1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bao cao SKKN

4 212 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT AN MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Vân Khánh Đông Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Vân Khánh Đông ngày 28 tháng 05 năm 2012 BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến, đề tài nghiên cứu: Đề tài “Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua phối hợp các phương pháp trong giảng dạy môn toán ở bậc THCS” 2. Cơ sở khoa học hoăc cơ sở lí luận: -Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học. -Gắn liền việc dạy kiến thức, kĩ năng với việc hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ của học sinh. -Phát huy cao độ tính tư duy tích cực học tập của học sinh, biết kích thích học sinh có hứng thú trong việc học tập môn toán -Dạy và học là hai mặt của một quá trình thống nhất mà cái đích là kết quả học tập của học sinh. Giáo viên phải làm sao hướng dẫn, điều khiển, thúc đẩy việc học tập của học sinh. Kịp thời uốn nắn, và hướng dẫn các em trong việc học tập. -Tất cả các vấn đề trên đề coi như là căn cứ để lựa chọn và phối hợp tốt các phương pháp dạy – học trong một tiết học cụ thể ở bộ môn toán THCS. Tuy nhiên việc lựa chọn và phối hợp phải dựa trên các căn cứ sau : -Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, đối tượng dạy học, phương tiện dạy học, năng lực và trình độ của giáo viên, hoạt động nhận thức của học sinh. -Để phối hợp tốt có hiệu quả cao các phương pháp giảng dạy nói chung và trong việc giảng dạy môn toán là một việc làm khá phức tạp và tương đối khó khăn nhưng nó lại hết sức quan trọng và cần thiết trong khi giảng dạy. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu việc phối hợp các phương pháp trong dạy một tiết học cụ thể của môn toán là chưa đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố khác nhau. Trang 1 3. Thực trạng, yêu cầu: Thực trạng hiện nay, việc vận dụng các phương pháp giảng dạy cho một tiết học, theo phương pháp giảng dạy mới hiện nay là một vấn đề tương đối phức tạp. Trong phạm vi đề tài này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh của giáo dục đó là quá trình dạy học. Quá trình dạy học bao gồm 3 yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp. Ở đây tôi đề cấp đến vấn đề “ Phương pháp dạy học ”. Cho nên nội dung đề tài của tôi là bàn đến việc lựa chọn và phối hợp tốt các phương pháp giảng dạy trong một tiết học cụ thể nhằm kích thích tính tích cực hoạt động và gây hứng thú học tập cho học sinh. 4. Các nội dung chính của sáng kiến, đề tài nghiên cứu, việc triển khai thực hiện: Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "Năng lực cùng chung sống và làm việc" và "Năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực học sinh. Trong quá trình giảng dạy thực tế một số năm học, tôi đã phát hiện ra còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém trong đó có rất nhiều học sinh (45%) chưa thực sự hiểu về các phương pháp giải toán và trong khi thực hiện các phép toán hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đầu bài, thực hiện sai mục đích… Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn, giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có mọi sự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức trong quá trình giải toán. Trong việc dạy học toán thì việc tìm ra phương pháp dạy học và giải bài tập toán đòi hỏi người giáo viên phải chọn lọc hệ thống, sử dụng đúng phương pháp dạy học góp phần hình thành và và phát triển tư duy của học sinh. Đồng thời thông qua việc học toán học sinh được bồi dưỡng và rèn luyện về phẩm chất đạo đức, các thao tác tư duy để giải bài tập toán, đặc biệt là chú trọng về kỹ năng và vận dụng các phương pháp giải cho phù hợp.Trong khi đó giáo viên khi dạy áp dụng các phương pháp để giải thì ít khai thác phân tích đề bài, mở rộng bài Trang 2 toán mới, dẫn đến học sinh khi gặp các dạng toán là lúng túng hoặc chưa biết cách giải hoặc giải được nhưng chưa chặt chẽ mà còn mắc nhiều sai lầm, Vì vậy phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua các phương pháp là cần thiết cho nên tôi xin được trình bày một phần nhỏ để khắc phục tình trạng trên cũng như vận dụng các phương pháp góp phần nâng cao chất lượng học môn toán của học sinh ở trường THCS. Trường THCS Vân Khánh Đông là một xã thuộc vùng ven, với bờ biển dài gần 10 km, kinh tế khó khăn nên việc đi lại, đầu tư cho học hành còn hạn chế. Nhiều bậc phụ huynh thực sự chưa quan tâm đến con em mình. - Phòng trào khuyến học, hiếu học chưa thực sự lớn mạnh nên các em theo trào lưu đó mà không có quyết tâm học. - Nhiều cán bộ giáo viên chưa thực sự nhiệt huyết với công việc, chưa có sự đầu tư nhiều vào trong giảng dạy. Là một giáo viên giảng dạy Toán bậc THCS trong những năm qua bản thân tôi lại được Nhà trường trực tiếp giao trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Toán tham dự kì thi cấp Huyện, tôi cũng rất trăn trở về vấn đề này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể giúp cho học sinh giải thành thạo các loại toán ? Và khi gặp bất cứ một dạng toán nào các em cũng có thể tìm ra cách giải một cách tốt nhất? Với tất cả những lí do nêu trên. Tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua phối hợp các phương pháp trong giảng dạy môn toán ở bậc THCS” cho học sinh trong khuôn khổ chương trình bậc THCS. 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng, nhân rộng: -Sau một thời gian đưa vào áp dụng giảng dạy cho đội ngũ học sinh lớp 8 và lớp 9 tôi thấy được những kết quả tích cực sau: - Các em học sinh đều đã tự giải quyết những dạng bài tập có trong SGK và SBT - Một số em học tốt hơn có thể giải được những bài toán trong sách nâng cao, trong các đề thi học sinh giỏi. Trang 3 - Đại đa số học sinh giỏi đã tự tin không sợ sệt khi gặp các dạng toán nêu trên. Nhiều em còn mong muốn GV thường xuyên cho nhiều bài tập áp dụng nhiều phương pháp để giải cho thành thạo. -Năm học 2011-2012 cá nhân tôi không có trực tiếp đứng lớp dạy môn Toán 8,9 nhờ các đồng nghiệp áp dụng thử đề tài vào các lớp 8 và lớp 9 nhận được kết quả như sau: Lớp Đề tài Giải được Có định hướng giải Không giải được 9A1 Khi đã áp dụng 85% 10% 5% 8A1 Khi đã áp dụng 70% 30% 10% 9A2 Không áp dụng 40% 30% 30% 6. Kết luận Trong quá trình giảng dạy, học sinh học tập, đọc tài liệu của các đồng nghiệp, đọc sách tham khảo tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm trình bày ở trên. Hy vọng với SKKN: “Phát triển tư duy thuật toán cho học sinh thông qua phối hợp các phương pháp trong giảng dạy môn toán ở bậc THCS” của mình sẽ là một tài liệu tham khảo thiết thực cho các bạn đồng nghiệp nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, óc suy luận logic cho học sinh. Với kết quả trên, được chuyên môn nhà trường, các đồng nghiệp trong các tổ chuyên môn đánh giá cao và đưa đề tài vào áp dụng rộng rãi trong trường. Đồng thời cũng để các đồng nghiệp trường bạn áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy. . Vân Khánh Đông, ngày 28 tháng 05 năm 2012 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 . nghiệp nhằm nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, óc suy luận logic cho học sinh. Với kết quả trên, được chuyên môn nhà trường, các đồng nghiệp trong các tổ chuyên môn đánh giá cao và đưa đề tài. năng lực và trình độ của giáo viên, hoạt động nhận thức của học sinh. -Để phối hợp tốt có hiệu quả cao các phương pháp giảng dạy nói chung và trong việc giảng dạy môn toán là một việc làm khá phức. hiểu việc phối hợp các phương pháp trong dạy một tiết học cụ thể của môn toán là chưa đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố khác nhau. Trang 1 3. Thực trạng, yêu cầu: Thực trạng hiện nay, việc vận dụng

Ngày đăng: 03/02/2015, 07:00

Xem thêm

w