1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

XÂY DỰNG SÂN CHƠI CUỐI TUẦN CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

5 653 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 96 KB

Nội dung

*** ĐỀ TÀI   XÂY DỰNG SÂN CHƠI CUỐI TUẦN CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC SÂN CHƠI : NẤC THANG VINH QUANG    I/ Lý do chọn đề tài: Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong đó chiến lược phát triển nhân tố con người là nhiệm vụ quan trọng. Trong tình hình giáo dục hiện nay, ngay từ khi còn học ở cấp tiểu học, học sinh học tập rất nhiều để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản. Thời gian học nhiều điều đó có thể dẫn tới sự căng thẳng, mệt mỏi trong hệ thống học tập của học sinh ở cấp tiểu học. Nhằm giúp các em có được tinh thần thoải mái, dễ chịu, đồng thời giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu được những kiến thức trong những tiết học mà thầy cô đã truyền thụ trên lớp, chúng ta cần tạo ra những sân chơi thật bổ ích, lành mạnh để thu hút sự tham gia của các em vào các tiết sinh hoạt tập thể bổ sung hoặc những buổi ngoại khóa. Qua đó, các em khắc sâu thêm những kiến thức đã học, hiểu biết thêm những kiến thức thường ngày trong cuộc sống, tạo cho các em có thói quen bình tĩnh, tự tin và ứng xử linh hoạt trước các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời động viên được các em học sinh học ở mức yếu, trung bình cũng phát huy được sở trường riêng của mình và cùng nhau tìm hiểu, học hỏi bạn bè lẫn nhau, chắc chắn rằng chính những sân chơi sẽ là nơi tạo điều kiện tốt để các em ôn luyện, khắc sâu kiến thức của mình. Vì thế, sau nhiều năm tổ chức rút ra được nhiều kinh nghiệm cho các sân chơi, nên tôi đã mạnh dạn đăng ký và viết đề tài : “ Xây dựng sân chơi cuối tuần cho học sinh trong trường tiểu học – Sân chơi : Nấc thang vinh quang”. II/ Khảo sát thực trạng: Trường tiểu học Tân An 2 đóng trên địa bàn khu phố 3 phường Tân An.Năm học 2005 – 2006 trường có 26 lớp với tổng số 870 học sinh; Năm học 2006 – 2007 trường có 27 lớp với tổng số 847 học sinh, cả hai năm học trường thực hiện học 10 buổi/ tuần. Qua khảo sát thực tế, bản thân nhận thấy kiến thức của các em học rất chuẩn theo hệ thống chương trình Sách giáo khoa mới. Vì đơn vị học 2 buổi/ ngày nên thời gian dành cho sự nghỉ ngơi, thư giản của các em hầu như không có, làm cho các em khó tránh khỏi sự căng thẳng trong lịch học hàng ngày 1 của mình. Qua nhiều tiết sinh hoạt tập bổ sung,bản thân phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm ra thử một số câu hỏi nhằm kiểm tra lại kiến thức của các em qua hệ thống đưa bảng con. Ví dụ: Tên thành lũy được xây dựng thời An Dương Vương? ( Cổ Loa ) Học sinh phải viết được tên thành lũy vào bảng con và nếu em nào trả lời không được thì bị loại ra khỏi cuộc chơi “ như Rung chuông vàng”,các em rất thích thú, hào hứng trên khuôn mặt các em thể hiện những nụ cười hồn nhiên khi mình trả lời được. Từ đó kế hoạch sân chơi cuối tuần được thành lập trong trường học. III/ Một số nội dung và biện pháp cần thực hiện: 1/ Xây dựng hệ thống Ban tổ chức trò chơi: Trưởng ban là Phó hiệu trưởng, người chịu trách nhiệm chính duyệt lại toàn bộ hệ thống câu hỏi cho từng buổi chơi và cùng Ban tổ chức giải đáp mọi thắc mắc khi có sự cố xảy ra trong lúc chơi. Bốn giáo viên phụ trách bốn mảng kiến thức khác nhau: Toán - Tiếng việt - Tự nhiên xã hội - Kiến thức quanh em,… chịu trách nhiệm lựa chọn câu hỏi trong chương trình Sách giáo khoa và nâng cao kiến thức cho các em sao cho phù