1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án Thao tác lập luận bình luận nâng cao

6 5,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

Thái độ - Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống: Học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp ph

Trang 1

Ngày soạn: 28/02/2013

Ngày dạy: 12/03/2013 GVHD: Nguyễn Trường Sơn Tuần: GSTT: Trần Thị Kiều Oanh Tiết:

Phân môn: Tập làm văn

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức

- Hiểu được khái niệm, mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận

- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận

2 Kĩ năng

- Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống

3 Thái độ

- Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống: Học bình luận không chỉ là học một thao tác lập luận thông thường mà còn góp phần rèn luyện một phẩm chất mà con người hiện đại cần phải có

B Phương tiện thực hiện

* Giáo viên:

- Giáo án

- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao– tập 2

- Sách giáo viên Ngữ văn 11 Nâng cao– tập 2

* Học sinh:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao – tập 2

- Vở ghi

- Vở soạn

C Phương pháp thực hiện

- Kết hợp các phương pháp dạy học như: phương pháp diễn giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan,

Trang 2

D Tiến trình giờ học

1 Ổn định lớp (1 phút)

2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới

3 Bài mới: (1 phút)

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên tiến hành bình luận Một bộ phim mới

xem, một bộ quần áo mới mặc, một trận đấu vừa mới diễn ra,…cũng trở thành đề tài

để chúng ta bình luận Tuy nhiên, giữa việc nêu ý kiến bình luận hàng ngày và sử dụng bình luận như một thao tác trong bài văn nghị luận có sự khác nhau Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sự khác nhau đó qua bài học: Thao tác lập luận bình

luận

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái

niệm và tác dụng của thao tác lập luận bình

luận.

Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm

GV: Trong cuộc sống, các em thường nghe bình

luận về những vấn đề gì?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

GV: Em hiểu thế nào là bình luận?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

GV: Trong chương trình Ngữ văn 11, các em đã

học những thao tác lập luận nào? Dựa trên những

kiến thức đã học, em hiểu thế nào là thao tác lập

luận bình luận?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của

thao tác lập luận bình luận.

I Bình luận và tác dụng của bình luận

1 Khái niệm: 8 phút

- Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe bình luận: bình luận thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao,… -Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng-sai, thật-giả, lợi-hại, hay-dở của các hiện tượng trong đời sống như ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học,…

=> Thao tác lập luận bình luận là cách thức đưa lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe, người đọc tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học

2 Tác dụng: 12 phút

Trang 3

-Tìm hiểu văn bản: Thời gian nhàn rỗi, SGK trang

94, 95

Gọi 1 HS đọc văn bản Thời gian nhàn rỗi

GV: Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung

GV: Tác giả hiểu và đánh giá ý nghĩa của thời

gian nhàn rỗi như thế nào?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

GV: Thời gian nhàn rỗi liên quan đến những vấn

đề gì trong xã hội?

HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung

GV: Tác giả có đề nghị gì đối với mỗi người và xã

hội?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

GV: Vậy, qua văn bản trên, tác dụng của thao tác

lập luận bình luận là gì?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

GV dẫn: Chúng ta đang sống trong một xã hội

văn minh, dân chủ, mọi người đều có quyền và

trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề xã hội

Con người trong một thời đại như thế phải dám và

phải có khả năng tham gia bình luận để trở thành

người có ích cho xã hội Tuy nhiên, bình luận

thường mang tính chủ quan, cho nên không phải

bao giờ cũng đúng và có sức thuyết phục

Muốn cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng

ta cần phải tôn trọng sự thật, có lí tưởng tiến bộ,

có tư tưởng dân chủ và thành thạo kĩ năng bình

luận

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng

thao tác lập luận bình luận

-Văn bản trên bàn về ý nghĩa của thời gian nhàn rỗi

-Thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu giúp con người phát triển cá tính, năng lực, văn hóa,

-Thời gian nhàn rỗi là thước đo để đánh giá mức sống của mỗi người, đánh giá đời sống xã hội

-Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo cho thời gian nhàn rỗi của chính mình

-Tác dụng: Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật, cái lợi; phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác => xã hội ngày càng tiến bộ

II.Cách sử dụng thao tác lập luận bình luận:

1.Văn bản Lòng đố kị: 10 phút

Trang 4

Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Lòng

đố kị, trang 96, 97 SGK.

Gọi HS đọc văn bản Lòng đố kị

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu

hỏi trong 5 phút

-Nhóm 1: Đối tượng bình luận trong bài là gì?

- Nhóm 2: Cách nêu đối tượng bình luận như thế

nào?

-Nhóm 3: Tác giả đã đề xuất những ý kiến nào để

tiến hành bình luận?

-Nhóm 4: Bài viết đã vận dụng những thao tác lập

luận nào?

Từng nhóm cử đại diện lên bảng trình bày

Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách sử dụng

thao tác lập luận bình luận

GV: Qua việc tìm hiểu văn bản trên, hãy cho biết,

một bài bình luận thường có mấy bước? Đó là

những bước nào?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung

-Đối tượng: Lòng đố kị -Cách nêu: Khẳng định lòng đố kị là một tính xấu, chỉ làm hại mình, hại người, cản trở sự phát triển của xã hội

-Đề xuất ý kiến:

+ Phân tích biểu hiện của lòng đố kị trong lớp học, trong đời sống

+ Lập luận: lòng đố kị gắn với sự hiếu thắng

+Phân tích tác hại của lòng đố kị + Kết luận: lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục

-Sử dụng kết hợp những thao tác: giải thích, phân tích, so sánh cùng với những dẫn chứng, lập luận chặt chẽ => bài viết có sức thuyết phục

2 Các bước tiến hành bình luận: 4

bước: 10 phút

a Bước 1: Xác định đối tượng bình luận: bình luận một hiện tượng đời sống, một nhân vật lịch sử, một ý kiến hay một tác phẩm văn học, một bộ phim,…

b Bước 2: Giới thiệu đối tượng: muốn người đọc biết bình luận cái gì, người bình luận phải gọi tên đối tượng bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu tác phẩm hay nhân vật

Trang 5

văn học.

c Bước 3: Đề xuất ý kiến:

+ Phân tích đối tượng một cách cụ thể: tùy theo tính chất của đối tượng: chỉ ra cái đúng, cái tốt, cái lợi hoặc cái xấu, cái hại khách quan, trung thực

+Nhìn nhận đối tượng từ nhiều quan hệ

d Bước 4: Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích,

so sánh,…để trình bày ý kiến bình luận

4 Củng cố: 2 phút

- GV: Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?

- Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh Vì:

Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

Mục đích Giúp người nghe

hiểu vấn đề

Giúp tin rằng nhận định ấy có căn cứ trong sự thật

Đánh giá hiện tượng chính xác, toàn diện và bàn sâu, rộng về vấn đề Đối tượng hướng

tới

Người chưa hiểu Người chưa tin,

chưa rõ

Người đã biết, đã có ý kiến riêng về vấn đề

Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham gia bình luận đều

đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó

5 Dặn dò: 1 phút

- Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách bình luận của thao tác lập luận bình luận

- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Trang 6

E Nhận xét, rút kinh nghiệm

Quảng Nam, ngày tháng 03 năm 2013

Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập

Nguyễn Trường Sơn Trần Thị Kiều Oanh

Ngày đăng: 02/02/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w