1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

118 599 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 và năm 2005 có hiệu lực, Nhà nước xóa bỏ cơ chế “tiền kiểm”, thiết lập cơ chế “hậu kiểm” trong thành lập doanh nghiệp; cộng đồng doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp thành lập tăng kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng công việc ĐKDN (đăng ký kinh doanh) và QLNN đối với doanh nghiệp. Thực tế hiện nay tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp (như không chấp hành các nội dung trong hồ sơ ĐKDN, không chấp hành các nghĩa vụ, báo cáo của doanh nghiệp) có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ vi phạm. Quan ngại hơn cả là chính tình trạng này là điều kiện, cơ hội cho các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức lợi dụng vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội và làm đau đầu các cơ quan QLNN. Xuất phát từ tình hình ĐKDN tại địa bàn Thủ đô hiện nay có nhiều thay đổi và biến động. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị văn hóa khoa học kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của đất nước, phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Với xu thế phát triển đó, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô luôn có nhu cầu mở rộng, mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường là điều tất yếu khách quan. Hiện nay cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô Hà Nội có khoảng hơn 15 vạn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phát triển tốt, tôn trọng pháp luật và sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên trên địa bàn TP Hà Nội đã tồn tại không ít các doanh nghiệp làm ăn phi pháp: doanh nghiệp “ma”, “mất tích”, bỏ trốn khỏi địa chỉ ĐKKD; nhiều đối tượng đã lợi dụng việc thủ tục thông thoáng để đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động phạm pháp. Điều này có nhiều nguyên nhân, trước tiên ở các tồn tại, vướng mắc quản lý ĐKDN theo Luật Doanh nghiệp của Sở KHĐT TP Hà Nội; công tác quản lý này cần phải được nhanh chóng tháo gỡ, hoàn thiện.

Trang 1

PH¹M NGäC QUý

QU¶N Lý CñA Së KÕ HO¹CH Vµ §ÇU T¦

THµNH Phè Hµ NéI §èi víi ®¨ng ký doanh nghiÖp

theo luËt doanh nghiÖp

CHUY£N NGµNH: QU¶N Lý KINH TÕ Vµ CHÝNH S¸CH

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYÔN THÞ LÖ THóY

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhântôi Nội dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được thu thập,tổng hợp và phân tích, đánh giá từ các tài liệu, phỏng vấn các cá nhân có liên quan.

Số liệu trong các bảng, hình phục vụ cho việc phân tích, chứng minh, nhận xét,đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đã được ghi trong phần tàiliệu tham khảo Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như

số liệu của một số tác giả khác, cơ quan khác, người viết đều có trích dẫn nguồn gốcsau mỗi nội dung để dễ tra cứu, kiểm chứng

Một lần nữa, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, nếusai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học nhà trường, ViệnĐào tạo sau đại học và Ban Giám hiệu Trường đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

Phạm Ngọc Qúy

Trang 3

Trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, ý kiến góp ý nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo Trường Đại họcKinh tế Quốc dân, sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Lãnh đạo Sở, lãnh đạo cácđơn vị và các đồng nghiệp thuộc Sở KH&ĐT TP Hà Nội, một số cán bộ của CụcQuản lý ĐKKD (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chânthành tới Thầy, Cô giáo của Viện quản lý sau đại học và Khoa Khoa học Quản lý luônnhiệt tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thànhkhóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sỹ Nguyễn Thị LệThúy - giáo viên hướng dẫn LVTS, người đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức bàigiảng và tận tình hướng dẫn tôi về phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu khoa họctrong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở và các đơn vị thuộc

Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu, trả lời phỏngvấn, viết phiếu điều tra và tham gia ý kiến đánh giá của Luận văn

