Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất với mỗi quốc gia. Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là TLSX đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, là TLSX không gì có thể thay thế được đặc biệt là trong nông nghiệp. William petti từng nói:”Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Qua đó chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của đất. Đất là đầu mối cho mọi quá trình sản xuất, là cơ sở để sản xuất ra của cải vật chất. Đứng trước tình hình sử dụng đất đang còn nhiều bất hợp lý hiện nay yều cầu đặt ra là chúng ta phải bố trí, sắp xếp nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn. Dựa trên những yêu cầu đó QHSDĐ đã ra đời và đáp ứng giải quyết được phần nào những bất hợp lý tồn tại trong sử dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. “QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một TLSX cùng với các TLSX khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường” Hiện nay tình hình sử dụng đất tuy đã đước cải tạo so với trước đây: Đã giải quyết được nhiều yếu kém về phân bố đất, quy hoạch đất, sử dụng đất, đã giải quyết được nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo… nhưng vẫn tồn tại những bất cập lớn: Vẫn còn tình trạng quy hoạch “Treo” gây ra đất bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất, tồn tiền của của nhà nước, vẫn còn khiếu nại của người dân về cách giải quyết sai phạm của những công chức có quyền để thu lợi cho các nhân, còn nhiều cán bộ chưa có đủ trình độ học vấn, năng lực. các điều luật còn chồng chéo, thủ tục rườm rà… và đó cũng chính là nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của các ngành nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ: Phân bố đất nông nghiệp không hợp lý cho từng loại cây trồng làm giảm năng suất, chất lượng, sản phẩm của cây trồng; Phân bố không hợp lý cho xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ làm không phát huy được hết sức sản xuất của máy, tăng chi phi phục vụ cho sản xuất, ngành dịch vụ thu được lợi nhuận thấp… do đó lợi nhuận phát triển kinh tế không cao, nền kinh tế chưa phát huy đước hết tiềm năng phát triển. Mặt khác dân số ngày càng tăng, nhu cầu đất ở lên cao do vậy QHSDĐ không chỉ cần thiết cho quản lý và sử dụng đất trước đây mà ngày nay nó càng quan trọng, QHSDĐ đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao là một mục tiêu thiết yếu, là cơ sở, nền tảng cho một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh. Đảng và nhà nước ta đã nhận định được tầm quan trọng đó nên QHSDĐ là một trong các nội dung về quản lý đất đai của nhà nước, được quy định rõ tại Điều 6 Luật đất đai 2003. Điều 18 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”;
Trang 1Page | 1
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐÊ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất
với mỗi quốc gia Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là TLSX
đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần quan trọng nhất của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, là
TLSX không gì có thể thay thế được đặc biệt là trong nông nghiệp
William petti từng nói:”Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn
đất là mẹ” Qua đó chúng ta càng thấy được tầm quan trọng của đất Đất là
đầu mối cho mọi quá trình sản xuất, là cơ sở để sản xuất ra của cải vật chất
Đứng trước tình hình sử dụng đất đang còn nhiều bất hợp lý hiện nay
yều cầu đặt ra là chúng ta phải bố trí, sắp xếp nền sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công
trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn Dựa trên những yêu cầu đó
QHSDĐ đã ra đời và đáp ứng giải quyết được phần nào những bất hợp lý
Trang 2Page | 2
tồn tại trong sử dụng đất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường
“QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một
TLSX cùng với các TLSX khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường”
Hiện nay tình hình sử dụng đất tuy đã đước cải tạo so với trước đây:
Đã giải quyết được nhiều yếu kém về phân bố đất, quy hoạch đất, sử dụng
đất, đã giải quyết được nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo… nhưng vẫn tồn
tại những bất cập lớn: Vẫn còn tình trạng quy hoạch “Treo” gây ra đất bo
hoang, lãng phí tài nguyên đất, tồn tiền của của nhà nước, vẫn còn khiếu nại
của người dân về cách giải quyết sai phạm của những công chức có quyền
để thu lợi cho các nhân, còn nhiều cán bộ chưa có đủ trình độ học vấn, năng
lực các điều luật còn chồng chéo, thủ tục rườm rà… và đó cũng chính là
nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của các ngành nông nghiệp,công
nghiệp, dịch vụ: Phân bố đất nông nghiệp không hợp lý cho từng loại cây
trồng làm giảm năng suất, chất lượng, sản phẩm của cây trồng; Phân bố
không hợp lý cho xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ làm không phát
huy được hết sức sản xuất của máy, tăng chi phi phục vụ cho sản xuất,
Trang 3Page | 3
ngành dịch vụ thu được lợi nhuận thấp… do đó lợi nhuận phát triển kinh tế
không cao, nền kinh tế chưa phát huy đước hết tiềm năng phát triển Mặt
khác dân số ngày càng tăng, nhu cầu đất ở lên cao do vậy QHSDĐ không
chỉ cần thiết cho quản lý và sử dụng đất trước đây mà ngày nay nó càng
quan trọng, QHSDĐ đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao là một mục tiêu thiết
yếu, là cơ sở, nền tảng cho một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh
Đảng và nhà nước ta đã nhận định được tầm quan trọng đó nên QHSDĐ là
một trong các nội dung về quản lý đất đai của nhà nước, được quy định ro
tại Điều 6 - Luật đất đai 2003
Điều 18- Hiến pháp 1992 đã quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả Nhà nước giao đất cho
các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”;
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đứng trước thực trạng sử dụng đất của xã Trường Yên giai đoạn 2003
-2007 QHSDĐ giai đoạn 2007 - 2015 được đề ra với mục đích:
- Định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn xã có hướng phát
triển phù hợp với QHSDĐ của toàn huyện, của tỉnh và QHSDĐ của cả nước
Trang 4Page | 4
- Đáp ứng thích hợp nhất cho các ngành, các hộ gia đình và các tổ
chức theo yêu cầu của sự phát triển
- Xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý đất đai ở
địa phương
- Là cơ sở tiến hành giao đất, cấp đất, cải tạo đất và đầu tư vào phát
triển sản xuất Hạn chế sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất Nông
Nghiệp sang đất Phi Nông Nghiệp
- Đảm bảo sử dụng dất sử dụng dất đầy đủ hiệu quả cao, hợp lý trên
cơ sở bảo vệ đất, môi trường và phát triển kinh tế toàn diện, ổn dịnh, bền
