Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
190 KB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 ân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến hàng ngàn năm với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Lịch sử dân tộc Việt nam đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tấm gương nhà giáo. Người thầy- người cô phải là người vắt trọn công sức và tâm huyết để trao lại cho học trò của mình một thứ tài sản vô giá: “Đạo làm người”. D Noi gương bao thế hệ nhà giáo đi trước, bản thân tôi cũng là một giáo viên - giáo viên chủ nhiệm lớp. Tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, xứng đáng là một trong những hình ảnh đẹp, đúng như lời Bác Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Từ nhận thức trên, tôi nhận thấy người giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác: Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác có vị trí rất đặc biệt trong việc rèn luyện cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy cho các em về kiến thức mà còn hướng dẫn cho các em về cách sống, cách làm người; không thể chỉ chú trọng dạy tri thức mà quên đi việc rèn luyện đạo đức cho các em. Phối hợp rèn luyện cả hai mặt : Đức – Trí là góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Đó cũng là đặc thù của công tác chủ nhiệm lớp. Lê Thị Châu Loan - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 A. PHẦN LÍ DO VÀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: I. Lí do chọn đề tài: Ngày nay, sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động không nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức của học sinh nói riêng. Sự tác động của kinh tế thị trường làm cho đạo đức xã hội theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Đạo đức học sinh ngày càng có gì đó bất ổn. Hàng ngày, đâu đó lại xảy ra những vụ việc học sinh đánh nhau, học sinh đánh thầy giáo, Gần đây, số vụ bạo lực học đường diễn ra dày đặc (Theo báo Thanh Niên số 95- 5217). Là người thầy, người cô, tôi lấy làm xót xa trước thực trạng như thế. Đôi lúc tôi cũng đã hoang mang khi nghĩ đến: nếu có một ngày nào đó học sinh thân yêu của chúng ta sẽ quay lưng lại với truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”. Như vậy đáng hối tiếc biết bao. Để góp phần nhỏ bé vào việc dạy dỗ các em, cải biến được phần nào tư tưởng lệch lạc của một số học sinh. Nhất là đối với lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp”. II. Khảo sát thực trạng: Thực tế đã chứng minh, hiện nay mọi hoạt động giáo dục đều diễn ra trong bối cảnh xã hội mang tính dân chủ rất cao và việc thực hiện hoá ấy trước hết được nhìn nhận: giáo viên và học sinh cùng đối thoại Công nhận quyền của mỗi người (Học sinh không còn sợ giáo viên như ngày xưa). Học sinh bây giờ có tiếng nói riêng. Thế nhưng đôi lúc hơi thái quá: một số em tỏ thái độ không tôn trọng giáo viên; gặp giáo viên cũ không muốn chào; học sinh nói tục, chửi thề khá phổ biến. Hai năm học 2008 - 2009 và 2009 - 2010, tôi đều được phân công chủ nhiệm lớp 4. Những ngày đầu nhận lớp, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần phục vụ cho mái trường Tiểu học Hưng Long 1. Lê Thị Châu Loan - 2 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 Lo vì chủ nhiệm lớp 4, lứa tuổi: lớn không ra lớn, nhỏ không chịu nhỏ. Sự nhận thức của các em còn quá non trẻ. Sau khi nhận lớp trong một thời gian ngắn (hơn một tháng), thực trạng của lớp hiện ra rõ nét: - Học sinh nam thích hơn thua với nhau tạo ra những gây cấn, ẩu đả nhau. - Học sinh nữ chia bè, chia phái, chia nhóm mất đoàn kết nội bộ. - Nề nếp ăn, ngủ không ổn định. - Học sinh hay bị mất đồ dùng học tập - Một số em