1.1. Đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yếu tố hàng đầu để phát triển đất nước theo con đường này. Cùng với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, trong dạy học hiện nay, HS đóng vai trò chủ động trong quá trình đi tìm và lĩnh hội tri thức, GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn. Nhận thức được tầm quan trọng đó và hòa nhịp với sự phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục nên Luật giáo dục đã xác định đổi mới phương pháp dạy học là “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. 1.2. Ở Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng trong phân môn Luyện từ và câu (LTC), hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng. Việc vận dụng trò chơi học tập trong phân môn LTC sẽ mang lại hiệu quả cao cho các tiết học.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
***************
LÊ THỊ DƯƠNG NGUYỄN THỊ MY THOA TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRÂN
THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
Ngành đào tạo: Sư phạm Giáo dục Tiểu học
Trình độ đào tạo: Đại học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỒNG THÁP, NĂM 2011
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Danh mục cụm từ viết tắt 3
MỞ ĐẦU 4
1 Lí do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6 Giả thuyết khoa học 7
7 Phương pháp nghiên cứu 7
8 Cấu trúc khóa luận 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận 9
1.1.1 Khái quát về trò chơi 9
1.1.2 Khái quát về trò chơi học tập 12
1.1.3 Vấn đề sử dụng trò chơi học tập vào DH phân môn LT&C lớp 5 16
1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5 23
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Các bài dạy LT&C trong SGK Tiếng Việt lớp 5 26
1.2.2 Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học LT&C lớp 5 28
1.2.3 Thực trạng tiếp nhận trò chơi học tập của học sinh lớp 5 34
1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng 40
1.3 Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 2.1 Các nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập 42
2.2 Các bước thiết kế trò chơi học tập cho dạy học LT&C lớp 5 43
Trang 32.2 Một số trò chơi học tập cho dạy học phân môn LT&C lớp 5 45
2.2.1 Trò chơi “Câu cá vàng” 45
2.2.2 Trò chơi “Đấu trường 45” 46
2.2.3 Trò chơi “Đi tìm đồng đội” 48
2.2.4 Trò chơi “Đối đầu” 49
2.2.5 Trò chơi “Giành cờ chiến thắng” 50
2.2.6 Trò chơi “Hãy hát lên” 52
2.2.7 Trò chơi “Hiểu ý đồng đội” 53
2.2.8 Trò chơi “Phóng viên” 54
2.2.9 Trò chơi “Ô chữ kì diệu” 56
2.2.10 Trò chơi “Rung chuông vàng” 57
2.2.11 Trò chơi “Tiếp sức đồng đội” 58
2.2.12 Trò chơi “Truyền tin” 60
2.2.13 Trò chơi “Về đúng nhà mình” 61
2.2.14 Trò chơi “Vòng quay kiến thức” 62
2.3 Tiểu kết chương 2 64
Chương 3 DẠY HỌC THỬ NGHIỆM 3.1 Mục đích thử nghiệm 65
3.2 Nội dung thử nghiệm 65
3.3 Đối tượng thử nghiệm HS lớp 5 65
3.4 Phương pháp thử nghiệm 65
3.5 Bài soạn thử nghiệm 65
3.6 Quá trình thử nghiệm 65
3.7 Phân tích kết quả thử nghiệm 68
3.8 Kết luận từ dạy học thử nghiệm 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC
Trang 4 KTBC: Kiểm tra bài cũ
LT&C: Luyện từ và câu
Trang 5dục đã xác định đổi mới phương pháp dạy học là “Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
1.2 Ở Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng trong phân môn Luyện từ và câu(LT&C), hệ thống bài tập rất phong phú và đa dạng Việc vận dụng trò chơi học tậptrong phân môn LT&C sẽ mang lại hiệu quả cao cho các tiết học Trò chơi học tậptạo cho tiết học có một không khí sôi động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí củaHSTH Khi sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C, HS được hòanhịp vào môi trường “chơi mà học, học mà chơi” GV đóng vai trò tổ chức hướngdẫn cho HS tự khám phá ra tri thức cho bản thân Các em chủ động, linh hoạt, hứngthú với tiết học hơn, giúp khắc sâu kiến thức được học
1.3 Vấn đề đặt ra là trò chơi học tập phải phát huy được tính tích cực tự giáchoạt động, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của HS, việc sử dụng trò chơi học tập nàocho phù hợp với nội dung dạy học và sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?Phân môn LT&C lớp 5 rất phong phú về nội dung và hình thức nên đòi hỏi trò chơicũng phải đa dạng, phong phú Nhận thức được những điều đó, chúng tôi đã chọn
đề tài “Thiết kế một số trò chơi học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5”
để nghiên cứu Chúng tôi mong muốn thông qua đề tài này sẽ giúp cho GV và HStiểu học hiểu rõ vai trò, ý nghĩa cũng như hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tậpvào dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học phân môn LT&C lớp 5 nói riêng vàcác môn học trong chương trình Tiểu học nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Trang 6Hiện nay, việc nghiên cứu và tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi họctập (TCHT) nói riêng cho trẻ đã được các nhà sư phạm trên thế giới cũng như nước
ta quan tâm, bởi họ nhìn thấy việc sử dụng trò chơi trong việc tổ chức các hoạt độnggiáo dục có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ Tuy nhiên, việc xem xét nghiên cứu vấn đềnày vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau
- Trên thế giới, các nhà khoa học Sáclơ Phurie, Robert Owen đã nghiên cứu
và sử dụng TCHT vào mục đích giáo dục - phát triển toàn diện cho trẻ em Họ đã bỏ
ra nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ ra được vai trò của TCHT trong sự hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ
Theo nhà sư phạm Đức Ph Phroebel, TCHT phát triển thể chất, làm giàu vốnngôn ngữ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, phát triển cái vốn có sẵn của trẻ
Một luận điểm vô cùng quan trọng của A I Xôrôkina: TCHT là một quá trìnhphức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi Trò chơi đượcvận dụng trong tiết học, hành động chơi sẽ chỉ đạo hoạt động trí tuệ của trẻ, trò chơi
tự bản thân nó trở thành tiết học
Theo như T M Babunova; A K Bônđarencô bám sát mục đích giáo dục vàphát triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS đã xác định TCHT là mộtphương pháp giáo dục và phát triển tích cực, độc lập nhận thức của HS
- Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tổ chức trò chơi trong dạyhọc ở Tiểu học cũng đã được quan tâm ở nhiều bộ môn khác nhau như: môn Toán,môn Tự nhiên – Xã hội, môn Đạo đức, môn Tiếng Việt
Với tài liệu “Trò chơi học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3”, tác giả
Bùi Phương Nga [6] đã giới thiệu một số trò chơi dùng trong dạy học môn Tự nhiên
và xã hội Đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp người nghiên cứu học hỏi để có thể vậndụng thiết kế những trò chơi cho dạy học phân môn LT&C lớp 5
Trong tài liệu “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm
lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh”, các tác giả Hà Nhật Thăng và Nguyễn Dục
Quang [8] đã khái quát được các vấn đề cơ bản về trò chơi cũng như việc tổ chứctrò chơi cho HSTH Nó giúp người nghiên cứu nắm vững những vấn đề khi vậndụng trò chơi phải vận dụng theo những mục tiêu nào? Cách thức nào? Nguyên tắcnào?… Từ đó người nghiên cứu có thể tiến hành thiết kế một số trò chơi học tậptheo những mục tiêu, cách thức, nguyên tắc đó
Trang 7Tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh trong tài liệu đào tạo GVTH
“Dạy luyện từ và câu ở Tiểu học” [1] đã nghiên cứu kĩ về chương trình LT&C ở
tiểu học, đề ra những phương pháp tích cực để vận dụng vào dạy học LT&C Tàiliệu giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về chương trình phân môn LT&C, cũngnhư nắm rõ các phương pháp dạy học tích cực cho từng nội dung, từng kiểu bài làm
cơ sở nghiên cứu đề tài
Ngoài ra, còn có một số tác giả khác có những công trình nghiên cứu liên quan
đến trò chơi ở tiểu học như: tác giả Trần Mạnh Hưởng có bài “Vui học Tiếng Việt” [5], tác giả Lâm Uyên, Lê Thị Tuyết Mai có bài “Trò chơi thực hành Tiếng Việt 1”
[13] Các tài liệu đã nói rõ vai trò của trò chơi trong việc thực hiện mục tiêu giáodục Tiểu học, những nguyên tắc và quy trình lựa chọn, tổ chức trò chơi cho HSTH
Có thể nói đây là những tài liệu quan trọng về lí luận giúp chúng tôi có thể tiến hànhthiết kế trò chơi học tập vào dạy học LT&C lớp 5 phù hợp và đạt hiệu quả
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên, người nghiên cứu thấy việc tìmhiểu và vận dụng trò chơi học tập cũng như vấn đề nghiên cứu dạy học LT&C đãđược triển khai ở nhiều khía cạnh khác nhau Có thể nói, những công trình nghiêncứu trên là những tài liệu tham khảo và là gợi ý quan trọng tạo cơ sở tốt cho ngườinghiên cứu hiểu rõ vấn đề để tiến hành thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học
