- Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu, ngoài những kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết và một số kỹ năng thực hành, người giáo viên giảng dạy cần phải biết vận dụng khoa h
Trang 1GVMT: Trần Châu Phong 1 Trường tiểu học Mỹ Phước B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Phước B, ngày 27 tháng 04 năm 2013
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Đề nghị tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở
(Năm học 2012 – 2013)
I Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Trần Châu Phong
- Sinh năm: 14/12/1984
- Quê quán: xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
- Chỗ ở hiện nay: ấp Phước Thuận, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
- Chức danh: Giáo viên dạy Mỹ Thuật
- Cơ quan đơn vị: Trường tiểu học Mỹ Phước B
II Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
1/ Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
- Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
2/ Thời gian thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ đầu năm học được Ban giám hiệu phân công xây dựng sáng kiến kinh nghiệm theo tình hình lớp học Vì vậy tôi xây dựng chuyên đề từ tháng 09/2012 và chọn tên đề tài viết cho đến tháng 04/2013, tham khảo một số tài liệu và ý kiến của đồng nghiệp trong tổ qua dự giờ và quan sát tình hình học tập của các em, tôi thấy các em học sinh trong khối 5, học phân môn vẽ theo mẫu chưa đạt hiệu quả cao, nên tôi chọn khối lớp này nhằm giúp các em học tập đạt hiệu quả cao hơn
3/ Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình một năm học tôi đã tìm hiểu, thực hiện nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm và thử nghiệm để đánh giá rút kinh nghiệm Sau đây tôi xin trình bày một một số giải pháp như sau:
- Phân môn vẽ theo mẫu là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học nói chung và chương trình Mĩ thuật lớp 5 nói riêng
Trang 2GVMT: Trần Châu Phong 2 Trường tiểu học Mỹ Phước B
- Đối với người dạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về bố cục mới phát huy và nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho đúng hướng
- Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu, ngoài những kiến thức cần thiết về mặt lý thuyết và một số kỹ năng thực hành, người giáo viên giảng dạy cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với lứa tuổi với điều kiện thì đòi hỏi những người giáo viên chúng ta phải tự đặt ra những câu hỏi và cùng giải quyết sao cho phù hợp với từng trường, từng cơ sở
3.1 Thực trạng của vấn đề
3.1.1 Thực trạng:
Học sinh đã làm quen với môn Mĩ thuật trong trường tiểu học từ rất lâu, nhưng các em còn nhút nhát thụ động, chưa phát biểu xây dựng bài Chưa biết cách nhìn vật mẫu, so sánh, vẽ các nét thẳng bằng tay chưa được
Các em hiểu vẽ theo mẫu còn hạn chế, chưa có thói quen quan sát, nhận xét hình, tỉ lệ đậm nhạt, nên không hào hứng với vẽ theo mẫu Nhìn chung kết quả bài
vẽ còn yếu so với các phân môn khác
- Kết quả không cao là do một số nguyên nhân sau:
+ Phần lớn các em không xác định đề bài vẽ theo mẫu
+ Thường có thói quen vẽ theo ý thích, dùng thước kẻ, vẽ hình quá nhỏ, bố cục lệch so với khổ giấy
+ Mắt nhìn chưa quen nên không ước lượng tỉ lệ được
Thống kê năm học 2011 – 2012 tổng số học sinh là 78 em, trong phân môn này ở khối 5 các em đạt kết quả chưa cao, đạt tỉ lệ hoàn thành tốt; đạt 53,85% Tỉ
lệ hoàn thành; đạt 46,15% Vì vậy tôi xin đưa ra giải pháp giúp học sinh khối 5 học tốt hơn ở phân môn này trong năm học 2012 – 2013
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
- Trường tiểu học Mỹ Phước B gồm có 2 điểm trường được xây dựng nằm trên 2 ấp
Trang 3GVMT: Trần Châu Phong 3 Trường tiểu học Mỹ Phước B
+ Điểm trường chính nằm thuộc ấp Phước Thới A, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ
Tú, tỉnh Sóc Trăng
+ Điểm lẻ nằm thuộc ấp Phước Thới B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
- Hai điểm trường thuộc tuyến đường giao thông chính được trải nhựa các tuyến đường vào kênh cũng được bê tông hóa nên việc đi lại của các em cũng dễ dàng
Theo thống kê tổng số học sinh ở khối 5 năm học 2012 - 2013 là 63 em Đa
