báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hoá dầu

55 2K 10
báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hoá dầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển của thế giới ngày nay, ngoài nhu cầu về năng lượng dầu mỏ, con người còn đòi hỏi chất lượng của nó. Các sản phẩm dầu mỏ dùng làm nhiên liệu như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, dầu đốt lò…là nguồn nhiên liệu vô cùng quan trọng trong công nghiệp, đời sống và các phương tiện vận chuyển. Một sản phẩm dầu mỏ khác cũng không kém phần quan trọng trong công nghiệp là dầu mỡ bôi trơn. Giá trị của vật liệu bôi trơn là nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, nâng cao tuổi thọ, bảo vệ động cơ và giảm tổn thất nhiên liệu. Tất cả các sản phẩm dầu mỏ được sử dụng rất cần đến các chỉ tiêu chất lượng cao. Các chỉ tiêu này phải thống nhất trên toàn thế giới và được thế giới công nhận. Trong tập bài thí nghiệm về dầu mỏ gồm 2 phần: Phần I: Xác định các chỉ tiêu về xăng dầu, để sinh viên làm quen với các chỉ tiêu xăng dầu và phương pháp xác định. Đây là các phương pháp có tính cơ bản để khi ra trường sinh viên có thể tự lập, làm việc ở những trung tâm kiểm định chất lượng xăng dầu. Phần II: Phần mỡ bôi trơn, để sinh viên làm quen với quá trình tổng hợp và xác định các chỉ tiêu của mỡ bôi trơn. Các tác giả xin chân thành cảm ơn mọi góp ý của bạn đọc về nội dung, hình thức và chất lượng của các bài thí nghiệm để được hoàn thiện hơn. Bộ môn công nghệ Hóa học Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu NỘI QUY VÀ YÊU CẦU Thí nghiệm chuyên ngành Hóa dầu bao gồm các bài thí nghiệm về chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, dầu FO, dầu nhờn, mỡ bôi trơn …là những hợp chất có khả năng cháy nổ rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với giảng viên và sinh viên khi thực hành môn học này là: 1. Trước khi bắt đầu các bài thí nghiệm môn học này, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên biện pháp phòng cháy và chữa cháy, cách sử dụng bình chữa cháy tại phòng thí nghiệm. Sinh viên không được hút thuốc trong phạm qui phòng thí nghiệm. Sinh viên phải tắt nguồn điện thoại di động trước khi bước vào phòng thí nghiệm, không được phép mang điện thoại di động vào phòng thí nghiệm khi chưa tắt nguồn. Nếu sinh viên qui phạm những nội quy sẽ bị đình chỉ môn học này. 2. Trước mỗi buổi thực hành sinh viên phải chuẩn bị trước đầy đủ nội dung bài thực hành, nắm rõ nguyên tắc, các thao tác chuẩn bị cũng như các bước tiến hành thí nghiệm. Sinh viên phải mặc đồng phục qui định trước khi vào phòng thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn trình tự cũng như thao tác vận hành thiết bị thí nghiệm. Vào đầu giờ thực hành, giảng viên sẽ kiểm tra sinh viên những kiến thức cơ bản của nội dung bài thí nghiệm. Nếu sinh viên không đáp ứng yêu cầu kiến thức về bài thực hành thì không được làm thí nghiệm bài thực hành đó. 3. Trong quá trình thí nghiệm, sinh viên tuân thủ các qui tắc an toàn phòng thí nghiệm cũng như biện pháp phòng cháy chữa cháy. Sinh viên làm thí nghiệm nghiêm túc, không rời khỏi vị trí bài thí nghiệm đang làm, không nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ làm thí nghiệm. Trong quá trình làm thí nghiệm nếu thiếu dụng cụ hóa chất, sinh viên báo cho giảng viên hướng dẫn, không tự ý lấy dụng cụ và hóa chất khi chưa có sự cho phép. Sinh viên lấy hóa chất thí nghiệm đúng lượng qui định của bài thí nghiệm, không lấy dư. Trong quá trình làm thí nghiệm nếu gặp sự cố thì sinh viên lập tức ngắt cầu dao điện của hệ thống thí nghiệm và báo cho giảng viên hướng dẫn để có phương án xử lý. 4. Sau khi làm xong bài thí nghiệm thì sinh viên phải ngắt hệ thống điện, nước của hệ thống thí nghiệm mình đang làm, vệ sinh làm sạch dụng cụ thí nghiệm của bài thí nghiệm mà mình đang làm. Các dụng cụ thí nghiệm cần vệ sinh phải được giảng viên hướng dẫn dùng dung môi thích hợp để làm sạch. 5. Sau khi hoàn thành bài thí nghiệm, tất cả sinh viên phải làm vệ sinh phòng thí nghiệm, ngắt hệ thống điện, nước của phòng thí nghiệm. Sinh viên phải viết báo cáo về bài thực hành đã làm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM BÀI GIẢNG THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH HÓA DẦU (Hệ Cao Đẳng và Đại học) LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại phát triển của thế giới ngày nay, ngoài nhu cầu về năng lượng dầu mỏ, con người còn đòi hỏi chất lượng của nó. Các sản phẩm dầu mỏ dùng làm nhiên liệu như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, dầu đốt lò…là nguồn nhiên liệu vô cùng quan trọng trong công nghiệp, đời sống và các phương tiện vận chuyển. Một sản phẩm dầu mỏ khác cũng không kém phần quan trọng trong công nghiệp là dầu mỡ bôi trơn. Giá trị của vật liệu bôi trơn là nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu, nâng cao tuổi thọ, bảo vệ động cơ và giảm tổn thất nhiên liệu. Tất cả các sản phẩm dầu mỏ được sử dụng rất cần đến các chỉ tiêu chất lượng cao. Các chỉ tiêu này phải thống nhất trên toàn thế giới và được thế giới công nhận. Trong tập bài thí nghiệm về dầu mỏ gồm 2 phần: Phần I: Xác định các chỉ tiêu về xăng dầu, để sinh viên làm quen với các chỉ tiêu xăng dầu và phương pháp xác định. Đây là các phương pháp có tính cơ bản để khi ra trường sinh viên có thể tự lập, làm việc ở những trung tâm kiểm định chất lượng xăng dầu. Phần II: Phần mỡ bôi trơn, để sinh viên làm quen với quá trình tổng hợp và xác định các chỉ tiêu của mỡ bôi trơn. Các tác giả xin chân thành cảm ơn mọi góp ý của bạn đọc về nội dung, hình thức và chất lượng của các bài thí nghiệm để được hoàn thiện hơn. Bộ môn công nghệ Hóa học Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu NỘI QUY VÀ YÊU CẦU Thí nghiệm chuyên ngành Hóa dầu bao gồm các bài thí nghiệm về chỉ tiêu chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, dầu hỏa, dầu diesel, dầu FO, dầu nhờn, mỡ bôi trơn …là những hợp chất có khả năng cháy nổ rất lớn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với giảng viên và sinh viên khi thực hành môn học này là: 1. Trước khi bắt đầu các bài thí nghiệm môn học này, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên biện pháp phòng cháy và chữa cháy, cách sử dụng bình chữa cháy tại phòng thí nghiệm. Sinh viên không được hút thuốc trong phạm qui phòng thí nghiệm. Sinh