phân môn LT&C ở lớp 5 Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề “Thiết kế một số trò chơi
học tập dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5” vẫn là một sự cần thiết về mặt
tư liệu
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy họcphân môn Luyện từ và câu lớp 5 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ởTiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra, đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề về lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
- Khảo sát thực tiễn để nắm việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phânmôn Luyện từ và câu lớp 5
- Thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5
- Thiết kế giáo án và dạy thử nghiệm
Trang 85 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ vàcâu lớp 5
- Phạm vi nghiên cứu: thiết kế trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện
từ và câu lớp 5
6 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên và người nghiên cứu nắm vững cách thức thiết kế cũng như tổchức trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5 một cách hợp lí, linh hoạt,sáng tạo sẽ góp phần kích thích tính tích cực, tự giác học tập của học sinh, đồng thờimang lại hiệu quả cao trong dạy - học phân môn LT&C lớp 5 nói riêng và chươngtrình Tiếng Việt Tiểu học nói chung
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu những tài liệu có liên quan
đến đề tài về mặt lí luận, SGK Tiếng Việt lớp 5 để xây dựng lịch sử nghiên cứu vấn
đề, cơ sở lí luận của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp khảo sát, điều tra: tham khảo ý kiến của GV, HS lớp 5 của
các trường Tiểu học để thu thập những số liệu thực tế về việc vận dụng trò chơi họctập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5 Từ đó có thể thiết kế một số trò chơi họctập nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn LT&C lớp 5
+ Phương pháp thống kê, phân loại: sử dụng phương pháp này để thống kê,
phân loại các kết quả khảo sát
+ Phương pháp quan sát sư phạm: dự giờ lớp 5 của các trường nghiên cứu
nhằm quan sát cách tổ chức và phương pháp giảng dạy phân môn LT&C của GV
+ Phương pháp thực nghiệm: thiết kế kế hoạch dạy học và dạy thử nghiệm
những trò chơi đã thiết kế để rút ra được những nhận xét, đánh giá
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp này để so sánh, đối
chứng kết quả khảo sát, thực nghiệm của các lớp khác nhau Từ đó ta thấy được khảnăng tiếp nhận kiến thức của học sinh như thế nào? Hiệu quả của việc vận dụng tròchơi học tập đã thiết kế vào dạy học Luyện từ và câu lớp 5 ra sao?
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm 3 chương:
Trang 9Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ
và câu lớp 5
Chương 3: Dạy học thử nghiệm
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát về trò chơi
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi,đặc biệt ở Tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này Tròchơi mang lại cho mọi người những phút thư giãn hiệu quả cao Đối với trẻ em,chơi lại vừa có vai trò giải trí vừa tạo điều kiện phát triển tư duy
1.1.1.1 Khái niệm về trò chơi
Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HSTH, dù nó khôngcòn là hoạt động chủ đạo Tuy nhiên, vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọngtrong hoạt động sống của trẻ, có ý nghĩa to lớn đối với trẻ Lí luận và thực tiễn đãchứng minh rằng: nếu tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đềumang lại hiệu quả giáo dục
Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định, có
tổ chức, sự cổ vũ của bạn bè, có sự tham gia của nhiều người và những quy định màngười tham gia phải tuân thủ Luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mụcđích, kết quả và yêu cầu hành động chơi Trò chơi có tính thi đua và tính thách thứcđối với người tham gia
Hiện nay có một số định nghĩa về khái niệm trò chơi như sau:
Trò chơi là một loại hình văn hóa dân gian rất quen thuộc, gần gũi với mọingười và mang tính chất truyền thống
Trò chơi là một loại hình sinh hoạt, giao lưu văn hóa của con người, thườngđược tổ chức vào các dịp lễ, hội, tết…
Trò chơi đem lại cho con người sự vui vẻ, đoàn kết, giúp con người thổ lộnhững tình cảm, thể hiện ước mơ, sự phấn đấu…
Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí thông qua đó giáo dục conngười những kinh nghiệm sản xuất, phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học…
Trang 11Theo Hà Nhật Thăng thì “trò chơi là loại hoạt động rất quen thuộc, gần gũi
với mọi người” [8, tr 24] Hay theo Từ điển Tiếng Việt “trò chơi là hoạt động bày
ra để chơi cho vui…” [13, tr 946].
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào đầy đủ, chính xác về trò chơi
1.1.1.2 Đặc trưng của trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người cũng như hoạt độnghọc tập, lao động…
Trò chơi có chủ đề và nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định, có luậtchơi cố định mà người tham gia phải tuân thủ
Trò chơi mang tính chất vui chơi, giải trí lành mạnh, vừa có ý nghĩa giáodưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người Đồng thời giúp các em HS có thể bớtcăng thẳng và học tập tốt hơn
1.1.1.3 Cấu trúc của trò chơi
- Tên trò chơi
- Mục đích: nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,
và kỹ năng nào? Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động được thiết kế trongtrò chơi
- Đồ dùng trò chơi: mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong TCHT
- Nêu lên luật chơi: chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với ngườichơi, qui định thắng thua của trò chơi
- Số người tham gia chơi: cần chỉ rõ số người tham gia chơi
- Nêu lên cách chơi
- Nhận xét kết quả, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêmnhững tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh
- Thưởng – phạt: Phân minh đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhậnthoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của HS Phạtnhững HS phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạnthắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò…)
1.1.1.4 Phân loại trò chơi
Có nhiều cách phân loại:
+ Theo số lượng người tham gia gồm:
- Trò chơi tập thể: gồm nhiều người tham gia vào cùng một trò chơi
Trang 12- Trò chơi cá nhân: gồm một số ít người đại diện cho nhiều người, cho tập thể
để tham gia chơi
+ Xét theo tính chất của trò chơi, nhìn chung có các loại hình sau:
- Trò chơi với đồ vật (hay trò chơi thiết kế)
Thông qua trò chơi với những đồ chơi, đồ vật đơn giản giúp HS nhận biết các
đồ vật, màu sắc Các em tập quan sát, suy nghĩ tìm kiếm và thiết kế, tạo nên nhữnghình khối theo mẫu Với các đồ chơi rèn cho HS trí thông minh, nâng cao hiểu biết
về thế giới xung quanh
- Trò chơi theo chủ đề
Trò chơi theo chủ đề bao gồm: trò chơi sắm vai, trò chơi đạo diễn, trò chơiđóng kịch Các trò chơi theo chủ đề có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhâncách trẻ em, sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ của chúng
- Trò chơi vận động (hay trò chơi linh hoạt)
HS rất thích loại trò chơi này vì trò chơi vận động có nội dung rất phong phú,đòi hỏi sự chú ý Đây là trò chơi luôn có sự vận động của cơ bắp nên nó có ảnhhưởng tốt tới sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của các em
- Trò chơi học tập (hay trò chơi giáo dục).
Đây là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, giúp phát triểncác giác quan, trí thông minh, sự nhanh trí, khẳ năng ngôn ngữ…
- Trò chơi trí tuệ
Loại trò chơi này thường xuất hiện trong các trò chơi: đố bạn, đố ghép chữ, trảlời câu hỏi… Đây là trò chơi hoàn toàn dựa trên hoạt động sáng tạo của HS giúphoàn thiện các năng lực trí tuệ, năng lực hoạt động tập thể, tinh thần đồng đội…Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ mang tính tương đối vì trên thực tế có nhữngloại trò chơi hỗn hợp, tổng hợp của hai hoặc nhiều loại trò chơi trên
1.1.1.5 Ý nghĩa của trò chơi
Trò chơi giúp cho trẻ có được những hiểu biết về thế giới xung quanh, pháttriển về thể chất và trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy,tưởng tượng, sáng tạo Trò chơi rèn cho HS:
+ Về đạo đức: tạo cho người chơi tính nhẫn nại, đoàn kết, hoà đồng với tậpthể, vui tính, vị tha
Trang 13+ Về trí tuệ: giúp cho người chơi có tính sáng tạo có óc quan sát nhanh, nhậnđịnh được lời nói nhanh, phán đoán và ứng xử khôn khéo, nhớ được lâu, khéo léo.+ Về thể lực: rèn luyện cho người chơi nhanh nhẹn tai mắt, tay chân, tăngcường thêm sinh lực, tính chịu khó, tháo vát.