thích học bài thì học, không thích thì thôi. - Ngồi trong lớp hay làm việc riêng trong những tiết bộ môn Để giúp các em cân bằng lại những hành vi đạo đức, đồng thời vẫn giữ được sự tự tin trong học tập và các hoạt động, tôi đã xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm với nội dung và biện pháp sau: B. PHẦN NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Cơ sở lí luận: Lứa tuổi học sinh lớp 4-5 là lứa tuổi bắt đầu có những diễn biến tương đối phức tạp trong suy nghĩ và hành động. Từ thực trạng của lớp, từ nhận thức trên, tôi thấy người giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo và đào tạo học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm là người đóng rất nhiều vai trò: vừa là người thầy, người cô nhưng cũng là người mẹ, người cha và cũng sẽ là người bạn thân thiết để nắm được những tâm tư tình cảm của các em. Từ đó người giáo viên mới có thể hướng các em theo đúng con đường của mình. Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp tốt thì mọi giảng dạy sẽ được tiến hành thuận lợi. Lớp có nền nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Lê Thị Châu Loan - 3 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 II. Cơ sở thực tiễn: 1. Thuận lợi: * Quá trình giáo dục được diễn ra dưới sự chỉ đạo sâu sát, sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường và của lãnh đạo cấp trên. * Học sinh được học bán trú dưới mái trường đầy đủ tiện nghi: Phòng học, bàn ghế khang trang, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng; khu vệ sinh sạch sẽ; khuôn viên trường rộng rãi, có sân chơi bổ ích. Song song với những thuận lợi như trên thì người giáo viên chủ nhiệm gặp cũng không ít khó khăn trong công tác chủ nhiệm: 2. Khó khăn: Học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh trường Tiểu học Hưng Long I nói chung: đa phần các em xuất thân từ những gia đình lao động biển, chỉ có một số ít các em là con em cán bộ công nhân viên. Vì điều kiện về mưu sinh thường xuyên phải đi biển nên có nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học và rèn luyện đạo đức của con em mình. Vì môi trường sống, ít nhiều các em chịu ảnh hưởng của lối nói ( cộc cằn, )lối sống (cẩu thả, luộm thuộm ) nên khi học bán trú cũng gặp không ít khó khăn khi dạy và giáo dục các em. Một số ít phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường trong cả việc chăm sóc và dạy dỗ các em. Sự tràn ngập của các luồng văn hoá cũng gây khá nhiều khó khăn cho công tác chủ nhiệm của mỗi thầy cô. Lê Thị Châu Loan - 4 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 III. Điều kiện để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả: - Giáo viên phải thực sự yêu thương học trò, xem học trò như con em của mình. Đồng thời người giáo viên phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. - Người giáo viên phải biết tổ chức, bao quát và xử lí tình huống mới dành được sự tin tưởng, tình cảm yêu mến của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người đứng ra chỉ đạo điều khiển lớp, dạy các em kiến thức về văn hoá, kĩ thuật mà còn dạy cho các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và cách làm chủ bản thân mình. Tức là người giáo viên phải cần có những năng lực dạy học: + Năng lực hiểu học sinh: Thâm nhập vào thế giới bên trong, hiểu biết nhân cách của học sinh. Giáo viên đi sâu vào thế giới bên trong của học sinh trên cơ sở hiểu biết về nhân cách và các trạng thái tâm lí nhất thời của trẻ. Giáo viên biết quan sát những biểu hiện tâm lí của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục. + Năng lực giải thích: Làm cho học sinh hiểu được lời nói, suy nghĩ của mình một cách chính xác. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình; sử dụng một cách linh hoạt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt các nội dung bài học cho học sinh gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập; tạo ra tâm lí có lợi cho hoạt động học tập của học sinh. + Năng lực tổ chức: Lê Thị Châu Loan - 5 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 Tổ chức tập thể học sinh và tổ chức công việc của chính bản thân giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tự học, hướng dẫn học sinh thảo luận, dạy học theo nhóm, hướng dẫn dã ngoại và tham quan + Năng lực xử lí các tình huống sư phạm: Thành công trong việc dạy học của giáo viên phụ thuộc vào việc phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tế dạy học và giáo dục học sinh. + Năng lực hợp tác: Được thể hiện ở khả năng trao đổi, chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, phối hợp với đồng nghiệp và những người xung quanh trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu… + Giáo viên cũng cần có năng lực phân phối sự chú ý: Điều khiển bao quát lớp học đồng thời có thể chú ý đến 2-3 hoạt động hoặc đối tượng khác nhau. + Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học: Giáo viên phải làm tốt kĩ năng biên soạn hệ thống câu hỏi, thiết kế bài kiểm tra, tổ chức kiểm tra đánh giá, xử lí kết quả kiểm tra, thu thập kịp thời các tín hiệu ngược để điều chỉnh việc học của học sinh và điều chỉnh việc dạy của bản thân. IV. Một số phương pháp và hình thức tổ chức xây dựng giúp công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả: 1. Nắm vững đặc điểm tình hình lớp: Vào đầu năm học, tình hình nề nếp của các em chưa ổn định, bản thân tôi trực tiếp gặp lại giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lớp cũ để nắm tình hình về mặt mạnh, mặt yếu của từng em, đồng thời xem xét tình hình đạo đức và Lê Thị Châu Loan - 6 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 học lực thông qua sổ điểm, học bạ năm học trước (Cụ thể về học lực và hạnh kiểm) của từng học sinh. Nắm lại thông tin về học sinh thông qua một phiếu điều tra mà tôi đã cho học sinh tự ghi để biết được hoàn cảnh, nơi ở, điện thoại, điều kiện kinh tế, nề nếp sinh hoạt, quan hệ bạn bè Từ điều tra sơ khảo như vậy, tôi dễ dàng nắm bắt được mặt mạnh, mặt yếu của từng cá nhân. Từ đó bầu ra ban cán sự lớp và lập ra kế hoạch chủ nhiệm cụ thể. 2. Lập kế hoạch chủ nhiệm: Cùng với kế hoạch của nhà trường, căn cứ vào tình hình cụ thể, tính đặc thù của lớp hiện tại, tôi lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho lớp theo tuần, theo tháng.Trong lớp học, ngoài đội ngũ ban cán sự lớp, xây dựng thêm một đội cờ đỏ để theo dõi các mặt hoạt động. Mỗi tổ có sổ theo dõi về các mặt hoạt động và học tập. Cuối tuần trong tiết sinh hoạt tập thể tổ trưởng báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp dưới sự giám sát chặt chẽ của đội cờ đỏ để giáo viên chủ nhiệm có hướng cùng các em khắc phục khuyết điểm, biểu dương ưu điểm. Trên cơ sở đó giáo viên cùng ban cán sự lớp có kế hoạch thưởng phạt phân minh. 3. Giáo dục học sinh: - Sau khi nắm thực trạng của lớp, từ tuần 5, giáo viên cùng ban cán sự lớp đã bàn bạc cùng thống nhất bảng nội qui lớp học như sau : Lê Thị Châu Loan - 7 - Để đảm bảo cho việc học tập của lớp đạt kết quả cao, để duy trì không khí học tập và sinh hoạt nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau, chúng tôi – lớp 4A cùng nhau xây dựng bản Nội quy lớp học như sau: 1/ Quyền và nghĩa vụ của học sinh: 1.1/ Quyền của học sinh: - Mọi học sinh trong lớp được đối xử công bằng, được tôn trọng nhân phẩm, được bảo vệ an toàn. - Mọi học sinh có quyền học tập và tham gia các hoạt