vững
- Hình thành hệ thống dữ liệu về đất đai phục vụ cho công tác quản lý
đất đai một cách khoa học
1.2.2 Yêu cầu
- Phải có khả năng thực thi cao, đáp ứng được nhi cầu sử dụng, đảm
bảo sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả nhất trên địa bàn phường
- Phải xác định được vị trí, mục đích sử dụng các loại đất của xã nhằm
đảm bảo được cân đối trong việc phân bố đất đai
- Đánh giá đúng số liệu hiện trạng đảm bảo tính khách quan
Trang 5Page | 5
- Đảm bảo đúng chính sách pháp luật
Như vậy trước thực trạng sử dụng đất của xã, thì việc đưa ra một
QHSDĐ hợp lý, có hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết Nó đóng vai trò to lớn
trong sự nghiệp phát triển toàn diện của xã
Phần thứ hai
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÊ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm của QHSDĐ
Về mặt thuật ngữ: “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự bằng
những hoạt động như: Phân bố, bố trí , sắp xếp, tổ chức Trong khi đó “Đất
đai” là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, là một phần lãnh thổ có vị trí,
hình thể, diện tích xác định đồng thời đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là TLSX không gì
có thể thay thế được đặc biệt là đối với nông nghiệp do đó vấn đề cấp bách
Trang 6Page | 6
cần đặt ra là: Làm thế nào để sử dụng đất đúng mục đích, đầy đủ,hợp lý và
có hiệu quả cao, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.Quy hoạch sử dụng
đất (QHSDĐ) ra đời đã đưa ra những định hướng đúng đắn để giải quyết vấn
đề cấp bách đó
QHSDĐ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, kinh tế vừa mang
tính pháp chế trong đó biểu hiện của tính kỹ thuật là ở chỗ đất đai được đo
đạc, vẽ thành bản đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia
khoảnh thửa để giao cho các mục đích sử dụng khác nhau Về mặt kinh tế thì
nó biểu hiện trong việc xác định ro mục đích sử dụng đất của chủ sử dụng
đất sao cho khai thác được triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất còn về
mặt pháp lý, đất đai được nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau bên cạnh đó nhà nước ban hành
các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai, các đối tượng
sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách
về đất đai của nhà nước cả ba đặc tính này của QHSDĐ phải luôn được tiến
hành đồng bộ, đặc biệt tính kinh tế chỉ được thực hiện khi tiến hành đồng bộ
với các biện pháp kinh tế và pháp chế
Từ đó có thể rút ra khái niệm QHSDĐ như sau:
QHSDĐ là một biện pháp kinh tế, kỹ thuật, và pháp chế của Nhà
nước về tổ chức sử sụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc
Trang 7Page | 7
phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một
TLSX cùng với TLSX khác gắn liền với đất nhằm năng cao hiệu quả sản
xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường.
2.1.2 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Do sự phát triển của nền kinh tế của từng vùng, từng lãnh thổ, từng
địa điểm khác nhau…và có sự khác biệt trong tính chất đất phân bố trên mỗi
địa điểm đòi hoi phải có QHSDĐ phù hợp với mỗi vùng, lãnh thổ khác
nhau Ở phạm vi quy hoạch càng hẹp thì quy hoạch cần phải chi tiết, cụ thể
và phù hợp với những quy hoạch tổng quát hơn và ở phạm vi quy hoạch
càng rộng thì đòi hoi quy hoạch cần tổng quát hơn, đòi hoi tầm nhìn chiến
lược càng cao Nhằm đạt được mục đích QHSDĐ tốt, đồng thời đáp ứng
được nhu cầu sử dụng đất cho các nghành, các chủ sử dụng đất Luật đất đai
2003 ra đời đã phân QHSDĐ ở Việt Nam thành 4 cấp:
- QHSDĐ cả nước
- QHSDĐ cấp tỉnh (Bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương )
- QHSDĐ cấp huyện ( Bao gồm quận, huyên, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh )
- QHSDĐ cấp xã ( Thị trấn, phường )
Trang 8Page | 8
Trong đó QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh là quy hoạch mang tính tổng
thể cần có tầm nhìn rộng, phù hợp, mang tính chiến lược lâu dài và QHSDĐ
cấp xã, cấp huyện là quy hoạch ở cấp vi mô, những quy hoạch ở 2 cấp này là
quy hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế xã hội của
xã, huyện đó, phải phù hợp cho thời hạn trước mắt
Để phù hợp với thực tế hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam các nhà
quy hoạch còn phân loại quy hoạch sử dụng đất riêng đối với đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh:
- QHSDĐ của Bộ Quốc Phòng
- QHSDĐ của Bộ Công An
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu của QHSDĐ
Đối tượng của QHSDĐ rất rộng: Bao gồm các vấn đề liên quan đến
đất.Ta có thể phân thành 2 nhóm đối tượng như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư
liệu sản xuất chủ yếu đó là: Chức năng môi trường sống,chức năng sản xuất,
chức năng cân bằng sinh thái, chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước,
chức năng dự trữ, chức năng không gian sự sống, chức năng bảo tồn bảo
tàng lịch sử, chức năng vật mang sự sống Từ đó giúp cho các nhà quy hoạch
Trang 9Page | 9
hiểu ro hơn về đất đai vùng cần quy hoạch, là nền tảng để đưa ra quy hoạch
đúng đắn
Thứ hai: Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có
hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn
cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng, lãnh thổ.Đề
xuất đưa ra phải thực tế, áp dụng phù hợp với điều kiện hiện trạng đất đai
Ví dụ như: Ở vùng đất có độ phì cao phù hợp với sản xuất nông nghiệp thì
phải ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và nếu cần thiết phải chuyển sang
hình thức sử dụng khác thì phải có chính sách tăng diện tich đất nông nghiệp
để bù trừ đất nông nghiệp đã chuyển sang mục đích sử dụng khác hoặc có
chính sách bù trừ bằng tiền cho chủ sử dụng
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của QHSDĐ
QHSDĐ có chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý và
sử dụng tài nguyên đất QHSDĐ được xem như là công cụ đắc lực nhằm
phân phối và tái phân phối quỹ đất để quỹ đất được sử dụng đúng đắn, hợp
lý và có hiệu quả cao Nhiệm vụ đặt ra với QHSDĐ là: Phải tổ chức phân bố
hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước, đây là
nhiệm vụ quan trọng nhất của QHSDĐ để thực hiện được nhiệm vụ này
QHSDĐ có thể giải quyết các vấn đề: Phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản
Trang 10Page | 10
thác vùng đất mới, bố trí lại các xã nông trường, lâm trường thậm chí các
tỉnh huyện… Bên cạnh nhiệm vụ tổ chức sử dụng đất trong phạm vi ranh
giới từng đơn vị sử dụng đất, QHSDĐ còn thực hiện nhiệm vụ phân phối, tái
phân phối quỹ đất cho các ngành, các chủ sử dụng
2.1.5 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý đất đai và
các quy hoạch khác và phát triển kinh tế xã hội.
