Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn probiotics trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi tại trại lợn nái gia công CP xã chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31 - 32)

Những kết quả nghiên cứu về Probiotics trên lợn đã được E.Doyle (2001) [30] thuộc viện nghiên cứu thực phẩm thuộc Trường Đại Học wisconsin - Madison tập hợp như sau:

- Lactobacillus và Bifidobacteria giúp lợn con tăng trưởng và giảm tỷ lệ tử vong.

- Lactobacillus casei cải thiện tăng trưởng lợn con và giảm tiêu chảy có hiệu quả hơn so với kháng sinh liều thấp.

Reverdin và cs (1996) khảo sát tác dụng của nấm men Saccharomyces

cerevisiae trên dê sữa về sự sản xuất aicd béo bay hơi với năng suất sữa. Thí

nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố với 2 khẩu phần thiếu và đủ nitrogen và hai mức sử dụng nấm men là 0 và 2,2 x 109 CFU/dê/ngày trong thời gian từ sơ sinh đến 6 tuần tuổi sau khi sinh. Kết quả thử nghiệm cho thấy không có sự khác biệt về năng suất giữa các lô thí nghiệm; Hàm lượng protein, lactose, khoáng chất, vật chất khô và ure trong sữa cũng không khác biệt. Tuy nhiên, lô sử dụng nấm men có hàm lượng chất béo cao hơn các lô còn lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy nấm men có tác dụng nâng cao hàm lượng chất béo trong sữa dê.

Rinkinen và cs (2003) nghiên cứu sự tương tác giữa probiotics với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên chó như Staphilococcus intermidius,

Salmonella typhimurium, Clostridiumperfringen và Campylobacter jejuni. Các

tác giả kết luận rằng các loại Probiotics sinh các acid lactic đều làm giảm một cách đáng kể sự bám dính của hầu hết các vi sinh vật gây bệnh đường ruột trên chó. Tuy nhiên hai loại vi sinh vật có lợi là Enterococcus faecium M74 và E. faecium SF273 đều làm tăng khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh

Campylobacter jejun trên chó. Các tác giả đề nghị cần nghiên cứu kỹ loại vi khuẩn trong Probiotics đối với từng loại gia súc khác nhau trước khi khuyến cáo sử dụng.

Tuomula và Salminen (1998) nghiên cứu khả năng bám dính của 12 dòng vi khuẩn Lactobacillus lên tế bào biểu mô ruột (Caco - 2). Trong 12 dòng vi khuẩn trên có một số vi khuẩn được dùng làm Probiotics.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn probiotics trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi tại trại lợn nái gia công CP xã chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 31 - 32)