Với tình cảm thân thương nhất, xin cảm ơn gia đình, người thân luôn bên cạnhđộng viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thànhluận văn với kết quả cao nhất Mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng song đây là đềtài nghiên cứu mới, phạm vi rộng, chưa có nhiều nghiên cứu, khảo sát và năng lựccủa bản thân còn hạn chế nên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,

do vậy mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành từ các Thầy, Cô giáo, đồngnghiệp và các bạn

Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

Phạm Ngọc Qúy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

TƯ ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 7 1.1 Đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 7

1.1.1 Khái niệm đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 71.1.2 Hình thức đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

1.2 Quản lý của Sở Kế hoạch và đầu tư đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm quản lý của Sở KH&ĐT đối với đăng ký doanh nghiệp 91.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý của Sở Kếhoạch và Đầu tư đối với đăng ký doanh nghiệp 101.2.3 Bộ máy quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với đăng ký doanhnghiệp 101.2.4 Nội dung quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với đăng ký doanhnghiệp 181.2.4.1 Xây dựng kế hoạch đăng ký doanh nghiệp

1.2.4.2 Tư vấn, hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

1.2.4.3 Thực hiện đăng ký doanh nghiệp

1.2.4.4 Kiểm soát đăng ký doanh nghiệp

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với đăng

ký doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

28

1.3.1 Yếu tố thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư 28

Trang 5

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đăng ký doanh nghiệp 33

1.4.2 Kinh nghiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh 35

1.4.3 Bài học đối với quản lý của Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 38

2.1 Giới thiệu về Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 38

2.1.2 Cơ cấu bộ máy của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 38

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 39

2.1.4 Kết quả hoạt động của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 40

2.2 Thực trạng đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 42

2.2.1.Về số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 42

2.2.2.Về loại hình doanh nghiệp đăng ký 43

2.2.3.Về kết quả thực hiện ĐKDN 44

2.3 Thực trạng bộ máy quản lý đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội 45

2.3.1 Thực trạng cơ cấu bộ máy quản lý đăng ký doanh nghiệp 45

2.3.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức phòng đăng ký doanh nghiệp 52

2.3.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ đăng ký doanh nghiệp 54

2.4 Thực trạng quản lý của Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 55

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch về đăng ký doanh nghiệp 55

2.4.2 Thực trạng tư vấn hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 58

2.4.3 Thực trạng thực hiện đăng ký doanh nghiệp 60

2.4.4 Thực trạng kiểm soát đăng ký doanh nghiệp 65

2.5 Đánh giá thực trạng quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 69

Trang 6

2.5.3 Điểm yếu 78

2.5.4 Nguyên nhân của những điểm yếu 84

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 88

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội đến năm 2015 88

3.1.1 Chương trình cải cách đăng ký kinh doanh quốc gia 88

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý đăng ký doanh nghiệp của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đến năm 2015 89

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2015 90

3.2.1 Giải pháp về bộ máy quản lý đăng ký doanh nghiệp 90

3.2.2 Giải pháp về xây dựng kế hoạch đăng ký doanh nghiệp 92

3.2.3 Giải pháp về tư vấn hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp 94

3.2.4 Giải pháp về thực hiện đăng ký doanh nghiệp 95

3.2.5 Giải pháp về kiểm soát đăng ký doanh nghiệp 96

3.2.6 Các giải pháp khác 3.3 Một số kiến nghị 97

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư 102

3.3.2 Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội 104

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan QLNN liên quan 104

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 7

BPMC Bộ phận một cửa

CCHC Cải cách hành chính

ĐKKD Đăng ký kinh doanh

ĐKDN Đăng ký doanh nghiệp

MTKD Môi trường kinh doanh

Trang 8

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN

Bảng 1.2: Quy trình thực hiện ĐKDN của Sở KH&ĐT

Bảng 2.1: Số lượng hồ sơ ĐKDN tiếp nhận và giải quyết giai đoạn 2009 2013 42

Bảng 2.2: Loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập tại địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 43

Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập và vốn ĐKKD giai đoạn 2008 - 2013 43