QHSDĐ có quan hệ chặt chẽ với nghành QLĐĐ và những ngành quy
hoạch khác như: Quy hoạch phát triển Nông nghiệp,Quy hoạch tổng thể,
Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và phát triển KTXH
Quan hệ giữa QHSDĐ với quản lý đất đai: QHSDĐ đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong quá trình QLĐĐ Với chức năng là đại diện chủ sở
hữu nhà nước đã đưa ra những điều luật để QLĐĐ được chặt chẽ hơn….
QHSDĐ chính là công cụ chính để Nhà nước thực hiện chức năng phân phối
và tái phân phối quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các ngành, các
đơn vị sử dụng đất; QHSDĐ còn là công cụ để Nhà nước điều chỉnh mối
quan hệ đất đai, thiết lập thể chế quản lý sử dụng tài nguyên, củng cố pháp
chế XHCN Đó là công cụ không thể thiếu, là hành động trực tiếp, gián tiếp
nhằm thực hiện tốt mục đích QLĐĐ của nhà nước: Để QLĐĐ tốt thì phải có
những thể chế, điều luật đúng đắn, sát thực, phù hợp với phương thức sản
xuất XHCN…; Phải có những quy hoạch vi mô phù hợp với quy hoạch vĩ
Trang 11Page | 11
mô để tránh sự chồng chéo, bất cập trong quá trình thực hiện QLĐĐ tốt
chính là yêu cầu là mục đích mà QHSDĐ hướng tới, mong muốn thực hiện
được
Quan hệ giữa QHSDĐ với Quy hoạch tổng thể: Khi QHSDĐ không
phù hợp với quy hoạch tổng thể, chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng
thể thì hai phương án quy hoạch không thể thực hiện được mà nếu thực hiện
được thì hiệu quả thấp gây thiệt hại về vốn đầu tư, về kinh tế do phải chỉnh
sửa quy hoạch, gây sáo trộn về xã hội do quy hoạch không đúng với điều
kiện xã hội QHSDĐ chỉ là một khía cạnh của quy hoạch tổng thể được cụ
thể hóa, khía cạnh đó là đất đai, nên nội dung của sử dụng đất phải điều hòa
với quy hoạch tổng thể
QHSDĐ với Quy hoạch phát triển Nông nghiệp: Trong Nông Nghiệp
đất là một TLSX đặc biệt không thể thiếu được do vậy quy hoạch nông
nghiệp là một yếu tố tác động, làm thay đổi mạnh mẽ tới tài nguyên đất
QHPTNN là quy hoạch xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội đối
với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về
nhân lực, vật lực đảm bảo cho nghành Nông Nghiệp phát triển sản xuất đạt
được chỉ tiêu về: đất đai, lao động, gia thành sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, số lượng sản phẩm…trong một thời gian dài ở một tỷ lệ nhất định
Trang 12Page | 12
Nghiệp, tuy nhiên QHSDĐ chỉ có tác dụng chỉ dạo vĩ mô, khống chế và điều
hòa QHPTNN sao cho QHPTNN đạt hiệu quả ngày càng cao, phát triển phù
hợp với các quy hoạch đất khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
QHSDĐ và QHPTNN có mối quan hệ mật thiết không thể thay thế lẫn nhau
Ví dụ: Khi muốn quy hoạch một vùng từ sản xuất Nông nghiệp sang sản
xuất phi Nông nghiệp thì diện tích đât Nông nghiệp sẽ bị thu hẹp lại, khi yêu
cầu của QHPTNN là giữ mức sản lượng sản phẩm nông nghiệp như cũ thì ta
phải thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp ở vùng khác như: Thay đổi
giống lúa, luân canh cây trồng, tăng vụ…
Quan hệ giữa QHSDĐ với Quy hoạch đô thị: QHDT được tiến hành
nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn
bộ đất đai cũng như bố cục không gian trong khu vực đô thị QHDT phải
dựa trên cơ sở của QHSDĐ để điều hòa phù hợp với các quy hoạch đất khác,
QHSDĐ tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị QHSDĐ
và QHDT có quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ
Quan hệ giữa QHSDĐ và Quy hoạch các ngành: Quan hệ giữa chúng
là quan hệ ràng buộc, vừa thúc đẩy phát triển vừa hạn chế lẫn nhau QHSDĐ
có tính định hướng toàn diện và toàn cục cho sự phát triển của Quy hoạch
ngành nhưng nó nó hạn chế về không gian và thời gian của các quy hoạch
ngành Mặt khác Quy hoạch ngành lại là cơ sở và bộ phận hợp thành của
Trang 13Page | 13
QHSDĐ, nó là những quy hoạch cụ thể, sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục
bộ được đề ra dựa trên căn cứ QHSDĐ có sẵn
Quan hệ giữa QHSDĐ cả nước với QHSDĐ của các địa phương:
QHSDĐ cả nước và QHSDĐ của các địa phương hợp thành một hệ thống
QHSDĐ hoàn chỉnh Luật Đất Đai 2003 đã phân thành 4 cấp QHSDĐ:
QHSDĐ cả nước – QHSDĐ cấp tỉnh – QHSDĐ cấp huyện – QHSDĐ cấp
xã QHSDĐ của các cấp có mối quan hệ qua lại với nhau: QHSDĐ cả nước
là căn cứ cho QHSDĐ cấp tỉnh, QHSDĐ cấp tỉnh là căn cứ cho QHSDĐ cấp
huyên, QHSDĐ cấp huyện là căn cứ cho QHSDĐ cấp xã QHSDĐ cấp dưới
là nền tảng bổ sung hoàn thiện QHSDĐ cấp trên QHSDĐ cả nước,
QHSDĐ cấp tỉnh là quy hoạch tổng thể, quy hoạch mang tính vĩ mô, cần có
tính chiến lược cao, còn QHSDĐ cấp huyện, QHSDĐ cấp xã là QHSDĐ vi
mô, quy hoạch mang tính chi tiết, cụ thể cần được vạch ra dựa trên điều kiện
kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng
2.1.6 Trình tự, nội dung nghiên cứu QHSDĐ nói chung.
2.1.6.1 Trình tự QHSDĐ bao gồm bước sau
Bước 1:Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
a) Công tác chuẩn bị:
- Thành lập ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch
Trang 14Page | 14
- Tổ chức lực lượng, phương tiện làm việc
- Xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật và kế hoạch tiến hành
- Thành lập hội đồng xét duyệt quy hoạch b) Điều tra cơ bản: Tiến hành theo 2 giai đoạn:
- Công tác nội nghiệp: Điều tra, thu thập số liệu, thông tin cầnthiết phục vụ cho việc xây dựng các phương án quy hoạch ở
bươc sau
- Công tác ngoại nghiệp:Khảo sát ngoài thực địa nhằm bổ
sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được ở trongphòng
Bước 2: Xây dựng các phương án quy hoạch
- Xây dựng đề cương nghiên cứu quy hoạch
- Xây dựng chương trình điều hòa phối hợp nghiên cứu
- Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu Bước 3: Thẩm định và phê duyệt quy hoạch
Việc thẩm định và tiến hành quy hoạch được tiến hành theo trình tự sau:
- Thông qua phương án QH ở Hội đồng nhân dân cấp làm QH Nếu
nhất trí thông qua, Hội đồng nhân dân sẽ ra nghị quyết về thông
Trang 15Page | 15
qua phương án quy hoạch.Căn cứ vào đó UBND cấp làm QH làm
tờ trình lên UBND cấp trên trực tiếp để đề nghị việc phê duyệt QH
trực tiếp Kèm theo tờ trình làm toàn bộ hồ sơ QH và bản sao nghị
quyêt của Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc thông qua QH
- UBND cấp trên trực tiếp sẽ thành lập Hội đồng xét duyệt QH của
UBND cấp dưới gửi lên Để đảm bảo tính thống nhất với QH của
cả nước, trước khi đưa ra xét duyệt, các phương án QH sử dụng đất
cấp tỉnh có sự thẩm dịnh của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các cơ quan chức năng như: Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên
môn về Nông nghiệp, Giao thông , Thủy lợi, Xây dựng, Tài chính…cần
tham gia để lập QH
Sau khi phê duyệt , hồ sơ quy hoạch được sao làm nhiều bộ, lưu giữ
tại UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trường cần làm QH để tổ chức
thực hiện, tại UBND trên để theo doi chỉ đạo, tại cơ quan chuyên môn ngành
Tài nguyên và Môi trường cấp trên để quản lý và điều hành
Bước 4: Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
UBND cấp làm QH phải tổ chức chỉ đạo thực hiện Hàng năm, UBND
chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch sử dụng đất trình lên UBND
Trang 16Page | 16
cấp trên xin phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm phải phù hợp với
QHSDD đã được phê duyệt
UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp trên có trách nhiệm
chỉ đạo kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện QH của UBND cấp
dưới
2.1.6.2 Nội dung nghiên cứu QHSDĐ
Cụ thể tại Điều 12 Luật Đất Đai 2003 quy định QHSDĐ nói chung có
những nội dung chính sau:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
- Xác định diện tích các loại đất phân bổcho nhu cầu phát triển kinh
tế- xã hội, quốc phòng an ninh;
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự
Trang 17Page | 17
2.2 Cơ sở pháp lý của QHSDĐ
Ở Việt Nam Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu Đất đai được Nhà nước giao cho các hộ gia đình, các nhân, các
tổ chức sử dụng vào mục đích khác nhau nhưng các đối tượng sử dụng đất
có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách về đất đai của
nhà nước Các chủ trương, chính sách đó được quy định trong các văn bản
pháp quy: Hiến pháp, Luật đất đai, Nghị định, thông tư hướng dẫn, các văn
bản dưới luật…
Luật đất đai 2003 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 Từ điều 12
đến điều 30 quy định về QHSDĐ bao gồm tất cả các nội dung về: Nguyên
tắc, căn cứ lập QHSDĐ, nội dung QHSDĐ, thẩm quyền quyết định, xét
duyệt QHSDĐ, các vấn đề về: Điều chỉnh, công bố, thực hiện QH, KH sử
dụng đất…
Nghị định số 181/ 2004/ NĐ-CP thông qua ngày 29 tháng 10 năm
2004 Từ điều 12 đến điều 29 quy định tất cả các nội dung của QHSDĐ,
trách nhiệm lập QHSDĐ, quá trình xét duyệt QHSDĐ …
2.3 Tình hình nghiên cứu QHSDĐ trong nước.
Hiện nay việc nghiên cứu QHSDĐ vẫn là một trong số những nội
dung đặc biệt quan trọng mà tất cả mọi nước trên thế giới đều quan tâm Các
Trang 18Page | 18
quốc gia đang ngày càng phá triển do đó nhu cầu về đất càng trở nên cấp
thiết Với thực trạng dân số đông thì nhu cầu về nhà ở, vui chơi giải trí ngày
càng cao, quá trình phát triển theo hướng CNH-HĐH đều có một yêu cầu
chung đó là cần có diện tích đất như vậy tổng diện tích đất cung ứng thì
không đổi nhưng nhu cầu về đất lại rất cao vì vậy QHSDĐ là một nội dung
quản lý nhà nước, được xã hội đặc biệt quan tâm Trong những năm qua
QHSDĐ ở Việt Nam chưa đồng bộ, đạt kết qủa chưa cao, còn nhiều chồng
chéo, bất cập gây ra những bất bình cho người dân, gây lãng phí nguồn tài
nguyên đất, tốn nhiều tiền của của nhà nước… tuy nhiên chúng ta cũng
không thể phủ định rằng QHSDĐ cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn,
đưa ra được nhiều dự án, quy hoạch đúng đắn là nền tảng để xã hội phát
triển được như ngày hôm nay đông thời thúc đẩy sự phát triển trong tương
lai
Cụ thể tình hình QHSDĐ ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:
2.3.1 Các ưu điểm đã đạt được
Nhà nước đã thành lập được hệ thống quản lý về đất đai chặt chẽ từ
trung ương đến địa phương:
Quốc hội: Ban hành pháp luật về đât đai chặt chẽ từ trung ương đến
địa phương
Trang 19Page | 19
Chính phủ: Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào
mục đích quốc phòng an ninh
Bộ tài nguyên môi trường: Chịu trách nhiệm trước chính phủ trong
việc quản lý nhà nước về đất đai
Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện
quyền giám sát, quyền đại diện và quản lý tại địa phương
Các văn bản luật và dưới luật về đất đai được ban hành: Luật đât đai
2003, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật
Nhờ đó hiện nay Nhà nước đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan
đến đất đai: Kiến nghị, tranh chấp, giảm được áp lực dân số… góp phần ổn
định và thúc đẩy sự phát triển xã hội Trên cơ sở luật pháp đã được quy định,
dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước hiện nay đã có nhiều
QHKHSDD của địa phương các cấp ban hành: Có 54/64 đơn vị hành chính
cấp tỉnh (89%), 411/688 đơn vị hành chính cấp xã (55%) có QHSDD đến
năm 2010 và KHSDD đến năm 2001-2005 đã được xét duyệt Có hàng loạt
các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư… được quy hoạch Đô thị nước
ta hiện nay được phân thành 6 loại gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô
thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V Tùy thuộc cấp quản
Trang 20Page | 20
lý đô thị và phạm vi ảnh hưởng của từng loại đô thị mà chia ra: Đô thị trung
tâm cấp quốc gia, đô thị trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); Đô thị trung tâm cấp
tỉnh; Đô thị trung tâm cấp huyện; Đô thị trung tâm cấp tiểu vùng (Trong
huyện) Bên cạnh đó tùy theo tính chất của nó đô thị có thể là trung tâm tổng
hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị
2.3.2 Vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì hiện nay vẫn còn nhiều vấn
đề nóng bong, bức xúc cần giải quyết đang tồn tại liên quan đến đất ở Việt
Nam Cụ thể như sau: Hiện nay vẫn có tới 38% đơn vị cấp huyện, 5% đơn vị
cấp xã chưa có quy hoạch, là con số tồn tại khá lớn Nhưng đáng nói ở đây là
chất lượng quy hoạch chưa cao, nguyên nhân đó là do lỗi của người dân: Trì
trệ không chịu chấp nhận những quyết định của nhà nước, do tranh chấp đất
đai, do đầu cơ tích trữ đất… và còn do lỗi của các cán bộ nhà nước trong khi
thực hiện nhiệm vụ: Trì trệ giải quyết đền bù giải toa, còn lợi dụng chức
quyền để thu lợi cho cá nhân, đầu cơ tích trữ đất, còn nhiều cán bộ không đủ
trình độ hiểu biết pháp luật nên giải quyết sai gây tranh chấp khiếu nại của
người dân… Nguyên nhân gây yếu kém nghiêm trọng nhất trong vấn đề
QHSDD là: QHSDD không hợp lý, không phù hợp với điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế của vùng và các vùng lân cận từ đó làm giảm tính khả thi
của quy hoạch Tình trạng quy hoạch bị chồng chéo giữa địa phương và
Trang 21Page | 21
trung ương, tình trạng thu hồi đất nhưng không sử dụng sau khi bị thu hồi
hoặc sử dụng qua chậm đặc biệt là với các dự án khu công nghiệp (KCN),
khu đô thị mới… làm xuất hiện những vùng đất trống không sử dụng gây
lãng phí đất Nhiều nơi có quá nhiều KCN dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các nhà đầu tư tốn kém về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ
tầng, chôn vốn vào kết cấu hạ tầng quá lâu và lớn, hiệu quả KCN và hiệu
quả đồng vốn giảm sút.Tuy nhiên nhiều địa phương vẫn tiếp tục lập mới các
KCN mà không quan tâm tới khả năng thu hút các nhà đầu tư, một mâu
thuẫn dễ nhận thấy là càng xây dựng nhiều KCN để chờ nhà đầu tư thì khả
năng lấp đầy lại càng thấp, từ đó mới xảy ra tình trạng đầu cơ tích trữ đất để
rồi giữ đất cho co mọc hoang Trong khi đất trồng cây lương thực bị thu hẹp
thì đất bo không sử dụng lại qua nhiều, trở thành đất “chết” Không hợp lý
về sử dụng kinh phí: Trong công tác lập QHKHSDĐ nhiều nơi còn nóng
vội, đặt ra các yêu cầu quá cao so với thực tế và khả năng đầu tư cũng như
trong chính sách và trong triển khai công tác giải phóng mặt bằng; Nhiều
quy hoạch đã được công nhận cho thực hiện nhưng khi trong quá trình thực
hiện các bên liên quan chia tiền công bo túi làm cho kinh phí bị thất thoát,