Thông qua nội dung chơi, luật chơi đòi hỏi HS phải tập trung chú ý và ghi nhớnên đòi hỏi các em phải chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định Trong khi chơi HStích lũy được những biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy Trò chơi hìnhthành ở trẻ năng lực hoạt động tập thể, phát triển xúc cảm thẩm mĩ, năng lực thưởngthức cái đẹp Trò chơi tạo ra sân chơi, giải trí sau giờ học tập Đúng như nhiều nhàgiáo dục đã gọi trò chơi là trường học của cuộc sống trẻ em HS cần được chơi nhưcần được ăn, ngủ, học tập…
Bằng trò chơi, việc luyện tập các hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹnhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán Các em bị lôi cuốn vào quá trìnhluyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm
1.1.2 Khái quát về trò chơi học tập
1.1.2.1 Khái niệm
Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạoxuyên suốt quá trình học tập của HS Trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quátrình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có
sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh Dạy kết hợp với tổchức trò chơi chính là việc GV hướng dẫn HS hoàn thành tốt phẩm chất của conngười mới: Con người Xã hội Chủ nghĩa
TCHT có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thôngđiệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua “chơi mà học”, từ đó ýnghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng,nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu Nói cách khác, TCHT là “chiếc cầu nối” hữu hiệu vàthân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong giải quyết nhiệm
vụ chung và cùng hướng tới đạt được mục tiêu của bài học
Vậy TCHT là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho HS, trò chơi
có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của HS; gắn với nội dung bài học;giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học thông qua hoạtđộng trong trò chơi
Trang 14TCHT có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ chung lẫn thể chất và các phẩmchất đạo đức Phát triển khả năng thị giác, thích giác, xúc giác… phát triển trí thôngminh, nhanh trí, khả năng ngôn ngữ… Nhiều TCHT được tổ chức với các đồ chơi,các vật liệu tự nhiên, tranh ảnh và cũng có nhiều TCHT chỉ dùng lời.
1.1.2.2 Đặc điểm của trò chơi học tập
TCHT khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trongtrò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lạiđược thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mụcđích) Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiênkhông gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng
TCHT là trò chơi có luật dùng vào mục đích dạy học, hướng tới việc phát triểntrí tuệ của HS
TCHT thể hiện rõ trong quá trình thực hiện hành động chơi, giải quyết nhiệm
vụ chơi, luật chơi
TCHT là hoạt động tự nguyện của HS và có yếu tố “thi đua” ngay trong hoạtđộng của trò chơi
Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp táccho HS Tạo môi trường cởi mở, thân thiện Tăng cường khả năng giao tiếp giữa HSvới HS, HS với GV
HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức; được rèn luyện khả năng quyếtđịnh lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; đượchình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá
HS tiếp thu bài tự giác hơn
* Nhược điểm
Lớp học sẽ “ồn” khi GV tổ chức trò chơi
Nếu tổ chức không tốt sẽ khó kiểm soát và dễ “cháy giáo án”
Trang 15Một số trò chơi có thể làm cho HS quá phấn khởi và có thể ảnh hưởng đếnviệc học những phần tiếp theo hoặc học một môn học khác.
* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập
Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, hoàn cảnh, với điều kiện thực tế củalớp học, không gây nguy hiểm cho HS
HS phải nắm bắt được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi
Trò chơi phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
Trò chơi phải luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán
GV cần cho HS thảo luận để rút ra bài học sau khi chơi
1.1.2.3 Cấu trúc của trò chơi học tập
- Nhiệm vụ nhận thức: đây chính là nội dung chơi có tính chất như một bàitoán mà học sinh phải giải dựa trên các điều kiện đã cho Mỗi một trò chơi học tập
có nhiệm vụ nhận thức của mình, đã làm cho trò chơi này khác trò chơi khác
- Các hành động chơi: đây là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếuchúng thì không còn là trò chơi nữa Các hành động chơi như là họa tiết của chủ đềchơi Những hành động ấy càng nhiều bao nhiêu thì bản thân trò chơi càng lí thúbấy nhiêu
- Luật chơi: là những quy định sẵn có mà nhất thiết người chơi phải tuân thủtrong khi chơi Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi họctập cũng bị phá vỡ theo
- Kết quả: TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc tròchơi, người học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơiyêu cầu
1.1.2.4 Phân loại trò chơi học tập
Về ý nghĩa trò chơi, về phương diện phát triển chức năng tâm lí của HS, người
ta phân trò chơi học tập thành các loại như sau:
- Trò chơi nhằm phát triển các giác quan của HS: thính giác, thị giác,…
- Trò chơi nhằm phát triển các thao tác tư duy: nhìn nhận, phân tích, so sánh,khái quát…
- Trò chơi nhằm phát triển óc tưởng tượng của HS: vốn sống, biểu tượng vềthế giới xung quanh giúp HS có thể thực hiện tốt các thao tác chơi, nội dung chơi
Trang 16- Trò chơi nhằm phát triển trí nhớ: rèn luyện và phát triển trí nhớ của HS vềnhững tri thức, khái niệm, biểu tượng đã lĩnh hội.
Trên đây chỉ là sự phân loại mang tính tương đối, ngoài ra còn có nhiều tròchơi giúp phát triển sự chú ý, ngôn ngữ và giúp HS có thể phát triển nhiều mặt vềthể chất
1.1.2.5 Vai trò của trò chơi học tập trong việc phát triển trí tuệ học sinh
TCHT là một trong những phương tiện hình thành các năng lực, trí tuệ, bởi vìtrong quá trình tham gia trò chơi thì hoạt động trí tuệ của các em được đẩy mạnh và
có tính chủ định TCHT tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt,độc lập sáng tạo
Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân củamình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kíchthích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học Học tập thôngqua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn
Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, người học phải dùng các giácquan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phânloại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duyngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan, hình tượng phát triển hơn, các thao tác trítuệ được hình thành Qua TCHT, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều trithức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiệntượng xung quanh Đối với bộ môn Tiếng Việt, trò chơi học tập đặt HS trước mộttình huống ngôn ngữ để huy động, luyện tập, củng cố và mở rộng vốn kiến thức TCHT giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau mà không
có chủ định từ trước Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếpkết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và pháttriển vốn hiểu biết của người học
TCHT thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập, trong đó họcsinh được củng cố, vận dụng linh hoạt tri thức, kỹ năng đã được học cùng nhữngkinh nghiệm sống của mình Những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ, tri thức củacác em nếu có sẽ được bộc lộ để từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung, điều chỉnhkịp thời và nâng cao dần trình độ cho các em
Trang 17TCHT kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ đểgiành phần thắng về mình.
Trò chơi có mục đích lành mạnh, tính sư phạm, tính giáo dục thì trò chơi mớiđạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất của người chơi Việc vận dụng tròchơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học LT&C nói riêng là một trongnhững biện pháp tăng cường tích cực hóa hoạt động học tập của HS Hơn thế nữa,mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăngthêm cảm tình của các em đối với môn học và GV
Trò chơi là một phần không thể thiếu được trong đời sống của các em vì nógiúp cho các em hiểu được thế giới xung quanh Các em nhận ra những khả năng,hứng thú cũng như những nhược điểm của mình Khi được tham gia chơi, các emđược tự do suy nghĩ, tìm tòi, hoạt động sôi nổi Các em được cân bằng về trạng tháitâm lí và phát triển trí tuệ cũng như thể lực
Vì vậy có thể nói, TCHT có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành các mặt nhâncách của trẻ; giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung, về các hoạt độngcủa người lớn nói riêng Nó giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ, hoàn thiện các quátrình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, hình thành ý chí, tínhcách… Phát triển xúc cảm thẩm mĩ, năng lực thưởng thức cái đẹp, kích thích các
em biểu hiện tính sáng tạo và tính độc lập; hình thành và phát triển cho trẻ nhiềuphẩm chất tốt đẹp Đồng thời qua trò chơi trẻ dần phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.Tất cả những điều nói trên cho thấy việc sử dụng có mục đích các TCHT trongdạy học phân môn LT&C ở lớp 5 là hết sức cần thiết và có ích
1.1.3 Vấn đề sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C lớp 5
1.1.3.1 Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học phân môn LT&C lớp 5
Trang 18Mục tiêu của phân môn được thể hiện đầy đủ trong tên gọi “Luyện từ và câu”.
