CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆCPhần một : Những vến đề chung : A./ Mục tiêu cần đạt B./ Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường I./Một số vến đề về môi trường II./Giáo dục bảo
Trang 1Tổ bộ môn Đạo đức CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO
VỀ THAM DỰ LỚP TẬP HUẤN
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC
CẤP TIỂU HỌC
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
Phần một : Những vến đề chung :
A./ Mục tiêu cần đạt
B./ Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
I./Một số vến đề về môi trường
II./Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học
Phần hai : Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn đạo đức
I./ Mục tiêu, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường
II./Nội dung,địa chỉ,mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn đạo đứcIII./ Giáo án minh họa
Trang 3Phần một : Những vến đề chung :
A./ Mục tiêu cần đạt
1.Học viên cần biết và hiểu :
-Mục tiêu,nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) trong môn học
-Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép,tích hợp giáo dục BVMT trong môn học
-Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy lồng ghép , tích hợp giáo dục BVMT trong môn học
Trang 4B./ Một số kiến thức về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường
I./Một số vến đề về môi trường
1 Khái niệm về môi trường :
Có nhiều quan niệm về môi trường :
- Môi trường là tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp ,gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật
- Môi trường là tập hợp các điều kiện bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật ( Điều 3 , Luật bảo vệ môi trường ,2005)
Môi trường sống của con người bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội ( Xem tài liêu trang 6 và 7 )
- Môi trường là gì ?
- Thế nào là môi trường sống ?
- Thế nào là môi trường tự nhiên , Môi trường xã hội ?
Trang 52 Chức năng chủ yếu của môi trường :
I./Một số vến đề về môi trường
1 Khái niệm về môi trường :
Lưu trử và cung
cấp các nguôn
thông tin
Chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra
Trang 62 Chức năng chủ yếu của môi trường :
I./Một số vến đề về môi trường
1 Khái niệm về môi trường :
3 Ô nhiểm môi trường :
- Thế nào là ô nhiểm môi trường ?
- Mô tả khái quát về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam
.Nguyên nhân của tình trạng đó
Ô nhiểm môi trường hiểu một cách đơn giản là :
- Làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống
-Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn thể hay một phần
bằng những chất gây tác hại ( gây ô nhiểm ) Sự biến đổi môi trường
như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người
và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất
lượng cuộc sống của con người
-Nguyên nhân của nạn ô nhiểm môi trường là các sinh hoạt hằng ngày
và hoạt động kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến hoạt
động công nghiệp, chiến tranh và công nghệ quốc phồng
Trang 7 Một số thông tin về môi trường thế giới
Một phụ nữ đang nhìn ra cửa sổ căn nhà cô đang sống dọc một con sông
bị ô nhiễm nặng ở Pasay City, Metro Manila (Philippines) - Ảnh: Reuters
Trang 10Không khí ô nhiểm bầu trời Bắc Kinh
Trang 11Một dòng suối ở vùng Bretagne, Pháp - bị ô nhiểm môi trường vì nitrogen thải ra
từ các đồng ruộng – rong rêu được nuôi bởi ni-tơ phát triển mạnh, thu hút hết dưởng khí và giết hại các loài sinh đông vật khác Nhiều làng mạc ở Bretagne bị
ô nhiểm nặng về nguồn nước uống, dân cư phải dùng nước uống đóng chai
Trang 12Một số thông tin về tình trạng môi trường ở Việt Nam
-Suy thoái môi trường đất
- Suy thoái rừng
- Suy thoái đa dạng sinh học
- Ô nhiểm môi trường nước
- Ô nhiểm không khí
Trang 13Vịt chết rữa,lâu ngày không được thu gom ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Tây Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Một số hình ảnh về tình trạng môi trường ở Việt Nam
Trang 14Sông Hậu bị ô nhiễm nặng nề từ các KCN (Ảnh: SGGP)
Trang 15Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS - Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra thì hàng nghìn người và môi trường sống quanh nhà máy này càng phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề do bụi xỉ đồng (còn gọi
là hạt Nix)
Trang 16Chất thải được chất thành đống tại khu chứa phế thải của Nhà máy Hyundai Vinashin ở Khánh Hòa - Ảnh: Phan Sông Ngân
Trang 17Ô nhiễm môi trường sông Cái - Khánh Hoà Ảnh: Hà Trường.