tiến hành thực hiện dự án bị chậm lại do không đủ chi phí hoạt động hoặc có
thực hiện thì dự án có chất lượng thấp, không đạt yêu cầu Đây là thực trạng
phổ biến trong quá trình quy hoạch Hiện nay nước ta đang phải tăng cường
Trang 22Page | 22
giải quyết các hậu quả của tình trạng quy hoạch “ Treo”, là tình trạng quy
hoạch đã được phê duyệt cho đi vào thực hiện nhưng không được thực hiện
hay thực hiện quá chậm làm giảm hiệu quả sử dụng của các dự án, làm tê liệt
nguồn vốn đầu tư, làm lãng phí tài nguyên đất, lãng phí tiền của, làm nghèo
đất nước…
Quy hoạch “Treo” có ba dạng chính là: Thứ 1: Địa phương công bố
quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không
làm gì để thực hiện quy hoạch trong khi đó, người dân sống trong vùng quy
hoạch muốn xây dụng, chuyển nhượng lại gặp khó khăn Thứ 2: Đã có quyết
định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo
dài từ năm này qua năm khác, có khi chỉ vương một vài thửa đất trong khi
đó các nhà đầu tư moi mắt chờ bàn giao Tình trạng này làm chậm tiến độ
thực hiện dự án đầu tư Thứ 3: Đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì
hoặc đầu tư một ít rồi bo đó gây lãng phí
Vậy yêu cầu đặt ra là chúng ta phải phát huy hơn nữa những lợi thế
mà ta đã và đang có đồng thời phải tìm cách khắc phục những yếu kém đang
còn tồn tại, phải xử lý quyết liệt và dứt khoát những ai cố tình làm trái, sai
phạm các quy định đúng đắn trong quá trình QHSDĐ, đặc biệt là phải chấm
dứt hiện tượng quy hoạch treo nhằm đưa tài nguyên đất vào sử dụng hợp lý,
Trang 23Page | 23
có hiệu quả cao tạo nền tảng và trở thành nguồn động lực to lớn cho sự
nghiệp phát triển đất nước
Qua thực tế quy hoạch của nước ta hiện nay càng khẳng định tầm
quan trọng của QHSDĐ QHSDĐ hiệu quả sẽ là động lực lớn thúc đẩy nền
kinh tế phát triển ngày một bền vững hơn
2.4 Đặc điểm QHSDĐ cấp xã
QHSDĐ cấp xã bao gồm: Xã, Phường, thị trấn
QHSDĐ cấp xã giải quyết được nhiều vấn đề về đất đai trong đó có
hai nội dung chính quan trọng đó là: Giải quyết được những tồn tại về ranh
giới hành chính và ranh giới sử dụng đất giữa các nghành về các chủ sử
dụng đất trên địa bàn xã Căn cứ vào vai trò của QHSDĐ cấp xã Nhà nước ta
đã quy định cụ thể thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND cấp xã trong
Luật đất đai 2003 Theo Luật đất đai tài liệu QHSDĐ cấp xã cho 10 năm có
tính pháp quy sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch do đó trong
QHSDĐ cấp xã vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết cụ thể, gắn chặt với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Nội dung quan trọng của QHSDĐ cấp xã là: Hoạch định ranh giới đất
đai vậy hoạch định ranh giới đất đai là gi? Đó là việc xác định ranh giới sử
dụng đất nhằm giải quyết các tình trạng sử dụng đất không có căn cứ chính
Trang 24Page | 24
xác, chế độ sử dụng đất không hợp lý, quyền sử dụng đất không ổn định lâu
dài, phạm vi quản lý không ro ràng Hoạch định ranh giới sử dụng đất là vấn
đề nhạy cảm do tính chất dặc biệt của đất và do nhu cầu đa dạng của con
người nên đã có nhiều quy định, nhiều kinh nghiệm để xã giải quyết tốt vấn
đề này Một trong những điều đó là việc đề ra nguyên tắc cơ bản khi nghiên
cứu hoạch định ranh giới sử dụng đất:
- Phải tuân thủ Luật đất đai và các chính sách của nhà nước, bảo vệ
quyền sử dụng đất hợp pháp;
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm toàn bộ quỹ đất của nhà nước;
- Diện tích, chất lượng và cơ cấu đất trong phạm vi ranh giới được
giao phải phù hợp với mục đích sử dụng và nhiệm vụ sản xuất;
- Ranh giới đất hợp lý phải tạo ra phạm vi đất đai tập trung, gọn và
có hình dạng phù hợp;
- Việc xác định ranh giới đất cần đảm bảo giảm các chi phí đầu tư
xây dựng cơ bản
Các nguyên tắc này dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã
để từ đó tìm cách giải quyết tối ưu nhất Hiện nay và những năm trước đó
Nhà nước ta luôn nhắc nhở cấp xã giải quyết vấn đề hoạch định ranh giới ở
các vùng đất mới khai hoang và điều chỉnh ranh giới đất đai hiện có nhằm
Trang 25Page | 25
đưa đất vào khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí đất, tránh ô nhiễm đất và
giảm thiểu các cạnh tranh phát sinh giữa các chủ sử dụng đất, giảm các mâu
thuẫn khác phát sinh do ranh giới đất không ro ràng Quá trình hoạch định
ranh giới đất cần tuân theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định
Phần thứ ba
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài quy hoạch xã Trường Yên bao gồm các nội dung sau:
3.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội
- Vị trí địa lý, địa hình
- Đặc điểm đất đai, khí hậu
- Đánh giá kết quả các nguồn tài nguyên: Đất, nước …
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
- Dân số và lao động
- Tình hình phát triển kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, sản xuấtkinh doanh
Trang 26Page | 26
- Thuận lợi
- Khó khăn
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
- Hịên trạng và sự phân bố các loại đất
- Xu thế biến động quỹ đất và nguyên nhân gây ra biến độngđất đai trong quá khứ
3.1.3 Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và
phương hướng sử dụng đất
3.1.4 Xây dựng phương án QHSDĐ
- QHSDĐ phi nông nghiệp
- QHSDĐ nông nghiệp
- Khai thác, quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng
3.1.5 Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
- Kế hoạch 5 năm
- Kế hoạch hàng năm
3.1.6 Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch
Trang 27Page | 27
3.1.7 Các giải pháp thực hiện
3.2 Các phương pháp nghiên cứu trong QHSDD
3.2.1 Phương pháp minh họa trên bản đồ
- Phần mềm được ứng dụng để số hóa bản đồ là: Micro station
- Chúng ta ứng dụng để số hóa bản đồ tỷ lệ 1:5000 của xã TrườngYên huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây
- Ưu điểm: Làm nhanh,chính xác, ro ràng
- Nhược điểm: Tốn kinh phí hơn Phải có máy vi tính
3.2.2 Phương pháp thống kê.
- Bằng những tài liệu đã có ta thống kê về cơ cấu đất, về diện tích sử
dụng cho từng mục đích sử dụng đất, mối quan hệ và sự phụ thuộclẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
- Ưu điểm: Nhận xét được tình hình của khu vực cần nghiên cứu vớikhu vực xung quanh và trong cả nước
- Nhược điểm: Đôi khi không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốccủa sự kiện
3.2.3 Phương pháp dự báo
Trang 28Page | 28
- Dựa vào chuỗi biến động, phép suy toán học để đưa ra dự báo cho
tương lai về tình hình sử dụng đất, từ đó đưa ra những phương
pháp QHSDD và biện pháp thực hiện thích hợp
- Ưu điểm: Đưa ra được phương án QHSDD phù hợp hơn với thực
tế
- Nhược điểm: Có thể dự báo bị sai lệch do nhiều yếu tố khác nhau
tác đồng
3.2.4 Phương pháp tính toán theo định mức
- Đây là phương pháp áp dụng nhiều trong QHSDĐ để dự đóan và tạo
ra các hình thức tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán
về thời gian, chi phí vật chất, lao động, thức ăn, nhiên liệu…
- Ưu đỉêm:
- Nhược điểm: Bị giới hạn về số lượng phương án Phương pháp
phương án chỉ là kết quả so sánh tương đối giữa 2 phương án với
nhau chứ chưa tìm ra được phương án tối ưu
Trang 29Page | 29
Phần thứ tư
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Trường Yên nằm ở phía Tây bắc huyện Chương Mỹ cách trung
tâm huyện 6km, có vị trý địa lý như sau:
- Phía bắc giáp với xã Đông Phương Yên và xã Phú Nghĩa
- Phía nam giáp xã Tốt Động và Đại Yên
- Phía tây giáp xã Trung Hòa
Trên địa bàn của xã có tuyến đường quốc lộ 6A chạy qua nối liền
huyện với tỉnh Hòa Bình
Trang 30Page | 30
* Địa hình, địa mạo
Xã nằm trong vùng bán sơn địa, ruộng xen lẫn gò nho, có địa hình dốc
dần từ Bắc xuống Nam,Tây sang Đông Sản xuất gặp nhiều khó khăn
* Khí hậu
Trường Yên nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu mang tính
chất nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và khô hanh
Nhiệt độ trung bình là 23,5C, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28-30C,
nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 18-20C Số giờ nắng trung bình trong
năm là 1670 giờ Độ ẩm không khí trung bình là 84% Xã chịu ảnh hưởng
của 2 hướng gió chính là: gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió Đông
Nam vào mùa hè.Xã Trường Yên nằm trong vùng có lượng mưa trung bình
hàng năm là 1900-2500mm Lượng mưa cao nhất trong năm thường tập
trung vào các tháng 7, 8, 9 Lượng mưa thấp nhất là vào các tháng khô hanh
1, 2, 12 Do khí hậu thời tiết trên nên xã rất chú trọng đến hệ thống thủy lợi
nội đồng để phục vị cho sản xuất nông nghiệp
* Thủy văn
Xã có dòng sông Tích chảy dọc ranh giới phía tây, chiều dài sông
khoảng 3,75 km Đây vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là đường tiêu thoát
Trang 31Page | 31
nước chủ yếu của xã.Ngoài ra, trên địa bàn xã một số sông nho và còn có
đầm mô vừa là các điểm tích thủy phục vụ tưới tiêu, vừa kết hợp nuôi trồng
thủy sản
* Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 589,20 ha,
được phân bổ như sau:
+ Nhóm đất nông nghiệp có 408,52 ha, chiếm tỷ lệ 69,33 %tổng diện tích tự nhiên
+ Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 159,26 ha, chiếm tỷ lệ
27,03 % tổng diện tích tự nhiên
+ Nhóm đất chưa sử dụng có diện tích 21,42 ha, chiếm tỷ lệ
3,64% tổng diện tích đất tự nhiên
Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua, thành phần chủ
yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình,tầng canh tác dày18_20 cm.khu vực này đất
hay bị ngập úng nên đất bị glây Một số ít bị rửa trôi nhiều kim loại kiềm,
kiềm thổ(Ca, Mg) tích lũy nhiều Fe, Al nên thường có đá ong, gây khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp Nên xã có khoảng 2/3 diện tích đất trũng, 1/3
đất màu và đất gò bãi
- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của xã tương đối dồi dào Nguồn
nước mặt có thể được lấy từ sông Tích, ngoài ra còn có nguồn nước tưới
Trang 32Page | 32
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lấy từ đầm Mô và một số con sông nho
khác trong xã
Nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, tuy chưa có kết quả khảo
sát nước ngầm chi tiết, nhưng các giếng đào ở các hộ gia đình trung bình
khoang 5-7 m là có nước, khoan sâu 20m là đã có đủ nước dùng sinh hoạt
Tuy nhiên, nước giếng khoan cần phải được lọc để xử lý các tạp chất hữu cơ,
các chất độc hại và kim loại năng
- Tài nguyên nhân văn: Nhân dân trong xã 100% là người Kinh, có
truyền thống lao động cần cù, có tinh thần yêu thương đùm bọc nhau, đoàn
kết trong mọi hoạt động đời sống xã hội Đó là truyền thông quý báu của địa
phương
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số năm 2007 là 9625 người trong đó có 5476 lao động chiếm
56.9% tổng dân số Có 66.7% là lao động nông nghiệp với các ngành chính:
Chăn nuôi gia cầm, gia súc, thủy sản, trồng trọt… và 33.3% là lao động phi
nông nghiệp với nhiều ngành như: Kinh tế, dịch vụ, buôn bán nho… Như
vậy xã có nguồn lao động tương đối dồi dào, lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp chiếm số đông
Trang 33Page | 33
Diện tích tự nhiên bình quân trên đầu người là: 6121.6m2/người, diện
tích đất nông nghiệp bình quân là: 424.4 m2/người Đây là nguồn lực lớn cho
phát triển ngành nông nghiệp của vùng
Dân số của xã có sự biến động tương đối: Năm 2007 tăng 415 người
tăng 4.5%, tổng số lao động tăng 339 người nhưng lao động nông nghiệp
giảm 427 người và lao động phi nông nghiệp tăng 766 người, như vậy xã có
xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp Cụ thể được
thể hiện trong bảng 3
Bảng 3: Tình hình biến động dân số của xã
1 Tổng nhân khẩu Người 9210 9306 9469 9602 9625
2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1.22 1.45 1.66 1.48 1.31
