thành tạo phun trào trong khu vực
Trang 23Thái Nguyên, điển hình là các thành tạo phun trào axit riolit Tam Đảo Các thành
tạo xâm nhập axit đi kèm với các phun trào này là các khối granit ở vùng Đại Từ
Như vậy, trong đới An Châu về mặt đá nền bao gồm các kiểu đá trầm tích,
phun trào và xâm nhập axit Ngoài ra, phát triển trên tất cả các đới cấu trúc trên là
các thành tạo Đệ Tứ có nguồn gốc sông với chiều dày không lớn và phát triển cục
bộ dọc theo thung lũng sông Công với thành phần là cuội, sỏi, sạn lẫn cát, sét và
thành một khu rộng ven rìa đồng bằng hạ du sông Công (từ Phổ Yên đến Phú Bình)
với thành phần cát sét có lẫn nhiều sản phẩm kết von
I.2.2 Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông Công và hồ Núi Cốc nằm trong miền khí hậu vùng Đông Bắc
Việt Nam nhiệt đới gió mùa, có đặc tính chung là nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa
hè nóng và mùa đông lạnh Sau đây sẽ lần lượt xét đến những điểm cơ bản của các
yếu tố khí hậu trong vùng nghiên cứu:
I.2.2.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Công có xu hướng giảm dần
theo độ cao Theo số liệu quan trắc nhiệt độ trung bình ở khu vực hồ chứa đạt 22,80C
(trạm Đại Từ) Các tháng mùa nóng có nhiệt độ trung bình nhiều năm cao hơn các
tháng mùa lạnh, thời gian từ tháng V đến tháng IX hàng năm, nhiệt độ đều đạt trên
240C đến gần 290C Tháng VII là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm
(28,20C) và tháng I là tháng có nhiệt độ thấp nhất chỉ đạt 150C Sự biến đổi nhiệt độ
theo thời gian tại các nơi qua các thời kỳ diễn ra cũng có mức độ khác nhau nhất là
ở các thời kỳ chuyển tiếp giữa các mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh hoặc ngược lại,
tăng nhanh vào tháng III, IV và giảm nhanh vào tháng X, XI
Chênh lệch nhiệt độ trung bình nhiều năm giữa tháng lớn nhất với tháng nhỏ
nhất tại các nơi cũng khá lớn, biên độ dao động từ 100C - 12,50C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối hàng năm ở các nơi trong vùng thường xảy ra
vào những tháng mùa nóng, nhất là khi có gió Tây Nam hoạt động mạnh và kéo dài
nhiều ngày Trị số đo được tại Thái Nguyên là 39,50C Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
thường xảy ra vào tháng cuối năm hoặc đầu năm, tại Thái Nguyên là 3,00C
Bảng 2 Nhiệt độ không khí tháng và năm trung bình nhiều năm (Trạm Đại Từ)
15,5 16,3 19,9 23,5 26,8 27,9 28,2 27,6 26,4 23,7 19,9 17,0 22,8
Trang 24I.2.2.2 Chế độ ẩm
Trong vùng nghiên cứu, độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm đạt trên 85% Qua số liệu quan trắc độ ẩm của các tháng trong năm hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhau rõ rệt Một thời kỳ có độ ẩm lớn từ trên 80% đến trên 90% thường xuất hiện vào các tháng mưa phùn (kéo dài suốt từ tháng IX đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ thường có mưa lớn, mưa vừa, mưa nhỏ, mưa phùn và sự hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính
Thời kỳ khô từ tháng XI, XII, trùng với sự hoạt động của gió Đông Bắc khô lạnh, ở thời kỳ này độ ẩm tương đối trong các tháng rất nhỏ, chỉ đạt từ 80 - 82%
Bảng 3 Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm (Trạm Đại Từ)
84 84 86 86 83 84 84 87 86 84 82 83 85
I.2.2.3 Bốc hơi
Lượng bốc hơi trong khu vực thuộc loại trung bình so với các khu vực khác
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Lượng bốc hơi đo bằng ống piche ở trạm Đại Từ thời kỳ
1961 - 1981, thì năm có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 651mm/năm (1968), lớn nhất 853,2mm/năm (1962) và lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên lưu vực 733,9mm Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất thường rơi vào ba tháng V,VI, VII với lượng bốc hơi trung bình từ 72,6 - 80,6mm/tháng Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất
là tháng II với lượng bốc hơi trung bình tháng là 44,9mm/ tháng
Bảng 4 Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm Trạm Đại Từ