Bảng 2.4: Kết quả giải quyết hồ sơ ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 9 tháng đầu năm 2013 44

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 10 tháng đầu năm 2013 44

Bảng 2.6: Thực trạng thực hiện ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội Bảng 2.7: Mối quan hệ phối hợp giữa Sở KH&ĐT TP Hà Nội và Cục thuế TP trong giải quyết hồ sơ ĐKDN giai đoạn 2009 - 2013 65

Bảng 2.8: Thời gian thực hiện thủ tục ĐKDN tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội 72

Bảng 2.9: Số lần doanh nghiệp giao dịch để ĐKDN tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội 73 Bảng 2.10: Số địa điểm doanh nghiệp đến làm thủ tục ĐKDN tại Sở KH&ĐT TP Hà Nội 73

HÌNH Hình 1.0: Khung lý thuyết Hình 1.1: Mô hình số một bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT 13

Hình 1.2: Mô hình số hai bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT 14

Hình 1.3: Quy trình thực hiện ĐKDN của Sở KH&ĐT 23

Hình 2.1: Bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 46

Hình 2.2: Phân công địa bản quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội Error: Reference source not found Hình 2.3: Bộ máy Phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 54

Hình 2.4: Đội ngũ cán bộ nhân viên ĐKKD của Sở KH&ĐT TP Hà Nội 55

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 và năm 2005 có hiệu lực, Nhà nước xóa

bỏ cơ chế “tiền kiểm”, thiết lập cơ chế “hậu kiểm” trong thành lập doanh nghiệp;cộng đồng doanh nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ Số lượng doanh nghiệp thànhlập tăng kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng công việc ĐKDN (đăng kýkinh doanh) và QLNN đối với doanh nghiệp Thực tế hiện nay tình trạng doanhnghiệp vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp(như không chấp hành các nội dung trong hồ sơ ĐKDN, không chấp hành các nghĩa

vụ, báo cáo của doanh nghiệp) có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất,mức độ vi phạm Quan ngại hơn cả là chính tình trạng này là điều kiện, cơ hội chocác cá nhân, doanh nghiệp tổ chức lợi dụng vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợiích của các cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội và làm đau đầu các cơ quan QLNN

 Xuất phát từ tình hình ĐKDN tại địa bàn Thủ đô hiện nay có nhiều thay đổi

và biến động Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - khoa học - kinh

tế và giao dịch quốc tế lớn của đất nước, phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, hộinhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Với xu thế phát triển đó, cộng đồngdoanh nghiệp Thủ đô luôn có nhu cầu mở rộng, mong muốn nhanh chóng gia nhậpthị trường là điều tất yếu khách quan Hiện nay cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô HàNội có khoảng hơn 15 vạn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phát triển tốt, tôntrọng pháp luật và sự quản lý của nhà nước Tuy nhiên trên địa bàn TP Hà Nội đãtồn tại không ít các doanh nghiệp làm ăn phi pháp: doanh nghiệp “ma”, “mất tích”,

bỏ trốn khỏi địa chỉ ĐKKD; nhiều đối tượng đã lợi dụng việc thủ tục thông thoáng

để đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động phạm pháp Điều này có nhiềunguyên nhân, trước tiên ở các tồn tại, vướng mắc quản lý ĐKDN theo Luật Doanhnghiệp của Sở KH&ĐT TP Hà Nội; công tác quản lý này cần phải được nhanhchóng tháo gỡ, hoàn thiện

Về phía cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, đa số có ý kiến là hiện nay các quyđịnh về ĐKDN còn chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi; chưa có sự phối hợp

Trang 11

chặt chẽ giữa các cơ quan QLNN về ĐKDN; doanh nghiệp có lúc còn bị phiền hà,sách nhiễu, công tác hỗ trợ doanh nghiệp chưa được quan tâm Chính điều đó cũng

