(CẶN CACBON, ĐỘ CỐC HÓA) 1 Mục đích và ý nghĩa

Một phần của tài liệu báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hoá dầu (Trang 39 - 41)

4. Dụng cụ hóa chất

(CẶN CACBON, ĐỘ CỐC HÓA) 1 Mục đích và ý nghĩa

1. Mục đích và ý nghĩa

Độ cốc hóa Conradson là đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo cốc của phần dầu mỏ. Đại lượng này càng cao thì hiệu suất cốc thu được càng cao. Mặt khác hàm lượng

cốc conradson cao còn có nghĩa là hàm lượng nhựa và asphanten trong dầu mỏ sẽ cao, và có thể sử dụng cặn dầu mỏ loại này để sản xuất bitum nhựa đường với hiệu suất và chất lượng tốt.

Việc xác định hàm lượng cặn cacbon conradson các sản phẩm dầu mỏ cho biết một cách định tính hàm lượng nhựa và asphanten có trong sản phẩm dầu mỏ. Xác định hàm lượng cặn cacbon conradson trong nhiên liệu ( DO, FO) cho ta đánh giá chất lượng nhiên liệu cũng như tác hại mà nhiên liệu sẽ gây ra cho động cơ hay lò đốt. Cặn cacbon cao gây ra mài mòn động cơ, làm tắc nghẽn các vòi phun nhiên liệu hay van xả khí thải của quá trình đốt trong động cơ hay lò đốt.

2. Nguyên tắc

Nguyên tắc của phương pháp là xác định khối lượng cặn than tạo thành sau khi đun nóng, bay hơi và nhiệt phân (bao gồm các quá tình carcking, cốc hóa) một lượng mẫu trong điều kiện quy định.

3. Phạm vi ứng dụng

Cặn carbon conradson của sản phẩm dầu là hàm lượng cặn than hình thành sau khi tiến hành đốt cháy mẫu dầu theo tiêu chuẩn ASTM D189. Phương pháp kiểm nghiệm này nói chung áp dụng cho các sản phẩm tương đối khó bay hơi như dầu DO, FO, gas oil nặng, dầu thô. Thuật ngữ cặn carbon conradson chỉ dùng trong phương pháp này.

4. Dụng cụ và hóa chất

4.1 Dụng cụ:

Bộ dụng cụ đo hàm lượng cặn carbon conradson. Cân phân tích. Hood Iron cover Iron crucible Porcelain crucible Iron crucible Dry sand Insulator Horizontal obening

Hình 9.1: Thiết bị đo hàm lượng cặn carbon conradson

4.2 Hóa chất:

Dầu thô, dầu FO hoặc dầu nhờn.

5. Qui trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hoá dầu (Trang 39 - 41)