Trang 25những cơn mưa có lượng khá thường xảy ra vào đầu và cuối mùa đông, ngay trong
thời gian giữa mùa đông cũng thường xuyên xuất hiện những trận mưa nhỏ mỗi khi
khối khí cực đới tràn về Điều đó làm cho tính chất khô của mùa đông bớt khắc
nghiệt hơn, mặc dù hiện tượng thời tiết này có lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, nhưng lại tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch Một điều cần lưu ý khi
phân tích đặc điểm khí hậu trong khu vực là vai trò điều hòa của Hồ Núi Cốc Với
diện tích mặt nước trung bình 2500 ha chiếm 11% diện tích tự nhiên của khu vực,
hồ có khả năng làm cho không khí trở nên mát mẻ trong lành hơn vào mùa hè, một
điều kiện lý tưởng để thu hút khách du lịch và xây dựng các tuyến du lịch sinh thái
trong vùng
I.2.3 Đặc điểm đất đai
Với những đặc điểm về địa chất, địa hình, khí hậu nêu trên thì đất đai trong
khu vực bị chi phối bởi 3 quá trình hình thành chủ yếu: quá trình feralit và sự hình
thành kết von trên nền phong hóa của đá trầm tích có trên vùng đồi trọc khô hạn;
quá trình phục hồi đất trong rừng tự nhiên và rừng trồng được bảo vệ tốt; quá trình
hình thành đất bờ hồ ở vùng bán ngập và tiếp giáp bán ngập do có nhiều nước Nhìn
chung đất đai trong khu vực có độ pH từ 3,5 - 4,6, đất chua, nghèo mùn Đất có thể
được chia làm ba loại chính: đất feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành phần
cơ giới trung bình, hình thành trên nền đá mịn (phiến thạch sét, Acgilit, phấn sa),
được phân bố rộng, đất giữ nước tốt thích hợp trồng chè, cây ăn quả và rừng; đất
feralit vàng đỏ tầng trung bình đến mỏng, thành phần cơ giới nhẹ trên nền đá thô
(sỏi – sạn kết, sa thạch) Loại đất này phân bố rải rác, giữ nước kém thích hợp cho
việc trồng cây ăn quả, trồng rừng; đất feralit vàng đỏ tầng trung bình đến dày, thành
phần cơ giới trung bình trên nền đá mịn và thô bán ngập Loại đất này phân bố theo
dải, giữ nước tốt, thích hợp trồng cây ăn quả Ngoài ra còn có đất được hình thành ở
các thung lũng, qua quá trình canh tác lúa nước và hoa màu lâu đời, có đặc điểm
thành phần cơ giới nặng, chua, giữ nước tốt, nhưng được chăm sóc thường xuyên
nên vẫn có khả năng cho năng suất cao
I.3 Đặc điểm phát triển KT – XH, dân cư trên lưu vực sông Công
I.3.1 Đặc điểm dân cư trên lưu vực sông Công
Trước những năm 1930, đây là khu vực cư trú của người Dao (Mán) với hoạt
động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự nhiên Nhưng từ những năm 1930 trở lại đây
đặc biệt trong giai đoạn 1950 – 1960, một số lượng người kinh rất lớn từ khu vực
Trang 26Đồng Bằng sông Hồng đã di cư lên, người Tày, Nùng ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn xuống, làm cho địa bàn cư trú của người dân tộc bản địa thu hẹp lại và lùi sâu vào những vùng núi cao phía Tây Đặc điểm của quá trình di dân này là nông – lâm nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân trước và sau khi di cư là nông nghiệp Các cộng đồng di cư mang theo những tập quán sinh hoạt, sản xuất, nền văn hóa riêng của dân tộc mình đến vùng đất mới, trên cơ sở khai thác tổ hợp các điều kiện tự nhiên mới, trong một không gian sinh hoạt, sản xuất mới Qua quá trình sinh sống, sản xuất lâu dài các cộng đồng này không biệt lập với nhau mà có sự gắn kết, hòa nhập với nhau Kết quả là một bản sắc văn hóa mang tính tổng hòa từ những nền văn hóa tưởng chừng khác biệt được tạo nên, nó thể hiện trong đời sống sản xuất, sinh hoạt, tinh thần của người dân Một minh chứng rõ ràng là qua những lễ hội đầu xuân của người dân trong vùng, ta thấy có sự xuất hiện của những trò chơi dân gian của người Kinh (chọi gà, đánh đu), bên cạnh những trò của người Tày, Nùng (ném còn)… Đây là những nét văn hóa hết sức độc đáo, tạo nên sắc thái riêng
và khả năng thu hút của du khách
Dân số trong lưu vực
Đối với khu vực xung quanh hồ Núi Cốc, theo điều tra của Viện Quy Hoạch