động của lớp. 1.2/ Nghĩa vụ của học sinh: - Có nghĩa vụ tôn trọng những người khác. - Đi học chuyên cần, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp. - Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đúng đồng phục. - Không nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài. - Không được bỏ học khi không có lý do chính đáng - Thực hiện tốt nền nếp bán trú như: ăn, ngủ đúng giờ. 2/ Quyền và yêu cầu đối với giáo viên: 2.1/ Quyền của giáo viên: - Được yêu cầu học sinh học bài. - Được đưa ra những hình thức kỉ luật đối với những hành vi vi phạm ghi trong bản nội quy này. 4/ Yêu cầu đối với giáo viên: - Đến lớp đúng giờ và chuẩn bị kĩ càng trước khi lên lớp. - Không phân biệt đối xử với học sinh. - Quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ học sinh tận tình. - Giáo dục học sinh bằng những biện pháp tích cực * Giáo viên và học sinh lớp cùng nhau thực hiện tốt bản Nội quy này. Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 - Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hoá; bằng sự gương mẫu của người giáo viên. Đối với học sinh, hình ảnh người thầy - người cô mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà mỗi giáo viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh và được học sinh tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để kịp thời xử lí các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo léo và công bằng và nghiêm minh trong nhận xét đánh giá học sinh. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh yếu. Việc tăng cường bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh yếu là cần thiết nhưng điều quan trọng hơn vẫn là nhiệt huyết, thái độ, cử chỉ “Thân thiện” và phương pháp giáo dục của giáo viên. Cần phải nắm được tất cả các đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải nắm học sinh yếu và thiếu ở mảng kiến thức nào, tâm lí của các em ra sao để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp. Tính “thân thiện” còn được phải thể hiện trên từng trang giáo án. Đó là một bước chuẩn bị trước khi lên lớp. Từng trang giáo án có thấm đẫm mồ hôi, công sức lao động, gửi gắm tình cảm thân thương trìu mến và niềm tin hi vọng đến từng học sinh. Toàn ngành chúng ta đang triển khai phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ẩn sâu bên trong của bất cứ hoạt động nào của giáo dục cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của người làm thầy. Thầy cô giáo lên lớp giảng bài phải bằng cả trái tim và trí tuệ của mình. Đức tính tận tuỵ, hi sinh, tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh đẹp trong đôi mắt các em. Thầy tận tuỵ với nghề nghiệp là Lê Thị Châu Loan - 8 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 rất đáng trân trọng, thầy dạy giỏi là rất quý nhưng thầy vừa dạy giỏi vừa tận tuỵ hết lòng vì học sinh thân yêu thì chắc chắn rằng học sinh sẽ không phụ lòng mong mỏi của chúng ta. Cô giáo đang hướng dẫn bài cho đối tượng học sinh TB - Yếu. - Tạo ra môi trường thân thiện: Giáo viên luôn gần gũi, quan tâm đến các em; luôn biết cách lắng nghe và thấu hiểu những khúc mắc của các em. Ngoài giờ lên lớp , mỗi giáo viên sẽ là một người cha, người mẹ, người chị và hơn nữa hãy là người bạn tâm tình của các em. Có như thế, học sinh của chúng ta mới đặt niềm tin cùng sự chia sẻ vào người giáo viên. Cùng tham gia hoạt động với học sinh giúp học trò thấy các thầy cô gần gũi hơn. - Để các em hứng thú trong học tập: Giáo viên cần nâng cao kiến thức, áp dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học để lôi cuốn học sinh. Quan tâm đến nhóm bạn của học sinh, tạo ra nhiều nhóm học tập để các em cùng phấn đấu, cùng tiến và cùng có hướng thi