1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng

32 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 47,19 KB

Nội dung

Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh A. phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Người Việt Nam dù đi đâu nhưng tâm hồn vẫn hướng về cội nguồn “Cây đa, giếng nước, sân đình’’ là nơi người ta được cởi tấm lòng, vì lẽ đình làng là công trình kiến trúc cổ truyền mang những đặc điểm của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trong sáng độc đáo, tính dân tộc phong phú đậm đà sắc thái dân gian ít chịu ảnh hưởng của ngoại lai hơn tất các loại hình nghệ thuật ở Việt Nam được xây dựng trong x• hội phong kiến xưa. Hầu như ở mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ, nó là sản phẩm chung của cộng đồng, do tất cả các thành viên góp công tạo dựng nên. Bởi vậy đình làng là mối quan tâm, là niềm tự hào của mọi người trong làng. Vì thế, ngôi đình làng càng to càng đẹp bao nhiêu càng chứng tỏ làng đó giầu có và phúc đức.Do đó, dù nghèo đói, dù phải ở nhà tranh vách đất, nhưng mọi người dân đều cố gắng góp tiền của, công sức, để cùng nhau xây dựng cho được một ngôi đình khang trang đẹp đẽ, ngôi đình trở thành bộ mặt cho cả làng, nó gắn chặt với đời sống tinh thần của cả cộng đồng. Cũng vì vậy, ngôi đình trở thành bộ phận dường như không thể thiếu trong cấu trúc tổng thể của bất cứ một làng quê lâu đời nào ở Việt Nam. Đình làng là nơi sinh hoạt, hội họp, vui chơi của cả cộng đồng làng…Những sinh hoạt của tình làng nghĩa xóm, tạo nên mối giao cảm gắn bó chung giữa những thành viên trong một cộng đồng. Đặc biệt, Đình cũng là một công trình, nơi biểu đạt tư tưởng tình cảm, những rung động của người thợ, những nghệ sĩ dân gian thể hiện cuộc sỗng muôn vẻ của làng quê thông qua nghệ thuật chạm khắc. 1 1 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Mặc dù đình xuất hiện từ sớm trong lịch sử nhưng chạm khắc dân gian ở trong các ngôi đình chỉ thực sự rực rỡ trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII với không chỉ hành loạt tác phẩm đắc sắc và phong phú về đề tài mà còn thể hiện về ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn. ở đó người nghệ sĩ dân gian đ• gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình, ngoài những mảng hoa văn như một sự kế tiếp truyền thống trước đó, những đề tài như loài vật, thảo mộc…đặc biệt là hình tượng con người với những sinh hoạt đời thường đ• thực sự trở thành những tác phẩm chạm khắc có giá trị, đóng góp to lớn vào kho tàng nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộ. Nó là sự kết tinh, thăng hoa của người nghệ sĩ dân gian trong khả năng biểu cảm thẩm mỹ một cách có ý thức trong cách xây dựng những đề tài sinh động của cuộc sống. Dù trau chuốt trong nét chạm hay sự mộc mặc khoẻ khoắn …tất cả chỉ nhằm nắm bắt hiện thực một cách sống động nhất, gần gũi nhất và nói lên nhiều nhất cái ý, cái tình của mình được thể hiện trong các bức chạm khắc. Bản thân tôi hiện đang là sinh viên Sư phạm Mỹ thuật, khi nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật dân tộc tôi nhận thấy mảng chạm khắc đình làng có những giá trị văn hoá, lịch sử vô cùng to lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo rất cần được gìn giữ và phát triển. Với việc sáng tác mỹ thuật thì sự học hỏi phong cách tạo hình, sắp xếp bố cục, cách tạo không gian, tả hình khối rất bổ ích cho sinh viên trong việc tìm hiểu tiếp thu nghệ thuật của cha ông. Đối với công tác giảng dạy mỹ thuật, đem những kiến thức của mình giúp cho học sinh say mê, tìm hiểu, học hỏi mỹ thuật dân tộc nói chung và nghệ thuật chạm khắc đình làng nói riêng là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em không quên cái hồn của cha ông, cái tinh tuý của dân tộc. 2 2 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Xuất phát từ những suy nghi trên, tôi mạnh dạn lấy tên đề tài là “tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng”. 2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu - Giúp bản thân cảm nhận, nhìn nhận một cách đúng đắn về tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. - Hiểu biết, tiếp nhận giá trị hồn nhiên trong chạm khắc đình làng nhằm nâng cao chất lượng thực tế sáng tác mỹ thuật cũng như trong giảng dạy mỹ thuật. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ được tính hồn nhiên chạm khắc đình làng và khẳng định chạm khắc đình làng có giá trị to lớn, là nguồn cảm hứng cho các hoạ sĩ Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Tính hồn nhiên trong chạm khắc đình làng qua một số bức chạm khắc tiêu biểu ở các đình làng miền Bắc. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung vào một số đình làng tiêu biểu từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Vĩnh Phúc, nơi hiện nay còn có những ngôi đình được coi là cổ nhất và có nhiều giá trị nghệ thuật nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu qua tài liệu - Nghiên cứu thực tiễn làm sáng tỏ vấn đề - Đánh giá,phân tích rút bài học kinh nghiệm 5. Đóng góp của đề tài 3 3 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh - khẳng định tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng của người Việt. Có khả năng thâm nhập tâm tư tình cảm người dân mỗi làng quê và vẫn còn nguyên tác dụng của nó trong sáng tạo ngày nay. - Góp phần bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu và giảng dạy bộ môn mỹ thuật. 7. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 2 chương. Chương 1: Đình làng trong đời sống của người Việt Chương 2: Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng B. phần nội dung Chương 1 Đình làng trong đời sống của người Việt 1. 1. Nguồn gốc và chức năng của đình làng 1.1.1. Nguồn gốc: Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Đó là nơi thờ Thành Hoàng làng (vị thần bảo trợ của làng ).Vào mỗi dịp lễ tết, đình trở thành trung tâm văn hoa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hoá tích luỹ từ đời này qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất. Đình “Đình Bảng” (Từ Sơn, Bắc Ninh) “Đình” theo nghĩa Hán tự là một ngôi nhà để chú ngụ, nghỉ tạm. Theo một số nhà nghiên cứu, từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam là vào thế kỷ thứ 4 4 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh II đến thứ III.Tuy nhiên giả thiết này còn thiếu cơ sở khoa học. Thời nhà Trần đình với tư cách là trạm nghỉ chân đ• được nghi trong Đại việt sử ký toàn thư “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước ta phàm chỗ nào có đình trạm đều phải đặt tượng phật để thờ”. Thời nhà Mạc, từ chức năng ngôi nhà công cộng, đình trở thành công trình đa chức năng. Nó là nơi thờ thành Hoàng Làng và là nơi hội họp của làng x•. Điều này đ• được các nhà trong và ngoài nước ghi nhận, người đầu tiên khái quát tên là M.Giran “Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng và là một ngôi nhà chung cho sinh hoạt cộng đồng. Nơi đây thường diễn ra các cuộc hôi họp của các hương l•o, chức sắc trong làng về việc công, hoặc phân sử kiện tụng, đồng thơì là nơi cúng lễ. Có thể nói nơi đ• xảy ra hết thảy các hoạt động của cuộc sống, x• hội người Việt” Đình đ• xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Thời Mạc đ• xây dựng nhiều ngôi đình có quy mô lớn như đình Thổ Hà, Lỗ Hạnh- Bắc Giang, đình Tây Đằng –Hà Tây…sang thời Lê Trung Hưng xuất hiện nhiều ngôi đình nổi tiếng khác: đình Cao Thượng- Bắc Giang, đình Cổ Mễ, Phù Lao – Bắc Ninh, đình Ngọc Cảnh – Vĩnh Phúc…Các đình ở thế kỷ này có nhiều giá trị nhân văn về kiến trúc và điêu khắc. Tới thế kỷ thứ XVIII việc xây dựng đình có nhiều giảm sút nhưng vẫn có những ngôi đình được xây dựng với quy mô lớn như đình Hồi Quan, đình Đình Bảng. 1.1.2. Chức năng: Là một thiết chế văn hoá tín ngưỡng tổng hợp, theo các nhà nghiên cứu đình làng có 3 chức năng:Tín ngưỡng – Hành chính – Văn hóa. * Chức năng tín ngưỡng. 