và thiết kế nông nghiệp tháng V/2007, dân số quanh hồ là 39.736 người Các xã xung quanh lòng hồ Núi Cốc nói riêng cũng như toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung, dân cư của các thành phần dân tộc được phân bố dưới hình thức cư trú theo thôn xóm và có sự đan xen giữa các thành phần dân tộc Các cụm dân cư phân bố theo các hình thức: nằm dọc theo các đường trục chính tỉnh lộ 270 và 261 (xã Lục Ba, Hùng Sơn, Bình Thuận, Phúc Trìu, Phúc Xuân) men theo mép nước của Hồ Núi Cốc (xã Tân Thái, Vạn Thọ, Lục Ba) và trên các sườn đồi, trong các thung lũng (Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Tân)
Trong thời gian qua (giai đoạn 1995 - 2007) dân số của khu vực quanh hồ tăng không đáng kể 0,8%/năm (cả tăng tự nhiên và cơ học) Sự phân bố dân cư và mật độ dân số cũng không đều ở các xã trong vùng, vùng bờ phải hồ (thuộc huyện Phổ Yên) mật độ dân số đạt dưới 200người/km2, vùng bờ trái hồ (thuộc huyện Đại Từ) mật độ dân số đạt trên 500người/km2 Tình hình phát triển dân số của các xã liên quan đến vùng bán ngập lòng hồ Núi Cốc được tóm tắt tại bảng sau:
Trang 27Bảng 5 Tình hình phát triên dân số các xã khu vực quanh hồ
Huyện, xã
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu
Tốc độ tăng dân số bình quân năm (%)
1.Xã Hùng Sơn 1.861 9.018 2.262 8.961 -0,1 2.Xã Bình Thuận 1.212 5.372 1.500 6.134 1,1
Nguồn: Số liệu điều tra tháng V/2007
Trong cơ cấu dân số, tỷ lệ Nam là 49,9% và Nữ là 50,1% Về độ tuổi gồm có
các mức 0 – 14 tuổi chiếm 13,0% dân số, 15 – 19 tuổi chiếm 10,2%, 20 – 54 tuổi
57,1% và trên 54 tuổi chỉ có 19% trong đó trên 80 tuổi là 0,7% Nhìn chung tỷ lệ
người có tuổi ít hơn so với các vùng khác trong cả nước Trên địa bàn có các tôn
giáo như Đạo Phật và đạo Thiên Chúa giáo Hai đạo này chiếm đa số trong dân cư
Khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên là một lãnh thổ có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên trước yêu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có một
chiến lược phát triển du lịch bền vững, đồng thời khai thác tối đa được các điều kiện
tự nhiên, nhân văn sẵn có của lãnh thổ, mang lại lợi ích tối đa cho cộng đồng địa
phương, buộc chúng ta phải có một phương pháp tổ chức du lịch mới, dựa trên cơ
sở phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan chính là phân tích các mối quan hệ tương
tác giữa các điều kiện tự nhiên và nhân văn của lãnh thổ từ đó thấy được sự phân
hóa lãnh thổ thành những tiểu khu có sự khác biệt về tổ hợp các điều kiện tự nhiên
và nhân văn Đây là cơ cở để phát hiện các thế mạnh về du lịch của từng tiểu khu và
toàn bộ lãnh thổ, nhằm có được các quy hoạch du lịch hợp lý nhất
Trang 28I.3.2 Đặc điểm phát triển KT – XH lưu vực sông Công
Toàn bộ lưu vực hồ Núi Cốc có diện tích 541 km2, thuộc địa phận tỉnh Thái
Nguyên Trong lưu vực, theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2004, diện tích
rừng chiếm khoảng 45,5% Diện tích đất nông nghiệp chiếm 37,2% và đất đô thị
chỉ chiếm phần nhỏ (6%)
Đối với tình hình phát triển kinh tế ở khu vực xung quanh hồ chứa (ở đây
chúng tôi xem xét đến các xã xung quanh hồ) chủ yếu là sản xuất nông nghiệp thể
hiện qua cơ cấu sử dụng đất quanh hồ (bảng 6)
Bảng 6 Tình hình sử dụng đất quanh hồ Núi Cốc
Mục đích sử dụng Đại từ TP.Thái Nguyên Phổ Yên
Tổng diện tích
Trang 29I.3.2.1 Thực trạng sản xuất nông - lâm nghệp và nuôi trồng thủy sản
Ngành sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản tuy chiếm tỷ trọng ngày càng giảm
dần trong nền kinh tế nhưng vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Thái
Nguyên và trong lưu vực hồ Núi Cốc Trong lưu vực, các sản phẩm chủ yếu là lúa,
chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm và hoa quả tươi trong đó chè (20895,0
tấn/năm) và lúa (57634,6 tấn/năm) là hai sản phẩm có năng suất cao và chiếm tỷ
trọng lớn trong nền kinh tế nông nghiệp [Tổng cục thống kê, 2006] Do được chú
trọng tới kỹ thuật chăm bón canh tác mùa vụ và cơ cấu cây trồng nên năng suất và
sản lượng trong lưu vực đạt giá trị cao