hợp từng đợt chơi, từng chủ điểm và từng đối tượng học sinh. Các câu hỏi phải được liên tục tăng cường tạo thành một ngân hàng câu hỏi có sẵn. 2/ Thành phần tham gia: Tất cả học sinh của khối lớp tổ chức, sân chơi phải tổ chức long trọng tạo ấn tượng đẹp cho các em, Ban giám hiệu, ban tổ chức, thầy cô giáo chủ nhiệm và có thể những nhân viên trên hệ thống tổ hành chính cũng có dự để ôn tập lại kiến thức chung trong hội thi. 3/ Thời gian tổ chức: Thường thì ta nên tổ chức đan xen 2tuần/ lần ( nếu trường 1 buổi ta lấy tiết sinh hoạt tập thể, trường 2 buổi thì ta sử dụng tiết sinh hoạt tập thể bổ sung)và thời gian trong một tiết học. 4/ Kinh phí: Phần thưởng sau hội thi là vở, viết,…nhằm tạo điều kiện cho các em thích thú sau mỗi hội thi, nguồn kinh phí này có thể sử dụng trong nguồn kinh phí hoạt động dạy và học của trường hoặc từ nguồn quỹ khuyến học. Tùy theo tình hình thực tế của từng trường mà sử dụng nguồn kinh phí sao cho hợp lí. 5/ Hình thức: Tùy theo điều kiện của từng trường mà ta tổ chức,nếu có điều kiện thì ta tổ chức cả khối lớp hoặc mỗi lớp 10,… Đồng thời đưa ra những điều kiện khác nhau khi tổ chức Ví dụ: Nếu cả khối thì ta có thể tổ chức trên sân trường,hệ thống ban giám khảo đông hơn.Nếu có quy định mỗi lớp 10 em thì ta có thể tổ chức tại sân lễ, …Hệ thống ghế ngồi phải đầy đủ, chuông bấm hết giờ phải rõ ràng,đồng hồ bấm thời gian,… làm như vậy nhằm nâng cao giá trị của cuộc chơi, thu hút các em tập trung hơn và là một trong những cách nhằm thu hút học sinh tham gia học tập giảm hẳn hiện tượng bỏ học. 2 Vị trí sân chơi phải phù hợp theo từng trường, nếu có điều kiện ta may trang phục như chương trình “rung chuông vàng” nếu không ta phải có hình thức như thế nào đó để cho các em tham gia thể hiện được sự vinh dự của mình, như nón thủ khoa. Đặc biệt là các hình thức cổ động của các cổ động từng lớp. Có rất nhiều mô hình và cách tổ chức sân chơi nhưng bản thân tôi đúc rút ra được sân chơi góp phần kiểm nghiệm kiến thức dựa trên sự tổng hợp nhiều trò chơi trên đài truyền hình. Đó là mô hình sân chơi cuối tuần. Sân chơi “ Nấc thang vinh quang” Khối 5 I/ Mục đích – yêu cầu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học, hiểu biết thêm những kiến thức thường ngày trong cuộc sống, rèn cho các em tính độc lập, tự tin hơn trong học tập. Vận dụng kiến thức của mình để trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian nhất định. II/ Chuẩn bị: Sân chơi - Ghế ngồi- bảng con - phấn - 5 bậc thang ( đã đóng sẵn) – chuông- Âm thanh – bóng ,… • Sau khi giới thiệu sự có mặt của Ban giám hiệu, Ban tổ chức, giáo viên, học sinh,… III/ Tiến hành cuộc thi: Mỗi lớp được chọn ưu tiên 05 học sinh ngồi vào vị trí sân chơi, trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức ( từ dễ đến khó) bằng cách ghi đáp án vào bảng con sau đó có lệnh đưa bảng ( có hệ thống ban giám khảo kiểm tra ),học sinh trả lời sai sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi ( như hệ thống sân chơi rung chuông vàng VTV3) Mỗi lớp được tăng cường lực lượng 01 lần (bất kỳ lúc nào), số lượng tăng cường phụ thuộc vào khả năng của lớp. Mỗi lớp có 05 quả bóng, học sinh lăn bóng làm ngã vật phía trước(có thể thay hình thức khác) thực hiện được 01 quả tăng cường 01 em. Câu hỏi của Ban tổ chức tiếp tục cho đến khi còn 03 em ( phát thưởng),sau đó 03 em này tiếp tục trả lời câu hỏi cho đến khi còn lại 01 em. Em này sẽ đi tiếp vòng đặc biệt, bước lên những nấc thang vinh quang. Vòng đặc biệt có 05 nấc thang, học sinh bước lên nấc thang nào thì sẽ trả lời câu hỏi ở nấc