1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sử dụng đất đai tại huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình 2012

19 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 60,45 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng: tất cả các dạng tài nguyên đất trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Áp dụng cho các ban ngành có liên quan. 3 3. Mục tiêu 3 4. Phương pháp nghiên cứu: 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LẠC THỦY 5 1.1.Điều kiện tự nhiên 5 a. Địa hình 5 b. Khí hậu 5 1.2. Phát triển kinh tế xã hội 6 1.3. Phát triển kinh tế 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN LẠC THỦY 8 2.1. Các loại đất 8 2.2. Tình hình sử dụng đất 9 a. Đất nông – lâm nghiệp 9 b. Đất phi nông nghiệp 10 c. Đất chưa sử dụng 10 d. Tình hình biến động đất đai từ tháng 12010 đến tháng 122010 11 e. Các vấn đề trong sử dụng đất 12 2.3. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 13 a. Tiềm năng phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp 13 b. Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 13 c. Tiềm năng phát triển du lịch – dịch vụ 14 d. Quy hoạch sử dụng đất 14 CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN LẠC THỦY 15 3.1. Thực trạng công tác quản lý 15 a. Bộ máy quản lý 15 b. Một số văn bản về quản lý đất đai 16 c. Công tác quản lý đất đai 17 3.2. Đề xuất giải pháp 18 a. Về quản lý, chính sách 18 b. Áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS và các phần mềm quản lý đất đai trong quy hoạch, quản lý đất đai 19 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20 KẾT LUẬN 20 KIẾN NGHỊ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 1

Thực trạng sử dụng đất đai tại huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình 2012

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng gia tăng tuy nhiên nguồn lực để đáp ứng là hữu hạn Do đó, cần có cách phân chia, quản lý để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý đạt hiệu quả cao nhất

Theo Luật Đất đai (2003): “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”

Tài nguyên đất có vai trò to lớn về nhiều mặt đối với cuộc sống của con người và sinh vật tuy nhiên nhận thức chung về vai trò và việc khai thác

sử dụng đất bền vững còn chưa được quan tâm đúng mức Bởi vậy còn nhiều khiếm khuyết trong cơ chế quản lý nhà nước về phương pháp, quy hoạch sử dụng đất…

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng em chọn đề tài“Tìm hiểu Thực trạng sử dụng đất tại huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình” Huyện Lạc

Thủy(Hòa Bình) là địa điểm thuận lợi chúng em có thể tìm hiểu xem xét, thực tế hơn các địa phương khác Đồng thời thông qua đề tài này, em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn việc quản lý sử dụng đất, phát triển bền vững tài nguyên đất tại nơi đây

2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi áp dụng: tất cả các dạng tài nguyên

đất trên địa bàn huyện Lạc Thủy Áp dụng cho các ban ngành có liên quan

3. Mục tiêu:

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất đai tại huyện Lạc Thủy

- Có cái nhìn tổng thể về thực trạng quản lý đất đai

- Đưa ra được các giải pháp mới, hợp lý trong quản lý đất đai

- Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

- Phương pháp thu thập số liệu thông tin, tài liệu từ những năm trước: Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Lạc Thủy năm 2010, Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2000 – 2010, Số liệu thống kê Đất đai huyện Lạc Thủy năm 2010

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến Ông Dương Văn Hào – Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy, bà Lâm Thị Kính – Phó trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy và các cán bộ nhân viên phòng Tài nguyên Môi trường Huyện Lạc Thủy

- Phương pháp khảo sát thực tế: đi tìm hiểu các khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại thị trấn Chi Nê, xã Đồng Tâm, Khoan Dụ, An Lạc và Yên Bồng

Tiểu luận gồm 3 phần chính, ngoài phần Mở đầu, Kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo, Phụ lục Nội dung chính gồm:

Chương 1: Tổng quan về huyện Lạc Thủy

Chương 2: Thực trạng sử dụng đất đai ở huyện Lạc Thủy

Chương 3: Công tác quản lý đất đai tại huyện Lạc Thủy

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của Cô giáo Quyền Thị Quỳnh Anh, các cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy đã hướng dẫn giúp chúng em hoàn thành đề tài tiểu luận này

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LẠC THỦY 1.1.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Lạc Thủy là huyện miền núi thấp, nằm phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình Trung tâm huyện cách thành phố Hòa Bình 75km theo quốc lộ 21A

Trang 4

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hòa Bình) và tỉnh Hà Tây (cũ)

- Phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Nam

- Phía Tây giáp huyện Yên Thủy (Hòa Bình)