số học sinh là con em địa phương nên cũng thuận tiện cho việc giảng dạy, và phân môn này các em cũng đã được làm quen trong chương trình Mĩ thuật từ lớp 1 đến
lớp 5 các em đang học
Khó khăn:
- Về phía nhà trường: Trường chưa có phòng chức năng để có không gian
riêng cho các em, đồ dùng dạy học phân môn vẽ theo mẫu ở khối lớp 5 còn hạn chế
màu, bút chì …thậm chí có học sinh không có vở vẽ, màu…một số học sinh hay nói chuyện riêng không tập trung, chưa tích cực trong giờ học
- Về phía gia đình: Đa số các em là con nông dân, phần lớn thời gian họ
dành cho công việc, nên việc học của các em ít được quan tâm Quan niệm môn Mĩ thuật là môn phụ không cần thiết nên cũng chưa trang bị đầy đủ dụng cụ cho con,
em mình (màu vẽ, VTV, giấy vẽ…)
Để khắc phục hiệu quả học tập phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh và tâm sinh lý của từng học sinh để có kế hoạch và biện pháp học tập tốt hơn
3.2 Các biện pháp giải quyết vấn đề
- Để đạt được kết quả cao trong phân môn vẽ theo mẫu, điều trước tiên muốn nói là làm sao tạo cho các em có sự say mê học vẽ, học mà cảm thấy thoải mái mà không có sự gò bó Riêng giáo viên bộ môn phải tìm ra phương pháp dạy hay, đơn giản nhưng hiệu quả lôi cuốn học sinh Vì dạy học cần làm cho học sinh
Trang 4GVMT: Trần Châu Phong 4 Trường tiểu học Mỹ Phước B
thích học, dạy vẽ lại càng cần hơn, không có sự thích thú thì không có suy nghĩ để tìm ra cách vẽ riêng của mình sẽ không có bài vẽ đẹp
Sau đây tôi xin trình bài một số giải pháp mà tôi đã thực hiện tạo ra hiệu quả cho phân môn vẽ theo mẫu ở khối 5
3.2.1 Mục đích yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu
Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét, và kỹ năng
vẽ nét, bố cục, vẽ hình… vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của mẫu, tạo điều kiện để học sinh học tốt các phân môn học khác thuận lợi và hiệu quả hơn
Cách vẽ theo mẫu :
* Khái niệm: Thế nào là vẽ theo mẫu?
Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu được bài trước mặt Thông qua nhận thức và cảm xúc, người vẽ cần diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu
- Trình tự tiến hành một bài vẽ theo mẫu:
+ Quan sát nhận xét
+ Vẽ phác khung hình
+ Vẽ phác nét chính
+ Vẽ chi tiết
+ Vẽ đậm nhạt ( hoặc vẽ màu theo ý thích )
- Nội dung các bài vẽ theo mẫu thường là vẽ hình khối cơ bản (hình hộp, hình trụ, hình cầu) và các đồ vật (chai, lọ, quả cam…)
3.2.2 Phương pháp dạy vẽ theo mẫu:
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành luyện tập
- Phương pháp trò chơi
3.2.3 Kế hoạch giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu:
Trang 5GVMT: Trần Châu Phong 5 Trường tiểu học Mỹ Phước B
Khi dạy phương pháp vẽ theo mẫu, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thế nào là vẽ theo mẫu Cần giải thích thêm để các em phân biệt được: Vẽ theo mẫu khác với vẽ kỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật yêu cầu vẽ đúng, chính xác từng milimet, nét phải thẳng băng, đều đều, hình tròn, hình ô van phải thật chính xác, tròn trịa, đều đặn Nét, hình ở vẽ
kỹ thuật phải dùng compa, thước, để vẽ
- Ngược lại vẽ theo mẫu chỉ yêu cầu tả lại, mô phỏng lại mẫu, không đòi hỏi chính xác, đúng như mẫu Nét vẽ, hình vẽ ở vẽ theo mẫu tuyệt nhiên không được dùng thước, compa mà chỉ dùng tay tả lại nét thẳng nét cong của mẫu
nhận xét mẫu – các bước dựng hình – vẽ đậm nhạt – hoàn chỉnh bài vẽ
Phương pháp vẽ theo mẫu sẽ giới thiệu những gì làm trước, những gì làm sau, cách vẽ khoa học, có logic – tư duy khoa học, làm việc khoa học
- Trong phân môn vẽ theo mẫu, cần hình thành và phát triển cho học sinh những kỹ năng sau :
+ Quan sát (so sánh, phân tích, tổng hợp đặc điểm của mẫu)
+ Xác định bố cục
+ Vẽ hình
+ Chỉnh hình
+ Vẽ đậm nhạt
- Kỹ năng quan sát giúp cho học sinh biết cách quan sát đồ vật: quan sát từ tổng thể đến chi tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát để nắm được tỉ lệ, đặc điểm cấu trúc và cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu Trên cơ sở quan sát đặc điểm của mẫu, hình thành ở học sinh biểu tượng về đồ vật, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ và thói quen quan sát nhận ra vẻ đẹp của đồ vật xung quanh, biết trân trọng cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp theo khả năng và sở thích của mình