Nền nông nghiệp chuyển dần sang hình thức thâm canh tăng vụ, chính điều
này đã lạm dụng một lượng rất lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hay chất kích
thích tăng trưởng Cơ cấu cây trồng đa dạng phong phú, một mặt đã làm tăng năng
suất cây trồng nhưng mặt khác cũng gây tác động tiêu cực đến môi trường
Với thực trạng phát triển nông nghiệp tập trung chủ yếu là trồng cây lương
thực (lúa, ngô) và cây công nghiệp dài ngày (chè) nên thực trạng phát triển kinh tế ở
khu vực này đang ở mức thấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
tăng cường các chất dinh dưỡng xuống lòng hồ qua canh tác nông nghiệp còn tương
đối lạc hậu ở địa phương
∗ Trồng trọt
- Về sản xuất lương thực: Tổng sản lượng quy thóc ở đây đạt 14.256 tấn/năm (2006)
và bình quân lương thực đầu người đạt 359kg/người.năm Các khu vực nằm ở bờ
trái hồ chứa phát triển nông nghiệp mạnh hơn phía bờ phải của hồ
- Về cây chè: Xung quanh hồ có 1868ha trồng chè với năng suất từ 7 – 7,5 tấn/ha
Đây cũng là nguồn thu nhập chính của dân cư quanh vùng
Ngoài ra còn một số diện tích trồng rau màu và một số cây ăn quả để phục vụ
nhu cầu trực tiếp của khu vực
Nhìn chung, nông nghiệp ở khu vực này vẫn phát triển theo hướng tự phát
nhỏ lẻ, chưa đưa đến sản xuất hàng hóa
∗ Chăn nuôi
Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển ngành chăn
nuôi theo quy mô lớn như có diện tích đồng cỏ chăn thả dưới tán rừng, đồng cỏ tự
nhiên nhưng ngành chăn nuôi ở khu vực vẫn mang tính chất tự phát, kỹ thuật chăn
Trang 30nuôi lạc hậu, giống gia súc, gia cầm chủ yếu là giống địa phương nên có tầm vóc nhỏ, tăng trưởng chậm và đặc biệt là khả năng chống chịu với bệnh dịch không cao Trong lưu vực Hồ Núi Cốc, số lượng gia súc- gia cầm được chăn nuôi theo thống
kê năm 2004 đạt 22708 con trâu –bò; 72 140 con lợn và 719.000 con gia cầm Trong số các địa phương trong lưu vực, huyện Đại Từ có số lượng gia súc gia cầm
chăn nuôi lớn nhất [Tổng Cục Thống Kê, 2006]
Đối với khu vưc xung quanh hồ, theo thống kê có tổng số đàn trâu khoảng 5.203 con, chủ yếu phục vụ sức kéo cho nông nghiệp; đàn bò 965 con; đàn lợn 36.540 con và đàn gia cầm 199.920 con Tuy nhiên, do hình thức chăn nuôi phân tán trong các hộ gia đình vì vậy gây ô nhiễm môi trường ở các khu vực dân cư khá lớn
∗ Nuôi trồng thuỷ sản
Trong lưu vực, các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản theo thống kê năm 2004 đạt 773,7 tấn [Tổng Cục Thống Kê, 2006] Các hoạt động này đã và đang gây ô nhiễm cho môi trường nước hồ do các nguồn thức ăn chăn nuôi Trong quá trình nuôi, lượng thức ăn dư thừa sẽ bị hoà tan và phân huỷ trong môi trường nước, làm gia tăng hàm lượng các muối dinh dưỡng trong ao
∗ Thực trạng sản xuất lâm nghiệp
Cho đến trước khi hình thành hồ chứa Núi Cốc, các khu đồi thấp ở trong vùng lòng hồ và ven hồ đều có rừng rậm che phủ Tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động, phần lớn thảm rừng này đã bị biến mất do khai thác bừa bãi và không có chiến lược bảo vệ Từ năm 1986 khi có quyết định thành lập khu bảo vệ Hồ Núi Cốc, công việc phục hồi rừng được tiến hành Diện tích đất lâm nghiệp ở khu vực này khá lớn và được phủ xanh đất có hiệu quả qua phát triển kinh tế rừng Hơn 20 năm qua thực hiện các dự án trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất diện tích rừng đã được tăng lên đáng kể, góp phần cải tạo môi trường sinh thái của khu vực Tuy nhiên do chưa chú ý phát triển cây bản địa, cây rừng đa mục đích, vườn ươm giống chưa đáp ứng yêu cầu, kỹ thuật lâm sinh phòng hộ chưa cao vì vậy các cây trồng rừng ở đây chủ yếu là cây keo, bạch đàn nên tiến độ trồng rừng chậm, chất lượng rừng kém, khả năng cung cấp gỗ còn thấp Ngoài ra tình trạng chặt phá rừng trái phép, cháy rừng còn xảy ra nhiều nên công tác bảo vệ rừng thường gặp nhiều khó khăn
Trang 31Bảng 7 Hiện trạng đất lâm nghiệp của khu vực quanh hồ Núi Cốc
Đơn vị: ha
Huyện Tổng diện tích
rừng
Rừng trồng sản xuất