đua. Hoạt động nhóm cũng cần phải diễn ra linh hoạt, có sự đồng thuận của học sinh không gò ép vào một khuôn mẫu định sẵn nhưng cũng cần định hướng không để cho các em tự do, quá trớn. Học sinh đang học nhóm - Giúp học sinh được thể hiện mình, tự tin mạnh dạn trong giao tiếp: Nhà trường không chỉ là nơi các em được thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là học tập, tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo mà nhà trường còn là môi trường để các em có thể phát triển tư duy, đồng thời cũng là nơi bắt nguồn để hình thành mối quan hệ thật sự chân tình giữa thầy và trò; giữa học sinh với nhau Khi các Lê Thị Châu Loan - 9 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 em học sinh dần dần trưởng thành trong môi trường có sự gắn bó hoà đồng như vậy, cùng với những kiến thức đã tích luỹ được sẽ tạo điều kiện cho các em có một sự tự tin nhất định, giúp các em có thể mạnh dạn trao đổi trước bạn bè, trước các thầy cô; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt bát trước tập thể, trước đám đông. Điều này tác động rất lớn đến tâm lí của các em và là tiền đề hình thành nên yếu tố “ Tích cực”trong mỗi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là đòn bẩy cho các em học sinh được thể hiện. “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng môn học. Cùng với hoạt động học chủ đạo, giáo viên chủ nhiệm cần thu hút học sinh vào các hoạt động do tập thể trường, lớp tổ chức như tham gia văn nghệ ( Kỉ niệm các ngày lễ : 20 -11, 22-12); thi viết chữ đẹp Để tạo sự tự tin trong học sinh , giáo viên cần tăng hiệu quả chính mình, phải tôn trọng nhân cách học sinh, thể hiện tình cảm chân thành tạo không khí vui tươi; phải biết lắng nghe học sinh, tránh tình trạng giận quá mất khôn khi học sinh có khuyết điểm. Học sinh tự tin trình bày quan điểm của mình trong giao tiếp. - Thường xuyên trao đổi với các em về tất cả mợi lĩnh vực mà học sinh muốn biết để các em tin tưởng và tâm sự với cô những suy nghĩ của mình; đồng thời nhắc nhở các em không tự cao, tự đại, lạm dụng quyền hành cư xử bất công với bạn, động viên khuyến khích, khen ngợi kịp thời. Giáo dục đạo đức học sinh, tạo nề nếp tốt cho các em thông qua nhiều biện pháp thuyết phục; nêu gương tốt, rèn luyện. Phương pháp nêu gương luôn được thể hiện hàng ngày, hàng buổi, hàng giờ. Các em ở lứa tuổi này các em rất thích được khen, tuyên dương (Nhiều lần các em nhặt được bút, vở, tiền các em đều đưa cô chủ nhiệm hoặc cô Tổng phụ trách trả lại cho người mất.) Phát thưởng cuối tuần. Lê Thị Châu Loan - 10 - [...]... là: * Về hạnh kiểm: 100 % Học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ * Về học lực : có kết quả trội hơn so với các lớp bạn: ( Lớp 4A do tôi chủ nhiệm) Lớp Giỏi Khá T Bình yếu 4A 4B 14 em 5 em 17 em 19 em 4 em 8 em 1 em 3 em 4C 3 em 22 em 8 em 1 em * Về phong trào - nề nếp: Thực hiện tốt các phong trào của trường, của Đội đề ra Phát triển mạnh công tác thi đua Học sinh đạt giải Viết chữ đẹp cấp trường Lê Thị... chức tốt các tiết học ngoài giờ lên lớp và tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần Nói đến công tác chủ nhiệm lớp chúng ta không thể không nói đến các tiết sinh hoạt tập thể Một năm học có 35 tiết sinh hoạt tập thể Người giáo viên chủ nhiệm cần sắp xếp các kế hoạch của lớp vào kế hoạch chung của trường Trong mỗi tiết sinh hoạt ngoài việc đánh giá tình hình, đề ra kế hoạch cho tuần tới, người giáo viên chủ nhiệm. .. 