Trang 18Ảnh chụp cầu huyện Thị trấn Vạn Giã ngày 9 tháng 2 năm 2009
Trang 19II Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường tiểu học :
1 Khái niệm về giáo dục môi trường :
Giáo dục BVMT là một trong các con đường có tác dụng tích cực và hiệuquả đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đảm bảo
chiến lược cho cuộc sống bền vững
- Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường ?
- Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường ?
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dụcchính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học sự hiểu biết, kỹnăng, giá trị và quan tâm đến những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ thamgia và phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
- Giáo dục môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có hiểu biết và sựnhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó ( nhận thức ) ; những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ,hành vi); những kỹ năng giải quyết cũng nhưthuyết phục thành viên khác cùng tham gia ( kỹ năng ); tinh thần, trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực)
Mục đích của giáo dục BVMT là “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu
được bản chất phức tạp của môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị , thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và
quản lý chất lượng môi trường
Sự thiếu hiểu biết về môi trườngvà giáo dục BVMT của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên ô nhiểm và suy thoái môi trường Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tâm quan trọng của môi trường trong
sự phát triển bền vững và làm thế nào để BVMT.Do đó giáo dục BVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường có năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường trong thực tiễn
Trang 202 Mục tiêu giáo dục BVMT trong trường tiểu học :
@ Mục tiêu :
Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học nhằm :
Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu :
- Các thành phần môi trường :đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường
- Ô nhiểm môi trường
- Biện pháp BVMT xung quanh(nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm, bản làng, phố
phường )
Học sinh bước đầu có khả năng :
- Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi(trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp )
- Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với môi trường
- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác
- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước
- Thân thiện với môi trường
Trang 21@ Nội dung :
Nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học được giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) với khối lượng kiến thức phù hợp
- Môi trường xung quanh em
- Khái niệm về ô nhiểm môi trường
- Ý thức về BVMT
- Kỹ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thái độ trong BVMT
Trang 223 Cách đưa nội dung và cách tiếp cận giáo dục BVMT trong trường tiểu học
Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là :
- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT qua các môn học
- Đưa nội dung giáo dục BVMT thành một nội dung của hoạt động GDNGLL
- Quan tâm đến môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường địa
phương , hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi trường
Tích hợp , lồng ghép giáo dục BVMT vào các môn cấp tiểu học , có 3 mức
Trang 23Phần hai : Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn đạo đức
I./ Mục tiêu, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
1 Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn đạo đức
Giáo dục BVMT qua môn Đạo đưc cấp tiểu học nhằm làm cho học sinh :
- Bước đầu nhận thức được vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người và mối quan hệ giữa con người và môi trường; sự cần thiết phải BVMT
- Góp phần hình thành và phát triển hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn, thân thiện với môi trường
- Bước đầu có thói quen gọn gàn, ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày
- Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên
- Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc,BVMT phù hợp với lứa tuổi
Trang 24Phần hai : Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn đạo đức
I./ Mục tiêu, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
1 Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn đạo đức
- Dạy học tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo đức cần theo hướng tiếp cận giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống
- Cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương pháp dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, dự án, đóng vai, động não
- Chú trọng tổ chức dạy học trong môi trường tự nhiên và gắn với thực tiển cuộc sống
2 Phương pháp và hình thức giáo dục BVMT trong môn Đạo đức
Trang 25Phần hai : Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn đạo đức
I./ Mục tiêu, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
1 Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn đạo đức
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
2 Phương pháp và hình thức giáo dục BVMT trong môn Đạo đức
3 Mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo đức
II Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Đạo đức
( Nghiên cứu tài liệu từ trang 21 đến trang 30 và nêu )
III Giáo án minh họa
Trang 32CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC
CỦA CÁC BẠN !
CHÚC CÁC BẠN HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