viên phải tắt nguồn điện thoại di động trước khi bước vào phòng thí nghiệm, không được phép mang điện thoại di động vào phòng thí nghiệm khi chưa tắt nguồn. Nếu sinh viên qui phạm những nội quy sẽ bị đình chỉ môn học này. 2. Trước mỗi buổi thực hành sinh viên phải chuẩn bị trước đầy đủ nội dung bài thực hành, nắm rõ nguyên tắc, các thao tác chuẩn bị cũng như các bước tiến hành thí nghiệm. Sinh viên phải mặc đồng phục qui định trước khi vào phòng thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm sinh viên sẽ được giảng viên hướng dẫn trình tự cũng như thao tác vận hành thiết bị thí nghiệm. Vào đầu giờ thực hành, giảng viên sẽ kiểm tra sinh viên những kiến thức cơ bản của nội dung bài thí nghiệm. Nếu sinh viên không đáp ứng yêu cầu kiến thức về bài thực hành thì không được làm thí nghiệm bài thực hành đó. 3. Trong quá trình thí nghiệm, sinh viên tuân thủ các qui tắc an toàn phòng thí nghiệm cũng như biện pháp phòng cháy chữa cháy. Sinh viên làm thí nghiệm nghiêm túc, không rời khỏi vị trí bài thí nghiệm đang làm, không nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ làm thí nghiệm. Trong quá trình làm thí nghiệm nếu thiếu dụng cụ hóa chất, sinh viên báo cho giảng viên hướng dẫn, không tự ý lấy dụng cụ và hóa chất khi chưa có sự cho phép. Sinh viên lấy hóa chất thí nghiệm đúng lượng qui định của bài thí nghiệm, không lấy dư. Trong quá trình làm thí nghiệm nếu gặp sự cố thì sinh viên lập tức ngắt cầu dao điện của hệ thống thí nghiệm và báo cho giảng viên hướng dẫn để có phương án xử lý. 4. Sau khi làm xong bài thí nghiệm thì sinh viên phải ngắt hệ thống điện, nước của hệ thống thí nghiệm mình đang làm, vệ sinh làm sạch dụng cụ thí nghiệm của bài thí nghiệm mà mình đang làm. Các dụng cụ thí nghiệm cần vệ sinh phải được giảng viên hướng dẫn dùng dung môi thích hợp để làm sạch. 5. Sau khi hoàn thành bài thí nghiệm, tất cả sinh viên phải làm vệ sinh phòng thí nghiệm, ngắt hệ thống điện, nước của phòng thí nghiệm. Sinh viên phải viết báo cáo về bài thực hành đã làm. MỤC LỤC 6 BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHÂN ĐOẠN 1. Ý nghĩa Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ không thể dễ dàng phân tách thành các hydrocacbon riêng biệt, chúng có thể chia thành các phần nhỏ hơn gọi là phân đoạn, trong mỗi phân đoạn gồm một hỗn hợp hydrocacbon đơn giản. Theo thành phần phân đoạn ta có thể biêt được các loại sản phẩm thu được và khối lượng của chúng. Khi nghiên cứu dầu mỏ, phương pháp này dùng để đánh giá giá trị về mặt công nghệ của dầu mỏ, còn khi nghiên cứu về các sản phẩm dầu mỏ (thông thường là các nhiên liệu dùng cho động cơ) nó cho phép đánh giá về khả năng sử dụng các loại nhiên liệu đó trong điều kiện thực tế. Thí dụ nhiên liệu các loại động cơ mồi lửa bằng tia lửa điện cần phải có độ bay hơi sao cho dễ nổ máy ở nhiệt độ thấp, chóng sửu ấm động cơ, phân bố nhiên liệu đều trong xi lanh. Nếu nhiên liệu bay hơi kém còn có thể làm loãng dầu nhờn bôi trơn. Đối với động cơ diesel, thành phần phân đoạn ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi và tạo hỗn hợp với không khí khi phun vào buồn đốt. Ngoài ra thành phần phân đoạn của nhiên liệu