b Nhiệm vụ
+ Về mặt Luyện từ
Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho HS thực hành làm giàu vốn từ, cụ thể:
- Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ mới,những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ
- Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): giúp HS sắp xếp các từ thành mộttrật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo rađược tính thường trực của từ
- Tích cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): giúp HS biến những từ ngữ tiêucực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng trong khi nói, viết) thànhnhững từ ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày
- Văn hóa vốn từ: giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ không văn hóa,tức là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách
Mặt khác, còn phải cung cấp cho HS một số khái niệm lí thuyết cơ bản và sơgiản về từ vựng học như về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩa… để HS có
cơ sở nắm nghĩa của từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hóa vốn từ một cách có
ý thức
+ Về mặt Luyện câu
Phân môn này phải tổ chức cho HS thực hành để rèn luyện các kĩ năng cơ bản
về ngữ pháp như kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kĩ năng sử dụng các dấu câu, kĩnăng sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói, tình huống lời nói để đạt hiệuquả giao tiếp cao, kĩ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản
Để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành, phân môn LT&C lớp 5 phải cung cấpcho HS một số khái niệm, một số quy tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết:bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, qui tắc sử dụng câutrong giao tiếp và các phép liên kết câu
Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp HS tiếp thu một số qui tắc chính tảnhư qui tắc viết hoa, qui tắc sử dụng dấu câu Ngoài ra, phân môn LT&C phải chútrọng việc rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ cho HS
Trang 191.1.3.2 Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5
a Nội dung Luyện từ
Nghĩa của từ cung cấp một số tri thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữnghĩa và cách thức sử dụng:
+ Các bộ phận của vần, cách đánh dấu thanh trên vần
+ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
+ Ôn tập về cấu tạo từ
+ Từ loại: đại từ, quan hệ từ
Mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm: Tổ quốc, Nhân dân, Hòa bình, Hữu nghị
-hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc, Công dân, Trật tự - an ninh, Truyền thống, Nam và nữ, Trẻ em, Quyền và bổn phận, thông qua các bài tập:
b Nội dung Luyện câu
- Câu: câu ghép (khái niệm câu ghép), cách nối các vế câu ghép và nối các vếcâu ghép bằng quan hệ từ, bằng cặp từ hô ứng Ôn tập về dấu câu
- Văn bản: liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câutrong bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối
1.1.3.3 Các loại trò chơi học tập thường sử dụng trong dạy học LT&C lớp 5
Mỗi một môn học, mỗi một phân môn có những loại trò chơi khác nhau Đốivới phân môn LT&C lớp 5 cũng có nhiều cách phân loại khác nhau Qua thực tếchúng tôi đã thu được một số trò chơi mà các thầy (cô) đã sử dụng và chúng tôi tiếnhành phân loại như sau:
a Trò chơi trí tuệ
- Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
Mục đích:
Trang 20- Trò chơi này được sử dụng phổ biến trong dạy học các bài tập phân mônLT&C Trò chơi rất dễ sử dụng, phù hợp với tâm lý, trình độ của HS, giúp GVtruyền đạt kiến thức đến HS một cách dễ dàng.
- Chủ yếu trò chơi “Ai nhanh? Ai đúng?” được sử dụng nhiều ở các phầnKTBC, củng cố kiến thức vừa học cho HS, dùng nhiều ở các bài luyện tập, ôn tập
- Giúp HS khắc sâu kiến thức qua trò chơi
- Mục đích trò chơi còn giúp HS đối đáp với nhau thông qua các bài tập mộtcách chính xác, đúng với kiến thức, nội dung bài học Trò chơi tạo nên không khílớp học sinh động, tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, HS vận động nhẹ trong giờ học
- Trò chơi rèn luyện cho HS kỹ năng nhạy bén và nhanh nhẹn Giúp các emlinh hoạt trong tiết học, có tinh thần thi đua giữa các cá nhân hay giữa các nhóm,các đội với nhau
Chuẩn bị: GV chuẩn bị nội dung, câu hỏi, hay bài tập cho HS chơi
Cách chơi:
GV nêu tên trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
GV phổ biến luật chơi cho HS hiểu:
- Trò chơi được áp dụng cho tất cả các HS trong lớp tham gia nhưng có sựphân chia thành hai đội Hai đội sau khi phân chia sẽ hội ý với nhau để chỉ địnhngười nói trước, người nói sau để trong đội không có sự tranh cãi với nhau
- GV nêu nội dung câu hỏi cho HS nghe
- Hai đội trưởng “oẳn tù tì” đội nào thắng sẽ bắt đầu trước
- Sau đó đội nói xong, mời đội bạn nói Nếu bạn nào trả lời chậm hoặc sai, haynêu trùng lại với đáp án đã được đội bạn nêu thì đội đó sẽ bị thua cuộc Cứ thế tròchơi tiếp tục diễn ra như vậy, và tiến hành với tốc độ nhanh, HS phải linh hoạt Kếtthúc trò chơi, GV gọi HS nhận xét xem đội nào thắng, đội nào thua
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc Có thể đội thua phải chịu phạtbằng cách cả đội cùng hát hay múa một bài nào đó để giúp không khí lớp học sinhđộng hơn
- Trò chơi: Giải ô chữ
Mục đích:
- Trò chơi được sử dụng vào phần KTBC, củng cố lại kiến thức mới và nhữngbài luyện tập nhằm hệ thống và khắc sâu kiến thức cho HS
Trang 21- Trò chơi giúp HS hứng thú thi đua trong học tập, tạo bầu không khí thi đuagiữa lớp học rất sôi nổi.
- Thông qua trò chơi này rèn luyện kĩ năng suy đoán, tư duy cao của HS và đểchơi được trò chơi này đòi hỏi HS phải có kĩ năng phán đoán nhanh và trí nhớ tốt
GV nêu tên trò chơi: Giải ô chữ
GV phổ biến luật chơi
- GV chia lớp thành 2 đội A, B
- GV nêu nội dung câu hỏi và nói với HS đáp án gồm có bao nhiêu chữ cái
- Đại diện 2 đội “oẳn tù tì”, đội nào chiến thắng thì được quyền đoán chữ cáitrước Nếu đoán đúng thì đội đó vẫn tiếp tục đoán tiếp, nếu đoán sai thì nhườngquyền đoán sang đội bạn Cứ thế trò chơi tiếp tục cho tới khi HS đoán được hếtnhững ô chữ cái trong trò chơi Tuy nhiên, HS có quyền đoán nội dung của ô chữbất cứ lúc nào chứ không cần đợi phải đoán hết ô chữ Nếu đoán đúng thì đội đó sẽchiến thắng
- GV gọi HS giải thích nội dung ô chữ
- GV gọi HS nhận xét đội chiến thắng
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc
b Trò chơi trí tuệ kết hợp vận động
Chúng tôi dựa vào sự vận động của HS như ngồi ngay bàn học hay đứng trênbảng, đi lên xuống hay đi quanh lớp để chơi trò chơi Đây chỉ là sự vận động nhẹnhưng vẫn rèn luyện được thể chất của các em trong giờ học
- Trò chơi: Ghép từ
Mục đích:
- Đây là trò chơi trí tuệ kết hợp với vận động vì thế được áp dụng rất nhiều cácbài tập ở phân môn LT&C lớp 5
Trang 22- Dùng nhiều ở các bài tập củng cố bài cũ, hay các bài luyện tập và ôn tập.Chủ yếu với những phần ghi nhớ hay những phần ghép từ, ghép câu ở 2 khung lạivới nhau.