Toàn huyện có 2 thị trấn (thị trấn Chi Nê, thị trấn Thanh Hà) và 13 xã Huyện có vị trí thuận lợi đường giao thông thủy – bộ tạo điều kiện trong giao lưu, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế

a. Địa hình

Địa hình huyện mang đặc điểm nửa trung du, nửa miền núi Độ dốc trung bình từ 200 – 300, độ cao trung bình 110m Dải núi đá vôi bao bọc, xen kẽ các đồi tạo thành các thung lũng và đồng ruộng canh tác Sông bôi chạy dọc chiều dọc huyện chia cắt lãnh thổ thành 2 vùng: Vùng trong (bờ phía Tây sông Bôi) và vùng ngoài (bờ phía Đông sông Bôi) Phù sa sồng bồi đắp, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, trồng trọt

b. Khí hậu

Lạc Thủy vừa mang tính chất đồng bằng, vừa mang tính chất miền núi Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

Lượng mưa trung bình năm của huyện là 1700mm, phân bố không đều trong năm Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 85% lượng mưa cả năm Tháng 8 và tháng 9 mưa nhiều, cường độ cao thường xuyên dẫn đến lũ quét, lũ lụt gây ngập úng cục bộ ở các xã Lạc Long, Yên Bồng

Nền nhiệt độ tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình mùa hè từ 27 – 290C

và mùa đông là 18 – 200C

Độ ẩm trung bình hàng năm là 84% cao nhất vào tháng 9 (90%) và thấp nhất vào tháng 2 (55%)

1.2 Phát triển kinh tế xã hội

 Sức ép của tốc độ gia tăng dân số

Trang 5

Quy mô dân số lớn và ngày cáng lớn hơn Cụ thể dân số huyện là 60.780 người, trong đó dân tộc Kinh 37.076 người chiếm 61% Theo giới tính số lượng nam giới 32821 người chiếm khoảng 54% và số lượng nữ giới là

27959 người chiếm 46% Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã gây sức ép lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng

và tài nguyên thiên nhiên

 Y tế và giáo dục

Toàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, mỗi xã đều có trạm y tế đạt tiêu chuẩn Các cơ sở ngày được nâng cấp, số ca tử vong trong điều trị giảm Toàn huyện tập trung công tác phòng dịch, không

có bệnh dịch lớn xảy ra

Toàn huyện có 51 trường ở các bậc học trong đó THPT: 4 trường, THCS; 17 trường, tiểu học: 14 trường, mầm non: 16 trường Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế nên công tác phổ cập giáo dục, xã hội hóa giáo dục được tập trung chặt chẽ, không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất

và chất lượng giảng dạy

1.3 Phát triển kinh tế

Năm 2010, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện đề đạt và vượt kế hoạch Tổng giá trị sản xuất: 347.389 triệu đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 14%

Sản lượng lương thực có hạt đạt 26.990,2 tấn/năm

GDP bình quân 9,3 triệu đồng/người/năm

Kinh tế chủ yếu tập trung sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp do đó bị lệ thuộc nhiều vào khí hậu Thu nhập bình quân đầu người/năm còn thấp Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN

LẠC THỦY 2.1 Các loại đất

Diện tích đất toàn huyện được thống kê vào khoảng 15.087ha (không tính diện tích các loại đất: chuyên dùng, đất ở và mặt nước)

Về mặt thổ nhưỡng, đất ở huyện Lạc Thủy được chia thành 4 nhóm đất chính, với 11 loại đất như sau:

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 13.222ha chiếm 87,63%, thích hợp trồng các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, các cây hàng năm như đậu, đỗ,… trồng rừng và các cây công nghiệp như chè, trấu, trong đó:

+ Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét có diện tích 8.795ha

+ Đất nâu đỏ trên đá vôi: có diện tích 875ha

+ Đất nhạt vàng trên đá cát: có diện tích 281ha

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: có diện tích 2.307ha + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có diện tích 964ha

- Nhóm đất thung lũng và dốc tụ có diện tích 943ha chiếm 6,25% + Đất dốc tụ: có diện tích 463ha Loại đất này hình thành ở những nơi ven đồi thấp, trung bình nên chỉ có khả năng trồng lúa 1 – 2 vụ

+ Đất đen trên sản phẩm đá vôi: có diện tích 297ha Loại đất này ngoài khả năng cấy lúa còn có thể trồng được các cây hàng năm như lạc, đậu, vừng, …

+ Đất thung lũng do ảnh hưởng cacbonat: có diện tích 183ha Ít sử dụng trong sản xuất

Trang 7

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 492ha chiếm 1,5% tổng diện tích Đây được đánh giá là loại đất xấu, muốn trồng cây phải có các biện pháp thâm canh, cải tạo phù hợp