2008- 2009, kết quả cụ thể như sau Qua theo dõi, nghiên cứu và thực nghiệm, tôi thấy các em đã có nhiều tiến bộ Học sinh chăm ngoan, học tốt với kết quả đạt được như sau: ** Kết quả cuối năm cụ thể là: *Về hạnh kiểm: 100 % Học sinh thực hiện tốt 4 nhiệm vụ *Về học lực : có kết quả trội hơn so với các lớp bạn: (Lớp 4A do tôi chủ nhiệm) Lớp Giỏi Khá T Bình Yếu 4A 14 em 19 em 0 em 0 em 4B 11 em 19 em... Hưng Long 1 - Luôn gần gũi, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh để động viên nhắc nhở kịp thời là tiêu chí quan trọng trong công tác chủ nhiệm Một tuần thăm một gia đình học sinh để hiểu rõ thực tế, khéo léo tìm cách tiếp cận gần với các em Chẳng hạn, tôi còn nhớ mãi: Có một lần, em V đến gặp tôi với vẻ mặt rất buồn bã nói: Cô ơi, em muốn chuyển qua lớp khác” Tôi hỏi mãi, em mới nói: “Bạn C nói mẹ... kinh nghiệm Cứ một tháng, tôi tiến hành đổi chỗ của các em Những điều này giúp các em chia sẻ, học tập lẫn nhau Lúc này tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao * Bằng các phương pháp và hình thức tổ chức trên đã giúp cho công tác chủ nhiệm lớp của tôi đạt dược những kết quả và hiệu quả rõ nét: Lê Thị Châu Loan - 14 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 C PHẦN KẾT QUẢ VÀ... trường, của lớp; vận động cha mẹ học sinh có hình thức hỗ trợ giúp hoạt động của lớp có hiệu quả Giáo viên chủ nhiệm trở thành người trung gian trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình, thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội và truyền đạt những chủ trương của nhà trường đến với gia đình đồng thời thu nhận ý kiến, nguyện vọng của gia đình báo cáo lại cho lãnh đạo nhà trường Qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa... của con em mình một cách khéo léo Viết nhật kí còn giúp cho học sinh học tốt hơn môn Tiếng Việt; giúp các em bày tỏ ý kiến của mình mạch lạc hơn - Hình thức tổ chức lớp: Mỗi học sinh có thể tham gia làm cán sự lớp trong thời gian ngắn ( 1-2 tháng) sau đó đổi nhiệm vụ ở những vị trí khác nhau Mỗi khi đổi nhiệm vụ cho các em cùng với giáo viên nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng... giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, theo dõi của giáo viên chủ nhiệm còn có tập thể các thầy cô trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ môn Trong các buổi sinh hoạt lớp phải thật sự cởi mở và thể hiện sự quan tâm tận tình để các em có điều kiện đề đạt ý kiến, nguyện vọng về công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn Qua đó, giáo viên chủ nhiệm đúc kết có chọn lọc và chuyển tiếp nguyện vọng của học... học trôi qua để làm công tác tư tưởng cho học Lê Thị Châu Loan - 13 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 sinh Lớp học vẫn im lặng Tất cả như vô vọng Ra chơi vào, đến tiết sinh hoạt lớp, tôi tổ chức như mọi tuần Phần tìm hiểu “ Điều em muốn nói” qua hộp thư bắt đầu Sau khi giải quyết hơn một nửa là những tâm tình của học sinh về nội dung phê và tự phê Tôi bắt gặp một tờ giấy viết vội... sư phạm giảng dạy tại lớp có tinh thần cộng Lê Thị Châu Loan - 11 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 đồng trách nhiệm Đồng thời qua trao đổi, tiếp nhận thông tin từ các giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt thêm về tinh thần thái độ học tập, ý thức tổ chức kĩ luật, học lực của từng học sinh trong lớp Từ đó, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận . biến được phần nào tư tưởng lệch lạc của một số học sinh. Nhất là đối với lứa tuổi tiểu học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp . II chủ nhiệm lớp là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Hay nói cách khác: Công tác chủ nhiệm lớp là một. Đức – Trí là góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Đó cũng là đặc thù của công tác chủ nhiệm lớp. Lê Thị Châu Loan - 1 - Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu Học Hưng Long 1 A. PHẦN LÍ DO VÀ