Rừng trồng phòng hộ
Đại Từ 1884 913 971 Phổ Yên 2261 1189 1072
Thái Nguyên 1428 442 986
Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch
I.3.2.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khai thác khoáng sản trong
lưu vực hồ Núi Cốc
Ngành sản xuất công nghiệp trong lưu vực chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền
kinh tế của lưu vực Theo báo cáo [Trung tâm phát triển công nghệ và điều tra tài
nguyên, 2002; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, 2009], trong lưu vực
hồ Núi Cốc, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
không nhiều, chủ yếu nằm trên địa phận huyện Đại Từ và vùng ven hồ
Khu vực quanh hồ Núi Cốc được xếp vào địa phương thuộc miền núi của
tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên có một số xã như xã Hùng Sơn, Bình Thuận, Tân Thái
(huyện Đại Từ), Phúc Trìu, Phúc Xuân (TP Thái Nguyên) phát triển một số sản
phẩm nông sản và các ngành thủ công như dệt, mây tre đan do nằm trong khu vực
thuận lợi phát triển du lịch Còn các khu vực khác hầu như không có sản phẩm gì
trao đổi
Đối với sản xuất công nghiệp, vùng ven hồ chủ yếu là công nghiệp khai
khoáng Tuy nhiên, hình thức không phải là khai khoáng tập trung của nhà nước
Một số điểm khai khoáng của tư nhân, không thực hiện đúng quy định của Luật
bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước hồ, đặc biệt là sau những trận
mưa
I.3.2.3 Phát triển các hoạt động du lịch – dịch vụ
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, góp phần phát triển kinh tế xã hội
Hồ Núi Cốc là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút được nhiều khách du lịch của tỉnh
Thái Nguyên, có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lượng
khách đến du lịch ngày càng đông Năm 1996, lượng khách du lịch đến hồ Núi Cốc
chỉ đạt 9.000 người thì năm 2003 số lượng đã tăng lên tới 220.800 người Theo
UBND tỉnh Tỉnh Thái Nguyên [2006], ước tính năm 2010, số lượng khách du lịch
Trang 32của toàn tỉnh là 1.200.000 người và năm 2020, số lượng khách sẽ là 3.100.000
người
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động kinh doanh của ngành còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch cơ bản, không có sự điều tiết và quản lý chặt chẽ, nên bước đầu cho thấy môi trường tự nhiên Hồ Núi Cốc đang phải chịu áp lực từ nhiều vấn đề dẫn đến nguy cơ thay đổi và biến dạng đến môi trường [Đặng Thị Tươi, 2004] Ô nhiễm môi trường nước mặt do nhận trực tiếp chất thải và nước thải từ các khu du lịch đưa ra môi trường không qua xử lí làm sạch đã và đang diễn ra
Trang 33PHẦN II ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Các phương pháp nghiên cứu
II.1.1 Lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường
II.1.1.1 Lấy mẫu chất lượng nước, sinh vật nổi, vi sinh vật (vsv)
* Các mẫu chất lượng nước, sinh vật nổi (thực vật nổi, động vật nổi), vi sinh
vật (mẫu nước và bùn) được thu tại 6 điểm khảo sát (NC1: chân đập (21°33,529 N,
105°43,537 E); NC2: gần đảo Cò (21°35,008 N, 105°41,311 E); NC3: giữa hồ, gần
cổng chùa (21°34,100 N, 105°42,723 E); NC4: cửa sông Công (21°36,018 N,
105°40,220 E); NC5: rẽ vào nhánh, gần trại vịt của TT cai nghiện (21°35,852 N,
105°39,791 E); NC6: khu du lịch (21°35,506 N, 105°40,946 E) trong thời gian từ
tháng 4 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010
Hình 1 Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng nước, sinh vật nổi và vsv tại hồ Núi Cốc
Trang 34Các mẫu nước được lấy theo đúng tiêu chuẩn Việt nam 5996-1995 và được lọc ngay bằng giấy lọc GF/F (Whatman) Phần mẫu nước lọc được bảo quản riêng biệt trong lọ nhựa (PE) để phân tích các chất dinh dưỡng; bảo quản trong lọ thủy tinh với axit HNO3 để phân tích một số kim loại Mẫu nước không lọc dùng để phân tích phốtpho tổng và coliforms Các mẫu khi chưa có điều kiện phân tích ngay thì được bảo quản lạnh (0 đến 4°C)