4 Tổng số cặp kết hôn Cặp 89 61 75 50 52
5 Tổng số lao động Người 5137 5201 5243 5311 5476
- Lao động nông nghiệp Người 3082 2860 2655 2655 2655
- Lao động phi nông nghiệp Người 2055 2341 2383 2656 2821
Diện tích đất ở bình quân mỗi người dân là: 2,4 người/m2 đất ở Hầu
hết các hộ đều có chỗ ở ổn định, có 14% nhà diện tích lớn hơn 300 m2 Cụ
thể xác định ro ở bảng 4
Bảng 4: Sự phân bố dân số và đất ở của xã năm 2007
Phú yên Yên Trường
Trang 34Page | 34
Có đất ở < 300 m2 Nhà 1616 515 1101
* Tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Xã đã có sự tăng trưởng kinh tế ro rệt Năm
2007 tổng giá trị sản xuất tăng 2286.6 triệu đồng tăng 7.2% so với năm
2006 Giá trị bình quân đầu người tăng 0.366 triệu đồng /người/năm Nhưng
tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2007 giảm 100 tấn tương đương
với giảm bình quân 30kg/người Năm 2007, tổng giá trị sản xuất tăng 9% so
với năm 2005
Bảng 5 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã
Trang 35Page | 35
1 Tổng gía trị sản xuất Triệu đồng 31780
2
34066.8
3 Gía trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 7201 7783
4 Gía trị sản xuất TTCN-XDCb Triệu đồng 15486
8
17100
5 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ Triệu đồng 9092.4 9183.8
6 Giá trị bình quân đầu người Triệu đồng 5.781 6.14
11 Bình quân lương thực/ nhân khẩu Kg 400 370
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp
Bảng 6: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã
Ngành trồng trọt
1 Lúa xuân
2 Lúa mùa
Ngành chăn nuôi
Trang 36Page | 36
Dê
Thủy sản
ConTấn
1071.2
1072.5
Tổng diện tích gieo trông cả năm đạt mức tương đối ổn định là 379,4
ha , trồng lúa là cây trồng chính Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng và
đầu gia súc trong những năm qua được thể hiện trong bảng 2.Theo bảng 2,
diện tích gieo trồng các loại cây trồng tương đối ổn định Năng suất lúa cả
năm đạt mức 106 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 là
3649 tấn.Tình hình của ngành chăn nuôi của xã đi xuống đặc biệt là trâu bò,
lợn.Chăn nuôi của xã phát triển ở khu vực gia đình Đàn trâu bò chỉ có
18con, đàn bò có 194 con Đàn lợn có 1439 con, đạt bình quân 0.7327970
con/ hộ.Đàn gia cầm tăng từ 42001 con năm 2005 lên 728400 con năm
2006.Ngành chăn nuôi thủy sản tương đối phát triển, diện tích mặt nước ao
nuôi trong thổ cư là 23,23 ha
+ Khu vực kinh tế công nghiệpTổng giá trị sản xuất TTCn và xây dựng năm 2006 đạt 17100triệu đồng Sản phẩm của ngành này là chế biến lương thực, thực
phẩm, cơ khí, mây tre đan, may mặc, mộc và sản xuất vật liệu xây
dựng
+ Khu vực kinh tế dịch vụ
Trang 37Page | 37
Ngành nghề đa dạng phong phú, thu hút gần 700 hộ và gân
1000 lao động tham gia Các phương tiện vận tải ô tô, công nông, xe
lam… Ngoài ra trên địa bàn của xã còn xuất hiện nhiều điểm buôn
bán nho phục vụ nhu cầu của nhân dân để phục vụ đời sống của người
dân Thu nhập năm 2006 do ngành là 7515 triệu đồng chiếm 27% cơ
cấu của ngành
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
+ Giao thông
Xã có các tuyến giao thông chính:
• Đường liên tỉnh chạy qua xã nối huyện với tỉnh
Hòa Bình dài 1,6 Km đã đổ nhựa Đây là trục giao thôngquan trọng nhất của xã
• Tuyến đường lien xã đi Đại Yên chiều dài khoảng
3,9 km
• Ngoài ra còn có hệ thống đường trục thôn, ngo
xóm Nói chung là chất lượng đường còn thấp
+Thủy lợi
Trên địa bàn xã có 3 trạm bơm Trạm bơm Vũng Lan có công
suất 6400 m3/1 h , Trạm Nhật Tiến có công suất 240 m3/1h, trạm Phú
Trang 38Page | 38
Yên có công suất 240m3/1h các trạm bơm có chất lượng tốt phục vụ
nhu cầu tưới tiêu của xã
Hệ thống kênh mương gồm : Kênh tiêu K4 Chiếm diện tích1,44 ha, kênh tiêu K5 chiếm diện tích 1,62ha, mãng 7C chiếm diện
tích 0,64 ha, kênh ngang tiêu K5 diện tích 0,72ha , kênh ngang tiêu
K4 chiếm diện tích 1,2768ha
Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã chất lượng còn kém,hoạt động hiệu quả chưa cao Vì vậy trong thời gian tới xã cần có biện
pháp khắc phục nạo vét, tu bổ, làm tốt công tác tưới tiêu phục vụ tốt
cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng
- Giáo dục-Đào tạo
Công tác giáo dục đào tạo ở các cấp học luôn được sự quan tâm chỉ
đạo của cấp Đảng ủy, HĐND xã nên đã đạt được nhiều thành tích cao, hoàn
thành phổ cập THCS Cơ so vật chất được củng cố, đội ngũ giáo viên từng
bước được tiêu chuẩn hóa Tỉ lệ học sinh lên lớp và thi tốt nghiệp đạt cao
Trường tiểu học có 86 học sinh, chia làm 8 lớp ( đặc biệt xã mới mở
lớp tình thương có 6 em theo học), tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% Kết quả năm
học 2005-2006 có 1 học sinh gioi cấp tỉnh, 55 học sinh gioi cấp huyện, 302
học sinh gioi cấp trường, có 339 học sinh trung bình, và chỉ có 8 học sinh
yếu kém
Trang 39Page | 39
Trường THCS có 726 học sinh, chia thành 18 lớp, tỉ lệ tốt nghiệp đạt
100% Kết quả năm học 2005-2006 đã có : 12 em học sinh gioi câp huyện,
49 học sinh gioi cấp trường
- Y tế
Xã có 1 trạm y tế, đảm bảo được công tác khám và điều trị cho nhân
dân Việc quan tâm chăm sóc sức khoe bà mẹ trẻ em và phụ nữ có thai,
thường xuyên tổ chức các đợt tiêm chủng phòng bệnh và uống vi chất đạt từ
95- 100%
Công tác chăm sóc sức khoe ban đầu cho nhân dân, vệ sinh phòng
dịch luôn được chú trọng Xã thường xuyên tổ chức công tác tiêm phòng các
bệnh truyền nhiễm, phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khoe cho nhân dân,
làm tốt công tác DSKHHGĐ Hội phụ nữ và đội ngũ cộng tác viên tích cực
tham gia tuyên truyền vận động, thực hiện tốt các biện pháp tránh thai Hàng
năm tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm đáng kể
Toàn xã có trên 80% số hộ được dùng nước sạch , 100% các cháu
trong độ tuổi được uống vitamin A, số trẻ em được tiêm phòng đủ 6 loại vắc
xin và phụ nữ có thai được tiêm phòng bệnh uốn ván năm 2005 đạt 52% so
với kế hoạch đề ra