- Nhóm đất phù sa có diện tích 1.150ha chiếm 7,62% bao gồm: + Đất phù sa được bồi của sông Bôi: có diện tích 1.020ha Đây là loại đất tốt nhất trong huyện, dùng để sản xuất nông nghiệp theo dải đất chạy dọc sông Bôi

+ Đất phù sa ngòi suối: có diện tích 114ha Đất có tầng canh tác dày rất phù hợp với trồng lúa và hoa màu

2.2 Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 29371,56ha Trong đó được chia theo mục đích sử dụng gồm:

a. Đất nông – lâm nghiệp

Đất nông – lâm nghiệp có tổng diện tích 22.351,76ha Được phân chia như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 4.912,09ha chiếm 22,84% tổng diện tích

+ Đất trồng cây hàng năm: 3.288,04ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 1.624,05ha

- Đất lâm nghiệp: 17.246,29ha chiếm 77,16% tổng diện tích

Đất tự nhiên 29.371,56ha

Đất chưa sử dụng 3.340,58ha

Đất phi nông nghiệp 3.679,22ha Đất nông nghiệp

22.351,76ha

Trang 8

+ Đất rừng sản xuất: 9.643,09ha

+ Đất rừng phòng hộ: 7.603,20ha

Theo cơ cấu kinh tế, kinh tế huyện Lạc Thủy chủ yếu theo hướng Nông – lâm nghiệp – thủy sản (chiếm 40,8% ) Do vậy, đất đai sử dụng chủ yếu cho mục đích nông – lâm nghiệp Vì thành phần cơ giới đất ở mức trung bình hoặc nặng, chủ yếu chứa ít mùn, thích hợp cho việc trồng các cây lâu năm hoặc trồng rừng Do đó, diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất 17.246,29ha chiếm 77,16% tổng diện tích đất nông – lâm nghiệp

b. Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 3.679,22ha trong đó:

- Đất ở đô thị: 35,98ha

- Đất ở nông thôn: 858,49ha

- Đất chuyên dùng: 1.543,43ha

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 4,76ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 78,23ha

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.104,22ha

- Đất phi nông nghiệp khác: 54,11ha

Lạc Thủy là một huyện nửa miền núi, nửa trung du, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn Dân cư tập trung sống ở các xã, do đó diện tích đất ở nông thôn gấp 23,8 lần đất sử dụng ở 2 thị trấn trong huyện

c. Đất chưa sử dụng

- Đất bằng chưa sử dụng: 420,84ha

- Đất đồi núi chưa sử dụng: 142,32ha

- Núi đá không có rừng cây: 2.777,42ha

Trang 9

d. Tình hình biến động đất đai từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010

- Đất nông – lâm nghiệp: tổng diện tích là 22.351,76ha, giảm 24,14ha Trong đó:

+ Đất trồng lúa giảm 3,72ha

+ Đất trồng cây hàng năm giảm 2,32ha

+ Đất trồng cây lâu năm giảm 10,38ha

Chủ yếu chuyển sang đất ở nông thôn, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp

- Đất phi nông nghiệp: tổng diện tích là 3.679,22ha, tăng 26,47ha

Trong đó:

+ Đất ở nông thôn tăng 3,57ha

+ Đất ở đô thị tăng 3,57ha

+ Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp tăng 0,08ha

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 7,0ha

+ Đất có mục đích công cộng tăng 11,87ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 0,34ha

Chủ yếu chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp Đó là do chính sách phát triển kinh tế của huyện cùng với quy hoạch đất đai của phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy Đất nông nghiệp qua thời gian sử dụng trên 50 năm được phép chuyển thành đất ở Trong năm 2010, đất nông nghiệp chuyển sang đất ở tập trung chủ yếu ở các xã Phú Lão, Phú Thành, Đồng Tâm và thị trấn Chi Nê

- Đất chưa sử dụng: giảm 1,54ha do chuyển sang đất trồng lúa 1,5ha và chuyển sang đất ở nông thôn 0,04ha

Trang 10

e. Các vấn đề trong sử dụng đất

Theo báo cáo Hiện trạng Môi trường huyện Lạc Thủy năm 2010, chất lượng đất nông nghiệp tại huyện có các đặc điểm chính sau:

- Giá trị pH cho phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu

- Các thành phần dinh dưỡng tương đối giàu so với tiêu chuẩn đất xám bạc màu nhưng nghèo hơn so với tiêu chuẩn đất đỏ

- Chỉ tiêu kim loại đo được tại các mẫu đất và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đều trong giới hạn cho phép

Bảng 1 Kết quả quan trắc chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Lạc Thủy (Theo Báo cáo HTMT huyện Lạc Thủy 2010)