- Kỹ năng xác định bố cục, học sinh biết chọn mẫu vẽ, biết sắp xếp mẫu có
bố cục đẹp, biết sắp xếp hình vẽ trên giấy cân đối, thuận mắt Kỹ năng bố cục hình
vẽ được sử dụng trong tất cả các phân môn của Mĩ thuật như: vẽ trang trí, vẽ tranh,
và thường thức mĩ thuật
Trang 6GVMT: Trần Châu Phong 6 Trường tiểu học Mỹ Phước B
- Kỹ năng vẽ hình, trên cơ sở kết quả quan sát nắm được đặc điểm hình dáng của mẫu, học sinh sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái quát, tổng thể đến chi tiết Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mình mong muốn, có thể phải tẩy xoá nhiều Bài vẽ bẩn và hình vẽ có thể không đẹp, không vững chắc Kỹ năng này cũng được sử dụng nhiều trong trang trí, vẽ tranh…
- Kỹ năng chỉnh hình, trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, học sinh biết cách so sánh hình vẽ với mẫu để điều chỉnh cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm của mẫu, kỹ năng cũng được sử dụng trong vẽ trang trí và vẽ tranh
- Kỹ năng vẽ đậm nhạt, sau khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần quan sát mẫu để xác định các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật mẫu Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt, thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu
3.4 Giải quyết vấn đề
Theo tinh thần chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của ngành cùng với việc thay sách giáo khoa, chương trình tiểu học nói chung môn Mĩ thuật nói riêng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phù hợp với đặc trưng
bộ môn là một vấn đề bức thiết Như chúng ta đã biết nội dung và phương pháp dạy bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp, các kĩ năng không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động Muốn phát triển kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên Vì mục đích của môn Mĩ thuật ở trường phổ thông nói chung và lớp 5 nói riêng chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của mẫu vật sẵn có quanh các em, cung cấp cho các em một lượng kiến thức cơ bản nhất định giúp các em hiểu được cái đẹp của đường nét, mảng hình, đậm nhạt, màu sắc, bố cục
- Để phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo viên cần:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định mục tiêu cụ thể Trong bài học
đó giáo viên cần hình thành ở học sinh những kĩ năng nào và mức độ đến đâu?
Trang 7GVMT: Trần Châu Phong 7 Trường tiểu học Mỹ Phước B
- Kĩ năng sắp xếp bố cục và phác hình: những bài sau, kĩ năng này sẽ được củng cố từng bước và phát triển những kĩ năng chỉnh hình và vẽ đậm nhạt Qua nhiều bài luyện tập các kĩ năng trên được hình thành từng bước và phát triển
Cuối mỗi bài học qua đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên nắm được mức độ, kĩ năng đã phát triển ở từng học sinh và từ đó giáo viên có thể có kế hoạch bồi dưỡng cho cả lớp và từng cá nhân học sinh
3.4.1 Chuẩn bị
Để hình thành và phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo viên nên
sử dụng một số phương tiện dạy học như:
- Yêu cầu học sinh cùng tham gia chuẩn bị mẫu vật vẽ Tổ trưởng phân công
tổ viên xen kẻ nhau mang theo đồ vật, hoa quả để bày mẫu tuỳ theo nội dung của bài học (có thể bày 3 hoặc 4 nhóm mẫu để học sinh vẽ theo nhóm) Các nhóm mẫu có thể phải đảm bảo yêu cầu chung của bài
- Bài vẽ của học sinh năm trước (cả bài tốt và bài chưa tốt)
Các bước tiến hành bài vẽ (có thể trình bày trên giấy khổ A4, hoặc vẽ thao tác trên bảng) tùy theo nội dung bài học mà có các bước chuẩn bị phù hợp
3.4.2 Hướng dẫn học sinh cách bày mẫu
Dựa vào các giải pháp trên tôi thử vận dụng các phương pháp vào dạy học một số bài vẽ theo mẫu trong chương trình sách giáo khoa Mĩ thuật 5 như sau:
Ví dụ: Bài 4, 8 Vẽ theo mẫu: Khối hộp và khối cầu - Mẫu có dạng hình trụ
và hình cầu
- Gv sử dụng kết hợp nhiều PPDH trong bài học như phương pháp quan sát, trực quan, giảng giải - minh hoạ, thực hành…
+ Gv tổ chức cho học làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, học sinh tự chọn và bày mẫu (mẫu đã được phân công chuẩn bị trước)
+ Sau khi các nhóm bày mẫu xong, giáo viên phân tích cái được và chưa được cần điều chỉnh lại cho đẹp Qua đó học sinh hiểu được để có mẫu như thế nào? Có mẫu đẹp chưa mà cần phải đặt như thế nào để có bố cục đẹp?