- Trò chơi giúp HS vận động nhẹ trong giờ học, học thoải mái, nhẹ nhàng
- Trò chơi tạo được tinh thần thi đua cao giữa 2 đội HS cùng thi đua tự tìmkiến thức mới, rèn luyện tư duy cao, khả năng phán đoán, hợp tác và đoàn kết
Chuẩn bị: Các thẻ từ chứa nội dung cần thực hiện hoặc các bảng phụ để HSthực hiện yêu cầu
Cách chơi:
GV nêu tên trò chơi: Ghép từ
GV phổ biến luật chơi:
- GV chia lớp thành 2 đội A, B
- GV nêu nội dung câu hỏi hay bài tập để chơi trò chơi
+ Đối với ghép từ là ghép các từ ngữ thích hợp để tạo thành một câu hoànchỉnh (có thể là khái niệm, ghi nhớ…) thì GV chia bảng ra làm 2 cột A, B Cho HS
2 đội lên chọn thẻ từ, sau đó mỗi đội lần lượt dán thẻ từ vào cột của đội mình Độinào dán nhanh, chính xác nội dung GV đưa ra thì đội đó thắng cuộc
+ Đối với ghép từ là ghép những từ hoặc những câu ở cột A tương ứng với cột
B thì GV cũng dán 2 bảng phụ lên bảng, mỗi đội 1 bảng phụ Sau đó GV gọi 2 HSđại diện của 2 đội lên nối lại những câu cho thích hợp Đội nào nối nhanh, đúng thìđội đó chiến thắng
- GV gọi HS nhận xét đội chiến thắng
- GV nhận xét và gọi 1 vài HS đọc lại đáp án đúng đã được nối
- Trò chơi: Hoa kiến thức
- Thông qua trò chơi HS phát triển được kỹ năng nhanh nhẹn, thẩm mĩ Các
em phải gắn hoa đẹp, thẳng hàng trên bảng
Trang 23- Các em tự chọn hoa kiến thức phù hợp Vì thế các em sẽ tự đi tìm kiến thức,
từ đó giúp các em khắc sâu được tri thức hơn
Chuẩn bị:
- Nhụy hoa là yêu cầu bài tập
- Các cánh hoa là câu trả lời của HS
- Bút lông
Cách chơi:
GV nêu tên trò chơi “Hoa kiến thức”
GV phổ biến luật chơi:
- GV nêu nội dung câu hỏi hay bài tập áp dụng vào trò chơi
- GV gắn nhụy hoa chính giữa (nhụy hoa là yêu cầu của bài tập) Sau đó, GVcho HS suy nghĩ trong thời gian quy định tùy theo mức độ của mỗi bài tập và HSviết câu trả lời lên những cánh hoa đó HS viết xong, GV cho HS gắn những cánhhoa lên bảng xung quanh nhụy hoa để tạo thành một bông hoa và kiến thức lànhững gì HS tìm được
- GV gọi HS nhận xét từng cánh hoa đúng hay sai
- GV nhận xét và gọi HS đọc lại kết quả đúng
1.1.3.4 Ý nghĩa của việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5
Dạy học không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trìnhtạo mối tương quan giữa GV với HS và tài liệu Thông thường HS chỉ nhớ: 10%những gì đọc được, 20% những gì nghe được, 30% những gì thấy được, 50% những
gì vừa nghe và thấy, 80% những gì mình nói, 90% những gì khi nói và làm, tức làkhi tự mình khám phá Tác động của các hoạt động “trò chơi học tập” tại lớp học cómột ý nghĩa rất quan trọng, nó làm cho HS được gần gũi, được cởi mở, và quantrọng hơn là nó có ý nghĩa chủ đạo trong việc tạo ra sự chú ý của HS đối với nộidung bài học, khuyến khích sự quan tâm của người học một cách tự nhiên, khôngmang tính gượng ép và bắt buộc HS nắm vững kiến thức do chính mình tìm ra Phân môn LT&C ở lớp 5 đa dạng phong phú về các kiểu bài Vì thế các dạngbài tập trong những kiểu bài đó cũng không kém phần đa dạng, phong phú TCHTgiúp mỗi HS phát huy hết khả năng của mình và phát triển những phẩm chất còntiềm tàng Sử dụng TCHT để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến
Trang 24thức, kĩ năng đã học, đồng thời phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động trong họctập tìm ra kiến thức mới của HS
Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức TCHT để củng cố kiến thức, kĩnăng Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiếnthức, kĩ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắtđầu bài học mới
Trò chơi học tập sẽ giúp cho tiết học LT&C trở nên sinh động, lôi cuốn HSvào tiết học “chơi mà học, học mà chơi” Nó giúp các em khắc sâu kiến thức vìnhững kiến thức đó do các em tự khám phá, phát hiện và tìm ra, GV chỉ đóng vaitrò tổ chức, hướng dẫn và định hướng
Tóm lại, trò chơi học tập không những giúp học sinh tự khám phá, hình thành,
hệ thống kiến thức mà nó còn tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi
mở, vui vẻ khi đến trường tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở HS
1.1.4 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lứa tuổi lớp 5
HS lứa tuổi lớp 5 nói riêng và lứa tuổi Tiểu học nói chung còn thiếu hiểu biết
về mọi mặt, nhất là về thực tế thế giới xung quanh Các em tò mò, thích khám phá,giàu tưởng tượng và có nhiều ước mơ, hoài bão
1.1.4.1 Đặc điểm nhận thức
a Cảm giác
Ở trẻ Tiểu học, cảm giác hòa vào dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất, đó làtri giác Các loại cảm giác đã phát triển, những liên hệ cảm giác vận động tinh tế vàchính xác được hình thành, những liên hệ này bảo đảm tính chính xác của hànhđộng và sự kiểm tra bằng mắt các hành động đó
b Tri giác
Các em nắm được các kĩ thuật tri giác, học được cách nhìn, cách nghe, phânbiệt được những dấu hiệu chủ yếu, quan trọng Ở trình độ này, tri giác trở thành mộtquá trình phân hóa, tri giác có tính chủ định đã phát triển, có liên quan đến sự pháttriển quan sát của trẻ Tham gia vào trò chơi HS được rèn luyện khả năng tri giáccủa bản thân
c Chú ý
Ở lứa tuổi này, chú ý có chủ định còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý mộtcách có ý chí chưa mạnh Sự chý ý của các em đòi hỏi một động cơ thúc đẩy (khen
Trang 25thưởng, điểm cao…) Nó còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập Nhịp độ học tập quánhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung chú ý Một trò chơi được thiết kế phải đảm bảo, thu hút được sự chú ý của HS Tiếthọc có trò chơi trở nên sôi nổi và đi theo tiến trình mà các em thực hiện trò chơi.
d Tư duy
Tư duy của HS có nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lí tính chưa pháttriển Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng còn hạn chế Nhiệm vụ dạyhọc là phải phát triển một vài yếu tố đặc biệt để dần dần tạo ra những thao tác trí óc,tiến hành huấn luyện các em một cách ý thức để tạo sự phát triển tư duy ngay ở lứatuổi này Tư duy của các em sẽ được rèn luyện mang tính phân tích, hệ thống thôngqua trò chơi mà các em tham gia
e Tưởng tượng
HS lớp 5 nằm ở thời kì thứ hai của tưởng tượng Giai đoạn này, nảy sinh sự xử
lí sáng tạo những biểu tượng Số lượng dấu hiệu và đặc điểm trong hình ảnh tănglên nhiều Chúng khá trọn vẹn và cụ thể Các em có thể tưởng tượng ra những hìnhảnh mà người lớn khó chấp nhận nhưng các em lại cho rằng đó có thể là hiện thực
g Trí nhớ
Ghi nhớ máy móc dễ dàng hơn ghi nhớ logic Tuy nhiên ở lớp 5, các em đã cómột số vốn từ nhất định để trình bày lại những thông tin đã ghi nhớ được theo cáchhiểu của mình Do đó, GV cần phải hình thành biện pháp ghi nhớ logic theo điểmtựa cho HS Trong khi chơi các em đã được tư duy, ghi nhớ, khi kết thúc trò chơi
GV sẽ cũng cố lại các em ghi nhớ và hệ thống lại kiến thức bài học
h Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của HS lớp 5 phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ.Tuy nhiên hiện tượng phát âm sai vẫn còn Các em đã nắm được một số quy tắc ngữpháp cơ bản khi nói và viết vẫn còn sai ngữ pháp Việc hiểu nghĩa của từ vẫn cònhạn chế, vốn từ ngữ của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh,ngôn ngữ phát triển có tính chất logic, có sức truyền cảm
Trong khi chơi, các em thảo luận nhiều hơn để có được đáp án đúng hay trìnhbày miệng trước lớp, có nghĩa là các em đang được rèn luyện và phát triển ngônngữ của chính mình
1.1.4.2 Đặc điểm nhân cách
Trang 26a Nhu cầu
Các em HS có rất nhiều nhu cầu: nhu cầu hoạt động trò chơi, nhu cầu vậnđộng, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức… Nhìn chung những nhu cầu của HS ngày càngđược ý thức và được điều khiển hơn
Việc thiết kế thêm những trò chơi mới chính là đang đáp ứng nhu cầu kết hợphoạt động vui chơi và học tập của HS
b Lí tưởng
Lí tưởng của các em mới hình thành dưới dạng những ước mơ giàu tính chất
cụ thể Ước mơ của các em thường gắn với con người cụ thể mà các em thươngyêu: thầy cô giáo Vì ước mơ của trẻ gắn liền với những con người cụ thể nên kểcho các em nghe gương người tốt việc tốt, hình ảnh mẫu mực của cha mẹ, thầy cô
có ảnh hưởng đến hình thành lí tưởng của các em
c Tính cách
Các em ham hiểu biết, hồn nhiên, chân thật, bắt chước điều tốt…
Tính cách của các em có tính xung động – khuynh hướng hành động ngay tứckhắc do ảnh hưởng của các kích thích trực tiếp và quá trình hưng phấn Các em dễhưng phấn nhưng cũng dễ chán nản
HSTH thường bướng bỉnh, tính khí thất thường, hay phản ứng lại những yêucầu cứng nhắc của người lớn
Các em giàu xúc cảm, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người thân Trẻ còn
thiếu tính kiên trì, thiếu bền bỉ, hiếu động, thích các hoạt động vui chơi
Các em dễ có cảm xúc với những sự vật, hiện tượng mà mình được tiếp xúcsong có cái mới hơn, lạ hơn thì các em lại rung động với cái mới, dễ nảy sinh cảmxúc với những sự vật, hiện tượng đẹp, sống động, mới lạ
Điều này là cơ sở GV phải luôn đổi mới trò chơi để các em không nhàm chán,hứng thú với tiết học Và đây cũng chính là cơ sở thiết kế trò chơi học tập cho phân
Trang 27môn LT&C lớp 5 nhằm thay đổi và ngày càng nâng cao khắc phục hạn chế, pháthuy ưu điểm.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Các bài dạy LT&C trong SGK lớp 5
Phân môn LT&C trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có rất nhiều dạng bài tập về nộidung và cả hình thức, được chia thành 4 kiểu bài LT&C như sau:
Bảng 1: Kiểu bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề
1
6 Cánh chim hòa bình MRVT: Hữu nghị - hợp tác 57
8 Con người với thiên nhiên MRVT: Thiên nhiên 79
12 Giữ lấy màu xanh MRVT: Bảo vệ môi trường 115
15 Vì hạnh phúc con người MRVT: Hạnh phúc 146
2
23 Vì cuộc sống thanh bình MRVT: Trật tự - an ninh 48
34 Những chủ nhân tương lai MRVT: Quyền và bổn phận 155
Bảng 2: Kiểu bài Hình thành kiến thức mới
1
6 Cánh chim hòa bình Dùng từ đồng âm để chơi chữ 61
Cách nối các vế câu ghép 12
20 Người công dân Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 21
21 Người công dân Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 32
Trang 2822 Vì cuộc sống thanh bình Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từNối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 3844
23 Vì cuộc sống thanh bình Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 54
24 Vì cuộc sống thanh bình Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô
27 Nhớ nguồn Liên kết các câu trong bài bằng từngữ nối 97
Bảng 3: Kiểu bài Luyện tập thực hành
4 Cánh chim hòa bình Luyện tập về từ trái nghĩa 43
7 Con người với thiên nhiên Luyện tập về từ nhiều nghĩa 73
12 Giữ lấy màu xanh Luyện tập về quan hệ từ 121
2 26 Nhớ nguồn Luyện tập thay thế từ ngữ để liênkết câu 86
Bảng 4: Kiểu bài Ôn tập
32 Những chủ nhân tương lai Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm) 138143
33 Những chủ nhân tương lai Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép) 151
34 Những chủ nhân tương lai Ôn tập về dấu câu (dấu gạchngang) 159Với những bảng thống kê và phân loại trên, chúng ta thấy được sự phong phúcủa các kiểu bài LT&C lớp 5: nhiều chủ điểm khác nhau và nhiều nội dung bài họccho một chủ điểm đó Một số chủ điểm còn lặp lại nhưng thể hiện dưới nội dung bài
Trang 29học khác cho thấy sự đa dạng của phân môn Một khi nắm vững nội dung chươngtrình cũng như mục đích, yêu cầu cần đạt trong phân môn LT&C lớp 5, chúng tamới có được những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lí Đặc biệt làviệc sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn này, nó sẽ đáp ứng được sự đadạng của các kiểu bài LT&C vì bản thân TCHT cũng rất phong phú và đa dạng.
1.2.2 Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong day học LT&C lớp 5
1.2.2.2 Đối tượng khảo sát
Khảo sát 20 GV khối lớp 5 của 5 trường Tiểu học (mỗi trường 4 GV):
- Trường Tiểu học Chu Văn An (Phường 2, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp)
- Trường Tiểu học Kim Đồng (Phường 3, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp)
- Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Phường 1, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp)
- Trường Tiểu học Tịnh Thới (Xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp)
- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (Xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp)
HS khối 5 của trường Tiểu học Lê Văn Tám
1.2.2.3 Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát của đề tài gồm các vấn đề sau:
- Khảo sát qua phiếu về nội dung chương trình LT&C lớp 5, ý nghĩa cũng nhưtác dụng của trò chơi học tập, những thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng tròchơi học tập, mức độ yêu thích, sự chú ý của HS với trò chơi… vào dạy học phânmôn LT&C ở lớp 5
+ Thực trạng về nhận thức của GV về trò chơi học tập
+ Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học LT&C lớp 5
+ Thực trạng về những khó khăn trong sử dụng trò chơi dạy học LT&C
Trang 30+ Thực trạng tiếp nhận TCHT trong phân môn LT&C của học sinh lớp 5.+ Nguyên nhân của thực trạng.
- Khảo sát qua dự giờ một số tiết dạy, tìm hiểu về số lượng trò chơi, sự đadạng của các trò chơi, tìm ra những ưu điểm nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích
để có thể thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 5
a Thực trạng nhận thức của giáo viên về trò chơi học tập
Nhận thức của GVTH về nội dung chương trình, mức độ cần thiết của tròchơi trong dạy học và tác dụng của trò chơi trong dạy học phân môn LT&C lớp 5được thể hiện rõ qua các bảng sau:
Bảng 5: Nhận thức về nội dung chương trình phân môn LT&C lớp 5
Phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS 19 95
Qua bảng 5, với tỉ lệ 95% ý kiến của GV chọn nội dung chương trình phânmôn LT&C lớp 5 phù hợp với nhận thức của HS đã cho thấy các GV nắm khá vững
về nội dung chương trình phân môn LT&C lớp 5 Đúng như ý kiến đa số các GV đãchọn, chương trình Tiếng Việt nói chung, chương trình phân môn LT&C lớp 5 nóiriêng được biên soạn với nhiều kiểu bài, nhiều dạng bài tập để HS có thể tự đi tìmkiến thức dưới sự hướng dẫn của GV Nhận thức cao của đa số các GV là vậynhưng vẫn còn số lượng nhỏ 5% GV cho là vừa sức với HS Chương trình LT&Cphù hợp với đặc điểm nhận thức của HS là đã bao hàm tính vừa sức với HS và đảmbảo về đặc điểm tâm sinh lí của các em
Bảng 6 Mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học
độ cần thiết, cho thấy có GV chưa nhận thức đầy đủ về trò chơi học tập Không phảitrò chơi học tập là tất cả của dạy học nhưng với những gì trò chơi mang lại thì sửdụng trò chơi trong dạy học đúng như đa số ý kiến GV là rất cần thiết Nhận thức
Trang 31được điều này sẽ giúp người nghiên cứu cũng như GV đang giảng dạy sẽ có nhiềusáng tạo và thiết kế thêm những trò chơi mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí,nâng cao kết quả học tập, hình thành phương pháp học tập mới ở HS.
Bảng 7 Tác dụng của trò chơi học tập trong dạy học
dễ khắc sâu kiến thức Với 100% GV nhận thức được tác dụng hiệu quả của trò chơicũng như mức độ cần thiết trong dạy học LT&C ở lớp 5 Với sự cần thiết và tácdụng như vậy, trò chơi sẽ đảm bảo cho HS lớp 5 học tốt phân môn LT&C Tínhchất phong phú đa dạng của phân môn LT&C đem lại cho HS nhiều khả năng pháttriển ngôn ngữ cũng như vốn từ của mình, nhưng để có thể phát huy tối đa hiệu quảcủa nó chúng tôi tin chắc rằng trò chơi sẽ làm tốt nhiệm vụ này Thông qua trò chơicác em tự khám phá tìm ra tri thức mới, bên cạnh đó “vừa chơi, vừa học” giúp các
em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn Qua kết quả trên, chúng tôi thấy rằng vậndụng trò chơi học tập vào dạy học LT&C ở lớp 5 là rất cần thiết, sẽ mang lại nhiềukết quả tốt đẹp
b Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C lớp 5
Với nhận thức trên, các GV đã sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học phânmôn LT&C của mình với những tần suất và mức độ sử dụng, hình thức tổ chức như:
Bảng 8 Tần suất sử dụng trò chơi học tập trong dạy học
Số lượng trò chơi Số lượng Tỉ lệ %
Hoàn toàn 100% GV chỉ sử dụng từ 1 đến 2 trò chơi trong tiết dạy GV chỉmới nhận thức được tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của trò chơi Họchưa vận dụng tốt những điều nhận thức được Nội dung phân môn LT&C nóichung và phân môn LT&C ở lớp 5 nói riêng rất đa dạng, tùy kiểu bài, tùy bài học
mà chúng ta có mức độ vận dụng khác nhau Nhưng đối với phân môn LT&C thì số
Trang 32lượng từ 1 đến 2 trò chơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu của HS cũng như sự đa dạng vềhình thức và nội dung của phân môn Điều này cũng đòi hỏi GV cần thường xuyêntìm kiếm hay sáng tạo thêm những trò chơi mới, tránh sự nhàm chán.
HS sẽ nhàm chán với những trò chơi quá quen thuộc Sử dụng nhiều trò chơi trongtiết học LT&C sao cho không lạm dụng đòi hỏi người GV phải tổ chức những tròchơi mang tính học tập hơn, chơi trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn tìm ra đượcnội dung bài học Đây là vấn đề mà chúng tôi đang tìm hiểu, để có thể thiết kế một
số trò chơi học tập mang lại kết quả hữu hiệu nhất, tiết kiệm thời gian và công sứccũng như khắc phục nhược điểm khi tổ chức trò chơi học tập
Bảng 10 Hình thức tổ chức trò chơi học tập trong dạy học
Tùy vào từng trò chơi mà cách tổ chức khác nhau 17 85
Trò chơi thì có rất nhiều hình thức tổ chức, thông qua bảng 10 chúng ta thấyrằng đa số thầy cô dựa vào từng trò chơi mà có cách tổ chức khác nhau (85%) Một
số ít thầy cô đã dùng hình thức nhóm để tổ chức trò chơi cho HS (15%) Thầy cô rấtchú trọng hình thức tổ chức trò chơi cho HS, không phải trò chơi nào thầy cô cũng
Trang 33dùng hình thức nhóm mà tùy nội dung, cách thực hiện trò chơi cũng như nội dungbài học… để sử dụng hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm cho phù hợp GV không ápdụng riêng lẻ mà sử dụng linh hoạt các hình thức khi tổ chức trò chơi Điều nàygiúp cho mỗi HS đều được hoạt động trong môi trường tập thể Từ đó, phát huy ở
HS tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần đoàn kết, hợp tác và biết hoạt động vì lợiích chung của tập thể Mỗi em có cơ hội thể hiện được năng lực của bản thân và có
ý chí phấn đấu vươn lên Hãy nhớ chúng ta không thể khẳng định rằng phải tổ chứctrò chơi theo hình thức này hay hình thức kia mà phải tùy vào từng trò chơi cụ thể
mà tổ chức Có như vậy chúng ta mới có thể phát huy hết tác dụng của trò chơi cũngnhư khả năng làm việc, năng lực của HS trong giờ học LT&C
c Thực trạng về những khó khăn trong sử dụng trò chơi dạy học LT&C lớp 5
Với thực trạng sử dụng như trên chúng ta phần nào cũng đoán được nhữngkhó khăn GV gặp phải khi tiến hành tổ chức trò chơi cho HS Những khó khăn mà
GV gặp phải sẽ phần nào giúp cho người nghiên cứu có thể thiết kế trò chơi phùhợp với HS, khắc phục được những khó khăn hiện tại
Bảng 11 Khó khăn khi sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C
Nội dung chương trình quá nặng, không có thời
đồ dùng dạy học, phù hợp với HS mà vẫn giúp HS nắm được nội dung bài học
Bảng 12 Mức độ ghi nhớ nội dung bài học của HS sau mỗi trò chơi
Trang 34Không nhớ gì về nội dung bài học 0 0
Với kết quả của bảng 12, sẽ là điều kiện thuận lợi để thiết kế trò chơi Saumỗi trò chơi theo ý kiến của nhiều GV thì HS đều nhớ đầy đủ nội dung bài học(80%) Tuy nhiên vẫn còn 20% ý kiến cho rằng HS chỉ nhớ được vài ý cơ bản củanội dung bài học Tỉ lệ này sẽ là không nhỏ nếu GV không xem xét lại lí do tại sao?
Lí do nằm ở phía HS hay ở khâu lựa chọn và tổ chức trò chơi cho HS của GV hoặcmột lí do nào khác Nhưng theo chúng tôi thì lí do của thực trạng này nằm ở rấtnhiều mặt (GV, HS và các điều kiện khách quan khác) Khi tiến hành thiết kế nhữngtrò chơi học tập, người nghiên cứu phải đảm bảo những trò chơi đó phải phù hợpvới nội dung bài học cũng như đặc điểm của phân môn
d Ý kiến nhận xét về sử dụng trò chơi học tập trong dạy học LT&C
Theo GV On Thanh Thoại của trường Tiểu học Lê Văn Tám:
Ưu điểm: “HS tích cực trong học tập, dễ tiếp thu bài, tiết học không
nhàm chán, tiết học sinh động…”
Hạn chế: “Đôi khi lớp ồn ào vì HS tranh luận”.
Theo GV Tô Ngọc Sơn của trường Tiểu học Chu Văn An:
Ưu điểm: “Tiết học sôi động, HS hứng thú học tập, GV dễ truyền đạt
kiến thức đến HS”.
Hạn chế: “Lớp ồn GV mất nhiều thời gian cho việc tổ chức trò chơi”.
Theo GV Lê Quang Lợi của trường Tiểu học Kim Đồng:
Ưu điểm: “Tạo một tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, thoải mái nhưng đạt
hiệu quả cao”
Hạn chế: “GV có thể mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi thực
hiện tiết học”.
Trên đây là một số ý kiến của thầy cô được trích dẫn, theo đa số ý kiến thìcác thầy cô đã phản ánh rất đúng những ưu điểm và hạn chế nổi bật của trò chơi họctập Bên cạnh những điểm mạnh bao giờ cũng có điểm yếu kèm theo, và không phải
là trò chơi luôn hay, không có hạn chế của riêng nó Tuy nhiên với những ưu điểm
mà trò chơi mang lại, chúng ta thấy rằng việc vận dụng trò chơi sẽ đem lại nhiềuhiệu quả cao cho HS Nó sẽ là cơ sở để người nghiên cứu có thể thiết kế những tròchơi nhằm phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, GV sẽ
Trang 35không mất nhiều thời gian để chuẩn bị cho tiết học có trò chơi, mang lại sự hứngthú giúp HS không ồn ào và tập trung vào bài học thông qua trò chơi.