+ Các mẫu nước để phân tích vsv được đựng trong các chai nhựa 500ml vô trùng và được phân tích ngay trong vòng 24 giờ sau khi đưa về phòng thí nghiệm Các mẫu bùn được lấy bằng thiết bị lấy bùn chuyên dụng (gầu Peterson), đựng trong các túi nilon đưa về phòng thí nghiệm và được phân tích ngay trong vòng 24 giờ
II.1.1.2 Dụng cụ thu mẫu, hóa chất cố định và phương pháp thu mẫu sinh vật nổi
Hai loại thiết bị thông dụng để thu mẫu sinh vật nổi là bathomet và lưới kéo sinh vật nổi (thực vật nổi – TVN (kích thước mắt lưới 40 µm), động vật nổi – ĐVN kích thước mắt lưới 315 µm)
+ Hóa chất cố định mẫu
- Dung dịch formalin 2-5%:
- Dung dịch lugol (Pha 100g KI với 1L nước cất (1); 50 gam Iod dạng tinh thể pha vào 100mL axít acetic(2); Trộn đều dung dịch (1) và dung dịch (2)
Khi sử dụng dung dịch lugol để bảo quản mẫu: cho 0,4 ml dung dịch lugol
vào 200mL nước mẫu, nếu màu nước chuyển sang màu nâu nhạt là được Trong trường hợp nước chưa đổi màu thì tiếp tục thêm dung dịch lugol, nhưng không được vượt quá 0,8% (như vậy: khoảng 2 - 4mL dung dịch lugol/1000mL nước mẫu) + Thu mẫu thực vật nổi (phytoplankton):
a) Mẫu định tính (xác định thành phần loài TVN): Tại mỗi điểm thu mẫu
dùng lưới vớt thực vật nổi kéo đứng để thu được tất cả các thực vật nổi phân bố trong cột nước hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-20cm rồi kéo lưới theo hình
số tám hay ziczắc Mẫu sau khi thu được cố định ngay bằng dung dịch formol 2-5%
b) Mẫu định lượng (xác định mật độ tế bào): Một thế tích nhất định nước hồ
được thu và cố định bằng dung dịch Lugol axit Mẫu được để lắng trong tối và mẫu phụ được thu sau 48h để lắng (Karlson, et al., 2010)
Tại những điểm có độ sâu cho phép trong lòng hồ mẫu được lấy tại các độ sâu 0m – 2m – 5m và 10m
+ Thu mẫu động vật nổi (Zooplankton)
Trang 35a) Mẫu định tính (xác định thành phần loài ĐVN): Tại mỗi điểm thu mẫu
dùng lưới vớt ĐVN kéo thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15-20cm
rồi kéo lưới theo hình số tám hay ziczắc) Kéo lưới khoảng vài lượt (nếu điểm thu
mẫu nông cần phải kéo nhiều lần hơn) Cố định mẫu bằng formalin 2-5% và đánh dấu
mẫu
b) Mẫu định lượng (xác định mật độ tế bào): Lấy 20- 40L nước tại điểm thu
mẫu đổ qua lưới vớt ĐVN Cố định mẫu, lắc đều và đánh dấu mẫu
II.1.1.3 Lấy mẫu nước thải công nghiệp và nông nghiệp trong lưu vực
+ Các mẫu nước thải sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch –
dịch vụ và nước thải canh tác nông nghiệp được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5999- 1995 (hướng dẫn lấy mẫu nước thải) Để xác định chất lượng nước
thải của một số cơ sở sản xuất, du lịch dịch vụ và khai thác khoáng sản lưu vực hồ
Núi Cốc, chúng tôi đã tiến hành lấy 19 mẫu nước thải của cơ sở sản xuất công
nghiệp, du lịch dịch vụ và khai thác khoáng sản trong thời gian từ tháng 1/2009 đến
tháng 9/2010 Vị trí các điểm đo đạc tại hiện trường và lấy mẫu phân tích trên địa
bàn các huyện trong lưu vực hồ Núi Cốc được trình bày trong hình 2 Việc lấy mẫu
nước thải gặp nhiều khó khăn vì phải xác định các cống thải lớn, trực tiếp từ các cơ
sở sản xuất, các khách sạn và các địa điểm khai thác khoáng sản đồng thời cần xác
định chính xác thời điểm xả nước thải sản xuất
+ Nước thải nông nghiệp: Tiến hành lấy 36 mẫu nước thải trong thời gian từ
giữa tháng 1/2009 – 9/2010 (Hình 2) Đo đạc tại hiện trường và lấy mẫu phân tích ở
các vùng đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn các huyện trong lưu vực hồ Núi Cốc
(Hình 3) Các loại cây trồng được quan tâm bao gồm: lúa, ngô, rau, cây công nghiệp
(chè, mía )
Các chỉ tiêu đo đạc tại thực địa bao gồm: nhiệt độ(0C), pH, độ dẫn điện
(µS/cm), độ muối (‰), hàm lượng ôxy hoà tan DO (mgO2/l) và tổng chất rắn hoà
tan TDS (mg/l) Các chỉ tiêu trên được đo nhanh bằng thiết bị đo đa chỉ tiêu (YSI
556 MPS, Mỹ)
Trang 36Hình 2 Lưu vực hồ Núi Cốc và các vị trí lấy mẫu nước thải
Hình 3 Một số hình ảnh lấy mẫu tại hiện trường
Trang 37II.1.2 Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