diesel còn ảnh hưởng tới tiêu hao nhiên liệu, tạo khói trong khí thải, tạo muội than và cốc ở vòi phun. 2. Nguyên tắc Nguyên tắc của phương pháp là chưng cất 100ml sản phẩm trong điều kiện qui định, quan sát và ghi nhận các giá trị nhiệt độ với các thể tích ngưng tụ thu được, từ những số liệu này xây dựng đường chưng cất ASTM. 3. Phạm vi ứng dụng. Phương pháp đo này dựa theo tiêu chuẩn ASTM D86, được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm chính của dầu mỏ như xăng ô tô, xăng máy bay, kerosen, dầu DO…ngoại trừ khí hóa lỏng và bitum. 4. Dụng cụ và hóa chất 4.1 Dụng cụ: 7 Bộ chưng cất ASTM bao gồm: bình cầu chưng cất ASTM theo tiêu chuẩn, ống đong 100ml (2 cái, 1 cái đong mẫu ban đầu, 1 cái hứng sản phẩm chưng cất),ống đong 10ml (1 cái), nhiệt kế có thang đo khoảng 300 o C. 1 2 3 4 5 6 7 Hình 1.1 Thiết bị chưng cất ASTM 1. Bể làm lành; 2. Ống hứng sản phẩm; 3. Bệ đỡ ống đong hứng sản phẩm; 4. Vị trí đặt bình cầu; 5. Núm điều chỉnh vị trí cao thấp của bình cầu; 6. Công tắt; 7. Núm điều chỉnh nhiệt độ. 1 2 3 Hình 1.2 Bình cầu và nhiệt kế thủy ngân 1. Nhiệt kế thủy ngân; 2. Khớp nối bình cầu với sinh hàn; 3. Bình cầu 4.2 Hóa chất: Xăng hoặc dầu hỏa. 8 5. Qui trình thử nghiệm 5.1 Chuẩn bị dụng cụ và mẫu Chuẩn bị bể làm lạnh: Cho nước đá cục vào bể làm lạnh. Thêm nước vào bể làm lạnh cho đến khi ngập hoàn toàn ống sinh hàn. Trước khi tiến hành thử nghiệm các mẫu nhẹ (xăng) thì nhiệt độ bể làm lạnh phải nhỏ hơn 5 o C. Chuẩn bị mẫu: Vệ sinh bình cầu bằng cách tráng bình cầu với một ít mẫu. Cho khoảng 2 đến 3 viên đá bọt vào bình cầu. Dùng ống đong lấy chính xác 100ml mẫu cần phân tích cho vào bình cầu. Lắp nhiệt kế vào bình cầu sao cho bầu thủy ngân nằm ngay tâm của ngã rẽ và quay nhiệt kế ra đối diện để dễ quan sát. (Hình 1.2) Chú ý khi rót mẫu vào bình cầu phải thật nhanh và giữ bình cầu sao cho ống thoát hơi hướng lên để tránh đỗ mẫu ra ngoài. Khi lắp nhiệt kế vào ta nên ấn nhẹ nút cao su cho khít vào bình cầu để tránh tình trạng nhiệt kế bị bung ra khi gia nhiệt. Khi lắp bình cầu vào vị trí gia nhiệt thì điều chỉnh nút điều chình vị trí cao thấp của bình cầu sao cho nhánh dẫn hơi của bình cầu khớp với ống sinh hàn. 5.2 Tiến hành thí nghiệm Lắp bình cầu vào vị trí chưng cất và đặt ống đong vào vị trí hứng mẫu từ ống sinh hàn. Điều chỉnh tốc độ gia nhiệt từ lúc bắt đầu đến khi xuất hiện giọt lỏng dầu tiên chảy ra khỏi đuôi ống sinh hàn: - Xăng: 5÷10 phút - Nhiên liệu phản lực, dầu hỏa và diesel nhẹ: 10÷15 phút. - Diesel nặng: 10 ÷ 20 phút. Khi xuất hiện giọt lỏng đầu tiên, ta đọc và ghi nhận nhiệt độ trên nhiệt kế ( đó là nhiệt độ điểm sôi đầu). Lưu ý: trước khi có giọt lỏng đầu tiên xuất hiện thì miệng ống sinh hàn không được chạm vào thành ống đong. Từ đây điều chỉnh tốc độ gia nhiệt sao cho tốc độ chưng cất khoảng 4 ÷ 5ml /phút ( thường mức gia nhiệt ở 3 ÷ 5 o C / phút). 