1.2.3 Thực trạng tiếp nhận trò chơi học tập của học sinh lớp 5
Thông qua câu hỏi khảo sát HS, người nghiên cứu đã có cái nhìn khái quát vềkhả năng hoạt động và năng lực tiếp nhận trò chơi của HS chưa vào loại tốt nhưngcũng đạt ở mức khá tốt Khả năng hoạt động và sự tiếp nhận TCHT của HS có hạn,đồng thời nó còn chịu ảnh hưởng bởi năng lực của GV Vì thế đòi hỏi người GVphải luôn luôn học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong dạy học Với thực trạng sau sẽ là
cơ sở để người nghiên cứu có thể thiết kế những trò chơi học tập phù hợp với HS,chương trình mới hơn…
1.2.3.1 Thực trạng về mức độ tiếp nhận trò chơi của học sinh lớp 5
HS tham gia chơi, có chú ý thì các em sẽ nhớ được GV của mình có thườngxuyên tổ chức trò chơi hay không Việc tổ chức trò chơi trong giờ học không phảilúc nào cũng thực hiện được, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan vàchủ quan khác nhau
Bảng 14: Mức độ sử dụng trò chơi học tập của GV qua ghi nhớ của HS
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng trong thực tế dạy học, số lượng GVthường xuyên tổ chức trò chơi chiếm tỉ lệ 36,84% và 57,89% GV thỉnh thoảng mới
tổ chức trò chơi 1 lần, tuy nhiên vẫn có 5,27% GV không tổ chức trò chơi nào Từ
đó thấy được vẫn còn GV chưa áp dụng trò chơi vào dạy học Lí do căn bản củathực trạng này không nằm ở GV mà là ở HS, chỉ có 9 HS chọn ý kiến này, chúng tathấy rằng nguyên nhân chỉ là do HS không tham gia nên các em không nhớ GV củamình đã tổ chức trò chơi nào Điều này cũng làm hạn chế đi tính tích cực của HStrong học tập Bù lại vẫn có rất nhiều GV thường xuyên sử dụng trò chơi
Bảng 15: Thái độ của HS
Thái độ của HS Số lượng Tỉ lệ %
Tự giác, chủ động tham gia trò chơi 169 98,83
Trang 36Tổ chức trò chơi trong học tập là công việc của GV, tuy nhiên thái độ của các
em như thế nào đối với trò chơi là vấn đề cần quan tâm Thông qua bảng số liệukhảo sát ta thấy rằng, đa số các em đều rất tự giác tham gia trò chơi, không hề có sự
ép buộc của GV (98,83%) Đây là số liệu đáng mừng cho chúng ta vì trò chơi có tổchức thành công đúng với mục đích của nó hay không thì phụ thuộc vào tính tựgiác, chủ động của HS rất nhiều Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng HS không tham giatrò chơi nào, tỉ lệ này chiếm rất ít (1,17%) Vì sao lại có tình trạng như vậy? Lí doduy nhất là một số ít cá nhân các em còn nhút nhát hoặc các em ngại đứng trướclớp… Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các em rất có ý thức trong việc sử dụng tròchơi của GV trong dạy học, các em rất hứng thú, tích cực, thể hiện hết khả năng củamình trong trò chơi Số HS không tham gia trò chơi chiếm tỉ lệ không cao nhưngcũng cần phải giúp HS hòa nhập vào lớp học, cần giúp các em hiểu rõ hơn tác dụngcủa trò chơi trong học tập để các em tích cực tham gia
Bảng 16: Mức độ tiếp nhận trò chơi
Mức độ tiếp nhận trò chơi của HS Số lượng Tỉ lệ %
Hiểu không rõ cách chơi và nhiệm vụ trò chơi 18 10,53
Nắm vững cách chơi và nhiệm vụ trò chơi 151 88,3
Không chú ý khi thầy cô phổ biến trò chơi 2 1,17
Qua kết quả thu được có 88,3% HS nắm vững được cách chơi và nhiệm vụcủa trò chơi mà thầy cô phổ biến Điều này cho thấy GV đã sử dụng và tổ chức tròchơi rất tốt Vì HS nắm được rõ cách chơi và nhiệm vụ thì kết quả thu được của tròchơi mới cao HS vận dụng đúng thì các em mới hiểu đúng nội dung bài học và nắmchắc được kiến thức qua trò chơi mà GV tổ chức Tuy nhiên vẫn còn một số HShiểu không rõ được cách chơi và nhiệm vụ của trò chơi (10,53%) Điều này giúpchúng tôi nhận thấy được một số hạn chế của GV là khi GV tổ chức trò chơi GV đãkhông nêu rõ tên trò chơi và luật chơi đến HS Làm cho một số HS còn mơ hồ vềviệc tổ chức trò chơi, kết quả học tập của các em cũng bị hạn chế Bên cạnh đó cònmột vài HS không để ý đến việc phổ biến và hướng dẫn trò chơi của GV (1,17%).Các em còn nói chuyện, làm việc riêng… nên không nắm được trò chơi và tham giasai mục đích Đây là những vấn đề còn gây trở ngại nhiều đến việc tổ chức trò chơihọc tập của GV và cần có giải pháp khắc phục
Trang 37là hạn chế mà kết thúc trò chơi các em không hiểu được nội dung gì của bài, khôngđoàn kết, hòa đồng cùng các bạn trong lớp
Trang 38biến, hay trong quá trình chơi các em không chú ý luật chơi, cách chơi và nhiều HStham gia trò chơi cho vui chứ các em không nhận thấy được thông qua trò chơi giúpcác em khai thác được nội dung bài học Trò chơi giúp các em tự khám phá ra kiếnthức, được tiếp xúc thực tế qua trò chơi do đó mà kiến thức được HS lưu giữ rất lâu
và nhớ bài ngay tại lớp
1.2.3.2 Thực trạng về mức độ hứng thú của HS lớp 5 với TCHT
Mức độ hứng thú học tập của HS cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng trò chơi học tập của GV Khảo sát ý kiến của học sinh về mức độhứng thú khi tham gia các trò chơi học tập, chúng tôi thu được kết quả sau:
Và với tỉ lệ 61,4% cho thấy rằng ở lứa tuổi các em vẫn còn thích chơi, dựa vào đặcđiểm này GV tổ chức trò chơi học tập để HS không mang nặng áp lực trong giờhọc, thông qua trò chơi tự đi tìm kiến thức GV không tổ chức trò chơi nào tronghọc tập thì HS không có được tinh thần thi đua học tập sôi nổi trong lớp mà các emchỉ biết chấp nhận kiến thức có sẵn, không được trải qua quá trình cùng nhau đi tìmkiến thức
Trang 39trong quá trình GV tổ chức trò chơi Có thể thấy rằng trò chơi đã mang lại nhiềuhiệu quả tích cực cho HS lẫn GV vì thế mà tổng mức độ rất thích và thích của các
em chiếm rất cao (98,83%) Điều này sẽ mang lại cho GV nhiều thuận lợi hơn nữakhi tổ chức trò chơi trong giờ học LT&C Có 2 HS không thích GV tổ chức lại tròchơi số lượng rất ít so với tổng số 171 HS được khảo sát nhưng đòi hỏi GV cần phảixem xét tổng thể HS khi lựa chọn cũng như tiến hành tổ chức trò chơi, để cả lớp đềuđược tham gia
HS Tiết học có vận dụng trò chơi giúp HS hứng thú, hăng hái, tham gia tích cựctrong tiết học Và giúp GV truyền đạt kiến thức đến HS một cách dễ dàng và HScũng tiếp nhận lại kiến thức một cách sâu sắc Tuy nhiên, vẫn còn một số HS cảmthấy bình thường (chiếm 19,88%) và đôi khi nhàm chán khi GV tổ chức trò chơi(chiếm 2,34%) Tổng tỉ lệ 2 ý kiến này khá cao (22,22%), điều này cho thấy vẫn còn
HS chưa hứng thú lắm với trò chơi học tập, có cũng được không có cũng được, các
em chưa tích cực tham gia vào hoạt động học tập trong tập thể Một số HS còn cảmthấy nhàm chán có rất nhiều nguyên nhân như: GV tổ chức trò chơi không đúng lúc,không phù hợp với nội dung của bài học, và đôi khi GV sử dụng trò chơi đó lặp đilặp lại nhiều lần, không thay đổi trò chơi nên đôi khi các em cảm thấy nhàm chán,
HS không thích tham gia trò chơi, không tích cực, nhút nhát Tất cả đã làm hạn chếkhả năng của HS trong tiết học, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quá trình dạy vàhọc của GV và HS Do đó, tổ chức trò chơi phù hợp, có hiệu quả là một vấn đềkhông phải dễ Mức độ thành công của trò chơi được quyết định bởi mức độ hứngthú của HS trong tiết học Đây sẽ là một tiêu chí để người nghiên cứu có thể thiết kếtrò chơi phù hợp
Trang 40Bảng 22: Nhận thức của HS về tác dụng của TCHT
Trò chơi giúp em hiểu bài hơn, nhớ
bài lâu hơn, hứng thú học hơn 166 97,08
Số lượng HS không nhận thức được cũng như nhận thức sai lệch về trò chơihọc tập mà GV tổ chức cho các em chiếm tổng tỉ lệ nhỏ (2,92%) nhưng đòi hỏi GVcần phải xem xét lại nguyên nhân dẫn đến thực trạng này Khi tổ chức trò chơi, GVcần nêu rõ tác dụng của trò chơi trong tiết học đó, bài tập đó, bên cạnh đó HS cũngcần tự tìm ra tác dụng của nó thông qua những trò chơi Đây cũng là vấn đề gây khókhăn cho GV trong việc tổ chức trò chơi, và cần phải giúp HS chủ động tiếp xúc vớitrò chơi, hiểu rõ tác dụng mà trò chơi mang lại Với tỉ lệ 97,08% chọn ý kiến tròchơi giúp HS hiểu bài hơn, nhớ bài lâu hơn, hứng thú học hơn Cho thấy HS đãnhận thức được tác dụng của trò chơi, nhờ sự hiểu biết đúng đắn của HS sẽ là yếu tốgiúp GV tổ chức trò chơi thành công và kết quả thu được rất cao Qua trò chơi HSđược tham gia trong môi trường “vừa chơi, vừa học”, giúp các em rèn luyện đượcthân thể, thoải mái, cảm nhận tiết học nhẹ nhàng, nhớ lâu kiến thức và hiểu bàinhanh chóng
có một số HS tham gia trò chơi quá hứng thú, nếu không củng cố lại thì các em sẽquên ngay kiến thức vừa được học Tuy nhiên, vẫn còn một số HS cho rằng GVkhông củng cố lại kiến thức sau mỗi trò chơi nhưng với tỉ lệ rất ít (1,75%) Số lượngnày cho thấy HS đã không chú ý đến bước củng cố cuối cùng của GV Đây là mộtvấn đề đòi hỏi GV phải thật sự quan tâm vì nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảcủa trò chơi mà GV tổ chức