II.1.2.1 Phân tích chất lượng nước hồ và nước thải
Các chỉ tiêu: NH4+ (mgN/l), NO3- (mgN/l), NO2- (mgN/l), PO43- (mgP/l), P tổng
(mgP/l) và Si hòa tan(mgSi/l) được xác định bằng phương pháp so màu trên máy đo
quang UV-Vis 2450, Shimadzu-Nhật
Xác định hàm lượng một số kim loại (Cd, As, Zn, Pb, Mn, Fe) và 1 số thông
số khác: Na+, K+, SO4 2- sử dụng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Xác định hàm lượng các chỉ tiêu nói trên dựa theo các phương pháp tiêu chuẩn
của Mỹ [APHA, 1995] và theo các phương pháp tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm
UMR Sisyphe, trường Đại học Paris VI (Pháp), cụ thể như sau:
Xác định NH 4 + (mg/l): Trong môi trường kiềm, với sự có mặt của citrate
trinatri và natri hypoclorit, ion amôni phản ứng với phenol tạo ra phức màu xanh,
đồng thời sử dụng cyanua natri làm chất xúc tác của phản ứng Phép so màu được
thực hiện ở bước sóng 630 nm
Xác định NO3 - (mg/l): Trong môi trường axit, brucine sulfate phản ứng với
ion nitrate ở 100 oC tạo ra một phức màu vàng Phép so màu được thực hiện ở bước
sóng 410 nm
Xác định NO 2 - (mg/l): Cho mẫu phản ứng với thuốc thử diazo hoá
(sulfanilamide trong dung dịch HCl) để chuyển hết nitrite thành dạng muối diazo
Muối này sẽ dễ dàng phản ứng với thuốc thử N-Naphthyl-1 etylendiamin
diclohydrate để tạo phức có màu hồng Phép so màu được thực hiện ở bước sóng
540 nm
Xác định PO 4 3- (mg/l): Trong môi trường axit, các ion phốtphát PO43- phản
ứng với amoni molybdat tạo thành phức chất phốtphomolybdic Phức chất này phản
ứng với axit ascobic cho dung dịch màu xanh Phức chất kali antimoin tartrat được
cho thêm vào để thúc đẩy phản ứng và nhằm hạn chế ảnh hưởng của quá trình thuỷ
phân một số chất hữu cơ trong quá trình phản ứng Phép so màu được thực hiện ở
bước sóng 885 nm
Xác định SiO2 (mg/l): Các ion silicate SiO32- trong môi trường axit phản ứng
với molybdate tạo thành axit silico-molybdic có màu vàng Chất này bị khử bởi axit
ascobic tạo thành anhydric silico-molybdic có màu xanh Ảnh hưởng của phốtphát
trong mẫu sẽ được loại bỏ khi cho thêm axit oxalic Phép so màu được thực hiện ở
bước sóng 610 nm
Trang 38Xác định P tổng (mg/l): Xác định hàm lượng phốtpho tổng trong các mẫu
dựa vào phương pháp xác định hàm lượng phốtphát như đã nêu trên, sau khi đã tiến hành quá trình chuyển hoá toàn bộ phốtpho hữu cơ trong mẫu về dạng phốtphat vô cơ trong môi trường axit với sự có mặt của natri persunphate Na2S2O8
II.1.2.2 Phương pháp phân tích sinh vật nổi
- Định tính thực vật nổi (xác định tên khoa học dựa trên đặc điểm hình thái)
bằng phương pháp hình thái so sánh dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400x và
1000 x, sử dụng trắc vi vật kính và trắc vi thị kính để đo kích thước trung bình của tảo, quan sát chi tiết và mô tả chúng bằng hình vẽ, sau đó xác định loài theo các tài liệu phân loại của Việt Nam, Nga, Đức, Pháp, Nhật, Anh Mỹ Phân loại VKL dựa vào hệ thống phân loại của Hoffmann và cs 2005 Tài liệu chính sử dụng để phân loại VKL: Cronberg, G (2006), Komarek, J và cộng sự (1986, 1999, 2003 và 2005)
- Phân tích định tính động vật nổi chủ yếu phân loại theo các sách định loại
của các tác giả Việt Nam và Trung Quốc (Đặng Ngọc Thanh và cs 1980; Shen Chia-Jui et al., 1979)
- Phân tích định lượng thực vật nổi: Mật độ tế bào thực vật nổi được đếm
trên buồng đếm Sedgwick – Raffter (20mm x 50mm x 1mm) Số tế bào được đếm trong 1 ml (Karlson, et al, 2010)
Số lượng tế bào được tính theo công thức như sau:
N0 /ml = C x 1000 mm
3 LxDxWxS Trong đó: C: Số lượng tế bào đếm được
L: Chiều dài của mỗi thước
D: Chiều sâu của thước
W: Chiều rộng của thước
Trang 39- Định lượng mẫu động vật nổi bằng buồng đếm Bogorov cải tiến với dung
tích 10ml Dung dịch mẫu đựng trong lọ nhựa thu được từ thực địa, sau khi loại bỏ
rác, được khuấy đều, sau đó đổ vào ống đong để biết được dung tich toàn bộ mẫu
Lấy ống hút khuấy mẫu đều trong ống đong, hút một lượng mẫu vào buồng đếm
