Sinh trưởng tuyệt đố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn probiotics trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi tại trại lợn nái gia công CP xã chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 43)

Tuổi lợn con

4.2.2.Sinh trưởng tuyệt đố

Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự biểu hiện tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi trong một khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối được tính ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối

Đơn vị tính: g/con/ngày

Giai đoạn (ngày tuổi)

Lô đối chứng (n = 10)

Lô thí nghiệm 1 (n = 10) Lô thí nghiệm 2 (n = 10) 21 - 28 128,57 138,57 131,43 28 - 35 164,29 228,57 201,43 35 - 42 292,86 345,71 335,71 42 - 49 298,57 350,00 384,29 49 - 56 304,29 412,86 348,57 TB toàn kỳ 237,71 295,14 280,29 So sánh (%) 100 124,15 117,91

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy rằng nhìn chung sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở cả 3 lô đều tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều đó phù hợp với quy luật sinh trưởng của vật nuôi. Sự tăng khối lượng tuyệt đối của lô thí nghiệm luôn cao hơn so với lô đối chứng. Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giữa các lô đối chứng và thí nghiệm, chúng ta thấy ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng tuyệt đối của lô TN đều cao hơn lô ĐC (giai đoạn 21- 28 ngày tuổi đạt 138,57; 131,43 g/con/ngày tương ứng với các lô TN1, TN2 và 128,57 g/con/ngày ở lô ĐC). Tương tự như vậy đối với các giai đoạn tiếp theo. Tính trung bình cả giai đoạn từ 21- 56 ngày tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của lô ĐC luôn thấp hơn so với các lô TN (237,71 g/con/ngày ở lô ĐC so với 295,14 và 280,29 g/con/ngày tương ứng với lô TN1, TN2). Mức độ sai khác tương ứng với các lô

tốt của các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm probiotic đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm.

Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn con khi được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung hỗn hợp probiotic khác nhau, chúng tôi thấy sinh trưởng tuyệt đối có sự giảm xuống hay tăng lên phụ thuộc vào các chủng vi sinh vật có trong chế phẩm Probiotic bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm. Bình quân cả giai đoạn lô TN1 luôn cao hơn so với lô TN2 (295,14 so với 280,29 g/con/ngày, tương đương 5,03% lô TN2). Từ các kết quả trên cho thấy, cũng từ các chủng vi khuẩn khác nhau có các đặc tính có lợi khác nhau, nhưng khi tổ hợp lại với nhau thành một chế phẩm probiotic đa chủng thì hiệu quả của chúng cũng không giống nhau và hỗn hợp probiotic bổ sung vào khẩu phần TN1 tỏ ra có hiệu quả nhất.

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối được minh họa qua hình 4.2.

Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn probiotics trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi tại trại lợn nái gia công CP xã chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 43)