1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo SKKN Một số giải pháp giúp học sinh TH học tốt phânmônvẽ tranh

8 849 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 482,98 KB

Nội dung

vì môn Mĩ thuật không đào tạo học sinh thành hoạ sĩ hay những người chuyên làm công tác nghệ thuật mà cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về giáo dục thẩm mĩ về cái đẹp, về hìn

Trang 1

MỤC LỤC

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu Trang 4

5 Giới hạn và phạm vi đề tài Trang 4

7 Kế hoạch thời gian thực hiện Trang 5

Chương 1: Một số cơ sở lí luận Trang 5

1.1 Mục đích yêu cầu của môn Mĩ thuật Trang 5 1.2 Mục đích yêu cầu của phân môn vẽ tranh ở lớp 5 Trang 6 1.3 Vị trí và tầm quan trọng trong phân môn vẽ tranh ở

lớp 5 trong chương trình Mĩ thuật tiểu học Trang 6

Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 6

2.2 Những vấn đề nghiên cứu Trang 7

Trang 2

Chương 3: Một số biện pháp cải tiến Trang 7

3.1 Tìm chọn nội dung đề tài Trang 8

1 Ý nghĩa của đề tài với công tác dạy – học Trang 16

2 Bài học kinh nghiệm Trang 18

2.2 Đối với nhà trường và cấp lảnh đạo Trang 18

2.3 Đối với giáo viên giảng dạy Mĩ thuật Trang 19

Trang 3

A - PHẦN MỞ ĐẦU

***

1 Lí do chọn đề tài

- Trong trường phổ thông môn Mĩ thuật là môn mang tính chất độc lập vì môn Mĩ thuật không đào tạo học sinh thành hoạ sĩ hay những người chuyên làm công tác nghệ thuật mà cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về giáo dục thẩm mĩ về cái đẹp, về hình vẽ, màu sắc hay cách nói nói khác là đào tạo những người làm ra cái hay, cái đẹp, muôn hình, muôn màu của các vật thể, hình khối … thường gặp trong cuộc sống hằng ngày Đồng thời cho các em thưởng thức được cái hay trong cuộc sống

- Qua nhiều năm giảng dạy phân môn Mĩ thuật trong trường tiểu học Đặc biệt các em còn hạn chế nhiều trong việc vẽ tranh, do tư duy trừu tượng của học sinh chưa phát triển, chưa nắm vững cách vẽ sắp xếp bố cục, đôi khi hình vẽ chưa đúng với đề tài, thích hình ảnh nào thì vẽ to theo ý thích mình, bố cục rời rạc, chưa rõ chủ đề, từ đó dẫn đến bài vẽ chưa đạt yêu cầu cao

- Muốn học sinh học tốt môn Mĩ thuật nói chung, chủ đề vẽ tranh ở lớp 5 nói riêng là một vấn đề hết sức lo ngại Bởi vì trên thực tế bài vẽ tranh của các

em còn lo ngại nhiều về hình ảnh, màu sắc, cộng thêm học sinh vùng sâu nông thôn và cha mẹ các em còn xem nhẹ môn học này, nên còn chưa quan tâm đến các em

- Hiện nay môn Mĩ thuật là môn học chính thức trong nhà trường Vì do nhu cầu phát triển toàn diện cho học sinh ở tiểu học, hơn nữa nhận thức của học sinh vùng nông thôn chưa cao Do đó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp hấp dẫn, dụng cụ trực quan, tranh ảnh minh hoạ cho các tiết dạy Các bài vẽ với nhiều đề tài hấp dẫn, bố cục và màu sắc đẹp Từ đó tạo cho các em thêm cảm giác thích thú hơn trong tiết học, giúp các em sẽ gợi mở thêm nhiều hình ảnh, nhận thức hơn về cách sắp xếp bố cục, màu sắc Từ đó các em sẽ học tốt chủ đề

vẽ tranh

2 Mục đích nghiên cứu

- Phân môn Mĩ thuật nói chung chủ đề vẽ tranh ở lớp 5 nói riêng Tôi nhận thấy rằng các em còn hạn chế trong việc sáng tạo, tư duy trong khi vẽ hay nói cách khác chưa biết lựa chọn hình ảnh trong việc làm nổi bậc chủ đề, thường sắp xếp theo cảm tính Vì vậy dẫn đến bố cục tranh vẽ bị rời rạc, không thuận mắt, màu sắc thì tô đều, thiếu kết hợp đậm nhạt, từ đó dẫn đến bài vẽ chưa đẹp lắm, mặc dù giáo viên đã hướng dẫn qua nhiều năm học Muốn các em nắm được cách vẽ tranh tô màu hợp lý, giáo viên phải có đồ dùng trực quan cụ thể cho từng tiết học và kết hợp với phương pháp gợi mở, vẽ theo mẫu cho học sinh thấy rõ

Trang 4

Cho nên tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp các em nắm vững và hiểu

rõ hơn về cách vẽ tranh và tô màu đẹp

3.Khách thể, đối tượng nghiên cứu

- Học sinh tiểu học khối 5

4 Phương pháp nghiên cứu

- Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã sưu tầm các tranh vẽ với nhiều thể loại và một số đồ dùng dạy học do bản thân tự làm, đồng thời kết hợp với tranh trong bộ

đồ dùng dạy học với phương pháp giảng dạy phân môn vẽ tranh Qua từng tiết dạy theo dõi, uốn nắn, gợi mở các em phát triển tư duy, sáng tạo trong lúc vẽ, thường xuyên quan tâm giúp đỡ các em yếu kém, khuyến khích động viên, qua từng tiết dạy có nhận xét một số bài vẽ của các em sau giờ thực hành để có biện pháp giúp đỡ, uốn nắn sữa chữa kịp thời, từ đó có hiệu quả hơn ở tiết học kế tiếp

a Phương pháp quan sát

Khảo sát trao đổi các đối tượng để tìm hiểu những bức xúc, vướng mắc cần khắc phục và một số vấn đề liên quan

b Phương pháp điều tra

Nhằm nắm bắt những thông tin cần thiết

c Phương pháp thực nghiệm

Để khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn

d Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới

e Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học

5.Giới hạn và phạm vi của đề tài

- Giới hạn nghiên cứu: Phân môn vẽ tranh ở khối 5

- Phạm vi: Trường tiểu học Mỹ Phước B

6 Giả thiết nghiên cứu

Trang 5

- Tài liệu sẻ giúp cho việc giảng dạy môn Mĩ thuật ở học sinh lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn trong việc nắm được các bước cơ bản về phân môn vẽ tranh và phát huy tính tích cực sáng tạo, để học sinh lớp 5 học tốt phân môn vẽ tranh

7 Kế hoạch thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện 1 năm

B/ NỘI DUNG

***

Chương 1: Một số cơ sở lí luận

- Như ta đã biết môn Mĩ thuật là phân môn mang tính chất độc lập, học Mĩ thuật ở trường tiểu học là dạy cho các em biết cách trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đồng thời hướng dẫn cách em làm quen với một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật hội hoạ, qua những tiết học thường thức Mĩ thuật, từ đó rèn luyện cho các em tính thẩm mĩ về muôn cái đẹp muôn màu, muôn vẽ Muốn vậy ta phải làm sao tạo cho các em sự hứng thú học tập Dạy Mĩ thuật cần làm sao cho các

em thích học, thích vẽ Dạy vẽ thì cần hơn, vì dạy cho các em cảm thụ về vẽ đẹp trong thiên nhiên, thường gặp gặp nhiều trong cuộc sống hằng ngày Cho nên nếu không có sự hứng thú, cảm hứng nào đó thì không có sự say mê, tìm tòi sáng tạo cho riêng mình, sẽ không có bài vẽ đúng, đẹp