9 Ghi lần lượt các giá trị nhiệt độ ứng với thể tích sản phẩm cất thu được trong ống đong tại các thời điểm 10, 20, 30, 50,…90ml. Sau khi chưng cất được 90ml, điều chỉnh tốc độ gia nhiệt sao cho thời gian từ lúc chưng cất được 90ml đến khi kết thúc chưng cất là 3 ÷ 5 phút ( thông thường mức gia nhiệt ở 4 ÷ 4,5 o C/phút). Tiếp tục gia nhiệt nhưng khi thấy cột thủy ngân của nhiệt kế dâng lên một độ cao nào đó rồi bắt đầu hạ xuống thì ghi nhận nhiệt độ cao nhất này ( đó chính là điểm sôi cuối). Tắt thiết bị gia nhiệt, chờ nhiệt độ trên nhiệt kế của bình cầu hạ xuống dưới 40 o C ta đọc thể tích thu được trong ống đong ( gọi là thể tích cất V ng ). Lấy bính cầu ra một cách cẩn thận như lúc gắn vào. Phần còn lại trong bình cầu rót vào ống đong 10ml để xác định cặn còn lại ở nhiệt độ 20 ± 3 o C (gọi là thể tích cặn V c ). Xác định lượng mất mát của quá trình chưng cất. Lưu ý: Sau khi làm thí nghiệm xong thì ngâm bình cầu vào một cái chậu đựng nước xà phòng để làm vệ sinh sạch sẽ. 6. Sai số cho phép Yêu cầu kết quả giữa hai lần chưng cất cho phép sai số như sau: - Nhiệt độ sôi đầu: 4 o C - Nhiệt độ sôi cuối và các điểm trung gian: 2 o C - Thể tích cặn: 0,2ml 7. Kết quả tính toán Thông thường tổng thể tích hứng được và phần cặn là không bằng với 100ml nạp vô lúc ban đầu. Người ta gọi thể tích phần mất mát ( V m ). là: V m = 100 - ( V ng - V c ) Từ kết quả thu được ta xây dựng đường chưng cất ASTM đã hiệu chỉnh phần mất mát có dạng như sau: 10 Hình 1.3: Đường chưng cất ASTM 8. Câu hỏi 1) Ý nghĩa đường chưng cất ASTM, thành phần cất 10%, 50%. 90%, điểm sôi đầu, điểm sôi cuối. 2) Đánh giá sản phẩm thử nghiệm. [...]... các loại dung môi dầu mỏ và đặc biệt là dầu DO để tính chỉ số Cetan 4 Dụng cụ và hóa chất 4.1 Dụng cụ: Bộ dụng cụ đo điểm anilin (Hình 7) 1 5 6 2 3 4 Hình 7: Thí nghiệm xác định điểm anilin 1 Nhiệt kế thủy ngân; 2 Ống bao; 3 Ống đựng mẫu; 4 Nước; 5 Que khuấy; 6 Hỗn hợp mẫu 34 4.2 Hóa chất: Anilin, dầu DO 5 Tiến hành thí nghiệm Dùng pipet hút lấy 5ml anilin và 5ml dầu DO vào trong ống nghiệm Đậy nút lie... phần trên để thí nghiệm, cũng có thể đun nóng mẫu như trên Chuẩn bị thiết bị: Thử nghiệm được tiến hành ở nơi kín gió Không tiến hành thí nghiệm trong tủ hút đang làm việc Cẩn thận làm sạch cốc loại bỏ hết các vết dầu bẩn của lần thử trước, nếu có cặn cacbon loại bỏ bằng bùi nhùi thép loại mảnh Sấy khô cốc, để nguội cốc đến ít nhất dưới nhiệt độ chớp cháy dự kiến là 56oC 5.2 Tiến hành thí nghiệm 27 Đổ... phẩm thử nghiệm Sau đó lấy miếng đồng ra rửa và so sánh với bảng phân cấp chuẩn 3 Phạm vi ứng dụng Phương pháp thử nghiệm này theo tiêu chuẩn ASTM D130, dùng để đánh giá mức độ ăn mòn của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa, dầu diesel, dầu đốt, dầu nhờn… được áp dụng cho các sản phẩm có áp suất hơi bảo hòa không lớn hơn 124kPa 4 Dụng cụ hóa chất 4.1 Dụng cụ: Bộ thử nghiệm độ... cần thử nghiệm Theo dõi bộ phận ổn nhiệt của bể bằng các nhiệt kế thủy ngân ( cắm sẵn trong bể) để đảm bảo nhiệt độ bể dao động trong điều kiện thử nghiệm ± 0,02 oC Cách nạp mẫu vào nhớt kế: Tùy theo cấu tạo của từng loại nhớt kế mà cách nạp mẫu vào nhớt kế khác nhau 21 5.2 Tiến hành thí nghiệm Giữ nhiệt độ bể điều nhiệt ổn định theo yêu cầu nhiệt độ thí nghiệm Nhớt kế sử dụng phải sạch, khô và thích... trong bảng 2 Chênh lệch giữa các lần xác định song song Mẫu thí nghiệm Phù kế có giá trị phân chia 0,0010g/cm3 Phù kế có giá trị phân chia 0,0005g/cm3 1 Sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt lớn hơn 200 cSt ở 50oC 0,002 0,001 2 Sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt lớn hơn 200 cSt ở 50oC 0,008 0,004 7 Câu hỏi 15 1) Ý nghĩa của tỷ trọng đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ 2) Tại sao phải qui đổi tỷ trọng về điều kiện tiêu... theo mmHg Ghi lại điểm chớp lửa chính xác đến 0,5oC Kết quả thử nghiệm là giá trị điểm chớp lửa đã được hiệu chỉnh 7 Câu hỏi 1) Ý nghĩa của điểm chớp cháy 32 2) Tại sao phải tiến hành thí nghiệm trong điều kiện kín gió? 3) Mẫu trong cốc sau khi đã thử nghiệm lần 1 dùng lại cho thừ nghiệm lần 2 được không? Tại sao? 4) Đánh giá mẫu thử nghiệm 33 BÀI 7: ĐIỂM ANILIN 1 Mục đích và ý nghĩa Định nghĩa:... Với các sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt nhỏ hơn 200 cSt ở 50oC Tỷ trọng tương đối d204 của sản phẩm dầu mỏ ở 20oC được tính theo công thức sau: d204 = dt4 + γ (t - 20) Trong đó: dt4 là tỷ trọng tương đối của sản phẩm dầu mỏ ở nhiệt độ thí nghiệm toC γ là hệ số hiệu chỉnh đối với sự giãn nở của sản phẩm khi thay đổi 1oC (tra bảng 1) 14 t là nhiệt độ lúc thử nhiệm, oC 5.2 Với các sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt... nhiệt; 5 Núm điều chỉnh nhiệt độ thiết bị gia nhiệt 4.2 Hóa chất: Dầu nhờn, dầu FO… 5 Qui trình thử nghiệm 5.1 Chuẩn bị mẫu và thiết bị thí nghiệm Chuẩn bị mẫu: Bảo quản mẫu trong các dụng cụ chứa đựng kín, không rò rỉ, tránh làm bay hơi các phần nhẹ Mẫu của các chất có độ nhớt cao, có thể hâm nóng cho đến khi thành chất lỏng dễ rót vào cốc thử nghiệm Nhưng mẫu chỉ được đun nóng đến nhiệt độ thấp hơn điểm... cháy được ghi nhận là điểm chớp cháy Để xác định điểm bắt cháy , thí nghiệm được tiếp tục cho đến lúc ngọn lửa thử làm cho mẫu trong cốc bắt cháy 3 Phạm vi ứng dụng Phương pháp này dựa trên tiêu chuẩn ASTM D92 ( cốc hở CLEVELAND) nhằm xác định điểm chớp cháy và bốc cháy của các loại sản phẩm dầu mỏ chủ yếu là các sản phẩm nặng như dầu FO, dầu nhờn, bitum có điểm chớp cháy lớn hơn 79oC 4 Dụng cụ và hóa... của dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ ở dạng lỏng Phương pháp này không áp dụng cho các sản phẩm dầu nhẹ, bay hơi nhanh như ete dầu hỏa và các thành phần nhẹ khác 3 Dụng cụ hóa chất 3.1 Dụng cụ: Phù kế được chuẩn hóa theo giá trị của tỷ trọng d204 (tùy thuộc vào nhà sản xuất) Phù kế có giá trị phân chia trên thang 0,0001 đến 0,0005 g/cm 3, có khoảng đo phù hợp với tỷ trọng của sản phẩm cần thử nghiệm

Ngày đăng: 03/02/2015, 09:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHÂN ĐOẠN

  • BÀI 2: TỶ TRỌNG

  • BÀI 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC

  • BÀI 4: ÁP SUẤT HƠI BẢO HÒA

  • BÀI 5: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC HỞ

  • BÀI 6: XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHỚP CHÁY CỐC KÍN

  • BÀI 7: ĐIỂM ANILIN

  • BÀI 8: ĐỘ ĂN MÒN TẤM ĐỒNG

  • BÀI 9: CẶN CARBON CONRADSON

  • BÀI 10: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

  • BÀI 11: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT CƠ HỌC

  • BÀI 12: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NHỎ GIỌT CỦA MỠ BÔI TRƠN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan