Tiếng việt có nhiều phân môn. Muốn học sinh học tốt về văn cần được rèn luyện toàn diện về Tiếng việt mới trở thành học sinh khá và giỏi văn được. Vì vậy việc dạy học phân môn từ ngữ rất quan trọng, nó giúp các em hiểu, diễn dạt tư tưởng, tình cảm, hoạt động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, phong phú và sinh động hơn.
SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Tiếng việt có nhiều phân môn. Muốn học sinh học tốt về văn cần được rèn luyện toàn diện về Tiếng việt mới trở thành học sinh khá và giỏi văn được. Vì vậy việc dạy học phân môn từ ngữ rất quan trọng, nó giúp các em hiểu, diễn dạt tư tưởng, tình cảm, hoạt động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, phong phú và sinh động hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi cho rằng sự ra đời của phân môn từ ngữ ở tiểu học là cần thiết, nó chấm dứt dạy từ một cách tản mạn, không hệ thống từ các bài tập đọc. Việc dạy từ hiện nay được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động. Thông qua các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học tập mở rộng vốn từ., phát triển vốn từ, tập giải thích nghĩa của từ, tập sử dụng từ trong các khâu: Điền từ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn ngắn Qua các bài từ ngữ, vốn từ của học sinh được mở rộng, tăng cường kĩ năng giải nghĩa từ, kĩ năng dùng từ trong hoạt động giao tiếp được hình thành và phát triển. Học sinh có ý thức hơn về vấn đề từ ngữ, vấn đề hiểu từ và dùng từ trong thực tiễn nói, viết, trong học tập và giáo tiếp. Chủ trương giảng dạy từ ngữ ở tiểu học đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh làm giàu vốn từ, hình thành và phát triển ý thức, kĩ năng sử dụng từ. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào dạy tốt phân môn này để đáp ứng với vị trí vai trò của nó. Từ ngữ là một phân môn khô và khó, trong các đợt hội giảng, rất ít giáo viên đăng kí dạy tiết từ ngữ. Trong đợt hội giảng chào mừng 20-11 năm học 20… – 20… giáo viên đăng kí dạy tiết từ ngữ 2/32. Qua ví dụ trên cho thấy giáo viên rất ngại dạy tiết từ ngữ. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ 1 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 chức một tiết dạy từ ngữ sao cho đúng với yêu cầu, đặc trưng riêng của phân môn và đạt hiệu quả dạy và học cao. Theo sự đánh giá của giáo viên, một số nội dung giảng dạy được trình bày trong sách giáo khoa còn nhiều vấn đề chưa sát với học sinh và phương pháp dạy phân môn này định hình chưa rõ cho nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy. Bản thân tôi, qua 22 năm dạy học, dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và thực tế giảng dạy tôi thấy: Muốn giảng dạy tốt phân môn Tiếng việt nói chung và từ ngữ nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải có vốn từ rộng, tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, vững vàng thì mới dạy tốt môn này, đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học. Với ý nghĩa quan trọng của phan môn từ ngữ và thực trạng về phương pháp dạy - học từ ngữ ở các trường tiểu học hiện nay, tôi mạnh dạn chọn phân môn từ ngữ để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học từ ngữ ở tiểu học. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5”. II. Mục đích nghiên cứu … III. Kết quả cần đạt … IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5, đặc biệt là học sinh lớp 5A trường tiểu học THTH. - Môn nghiên cứu: Phân môn từ ngữ, tập trung vào phương pháp dạy từ ngữ cho học sinh. 2 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy đúng, hay nhất để giúp học sinh học tốt phân môn từ ngữ. PHẦN 2 - NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận nghiên cứu Học sinh ở tiểu học, vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, cần phải được bổ sung, phát triển để đáp ứng các nhu cầu học tập, giao tiếp việc dạy từ cho học sinh càng được coi là quan trọng không được bỏ qua. Việc dạy từ ngữ ở tiểu học là giúp học sinh mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, giúp học sinh luyện tập sử dụng từ ngữ trog nói, viết Những từ ngữ được dạy ở tiểu học gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động làm giàu nhận thức, mở rộng tầm mắt của học sinh, giúp các em nhận thấy vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người, dạy các em biết yêu và ghét. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc tiểu học: giáo dục con người phát triển toàn diện. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Để có biện pháp phương pháp dạy -học tốt môn từ ngữ, chúng ta hãy nhìn lại và đánh giá hiện trạng năm học. 1.Thuận lợi: Trước cải cách giáo dục, trong nhà trường việc dạy từ chủ yếu được thực hiện qua các bài văn(trong tập đọc, giảng văn ) chúng ta tiến hành dạy từ trong các bài văn. Như vậy, việc dạy từ ở đây cũng chỉ mang tính ngẫu nhiên, tản mạn không có tính chủ động, kế hoạch. 3 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Trong chương trình và sách giáo khoa cải cách giáo dục, từ ngữ được tách thành phân môn độc lập, có tiết dạy riêng. Trong chương trình và sách giáo khoa tiểu học phân môn từ ngữ có nhiệm vụ giúp học sinh hệ thống hoá vốn từ, mở rộng, phát triển vốn từ dựa vào các chủ đề, chủ điểm từ ngữ. Trên cơ sở đó, học sinh tiến hành luyện tập sử dụng từ qua các kiểu bài tập như điền từ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn ngắn Tóm lại, có thể nói từ ngữ được tổ chức dạy riêng, trong khuôn khổ của một phân môn Tiếng việt là một bước tiến đáng kể của chương trình và sách giáo khoa cỉa cách giáo dục. Bên cạnh SGK, từ năm 20 - 20 , còn có “Vở bài tạp Tiếng việt” trong đó có bài tập của phân môn từ ngữ. Vở bài tập được dùng kèm với SGK, bổ sung cho SGK và được xem là sự điều chỉnh phương pháp dạy học Tiếng việt để nâng cao giờ dạy. Trong năm học 20 - 20 các trường đều được học về vấn đề “Đổi mới SGK Tiếng việt” và từ đó đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chuyên đề dạy Tiếng việt theo phương pháp mới “Lấy học sinh làm trung tâm”, các chuyên đề “ĐỔi mới phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học”. Nhà trường còn được học văn bản của Sở về “Thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học môn từ ngữ”và tổ chức một số tiết dạy “Chuyên đề từ ngữ lớp 4”, “Chuyên đề từ ngữ lớp 5” Tất cả các điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy tốt phân môn từ ngữ. 2. Khó khăn: Trình độ học sinh không đồng đều, ít có học sinh hứng thú với môn học này. Khi hỏi ý kiến các em cho rằng môn này khô và khó. 4 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Tôi đã điều tra chất lượng đầu năm học của học sinh lớp 5A trường tiểu học THTH được thể hiện qua bảng thống kê sau: Đầu năm học 20 -20 Sĩ số Môn: Từ ngữ Giỏi Khá Trung bình Yếu 49 h/s 4 10 20 5 0% 8,1% 20,4% 40,8% 30,7% Như vậy, cho thấy chất lượng học từ ngữ còn thấp. Giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng của phân môn từ ngữ, vốn từ của giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ từ ngữ còn đơn điệu, lẹ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh. Nhiều khi giáo viên còn nặng về áp đặt, giảng khô khan. Học sinh tiếp thu bài giảng thụ động, dễ mỏi mệt, ngại học từ ngữ. Điều kiện giảng dạy của giáo viên có nhiều khó khăn. Ngoài cuốn sách giáo viên và sách học sinh các tài liêu tham khảo phục vụ việc dạy học từ ngữ hầu như không có. Đồ dùng dạy học (như tranh ảnh, vật thực và các đồ dùng học tập khác dùng để dạy về nghĩa của từ)còn ít. Một số câu hỏi, khái niệm trong SGK còn xa lạ với học sinh (chủ đề các dân tộc trên đất nước ta ) hoặc ít nhiều trừu tượng không gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em (chủ đề: truyêng thống dân tộc – nhân dân lao động )có bài tập xuất hiện nhiều gây tâm lý nhàm chán, đơn điệu (bài tập 5 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 “Điền từ vào chỗ trống”). Việc tách ra thành hai bài gần nghĩa và cùng nghĩa theo tôi là khó dạy và không cần thiết. Tất cả những nguyên nhân đó nảy sinh tâm lý ngại dạy - học phân môn từ ngữ. Vậy chúng ta phải dạy - học phân môn từ ngữ như thế nào? III. Mô tả nội dung Chương trình và sách giáo khoa dạy học từ ngữ ở bậc tiểu học thể hiện tính thực hành rất rõ. Ở lớp 5 chương trình sách giáo khoa thiết kế hai kiểu bài dạy - học cơ bản: Kiểu bài lí thuyết về từ và kiểu bài thực hành từ ngữ theo chủ đề. Trong đó kiểu bài thực hành từ ngữ theo chủ đề chiếm vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung giảng dạy về từ ngữ. Cụ thể số bài thực hành chiếm hơn một nửa số tiết từ ngữ ở lớp 5. Tôi xin trình bày phương pháp giảng dạy từng kiểu bài. 1. Kiểu bài lý thuyết về từ. 1.1. Nội dung: Số bài lý thuyết về từ là 12, trên tổng số 33 bài từ ngữ cả năm học. Về nội dung, các bài lý thuyết giới thiệu cho học sinh lớp 5 một số vấn đề về cấu tạo từ Tiếng việt (từ đơn, từ ghép, từ láy) về nghĩa của từ và sự phân loại các từ về mặt nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, từ cùng nghĩa, từ gần nghĩa, từu trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa ). Về cấu tạo các bài lý thuyết về từ trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 5 gồm 3 phần: Phần I – Bài đọc: Nêu các ví dụ mẫu là đoạn văn, đoạn thơ, câu văn, câu thơ trong đó chứa các từ cần dạy, từ đó nêu các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, từng bước dẫn dắt học sinh tới khái niệm cần học. 6 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Phần II – Bài học: Nêu định nghĩa một số khái niệm lí thuyết về từ, những kiến thức cần dạy cho học sinh, kèm theo các ví dụ minh hoạ. Phần III - Luyện tập: Nêu một số bài tập giúp học sinh thực hành luyện tập nhằm củng cố những tri thức lí thuyết vùa học và vận dụng lí thuyết ấy vào hoạt động nói, viết. Các trình bày trên rất phù hợp với đặc điểm nhận thức tư duy của học sinh tiểu học. 1.2. Phương pháp: Với những kiểu bài này tôi có những phương pháp dạy như sau: * Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ mẫu sau đó giúp học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Trước khi cho học sinh đọc ví dụ mẫu để phân tích, tôi thường giới thiệu xuất xứ, tác giả, nội dung chính của đoạn thơ, đoạn thơ Ví dụ khi dạy bài “Các dạng từ láy” (Tiết 7 – trang 85 – TV tập 2). Tôi giới thiệu cho học sinh thấy: Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại văn hào Nguyễn Du, nói về cảnh gia đình Thuý Kiều - một người con gái tài sắc gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và bắt đầu một cuộc sống “Ba chìm bảy nổi”với bao đắng cay, tủi hờn Hay khi dạy bài “Nghĩa của từ” (tiết 20 – trang 75 – TV lớp 5 tập 2). Tôi giới thiệu xuất xứ bài thơ: ở lớp 4 các em đã được học bài ca dao cổ “Đi cấy”, để có được hạt thóc, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi, với sự vất vả của những tháng ngày “một nắng hai sương”. Ta “gặp” lại bài thơ trong giờ từ ngữ hôm nay để thấy được cái hay trong cách dùng từ Việc giới thiệu này tôi chỉ làm nhanh trong vòng 1 phút nhưng tôi thấy học sinh hiểu rõ ví dụ mẫu, đồng thời hướng sự chú ý của học sinh vào bài học. Khi giới thiệu tôi chú ý nói hay, diễn cảm để lôi cuốn học sinh. Sau đó tôi gọi một học sinh khá đọc diễn cảm 7 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 đoạn thơ, đoạn văn đó, cả lớp đọc thầm theo. Trước đó tôi giao nhiệm vụ : Khi đọc thầm, các con lấy bút chì gạch chân dưới nhũng từ láy hay từ “trông” Giờ học Tiếng việt cần vui vẻ, nhẹ nhàng, thiết thực, gây được hứng thú cho học sinh, mở ra những điều mới mẻ cho học sinh Chính là bắt đầu từ khâu này. Tiếp đó tôi đặt các câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài, câu hỏi này mang tính dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời theo đúng yêu cầu đặt ra. Ví dụ trong bài “từ đơn - từ ghép - từ láy” (tiết 1 – trang 76 – TV lớp 5).Tôi cho học sinh đối chiếu các từ đơn có trong đoạn thơ: ai, yêu, các, bằng, bác, cháu với từ ghép là những từ in nghiêng: nhi đồng, cố gắng, thi đua, xứng đáng. Và rút ra nhận xét. Từ đơn chỉ có một tiếng, từ ghép thường có hai tiếng. Từ đó học sinh dễ dàng trả lời được câu hỏi: Các từ in nghiêng trong bài thơ có gì khác với các từ đơn? Sau đó tôi cho học sinh đối chiếu các từ láy với nhau để nhận xét đặc điểm về hình thức của các tiếng trong từ láy. Học sinh sẽ nhận xét thấy các từ láy này đều có hai tiếng, giữa hai tiếng đó có một bộ phận âm thanh giống nhau( ngoan ngoãn), hoặc giống nhau hoàn toàn( xinh xinh). Học sinh sẽ trả lời được câu hỏi: Các từ in đậm trong đoạn thơ có đặc điểm gì giống nhau? Qua việc phân tích ví dụ học sinh đã phát hiện được khái niệm cần nghiên cứu trong bài. Giáo viên dễ dàng khái quát thành các kiến thức học sinh cần nhớ. * Bước 2: Hướng dẫn học sinh hiểu và nắm được nội dung bài học. Tôi hướng dẫn học sinh tự rút ra những kết luận , tự xây dựng các định nghĩa về khái niệm. Để thực hiện được yêu cầu trên tuỳ theo nội dung, tôi đặt ra một số câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời. Cần phối hợp nhịp nhàng giữa đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh trả lời, giảng và gi bảng. Ví dụ khi dạy bài: Từ tượng 8 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 thanh( tiết 12_trang 95 _ TV5 tập 1) tôi đã hỏi học sinh: Thế nào là từ tượng thanh? Học sinh trả lời _ giáo viên sửa _ ghi bảng ( Từ mô phỏng tiếng người , loài vật hoặc các tiếng động gọi là từ tuợng thanh). Lấy những từ tượng thanh mô phỏng tiếng người? (Oa, oa, thì thào, the thé, sang sảng, khúc khích ) . Lấy ví dụ từ tượng thanh mô phỏng tiếng loài vật (Meo meo, ăng ẳng, líu lo, be be, ). Từ tượng thanh mô tả tiếng động (loảng xoảng, thình thịch, lách cách, lộp độp ). Sau đó cho vài học sinh đọc để nhớ khái niệm và cho thêm ví dụ. Dạy bài “Nghĩa của từ” tôi đặt câu hỏi: Thế nào là nghĩa đen? (nghĩa vốn có của từ). Thế nào là nghĩa bóng? (nghĩa được hiểu rộng ra từ nghĩa đen). Từ những ví dụ về nghĩa bóng em có nhận xét gì? (Mỗi từ Tiếng việt có thể có một hoặc nhiều nghĩa bóng). Dạy bài “Từ đơn, từ ghép, từ láy” tôi nêu một số câu hỏi: Từ như thế nào gọi là từ đơn? Trong bài thơ “Thư trung thu” của Bác Hồ, có những từ nào là từ đơn? Kể ra những từ đơn chỉ các đồ vật trong phòng học này? Từ như thế nào được gọi là từ ghép? Trong bài “Thư trung thu” những từ nào là từ ghép? Kể ra những từ ghép nói về việc học tập? Từ như thế nào gọi là từ láy? Tìm một số từ láy nói về đức tính tốt của người học sinh. Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập. Loại bài tập này dùng vào việc thực hành luyện tập của học sinh, giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết và vận dụng ấy vào hoạt động nói và viết. Ở phần này tôi luôn gợi ý dẫn dắt học sinh cách làm chứ không làm thay hoặc phó mặc học sinh. Tôi thường gọi 1,2 em đọc to rõ ràng yêu cầu của bài tập để cả lớp cùng nghe, tôi hướng dẫn học sinh lần lượt xác định từng yêu cầu của bài tập.Ví dụ bài tập” Tìm 4 từ láy đôi dùng để tả cảnh vật 9 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 thiên nhiên. Đặt câu có nội dung miêu tả cảnh vật thiên nhiên đó.” TV5-Tập 1- trang 87) Tôi gợi ý: Yêu cầu thứ nhất: tìm 4 từ láy đôi- nên tìm 4 kiểu từ láy đã học dùng để tả cảnh thiên nhiên(ví dụ ồn ào, rập rờn, lăn tăn, lồng lộng ) tôi gợi ý tiếp: em tưởng tượng đến màu sắc, âm thanh, dáng vẻ gắn liền với những chi tiết trong cảnh vật, từ đó sẽ tìm được từ láy đôi. Ví dụ: bầu trời cao lồng lộng, Mây trắng nhởn nhơ, Mặt hồ gợn sóng lăn tăn, chim chóc ríu rít, ong bướm rập rờn Yêu cầu thứ 2, đặt 4 câu tách biệt cũng được, nhưng tốt nhất là 4 câu cùng tập tru ng vào tả một cảnh thiên nhiên nào đó. Đối với bài” Dùng từ đặt câu theo nghĩa đen, nghĩa bóng.” Trước hết tôi xác định cho học sinh nghĩa đen của từ, rồi từ nghĩa đen xuy ra nghĩa bóng. Danh từ “ nhà” ( nghĩa đen: chỉ ngôi nhà có mái, tường dùng để ở, nghĩa bóng: gia đình.) Động từ “đi”: nghĩa đen : sự di chuyển bằng chân của người hay động vật, nghĩa bóng: đi bộ, chuyển công tác đi, đi mất Tính từ “ ngọt’ : nghĩa đen: vị ngọt của đường, hoa quả, nghĩa bóng: nói ngọt, rét ngọt Từ gợi ý như vậy học sinh đã tìm được những câu văn hay: - Mái nhà tôn cũ nhưng cũng đủ che nắng che mưa. ( Nhà với nghĩa đen.) - Hè vừa qua, cả nhà con đi tắm biển ở Vũng Tàu .( Nhà với nghĩa bóng.) - Nó đi còn tôi thì chạy.( Đi với nghĩa đen.) - Những đàn chim bay đi tránh rét.( Đi với nghĩa bóng) - Quả cam này rất ngọt.( Ngọt : nghĩa đen). - Trời hôm nay rét ngọt. ( Ngọt: nghĩa bóng.) Cuối cùng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của học sinh.Tôi đã sử dụng nhiều hình thức: Sử dụng các ví dụ mẫu đã cung cấp, lời 10 [...]... THTH Họ và tên: ………………………………………… Lớp 5A PHIẾU HỌC TẬP MÔN TỪ NGỮ Tiết 7: Các dạng từ láy Bài 1: ………………………… a Tìm từ láy đôi và từ láy ba của môic từ đơn sau: Từ đơn Xinh Từ láy hai tiếng Từ láy ba tiếng 16 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Xốp b Tìm từ láy tư của mỗi từ láy đôi sau: Từ láy hai tiếng Từ láy 4 tiếng Mênh mông Vội vàng Bài 2: Tìm từ láy... hiểu nghĩa của từ và gợi ý cho học sinh khi nào ta có thể sử dụng một trong các từ trên Từ đó học sinh mới đặt câu tốt được Còn ở bài tập: Hãy chọn từ thích hợp : ( cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô) điền vào chỗ trống: Mặt hồ gợn sóng 13 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Sóng lượn tren mặt sông Sóng biển xô vào bờ Tôi gợi ý như sau: Bốn từ cho trên là những từ gần nghĩa: Muốn... nhân dân” (trang 82-83), bài Từ gần nghĩa” (trang 85) , Từ cùng âm khác nghĩa” (trang 94 95) 15 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Có bài tôi sử dụng ảnh sưu tầm được: bài “Truyền thống dân tộc” với các di