5 5 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ phụng là Thành Hoàng làng, vị vua tinh thần, vị thần hộ mệnh của làng. Đình Phù Lưu (Bắc Ninh) Nguồn gốc của Thành Hoàng làng cũng rất phức tạp. Trước hết là những vị thần tự nhiên (thiên thần hay nhiên thần) được thờ ở rất nhiều đình làng . Các vị thần này đều được “khoác áo” nhân thần với các tiểu sử rất thế tục. Được thờ khá phổ biến là Sơn tinh và Thuỷ thần. Loại Thành Hoàng thứ hai là các nhân thần . Các nhân vật lịch sử như Lý Bí, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo …Chiếm số đông trong các nhân thần là những người ít nổi tiếng hơn như quan lại, Nho sĩ và đặc biệt là các bộ tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng. Những vị thần này thực ra là những nhân vật truyền thuyết có tính “giả lịch sử” hơn Loại Thành Hoàng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa như tục thờ cây thờ đá thời nguyên thuỷ. Thành Hoàng làng còn có thể là những người xuất thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần. Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta thờ các tổ làng nghề, được gọi là “tiên sư” * Chức năng hành chính. Đình làng thực sự trở thành trụ sở hành chính của làng,còn được gọi là “nhà việc”, nơi mọi việc thuộc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó, từ việc xét xử các việc tranh chấp phạt vạ, khao vọng, đến thu tô, thuế, việc bắt lính, thu dịch … Các làng đều có hương ước riêng với nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, các hương ước thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau: 6 6 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh - Những quy ước về ruộng đất: Việc phân cấp công điền, công thổ theo định kỳ và quy ước về việc đóng góp (tiền và thóc) - Quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy tu đê đập, cấm lạp sát trâu bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa b•i… - Những quy ước về tổ chức x• hội và trách nhiệm của các chức dich trong làng. Việc xác định trách nhiêm của các chức dịch nhằm hạn chế họ lợi dụng quyền hành và thế lực để mưu lợi riêng. - Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng. Đó là những quy ước nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm,dòng họ, gia đình, láng giềng…được duy trì tốt đẹp. Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộng công vào việc sửa chữa hoặc xây dựng đình, chùa, đền, quy định về thể lệ tổ chức lễ hội, khao vọng, lễ ra làng, lễ nộp cheo… * Chức năng văn hóa. Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cả làng. “Cây đa, bến nước, sân đình” đ• đi vào tâm hồn những người dân quê. Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa diễn ra ở đình là lẽ hội. Làng vào hội cũng có nghĩa là làng vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng. Những lễ hội truyền thống được dân làng thường xuên tổ chức vào các dịp lễ hội như: lễ hội xuống đồng, lễ hội mừng cơm mới, lễ cầu phúc… và cùng với những lễ hội này là những trò chơi cổ truyền nhằm biểu dương và ca ngợi tài trí của con người như: đánh cờ,đấu vật, kéo co, đấu đáo,đá cầu, làm xiếc, đua thuyền…Đây là những sinh hoạt văn hoá lành mạnh mang rõ dấu ấn bản sắc dân tộc và mỗi vùng đều có một bản sắc riêng như hội pháo ở làng Đồng Kỳ- Bắc Ninh, hát quan họ ở một số 7 7 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh đình làng Bắc Ninh, bơi chải ở các đình làng dọc triền sông… 1.2. Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc đình làng. 1.2.1. Kiến trúc của ngôi đình trong tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống Việt Nam. Đình làng là gương mặt của nền kiến trúc mà không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Vịêt Nam nghèo nàn thời quân chủ, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc. Kiến trúc đình làng phát triển với sự đóng góp của quần chúng nhân dân và thực sự trở thành những công trình đầu tư sáng tác tập thể trong thi công kiến trúc và trang trí nội thất bên trong.Kiến trúc đình làng với đặc trưng cân bằng, ổn định và linh hoạt là hệ quả của thế ứng xử của cư dân đồng bằng Bắc Bộ đối với môi trường vừa chế ngự, hạn chế sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển. Hướng đình rất quan trọng, người ta tin rằng hướng dựng đình ảnh hưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cuả cả làng. Đình thường được dựng trên b•i đất cao ráo, bằng phẳng rộng r•i và được xây dựng gần khu đông dân cư. Kiến trúc đình làng là công trình to lớn nhất ở làng, nhưng nó không vượt trội, phá vỡ cảnh quan xung quanh Ngôi đình là nơi con người tìm thấy sự gắn bó, hoà điệu với thiên nhiên, cũng như tìm thấy sự đồng cảm của con người với con người . Xét về mặt tổng thể trước đình làng luôn là ao đình(tròn hoặc bán nguyệt), tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ .đây là yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của đình làng. Các cây cối cổ thụ 8 8 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh thường được trồng phia sau và hai bên sân đình kết hợp với kiến trúc của ngôi đình tạo nên tính đăng đối. Tính đăng đối của đình cũng tác động đến cảm giác, tạo sự ổn định, bền vững, thể hiện nhu cầu thường ngày của cư dân nông nghiệp. Đình Tây Đằng - Hà Tây (cũ) -Đình kiến trúc theo dạng chủ yếu là chữ nhất, chữ tam, chữ đinh, chữ công. Hệ thống kết cấu gỗ, cột và bẩy, liên kết với mộng, tạo thế cân bằng vững chắc cho kiến trúc đình.các hàng cột lớn được kê lên trên hòn đá tảng không cần móng. Cột trong kiến trúc đình Việt Nam đều được làm bằng gỗ nguyên cây, không có cột nối, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau đồng thời người ta có thể xoay hướng đình mà không cần tháo gỡ. Toà đình đại đình của đình thường là một căn nhà lớn lợp ngói,mũi kiểu bốn mái xoè rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tầu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc của bốn đầu đao cong vút như nâng các mái bay bổng.Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tầu hộp hay giả tầu của nền kến trúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế. Kiến trúc đại đình có nét chung của nền kiến trúc gỗ Phương Đông, dựa trên sự liên kết của các bộ vì, kèo. Sức nặng của toà nhà do cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy, tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió b•o. Tuy nhiên, khác với các dân tộc khác, kiến trúc đình làng Việt ban đầu là một không gian mở, mỗi khi làng có viêc, cửa bích bàn bốn mặt đình được dùng làm bàn tiệc, khiến bốn mặt đình 9 9 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh càng trở nên thông thoáng. ỏ đình làng, chúng ta rất rễ nhận ra hầu hết các thành phần kiến trúc đều được chạm khắc trang trí trên các vì kèo, đầu bẩy, đầu dư, ván nong, cốn…. Trang trí đình làng lấy gian giữa làm trung tâm nên được chạm khắc hình các vật như chúng ta vẫn thường thấy ở mỹ thuật cổ điển phong kiến Việt Nam như Long –Ly- Quy- Phượng, các loại hoa lá được cách điệu cao như Tùng- Cúc – Trúc- Mai…có thể nói gian giữa của đình được trang trí bằng lối mỹ thuật chính thống song có một nét riêng là rất gần gũi với người dân lao động. Từ gian giữa toả ra các gian bên là thường thể hiện những đề tài sinh hoạt của người dân có tính chất thoải mái, tự do và cả những những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc thời phong kiến. Tất cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho cấc thế hệ mai sau hiểu và cảm được không khí sinh hoạt của cộng đồng làng x• thời xưa. Đồng thời là bản sắc của nền kiến trúc Việt Nam- một bản sắc văn hoá và lịch sử sâu sắc nhất. 1.2.2. Nghệ thuật chạm khắc đình làng ở làng x• của Việt Nam đình làng là nơi bảo lưu nhiều vốn nghệ thuật dân gian của dân tộc ta. Kiến trúc sư Trọng Hồi đ• nói trong trương trình “những sắc mầu không gian” “Đình làng là một bảo tàng sống của thời đại” Đề tài phản ánh trong điêu khắc đình làng rất phong phú nhưng mỗi đình không thấy sự lặp lại, mỗi ngôi đình là một phong cách, mỗi bức chạm khắc là một độc bản, cũng một đề tài: Tùng, Cúc, Trúc, Mai …nhưng mỗi đình lại thể hiện khác nhau Ngoài những cảnh sinh hoạt quen thuộc của người dân như mời rượu, đánh cờ, đấu vật, trẻ củi, gánh con trong thúng, làm xiếc trèo thuyền, trai gái đùa vui…nhiều ngôi 10 10 [...]... 26 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Chèo thuyền Đình Hương Canh -Vĩnh Phúc C Kết Luận Đình làng lớn nhất là đình làng ở miền Bắc là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam Trong lịch sử điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, ở đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu lại biểu hiện hết mình như ở đình Nghệ thuật chạm khắc đình làng là một loại hình nghệ. .. làng 7 1.2.1 Kiến trúc của ngôi đình trong tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống Việt Nam 7 1.2.2 Nghệ thuật chạm khắc đình làng 10 Chương 2: Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng 13 2.1 Về đề tài 13 2.2 Về bố cục 14 2.3 Hình khối 16 2.4 Xây dưng nhân vật 17 2.5 Kỹ thuật chạm khắc 19 2.6 Phản ánh cái cảm cái thấy 20 2.7 Không gian, ánh sáng 21 2.8 Sự ảnh hưởng của giá trị chạm khắc đình làng. .. đình Bộ mái đình lớn có tác dụng điều hoà khí hậu không gian đình, để ánh sáng tran hoà bên trong luồn lách, phản chiếu và làm nổi rõ những mảng chạm khắc trên các cấu kiện của kiến trúc, đồng thời tạo ra sự gắn bó giữa thiên nhiên trong nghệ thuật chạm khắc vơI thiên nhiên xung quanh ngôi đình 21 21 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Do ánh sáng của đình làng là ánh... thành mặt hàng mỹ nghệ tinh 23 23 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh luyện) Mà rụt rè, nhút nhát và tinh xảo của mỹ nghệ thì nghệ thuật không chấp nhận! Trong điêu khắc đình làng, phải thừa nhận kỹ thuật chạm khắc khá hoàn hảo Song ở đây ta không hề thấy sự phô diễn kỹ thuật Cái tinh khéo ở đây hòa hợp trong cái thô mộc Cái duyên cái đẹp lại chính ở trong cái tưởng... những nét đẹp trong điêu khắc đình làng sẽ có tác động tốt cho việc sáng tạo ra những tác phẩm hội hoạ Cũng như điêu khắc hiện đại 25 25 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Một số bức chạm khắc ở đình làng miền Bắc Đấu vật Đình Phù L•o- Bắc Giang Người múa Đình Thổ Hà- Hà Bắc Người múa Đình Thổ Hà- Bắc Giang Săn bắn Đình Ngọc Canh – Vĩnh Phúc Uống rượu Đình Ngọc Canh... nó cũng gần như thế 2.8 Sự ảnh hưởng của giá trị chạm khắc đình làng với Mỹ thuật hiện đại 22 22 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đ• khẳng định khi ông viết “về tài năng mỹ thuật trẻ”: “cái mới, cái đẹp trong nghệ thuật chỉ ra đời trên cơ sở truyền thốngvà tinh hoa nghệ thuật Với tính chất vừa độ, không thái quá về số lượng cũng... và mộc mạc trong thủ pháp… Tất nhiên chạm khắc đình làng là chạm khắc đình làng, hội họa là hội họa Song chạm khắc đinh làng có gì đó tương đồng về sự hồn nhiên ấy trừ độ tuổi, tâm lý, thời gian, không gian Có chăng là mạch giống nòi thẩm thấu tự nguyện đến vậy? Tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc đình làng là một công việc hết sức bổ ích và lý thú cho những người làm nghệ thuật tạo hình nhất là giáo viên... bức chạm cũng toát lên vẻ đẹp dung dị hồn nhiền, vẻ đẹp đó được thể hiện ở một số yếu tố sau: 13 13 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh 2.1 Về đề tài Đề tài phản ánh trong điêu khắc đình làng rất phong phú và vị trí để thể hiện các đề tài trong không gian của ngôi đình không giống nhau Khi vào bên trong đình làng ta thường thấy gian giữa là nơi thờ Thành hoàng làng. .. 19 19 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh tác phẩm lại được thể hiện với kỹ thuật chạm nông, chạm nổi, ở những vị trí khác trong kiến trúc các nghệ nhân lại sử dụng kỹ thuật chạm như chạm bong, kênh, chạm lộng…tạo cho các bức phù điêu có quả khối và không gian cao, tạo nhiêù tầng, nhiều lớp giống như bức tranh giầu sắc độ đậm nhạt Chạm lộng trên cốn và đầu dư (Đình. .. 30 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Đóng góp của đề tài 3 7 Bố cục của tiểu luận 3 B phần nội dung 4 Chương 1: Đình làng trong đời sống của người Việt 4 1 1 Nguồn gốc và chức năng của đình làng 4 1.1.1 Nguồn gốc 4 1.1.2 Chức năng 5 1.2 Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc đình . qua nghệ thuật chạm khắc. 1 1 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh Mặc dù đình xuất hiện từ sớm trong lịch sử nhưng chạm khắc dân gian ở trong các ngôi đình. nghiệm 5. Đóng góp của đề tài 3 3 Tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng – Đinh Thuỳ Chinh - khẳng định tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng của người Việt. Có khả năng. tính hồn nhiên trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. - Hiểu biết, tiếp nhận giá trị hồn nhiên trong chạm khắc đình làng nhằm nâng cao chất lượng thực tế sáng tác mỹ thuật cũng như trong giảng

Ngày đăng: 05/02/2015, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w