đã và đang gây cản trở cho sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp vào sự pháttriển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội

 Xuất phát từ thực trạng QLNN đối với doanh nghiệp và quản lý đối vớiĐKDN nói riêng của TP Hà Nội đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều bấtcập, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập Cụ thể là: hệ thống văn bảnpháp luật về doanh nghiệp và ĐKDN chưa được hoàn thiện và đồng bộ; nhiều cơquan QLNN có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp; có sự chồng chéo trong ĐKDNgiữa các loại hình doanh nghiệp; việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối vớiĐKDN còn nhiều hạn chế tồn tại Chính vì vậy QLNN đối với ĐKDN đã và đanggặp rất nhiều khó khăn với nhiều lý do cả khách quan và chủ quan

 Xuất phát từ mục tiêu quản lý về ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội Hiệnnay chính quyền TP Hà Nội đang có những chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ quanQLNN cần tiếp tục CCHC và chủ động nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối vớidoanh nghiệp nói chung và ĐKDN nói riêng; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) Tất cả nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng có thể thànhlập, gia nhập thị trường, hạn chế doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp hướngtới mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng của doanh nghiệp, đảmbảo tính nghiêm minh của pháp luật phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội củaThủ đô Hà Nội, trong đó việc hoàn thiện quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đốivới ĐKDN có vai trò vô cùng quan trọng và có tính cấp thiết

Công tác QLNN đối với ĐKDNlà một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩaquyết định trong công tác QLNN về doanh nghiệp và kinh tế Hiện nước ta cũngchưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này; kết quả nghiên cứu, tổng kết và đánhgiá còn khiêm tốn

Xuất phát từ các lý do nêu trên, học viên đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp” để làm để tài luận văn thạc sỹ kinh tế

Trang 12

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Trong những năm qua việc nghiên cứu, tổng kết công tác QLNN đối vớiĐKDN còn rất hạn chế, mới chỉ có một số công trình bước đầu đề cập đến công tácĐKKD, đó là:

 Luận án thạc sĩ “Nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh trên địa

bàn Thành phố Hà Nội” của tác giả Trịnh Quang Anh, năm 2009 Mục đích nghiên

cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ đăng ký kinhdoanh trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2005 - 2009; đề xuất các giải pháp và kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ĐKKD của Thủ đô trong thời gian tới

 Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

sau đăng ký thành lập”, do Bùi Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký

kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm chủ nhiệm đề tài Mục tiêu của đề tài:đánh giá đúng thực trạng công tác QLNN đối với doanh nghiệp sau đăng ký thànhlập, đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi cơ bản chất lượng công tác quản lý nhànước đối với doanh nghiệp

 Công trình “Đăng ký kinh doanh hợp nhất và một số đề xuất tăng cường

chất lượng hoạt động đăng ký kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn hậu WTO” của

PGS.TS Trần Văn Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân; “Mô hình đăng ký kinh doanh

hợp nhất, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của cùng tác giả trên tạp

chí Phát triển Kinh tế, số 216, năm 2008

Một số công trình công bố trên các tạp chí, hội thảo như: Chương trình cảicách đăng ký kinh doanh Việt Nam; Khung pháp lý về đăng ký kinh doanh của CụcDoanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; …

Đối với ngành Kế hoạch đầu tư, hiện chưa có công trình nghiên cứu, tổng kếtnào về đề tài quản lý nhà nước của đối với lĩnh vực ĐKDN Do đó tác giả chọnnghiên cứu đề tài “quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với ĐKDN” là không bịtrùng lặp và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với QLNN về doanh nghiệp

3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

 Xác định khung lý thuyết về quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN

Trang 13

Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối vớiĐKDN theo Luật doanh nghiệp.

 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đốivới ĐKDN theo Luật Doanh nghiệp

3.2 Câu hỏi nghiên cứu:

 Quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN theo Luật Doanh nghiệp gồmnhững nội dung gì ? Mục tiêu và các tiêu chí đánh giá quản lý của Sở KH&ĐT đốivới ĐKDN

 Hiện nay quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với đăng ĐKDN tại địabàn TP Hà Nội được thực hiện như thế nào? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu ? Nguyênnhân của những điểm yếu ?

 Để hoàn thiện quản lý đối với ĐKDN, Sở KH&ĐT TP Hà Nội cần thực hiệnnhững giải pháp nào? Điều kiện là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với ĐKDN theo Luật doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

 Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý của Sở KH&ĐT TP HàNội đối với đăng ký các loại hình doanh nghiệp trong nước được thành lập và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp 2005, bao gồm các nội dung chính như: bộ máy quản

lý ĐKDN, xây dựng kế hoạch ĐKDN; tư vấn, hướng dẫn ĐKDN; thực hiện ĐKDN

và kiểm soát ĐKDN Luận văn không nghiên cứu quản lý của Sở KH&ĐT TP HàNội đối với ĐKDN có vốn đầu tư nước ngoài; không nghiên cứu quản lý đối vớiviệc đăng ký các loại hình hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khuchế xuất thuộc sự quản lý của các cơ quan QLNN khác

 Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý của Sở KH&ĐTđối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trên địa bàn TP Hà Nội

 Về thời gian: nghiên cứu và các dữ liệu từ năm 2009 đến năm 2013 và cácgiải pháp đề xuất đến 2015

Trang 14

5.Phương pháp nghiên cứu

2.Xây dựng kế

hoạch ĐKDN

4.Thực hiện ĐKDN

Đối tượng của ĐKDN

Mục tiêu quản

lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN

1.Rút ngắn thời gian ĐKDN

2.Giảm thiểu chi phí ĐKDN

5.Kiểm soát ĐKDN

3.Công ty

cổ phần

4.Công ty hợp danh

Trang 15

5.2 Quá trình nghiên cứu:

 Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu tham khảo (hệ thống văn bản pháp luật vềĐKDN; giáo trình quản lý học; quản lý nhà nước về kinh tế; các báo cáo tổng kết,hội thảo, chuyên đề, đề tài về quản lý của đăng ký doanh nghiệp) để xây dựngkhung lý thuyết về quản lý của Sở KH&ĐT ĐKDN Phương pháp được sử dụng ởbước này là thu thập thông tin, phân tích hệ thống, tổng hợp và mô hình hóa

 Bước 2: Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu sẵn có của SởKH&ĐT TP Hà Nội, tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tài liệu của Cục thuế hàNội và các cơ quan liên quan

 Bước 3: Xử lý các dữ liệu thu thập được bằng phương pháp phân tích vàtổng hợp thông qua hệ thống các sơ đồ, bảng biểu minh họa về thực trạng đăng kýdoanh nghiệp theo luật doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạngquản lý của Sở KHĐT thành phố Hà Nội đối với ĐKDN theo luật doanh nghiệp

 Bước 4: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả đánh giá đượcthực trạng quản lý đối với ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội theo các tiêu chíđánh giá; xác định các điểm mạnh và điểm yếu, nguyên nhân của những hạn chếtrong quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với ĐKDN Các phương pháp sửdụng là phương pháp so sánh, đánh giá, tổng hợp

 Bước 5: Từ các điểm yếu và nguyên nhân đề xuất các giải pháp và kiếnnghị hoàn thiện quản lý của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đối với ĐKDN

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tàiđược chia thành 3 chương:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối vớiđăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

 Chương 2: Thực trạng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HàNội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tưThành phố Hà Nội đối với đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp đến 2015

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT

DOANH NGHIỆP

1.1 Đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm đăng ký doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp

 Trước hết chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến ĐKDN

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được ĐKKD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh

Mã số doanh nghiệp là mã số do cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp khi

đăng ký; mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số ĐKKD và mã số thuế của doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp vàkhông được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác Mã số doanh nghiệp được lưu trên

Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia và được ghi trên Giấy chứng nhận ĐKDN Khidoanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực vàkhông được sử dụng lại

Đăng ký kinh doanh là một trong những dịch vụ hành chính công do cơ quan

QLNN trực tiếp thực hiện ĐKKD được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 làthủ tục đầu tiên để tiến hành hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đăng ký gia nhập thị trường đều phải thực hiện theomột khung pháp lý chung gồm các TTHC sau: 1) Đăng ký kinh doanh, 2) Đăng ký

mã số thuế và 3) Đăng ký giấy phép khắc dấu Để thành lập 1 trong 4 loại hìnhdoanh nghiệp bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặccông ty hợp danh thì nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục ĐKDN với cơ quan ĐKKD cấptỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính

Trang 17

 Hiện nay đăng ký doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp được hiểu: bao gồm

nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại hình doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp ĐKDN bao gồm đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN Khái niệm ĐKDN nêu trên

chỉ đề cập đến việc đăng ký của các loại hình doanh nghiệp (vốn trong nước) đượcthành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Không đề cập đến việc đăng ký đốivới các loại hình doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động theo các Luậtchuyên ngành như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp trong khucông nghiệp, khu chế xuất, các tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức tài tín dụng,bảo hiểm

Cho đến nay ĐKDN vẫn còn là một khái niệm chưa được định nghĩa đầy đủ,

mặc dù vẫn được hiểu chung là “việc ghi nhận sự tồn tại hợp pháp của doanh

nghiệp” của cơ quan QLNN ĐKDN còn bao hàm cả chức năng cập nhật, lưu trữ và

cung cấp thông tin doanh nghiệp để hỗ trợ nhu cầu thông tin của cơ quan QLNN vàchính các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế Như vậy ĐKKD của doanhnghiệp có nghĩa là xác lập sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế, đồng thờitheo sát những thay đổi trong toàn bộ quá trình hoạt động của một doanh nghiệp.Đối tượng của ĐKDN theo Luật Doanh nghiệp gồm có (1) Doanh nghiệp tưnhân; (2) Công ty cổ phần; (3) Công ty hợp danh; (4) Công ty trách nhiệm hữu hạn(gồm công ty TNNH một thành viên và công ty TNNH hai thành viên trở lên)

1.1.2 Hình thức đăng ký doanh nghiệp

Theo tính chất đăng ký doanh nghiệp, có các hình thức đăng ký doanh nghiệpnhư sau:

 Đăng ký thành lập doanh nghiệp mới: đối với doanh nghiệp tư nhân; công

ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần vàcông ty hợp danh ĐKDN đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách,hợp nhất và đối với công ty nhận sáp nhập

 Đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH một thành viênthành công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại, doanh nghiệp tư nhân

Trang 18

thành công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổphần và ngược lại:

 Đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN: Thay đổi nội dung ĐKDN (tên doanhnghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ/vốn đầu tư, người đại diện theo ủyquyền/thành viên/cổ đông công ty ); thay đổi người đại diện theo pháp luật; thay đổichủ doanh nghiệp tư nhân/chủ sở hữu công ty; thay đổi thông tin đăng ký thuế

 Đăng ký bổ sung, cập nhật thông tin ĐKDN và đăng ký thuế

 Đăng ký thành lập mới và đăng ký thay đổi nội dung hoạt động các đơn vịphụ thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)

 Đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộccủa doanh nghiệp

 Đăng ký giải thể doanh nghiệp và chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp do bịchia/bị hợp nhất/bị sáp nhập Các trường hợp đăng ký chấm dứt hoạt động đơn vịphụ thuộc của doanh nghiệp

 Đăng ký cấp đổi sang Giấy CN ĐKDN, cấp lại Giấy CN ĐKDN, Giấy CNđăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện

1.2 Quản lý của Sở KH&ĐT về đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm quản lý của Sở KH&ĐT về đăng ký doanh nghiệp

Quản lý đăng ký doanh nghiệp là một bộ phận của QLNN về kinh tế, trong đókhách thể quản lý là doanh nghiệp QLNN về ĐKDN là sự tác động có tổ chức vàbằng pháp quyền của nhà nước về ĐKDN của các doanh nghiệp, nhằm đạt được cácmục tiêu phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN theo luật doanh nghiệp là một bộ phận của công tác QLNN về kinh tế của cấp chính quyền địa phương Quản lý của

Sở KH&ĐT đối với ĐKDN ở đây chính là sự tác động có tổ chức và pháp quyền đối với các doanh nghiệp trong hoạt động ĐKDN nhằm đảm bảo các mục tiêu rút ngắn thời gian ĐKDN, giảm thiểu chi phí ĐKDN.

Trong mối quan hệ quản lý trên một bên là Sở KH&ĐT(cơ quan chuyên môn

Trang 19

giúp việc cho UBND cấp tỉnh) với tư cách là chủ thể quản lý, có chức năng xâydựng kế hoạch về ĐKDN, tổ chức thực hiện việc ĐKDN và kiểm soát ĐKDN tạiđịa phương Một bên là các doanh nghiệp; các cá nhân và tổ chức liên quan đếnĐKDN với tư cách là đối tượng bị quản lý của cơ quan nhà nước

1.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý của Sở KH&ĐT đối với đăng ký doanh nghiệp

Mục đích quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN nằm trong hệ thống mụctiêu chung QLNN đối với ĐKDN và trong tiến trình cải cách ĐKDN quốc gia Mụcđích quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN là nhằm đảm bảo tạo điều kiện thuậnlợi và hợp pháp cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường Với mục đích này, thìcác mục tiêu quản lý cụ thể của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN chủ yếu tập trung vàohai nhóm mục tiêu có bản 1) Rút ngắn thời gian ĐKKD và 2) Giảm chi phí ĐKDN.Các mục tiêu quản lý trên có thể được đánh giá qua các tiêu chí sau:

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN

1- Số hồ sơ được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN;

2- Tỷ lệ hồ sơ ĐKDN được giải quyết sớm và đúng so vớihạn quy định;

3- Thời gian ĐKDN thực tế/trung bình (thời gian cấpGiấy CN ĐKDN và thời gian đăng ký dấu)

7- Chi phí phát sinh thêm ngoài quy định

Nguồn: (Theo tài liệu của Cục Quản lý ĐKKD - Bộ KH&ĐT)

Trang 20

1.2.3 Bộ máy quản lý của Sở KH&ĐT đối với đăng ký doanh nghiệp

1.2.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT

Mô hình bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT

Hiện có hai mô hình bộ máy quản lý ĐKDN cơ bản của Sở KH&ĐT đó là:

 Mô hình bộ máy quản lý ĐKDN bao gồm Ban giám đốc Sở và PhòngĐKKD, các bộ phận thuộc Phòng ĐKKD (gọi tắt là mô hình thứ nhất)

Theo mô hình này, Sở KH&ĐT giao cho duy nhất Phòng ĐKKD đảm nhiệmtoàn bộ các nội dung quản lý ĐKDN (xây dựng kế hoạch, tư vấn hướng dẫn, thựchiện và kiểm soát ĐKDN) theo quy định pháp luật Ban Giám đốc Sở phân côngcho một Phó giám đốc Sở phụ trách trực tiếp, chỉ đạo và điều hành công tác ĐKDNcủa Sở Bộ máy tổ chức của Phòng ĐKKD bao gồm Trưởng Phòng (do UBND cấpTỉnh bổ nhiệm) và các Phó Trưởng phòng (do Giám đốc Sở bổ nhiệm) và các bộphận chuyên môn thuộc Phòng Trưởng Phòng ĐKKD là người chịu trách nhiệm vềtoàn bộ các hoạt động của Phòng trước Ban giám đốc, trước pháp luật Phó Trưởngphòng thay mặt Trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ được phân công, ủy quyền,chỉ đạo hoạt động của các bộ phận chuyên môn và chuyên viên do mình phụ trách,chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng về phạm vi công việc được giao