Trang 8GVMT: Trần Châu Phong 8 Trường tiểu học Mỹ Phước B
Hình a hình b
Hình c hình d
Hình a bố cục loãng
Hình b.bố cục thu hẹp
Hình c bố cục không thuận mắt
Hình d bố cục đẹp, thuận mắt
3.4.3 Quan sát nhận xét
- Sau khi đã bày mẫu, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh quan sát nhận ra đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cấu trúc hình thể của từng vật mẫu và so sánh sự khác nhau giữa các vật mẫu về hình dáng, màu sắc, tỉ lệ (quan sát nhóm mẫu mà học sinh sẽ thực hiện bài vẽ)
+ Những đồ vật hình trụ là những đồ vật có hình dạng như thế nào? Kể tên một số đồ vật có dạng hình trụ?
+ Hãy kể tên một số đồ vật có dạng hình cầu?
+ Miêu tả những màu sắc, chất liệu sẵn có trên mẫu?
+ So sánh tỉ lệ của hình cầu và hình trụ?
Ở bước này giáo viên vần hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết Sau khi quan sát nhận ra đặc điểm riêng của từng vật mẫu, giáo viên hướng dẫn học sinh quy nhóm mẫu vào khung hình chung theo tỉ lệ chiều ngang, chiều
Trang 9GVMT: Trần Châu Phong 9 Trường tiểu học Mỹ Phước B
cao (lấy chiều cao của đồ vật cao nhất, chiều ngang tính từ vật nằm bên trái qua phải), sắp đặt khung hình chung lên giấy vẽ sao cho cân đối đẹp mắt (không quá
to, quá nhỏ, lệch lên, lệch xuống hoặc lệch sang trái sang phải) giáo viên có thể dùng đồ dùng trực quan để minh hoạ cho các dạng bố cục đó để học sinh nhận ra thế nào là bố cục đẹp và chưa đẹp
3.4.4 Hướng dẫn cách vẽ.
Sau khi xác định được khung hình chung, giáo viên cần hướng học sinh tiến hành phác khung hình riêng của từng vật mẫu Quan sát, so sánh tỉ lệ của từng vật mẫu để có hình vẽ chính xác với đặc điểm của mẫu
Ví dụ: hình cầu có chiều cao gần bằng ¼ chiều cao của hình trụ, chiều
ngang của hình cầu gần bằng ½ chiều ngang của hình trụ, khi giáo viên hướng dẫn thì chỉ vào khu vực đó để học sinh nắm rõ hơn Dùng chì phác nhẹ tay (nét mờ để
dễ điều chỉnh, tẩy xoá) Khi khung hình chung và khung hình riêng của từng mẫu
đã được xác định tương đối chính xác, cần quan sát mẫu để xác định tỉ lệ các bộ phận trên mẫu Để phác hình cân cần xác định các đường trục đứng và trục ngang, trên từng mẫu vật Dựa trên các đường trục, xác định vị trí các bộ phận và phác hình từng mẫu vật (các bộ phận của từng mẫu vật)
Trang 10GVMT: Trần Châu Phong 10 Trường tiểu học Mỹ Phước B
- Khi hình dáng chung của từng mẫu vật đã được xây dựng, tiến hành chỉnh hình cho đúng với đặc điểm của mẫu Quan sát, so sánh các bộ phận của mẫu để điều chỉnh vẽ cho đúng Chú ý đến nét vẽ có chỗ đậm, chỗ nhạt dựa trên cơ sở ánh sáng chiếu vào mẫu vật Không nên viền chu vi của hình vẽ bằng nét có độ đậm đều nhau làm cho hình vẽ trở nên khô cứng
- Khi hình vẽ được chỉnh sửa, tiếp tục quan sát, so sánh độ đậm nhạt lớn trên mẫu để phân chia các mảnh đậm nhạt trên hình vẽ và gợi đậm nhạt bằng các nét đan xen nhau, chồng lên nhau Trên cơ sở các mảng đậm nhạt lớn điều chỉnh, đẩy sâu, nhấn đậm nhạt một số chi tiết cần thiết để bài vẽ hoàn chỉnh Vẽ đậm nhạt cần chú ý đến nguồn ánh sáng chiếu vào để diễn tả cho đúng
Trước khi cho học sinh thực hành giáo viên nên cho học sinh xem bài vẽ giáo viên sưu tầm để các em cảm thấy thích thú hơn và nhận thức sâu hơn về cách
vẽ
3.4.5 Thực hành
Để đạt được kết quả cao cho tiết học thì khâu thực hành tôi đã chịu khó quan sát, uốn nắn học sinh khi vẽ để có những gợi ý sửa chữa kịp thời, phát hiện ra được