thang đó (câu hỏi được nghe trước). Nếu không trả lời được thì sẽ có 01 quyền trợ giúp(mời bất kỳ 01 bạn trong lớp), nếu trả lời được thì tiếp tục bước lên nấc thang kế tiếp.Nếu trả lời sai thì nhận được phần thưởng có giá trị của nấc thang liền dưới. Nếu dừng cuộc chơi thì sẽ nhận được phần thưởng của nấc thang đang đứng.Học sinh trả lời được nấc thang thứ năm sẽ nhận được vòng nguyệt quế và nhận phần thưởng có giá trị của ban tổ chức sân chơi. 3 IV/ Câu hỏi điển hình: 1/ Viết từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Lá rụng về ( cội ) 2/ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 và 3 đúng hay sai? ( đúng ) 3/ Bạn Trần Bảo Đồng trong đạo đức lớp 5 ngoài giờ đi học, bạn còn phải phụ giúp mẹ bán thức ăn gì? ( bánh mì) 4/ Trong các loại nhạc cụ Việt Nam , em hãy cho biết đàn tranh có bao nhiêu dây? ( 16 dây - thập lục cầm ) Những câu hỏi vượt năm nấc thang 1/ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là ( Đại Cồ Việt ) 2/ Kể tên 2 con sông lớn ở Hà Nội? ( sông Hồng – sông Thái Bình ) 3/ Trung bình cộng của hai số là 28, biết một trong hai số đó bằng 30, tìm số còn lại? ( 26 ) ………………………………………. ……………………………………… Có rất nhiều câu hỏi mà ta vận dụng vào cuộc chơi. Khi ra câu hỏi ở vòng đặc biệt thì tùy vào tình hình học sinh ở từng cuộc chơi mà ta ra hệ thống câu hỏi phù hợp và nâng cao dần cho học sinh. • Có nhiều hình thức chọn học sinh trong từng đợt 1. Lấy số thứ tự trong sổ điểm. 2. Lấy theo trình độ học tập của từng lớp. 3. cho các lớp có quyền ưu tiên chọn …………………………………………… Làm như thế nào mà tất cả học sinh đều phải được tham gia. Để cho cuộc thi sôi nổi, hào hứng ta có thể lồng ghép những câu hỏi và phần thưởng cho các cổ động viên. IV/ Kết quả: • Học sinh rất thích sân chơi này. • Học sinh nhớ lâu được kiến thức của mình, hỏi đáp lẫn nhau bất cứ nơi đâu. • Xây dựng được mô hình học tập dưới nhiều hình thức. • Ngoài việc học các em còn ham thích xem các chương trình trò chơi trên các kênh truyền hình . • Giúp các em có thói quen các hình thức sinh hoạt ngọai khóa, các em rất tự giác và tự tin trong học tập. • Có nhiều đối tượng cùng tham gia để ôn nhẩm lại kiến thức của riêng mình. 4 • Tạo sân chơi thoải mái và kích thích được hệ thống kiến thức của tất cả những người tham gia sân chơi, phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ cao và có những câu hỏi tham gia thêm cho Ban tổ chức. V/ Khả năng phổ biến: Qua sân chơi “ Nấc thang vinh quang” thì đây là một hình thức “ Chơi mà học” giúp học sinh hoàn chỉnh thêm kiến thức. Hiện nay, một số trường đang tiến hành tạo nhiều sân chơi khác nhau để thu hút học sinh hăng say học tập như đấu trường 30 ( Phước Hội 1),… Nếu được góp ý và xây dựng thêm thì sân chơi “ Nấc thang vinh quang” sẽ giúp cho một số trường phát huy tạo điều kiện tốt nâng cao kiến thức toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học. 5 . rút ra được nhiều kinh nghiệm cho các sân chơi, nên tôi đã mạnh dạn đăng ký và viết đề tài : “ Xây dựng sân chơi cuối tuần cho học sinh trong trường tiểu học – Sân chơi : Nấc thang vinh quang”. II/. *** ĐỀ TÀI   XÂY DỰNG SÂN CHƠI CUỐI TUẦN CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC SÂN CHƠI : NẤC THANG VINH QUANG    I/ Lý do chọn đề tài: Trong quá trình thực hiện công. trạng: Trường tiểu học Tân An 2 đóng trên địa bàn khu phố 3 phường Tân An.Năm học 2005 – 2006 trường có 26 lớp với tổng số 870 học sinh; Năm học 2006 – 2007 trường có 27 lớp với tổng số 847 học sinh,

Ngày đăng: 20/06/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w