tích lịch sử (Đền Hùng, gò Đống Đa, Văn Miếu, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh) (trang 78), bài “Chim chóc” (tiết 15) ảnh: vịt, gà, ngan Khi giảng từ “hoa hồng” (tiết 16 – Bài... lượt xác định yêu cầu của bài tập Ví dụ bài “ Nhân dân lao động” ( tiết 25- trang 87-tv tập 2), bài tập 4: So sánh nghĩa của từ: tiên tiến, suất sắc, ưu tú Những từ đó là từ cùng nghĩa hay 12 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 gần nghĩa Tôi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của và nhắc học sinh nhớ lại từ gần nghĩa hay cùng nghĩa Sau đó giúp học sinh hiểu người lao động tiên... đúng ta phải nắm được ý nghĩa riêng của từng từ rồi đặt nó vào ô trống sao cho đúng ý nghĩa Sau đó tôi hay hỏi học sinh nghĩa của từng câu để học sinh tự kiểm tra xem mình đã làm đúng chưa Có thể hướng dẫn học sinh dựa vào chủ đề từ ngữ đang học, khả năng nhớ lại các thành ngữ, tục ngữ này 14 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập, tôi sử... KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Học sinh lớp tôi đã thích giờ học từ ngữ, vốn từ học sinh ngày một giàu hơn, học sinh đã biết dùng từ đúng cách, làm trong sáng, làm đẹp vốn từ cho các em Từ đó đã rèn luyện cho các em kỹ năng sử dụng từ trong lời nói, lời viết của học sinh Điều đó đã đựơc thể hiện ở chất lượng cuối năm học 20 – 20 như sau: Cuối năm học 20 Sĩ số Môn: từ ngữ -2006 49.. .SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 giải mẫu của minh cho học sinh đối chiếu bài làm hay gọi học sinh lên bảng làm, gọi học sinh chữa miệng, đổi chéo vở cho nhau Từng bước hình thành cho học sinh ý thức, thói quen và năng lực tự phát hiện, tự sửa chữa các lời trong phần bài giải của mình 2 Kiểu bài thực hành từ ngữ theo chủ đề 2.1 Nội dung: Các baì từ ngữ theo... đội ) Các đơn vị bộ đội thường làm nhiệm vụ gì? ( Canh gác, luyện tập , trực ban , trực chiến , trinh sát ) Bài” Các dân tộc trên đất nước ta ” ( tiết 27- trang 90-TV5 tập 2) Hỏi học sinh: 11 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Kể tên các dân tộc trên đất nước ta mà em biết ? ( Kinh, Tày, Nùng, Thái , Dao, Mường, HMông, Bana ) Ở vùng miền núi phía Bắc, làng còn gọi là gì?... của một người: Đặt câu với mỗi từ láy đó: Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) có dùng từ láy đôi để tả cảnh thiên nhiên: Củng cố bài, tôi đưa một bài thơ (Tự sáng tác) và bài văn để học sinh nắm chắc và nhận dạng từ láy Tìm các dạng từ láy trong đoạn thơ, đoạn văn sau: 17 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM... luyện tập gồm các bài tập dạy nghĩa, hệ thống hoá và giúp học sinh luyện tập sử dụng từ ngữ 2.2 Phương pháp: a Dạy mục “ từ ngữ ”: Ở lớp 5 có nhiều từ ngữ hơn, phạm vi từ ngữ cũng rộng hơn, tương ứng với các chủ đề cũng phong phú hơn lớp 2,3,4 Khi dạy tôi dùng một số câu hỏi hướng dẫn học sinh hệ thống hoá cá từ ngữ theo chủ đề Ví dụ bài “Quân đội nhân dân” ( tiết 23- trang 82- TV5 tập 2.) Hỏi học sinh: . trường tiểu học THTH. - Môn nghiên cứu: Phân môn từ ngữ, tập trung vào phương pháp dạy từ ngữ cho học sinh. 2 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - Mục đích nghiên cứu:. việc dạy từ ngữ: Đạy đúng đặc trưng bộ môn. Giờ dạy của tôi không khô khan, nặng nề. 19 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Học sinh lớp tôi đã thích giờ học từ ngữ,. nhân dân” (trang 82-83), bài Từ gần nghĩa” (trang 85) , Từ cùng âm khác nghĩa” (trang 94- 95) . 15 SKKN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 Có bài tôi sử dụng ảnh sưu tầm