1.1 Mục đích yêu cầu của môn Mĩ thuật

- Mĩ thuật ở trường phổ thông không nhằm đào tạo cho học sinh thành những họa sĩ những người chuyên làm công tác Mĩ thuật Mục đích chủ yếu là đông đảo học sinh được tiếp xúc với nghệ thuật hội hoạ, để các em có những hiểu biết

về yếu tố làm ra vẽ đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp

- Môn Mĩ thuật góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, bồi dưỡng nâng

cao, thị hiếu thẩm mỹ năng lực nhận thức cái đẹp

- Rèn luyện tri giác, thị giác và khả năng thể hiện đối tượng vẽ cho học

sinh

- Tạo điều kiện giúp đỡ học sinh học tốt ở các môn học khác

- Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh

Trang 6

- Giáo dục thẩm mỹ, cẩn thận trong lúc vẽ

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước con người Việt Nam

1.2 Mục đích yêu cầu phân môn vẽ tranh ở lớp 5

- Chủ đề vẽ tranh là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình lớp 5,

việc dạy vẽ tranh cho học sinh ở trường phổ thông với mục đích là:

+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất Đồng thời giúp cho các em cách lựa chọn hình ảnh, phân chia hình mảng để có bố cục tranh hợp lí + Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, sáng tạo trong khi vẽ

+ Giáo dục cho em tính cẩn thận, chính xác khi vẽ, cảm nhận được chủ đề, liên tưởng đến hình ảnh về chủ đề đó

1.3 Vị trí và tầm quan trọng của phân môn vẽ tranh ở lớp 5 trong chương trình Mĩ thuật tiểu học

- Trong chương trình Mĩ thuật tiểu học, phân môn vẽ tranh được cấu trúc theo hình thức nâng dần từ lớp 1 đến lớp 5 học sinh được làm quen với hình vẽ đơn giản đến phức tạp, điển hình như lớp 1 chủ đề vẽ tranh Các em làm quen với một số bài vẽ đơn giản như: vẽ chim và hoa, vẽ cảnh thiên nhiên … Đến các lớp

2, 3, 4, 5 thì thể loại này được nâng dần, yêu cầu hình phải có tư duy sáng tạo hơn Nhưng nhận thức của các em thường thì rất cảm tính, chưa có ý thức cao trong việc vẽ, hay quên những gì thầy (cô) đã hướng dẫn Chính vì thế mà việc lựa chọn tìm ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp rất quan trọng Nhằm giúp các em học tốt hơn ở môn học này Mặc dù hình còn hạn chế nhiều ở đề tài vẽ tranh nhưng do yêu thích môn học cộng thêm sự động viên, nhắc nhở của giáo viên quan tâm nhiều trong lúc học từ đó giúp các em cũng cố hơn về cách vẽ tranh là nền tảng cho các em ở các em ở các lớp trên tốt hơn

Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2.1 Thực trạng

- Trường tiểu học Mỹ Phước B gồm có 2 điểm trường được xây dựng nằm trên 2 ấp Điểm trường chính nằm thuộc ấp Phước Thới A, xã Mỹ Phước, huyện

Trang 7

Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng Điểm lẻ nằm thuộc ấp Phước Thới B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng Những tuyến đường giao thông chính được trải nhựa và bê tông hóa nên việc đi lại cũng dễ dàng

- Thuận lợi:

+ Theo thống kê tổng số học sinh ở khối 5 năm học 2010 - 2011 là 40 em,

dân tộc kinh chiếm 100 % Học sinh là con em địa phương nên cũng thuận tiện cho việc giảng dạy, và phân môn này các em cũng đã được làm quen trong chương trình Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5

- Khó khăn:

+ Đa phần cha mẹ các em điều là làm nghề nông và làm thuê nên việc giảng dạy môn Mĩ thuật còn rất nhiều hạn chế Hơn nữa cha mẹ các em còn chưa quan tâm và xem nhẹ môn học này Vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các

em còn thiếu thốn về đồ dùng học tập, khi đến giờ thực hành các em phải mượn màu của bạn mình và làm cho các bạn cũng mất tập trung và bài vẽ của các em cũng chưa đạt kết quả cao