Bogorov (dung tích 10ml) Đếm số lượng trong các buồng đếm dưới kính lúp soi
nổi, phân biệt được các nhóm tảo, động vật nổi Mỗi một mẫu, đếm số lượng tối
thiểu 3 lần
Tính mật độ: tính mật độ sinh vật nổi theo công thức sau:
C = (A/B x D) x T Trong đó:
C: mật độ sinh vật nổi (con/m3);
A: số lượng cá thể trong buồm đếm;
B: dung tích buồng đếm (ml);
D: dung tích toàn bộ mẫu (ml);
T: khối lượng nước qua lưới vợt (m3), được tính theo công thức như sau:
T = S x L Trong đó:
S: diện tích miệng lưới (m2);
L: chiều dài mà miệng lưới đi qua khối nước (m)
+ Phân tích chla theo phương pháp của Lorezen (1967) Mẫu nước hồ được
lọc qua giấy lọc GF/C với kích thước lỗ 45 µm (Whatman GF/C, Anh) Mẫu được
chiết bằng acetone (90%)
+ Để tiến hành một số nghiên cứu sinh học của VKL, các mẫu VKL nở hoa
tại hồ Núi Cốc và sinh khối của một số chủng VKL Microcystis aeruginosa phân
lập được trong phòng thí nghiệm đã được sử dụng Ngoài ra, trong các thí nghiệm
nghiên cứu độc tính và độc tố có sử dụng một số mẫu nước nở hoa và các mẫu VKL
phân lập được từ các thủy vực khác của Hà Nội và Việt Nam
+ Một số chủng VKL (M aeruginosa ; Pseudoanabeana) được phân lập
bằng quy trình Shirai có cải tiến (Shirai, và cs, 1989)
+ Sinh trưởng của tế bào được xác định bằng phương pháp gián tiếp qua hàm
lượng Chl.a hoặc trực tiếp bằng cách đếm mật độ tế bào bằng buồng đếm Sedgwick
Rafter hay phương pháp trọng lượng khô
- Độc tính của các mẫu VKL được xác định bằng phương pháp thử sinh học
trên Artemia salina (Vezie và cs, 1996)
Trang 40- Độc tố của VKL được xác định bằng phương pháp HPLC (Hummer và cs, 1999)
Để nghiên cứu khả năng phát hiện nhanh sự hiện diện của VKL độc bằng kỹ thuật sinh học phân tử đã sử dụng những phương pháp sau :
- Tách chiết và làm sạch ADN, nhân gen bằng phản ứng PCR, điện di trên gen (Kaebernick và cs, 2001 ; Tillet và cs., 2001 ; Nishizawa va cs, 1999)
- Phương pháp cloning và giải trình tự theo kit CloneJET™ PCR Cloning Kit của hãng Fermentas
II.1.2.3 Phân tích thực vật thủy sinh và các thí nghiệm thực nghiệm
- Trong điều tra thành phần loài TVTS: Phương pháp điều tra thu thập thông tin và mẫu vật theo tuyến và điểm khi nghiên cứu thực địa trên hồ đã được sử dụng Phương pháp hình thái so sánh được sử dụng để xác định tên khoa học cho các mẫu vật Các mẫu vật khi xác định tên khoa học được so sánh với mẫu của Bảo tàng thực vật của Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và thông tin từ các mẫu vật ở các Bảo tàng thực vật khác Các loài sau khi xác định tên khoa học được mô tả, tập hợp một
số các thông tin liên quan và sắp xếp theo hệ thống phân loại
- TVTS sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm là: Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo tây (Eichhornia crassipes), Ngổ trâu (Enydra fluctuans), Rau muống (Ipomoea
aquatica) và Cải soong (Nasturtium officinale) Các cây bánh tẻ, khỏe, không sâu
bệnh được sử dụng cho thí nghiệm Sau khi lấy về, cây được nuôi trong nước sạch 3 ngày trước khi làm thí nghiệm
- Nước phú dưỡng sử dụng trong thí nghiệm chậu vại là môi trường dinh dưỡng thủy canh Gibeaut (thành phần môi trường xem ở phụ lục) Thí nghiệm được đặt trong các chậu có dung tích 6 lít chứa 4 lít môi trường thuỷ canh Các công thức (CT) thí nghiệm có nồng độ khác nhau:
+ Thí nghiệm N-NH4+: CT1: 10 mg/l; CT2: 15 mg/l; CT3: 20 mg/l; CT4: 25 mg/l Hóa chất sử dụng là (NH4)2 SO4
+ Thí nghiệm N-NO3-: CT1: 5 mg/l; CT2: 10 mg/l; CT3: 20 mg/l; CT4: 30 mg/l; CT5: 40 mg/l Hóa chất sử dụng là KNO3
+ Thí nghiệm P- PO43-: CT1: 1 mg/l; CT2: 5 mg/l; CT3: 10 mg/l; CT4: 15 mg/l; CT5: 20 mg/l Hóa chất sử dụng là KH2PO4
Mỗi công thức lặp lại 3 lần Chọn cây tương đối đồng đều về khối lượng và hình thái Đặt các chậu thí nghiệm ra ngoài ánh sáng Hàng ngày bổ sung nước bay hơi cho các chậu.Thời gian theo dõi thí nghiệm trong 2 tuần Định kỳ 4 ngày lấy mẫu nước một lần để phân tích sự thay đổi hàm lượng của N-NH4+, N-NO3- hay P-