Số con theo dõi Con 10 10 10 Giai đoạn 21-28 ngày tuổiCon21
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành điều trị cho lợn bị mắc tiêu chảy bằng Nova – amoxycillin và Colistin hoặc Peni – strep. Ngoài ra trong quá trình điều trị còn sử dụng kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực B.complex…Kết quả điều trị được thể hiện ở bảng 2.13.
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con
Số lợn con theo dõi Con 10 10 10
Số lợn con mắc bệnh lần 1 Con 3 2 1
Số lợn con khỏi bệnh Con 3 2 1
Tỷ lệ khỏi bệnh lần 1 % 100 100 100
Số lợn con mắc bệnh lần 2 Con 1 0 0
Số lợn con khỏi bệnh lần 2 Con 1 0 0
Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 % 100 0 0
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường xảy ra phổ biến ở lợn con đặc biệt là giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa. Tuy nhiên ở giai đoạn sau cai sữa thì tỷ lệ chết rất ít so với giai đoạn theo mẹ. Trong quá trình làm thí nghiệm tất cả những lợn con bị tiêu chảy đều được phát hiện và điều trị kịp thời bằng thuốc Nova - amoxycillin và colistin hoặc Peni - strep điều trị liên tục 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi đạt tới 100%. Tuy nhiên những lợn con bị tiêu chảy thì khả năng sinh trưởng kém hơn so với những lợn con không bị tiêu chảy.
4.6. Sơ bộ tính toán chi phí thức ăn, thuốc thú y và hỗn hợp vi khuẩn Probiotics
Mục tiêu quan trọng mà chăn nuôi lợn hướng tới là hiệu quả kinh tế. Việc bổ sung hỗn hợp Probiotic không chỉ đáp ứng để sản xuất ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng mà còn đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Để đánh giá, so sánh hiệu quả của việc dùng thuốc thú y điều trị bệnh tiêu chảy với việc dùng hỗn hợp vi khuẩn Probiotics phòng bệnh. Chúng tôi đưa ra chỉ tiêu tổng chi phí cho cả 3 lô thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và lô đối chứng. Kết quả được trình bày ở bảng 2.14.
Bảng 4.10. Sơ bộ tính toán chi phí thức ăn, thuốc thú y và hỗn hợp men chứa vi khuẩn Probiotics
Qua bảng 4.10 chúng tôi thấy: chi phí thuốc thú y của lô đối chứng cao hơn với lô thí nghiệm 1 và 2 sử dụng hỗn hợp vi khuẩn Probiotics. Ngoài ra khi bổ sung hỗn hợp vi khuẩn vào thức ăn cho lợn thí nghiệm còn giúp cho lợn tăng trọng nhanh hơn, giảm bệnh tật, hạn chế việc sử dụng kháng sinh chống được sự còi cọc và suy dinh dưỡng tạo điều kiện cho quá trình sinh trưởng thuận lợi.
Qua số liệu bảng trên cũng cho thấy tổng chi phí ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng. Nếu lấy lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 75,63% - 80,95%. Điều này chứng tỏ rằng hỗn hợp vi khuẩn Probiotics không chỉ có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn mà còn có tác động đến quá trình sinh trưởng của lợn thí nghiệm. Khi bổ sung Probiotics vào thức ăn cho lợn thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thuốc thú y giảm do vậy tổng chi phí/1 kg tăng khối lượng thấp hơn lô đối chứng. Đó là do, lợn thí nghiệm được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung chế phẩm probiotic đã hạn chế được tỷ lệ mắc tiêu chảy, một trong những điều trở ngại trong chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa. Như vậy sử dụng các chế phẩm probiotic trong khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa (21 - 56 ngày
STT Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC
(n = 10)
Lô TN 1 (n = 10)
Lô TN2 (n = 10)
1 Tổng KL thức ăn tiêu tốn Kg 172,2 161,1 163,8
Giá 1 kg thức ăn Đồng 18.080 18.080 18080
Tổng chi phí thức ăn Đồng 3.113.376 2.912.688 2.961.504
2
Lượng Probiotics sử dụng
TN Kg 0,00 0,43 0.43
Giá 1 kg hỗn hợp men
chứa vi khuẩn Probiotic Đồng 0,00 55.000 55.000
Tổng chi phí mua
Probiotic Đồng 0,00 23.650 23.650
3 Chi phí thuốc thú y Đồng 33.200 18.500 18.500
4 Tổng chi phí = 1 + 2 + 3 Đồng 3.146.576 2.954.838 3.003.654
5 Tổng khối lượng lợn tăng Kg 83,2 103,3 98,1 6 Chi phí thức ăn và thuốc thú y/kg tăng khối lượng Đồng 37.819 28.604 30.618
học, giảm nguy cơ kháng sinh đối với vi khuẩn. Tạo đà cho quá trình sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn lợn thịt. Góp phần đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng và nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Bệnh tiêu chảy lợn con đã gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho các trại chăn nuôi như: chi phí thuốc thú y, giảm khả năng sinh trưởng phát triển, giảm sức đề kháng của lợn. Do đó để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì người chăn nuôi phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý và khoa học, chuồng trại và thức ăn phải được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt vào những ngày khí hậu thay đổi để tránh ảnh hưởng xấu đến đàn lợn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