2.2 Những vấn đề nghiên cứu

- Chương trình môn Mĩ thuật ở tiểu học bao gồm các phân môn: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh( vẽ tranh đề tài), tập nặn tạo dáng tự do và thường thức Mĩ thuật Ở các phân môn vừa nêu trên được xen kẽ nhau trong các học kì ở các khối lớp Qua quá trình nhiều năm công tác và giảng dạy bộ môn này, tôi nhận thấy phân môn vẽ tranh ở học sinh lớp 5 thường vấp phải những sai sót nhiều về bố cục, hình vẽ, màu sắc Chính những yếu tố này dẫn đến bài vẽ các

em đạt kết quả thấp Là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi rất bâng khuâng về điều này Có phải do bản thân giáo viên chưa tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp hay trình độ nhận thức tiếp thu bài ở học sinh vùng nông thôn còn hạn chế Thực

sự giáo viên chưa quan tâm đúng mức khi học sinh làm bài, thông thường khi học sinh vẽ tranh giáo viên gợi ý học sinh nên vẽ hình chính trước, hình ảnh phụ sau và tô màu, nhưng không hướng dẫn cụ thể Vì thế theo bản tính học sinh tiểu học khi bước vào giai đoạn thực hành các em cứ vẽ thao thao bất tuyệt vẽ theo ý mình mà quên đi những gì thầy (cô) vừa hướng dẫn Bản thân giáo viên đôi khi quán xuyến không hết lớp, không gợi ý kịp thời khi học sinh đang vẽ chính vì thế phân môn vẽ tranh, tuy đa dạng về hình vẽ nhưng không biết lựa chọn sắp xếp hình làm sao cho phù hợp và đúng với chủ đề, các em thường vẽ lung tung, không quan tâm đến bố cục, màu sắc thì tô lộn xộn, không quan tâm đến màu để

Trang 8

tô rõ hình chính Đôi khi các em cũng hạn chế về sử dụng màu cứ một màu thẳng tiến mà tô

- Với lý do nêu trên là nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài vẽ học sinh không đẹp, không đúng với yêu cầu của đề tài, mà cái chính của phân môn vẽ tranh, hình vẽ chính phải nói lên được nội dung của đề tài đó

Chương 3: Một số biện pháp cải tiến

- Để đạt được kết quả cao trong phân môn vẽ tranh, điều trước tiên muốn nói là làm sao tạo cho các em có sự say mê học vẽ, học mà cảm thấy thoải mái

mà không có sự gò bó Riêng giáo viên bộ môn phải tìm ra phương pháp dạy hay, đơn giản nhưng hiệu quả lôi cuốn học sinh Vì dạy học cần làm cho học sinh thích học, dạy vẽ lại càng cần hơn, không có sự thích thú thì không có suy nghĩ để tìm ra cách vẽ riêng của mình sẽ không có bài vẽ đẹp

- Sau đây tôi xin trình bài một số giải pháp mà tôi đã thực hiện tạo ra hiệu quả cho phân môn vẽ tranh ở lớp 5

3.1 Tìm chọn nội dung đề tài

- Đối với cấp bậc tiểu học do nhận thức và tính tư duy chưa cao, sự nhận thức bằng trực giác cảm tính Trong đó môn Mĩ thuật nói chung , phân môn vẽ tranh ở khối lớp 5 nói riêng là đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cao cho nên việc sử dụng trực quan đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong tiết học Chính sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy trước khi hướng dẫn học sinh vẽ cũng góp phần không ít cho việc truyền thụ nội dung bài vẽ cho học sinh Cộng thêm những hình ảnh có ở thực tế mà học sinh thường gặp nhiều

trong cuộc sống

Ví dụ: Qua bài vẽ tranh đề tài “an toàn giao thông”các hình ảnh trong

SGK và vỡ tập vẽ 5 chỉ một phần cung cấp cho học sinh biết về một số qui định

về những nơi thành phố đường xá nghiêm chỉnh Nhưng thực tế đôi khi ngay cả bản thân các em chưa một lần đựơc tham gia, vì thế cũng là một hạn chế về đề tài khi học sinh thực hành vẽ Vì vậy bản thân giáo viên phải nhạy bén, uyển

chuyển trong tiết dạy, gợi mở cho học sinh về những hình ảnh về đề tài “an toàn giao thông” ở địa phương mà ngay cả ở các em cũng tham gia Từ đó học sinh sẽ

nhớ lại những hình ảnh, những hoạt động trên đường đến trường của các em, đôi khi đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các em ngay chính ở đề tài đó

Ngày đăng: 28/10/2014, 20:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w