S

T

T

Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả/ điểm đo

Giá trị giới hạn TCVN

7209:2002

5 Thuốc

BVTV µg/kg 120 180 20 (100-50)x103

Ghi chú

1 Đất ruộng, đối diện hồ Bãi Bách – xã Lạc Long

2 Đất ruộng, đối diện nhà ông Chu Văn Thủy – thôn Tân Thành – xã An Bình

3 Đất ruộng, cạnh hồ Xứ Vải – xã Liên Hòa

Qua trao đổi với bà Lâm Thị Kính – phó trưởng (phòng Đất đai) phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lạc Thủy cho biết:

Trang 11

“Nhìn chung, môi trường đất tại huyện Lạc Thủy ô nhiễm ở mức nhẹ Môi trường đất bị ô nhiễm do các tác nhân như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các thuốc kích thích sinh trưởng Bên cạnh đó là

từ các nguồn thải chất thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà máy xí nghiệp trong huyện và từ hoạt động du lịch Trong đó nguyên nhân chính là do việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật”.

Trong quá trình sử dụng, người dân thường dùng không đúng kỹ thuật, bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm, chất lượng phân không đảm bảo khiến đất bị giảm hoạt tính sinh học, ngày càng bị thoái hóa

Bên cạnh đó, nước thải của nhà máy in tiền Sông Bôi, nước rỉ rác ở bãi rác Đồng Diệu, chất thải từ bệnh viện đa khoa huyện Lạc Thủy cũng khiến môi trường đất bị ô nhiễm

2.3 Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành

a Tiềm năng phát triển nông nghiệp – lâm nghiệp

Huyện Lạc Thủy là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 76% Thành phần đất tích hợp với các cây lâm nghiệp và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như chè, cam, quýt, bưởi Hiện nay, Nông trường Sông Bôi và Nông trường Thanh Hà vẫn đang tiếp tục hoạt động sản xuất, trồng trọt các loại cây nêu trên Diện tích rừng trồng tăng 588ha Ngoài ra, qua khảo sát thực tế cho thấy, nếu kết hợp tốt biện pháp thủy lơi, tạo hệ thống tưới tiêu chủ động có thể chuyển 20% diện tích đất ruộng 2 vụ/ năm lên 3 vụ/năm tại các xã Đồng Tâm, Yên Bồng, Khoan Dụ

b Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Diện tích rừng hiện nay và sẽ tăng trong thời kỳ tới sẽ trở thành nguyên liệu phong phú phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản

Diện tích núi đá không có cây rừng của huyện chiếm 21,79% tổng diện tích tự nhiên là điều kiện thuận lợi để ngành khai thác và chế biến nguyên

Trang 12

vật liệu xây dựng phát triển, đặc biệt là khu vực xã Đồng Tâm, Khoan Dụ

và Hưng Thi

c Tiềm năng phát triển du lịch – dịch vụ

Với các di tích lịch sử và quần thể các hang động hiện nay như: Đền Cát (xã Đồng Tâm), hang Trinh nữ (xã Khoan Dụ), quần thể hang động Chùa Tiên (xã Phú Lão) sẽ là động lực tốt thúc đấy phát triển du lịch

d. Quy hoạch sử dụng đất

Dựa vào các tiềm năng của đất đai trong từng ngành, từng lĩnh vực sẽ đưa ra quy hoạch hợp lý cho việc sử dụng đất Hiện nay, trên địa bàn có 3

dự án quy hoạch cụ thể: quy hoạch xây dựng sân Golf (xã Đồng Tâm), quy hoạch khu sinh thái Đầm Khánh (thị trấn Chi Nê) và quy hoạch đất rừng trồng tại xã Liên Hòa và thôn Ngọc Lâm xã Đồng Tâm

Trang 13

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI

HUYỆN LẠC THỦY

3.1 Thực trạng công tác quản lý

a Bộ máy quản lý

• Quản lý cấp huyện gồm

Tính đến 30/11/2012, Phòng TNMT huyện Lạc Thủy có 15 cán bộ công chức trong đó 11/15 cán bộ trình độ đại học Luật và chuyên ngành đất đai Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tôt chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT tỉnh Hòa Bình

• Quản lý cấp xã – thị trấn có Phòng địa chính xã – thị trấn gồm trưởng phòng và phó phòng

Nhìn chung tổ chức bộ máy tương đối ổn định, đội ngũ cán bộ đều có chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý tương đối tốt Cán bộ trong phòng làm việc tuân thủ nghiêm túc Luật và các văn bản dưới Luật

Trưởng phòng TNMT

Phó phòng quản lý Đất

đai, Nước

Phó phòng quản lý khoáng sản và môi trường

Ngày đăng: 06/09/2016, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w