Trong mô hình này, cơ cấu tổ chức của Phòng ĐKKD hình thành các bộ phậnchuyên môn để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của mình Có nhiều tiêu chí đểhình thành các bộ phận thuộc Phòng ĐKKD (phân loại theo địa bàn hành chính,phân loại theo chuyên môn nghiệp vụ và phân loại theo loại hình hồ sơ đăng ký).Thông thường theo mô hình bộ máy này, Phòng ĐKKD hình thành các bộ phậnchuyên môn, gồm (Tổ văn thư lưu trữ, Tổ hướng dẫn, Tổ nghiệp vụ, Tổ kiểm tra,

Tổ tổng hợp) Tùy theo phạm vi địa bàn, thực trạng ĐKDN của từng địa phương màthành lập một hay nhiều Tổ nghiệp vụ thuộc Phòng ĐKDN Mỗi bộ phận chuyênmôn có một Tổ trưởng (do Trưởng Phòng ĐKKD chỉ định) chịu trách nhiệm chính

và Tổ phó giúp việc cho Tổ trưởng Tổ trưởng có vai trò bao quát công việc chungcủa bộ phận được phân công, hỗ trợ chuyên viên trong tác nghiệp; đề xuất, thammưu cho lãnh đạo Phòng Đồng thời Phòng cũng có quy định cụ thể về cơ chế phốihợp giữa các bộ phận trong bộ máy để thực hiện nhiệm vụ ĐKDN Việc phân chia

Trang 21

Phòng ĐKKD thành các bộ phận chuyên môn riêng biệt đã thể hiện rõ nét các thuộctính cơ bản về tổ chức của Phòng ĐKDN

- Tổ hướng dẫn: có nhiệm vụ hướng dẫn thủ tục ĐKDN cho các cá nhân và tổchức, tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Phòng các vấn đề liên quan đến thủ tụcĐKDN, báo cáo định kỳ, phối hợp với các bộ phận chuyên môn khác trong nhiệm

vụ hướng dẫn thủ tục ĐKDN và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Phòng phân công

- Tổ tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hìnhhoạt động của Phòng cho Lãnh đạo Phòng và Sở, báo cáo tình hình ĐKDN gửiPhòng Tổng hợp Sở và các cơ quan QLNN, báo cáo các vấn đề liên quan đến côngtác chung của Phòng, phổ biến và lưu trữ các văn bản pháp luật gửi đến Phòng,nghiên cứu đề xuất các chính sách QLNN đối với doanh nghiệp và các nhiệm vụkhác do Lãnh đạo Phòng phân công

- Tổ nghiệp vụ: có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ĐKDN, thụ lý hồ sơ và giải quyếtTTHC về ĐKDN, nghiên cứu đề xuất các chính sách QLNN đối với ĐKDN và cácnhiệm vụ khác do Lãnh đạo Phòng phân công

- Tổ văn thư lưu trữ: có nhiệm vụ quản lý công tác văn thư, trả kết quả giảiquyết TTHC về ĐKDN, thu và quản lý lệ phí ĐKDN, thực hiện công tác lưu trữ,quản lý, khai thác và cung cấp hồ sơ ĐKDN theo quy định và các nhiệm vụ khác doLãnh đạo Phòng phân công

- Tổ kiểm tra: có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin liên quan đến tình hình viphạm của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động xét thấycần thiết, để xuất Lãnh đạo Phòng đề nghị cơ quan QLNN có thẩm quyền xác minhnội dung doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ ĐKDN, chuyển CQNN có thẩmquyền xử lý doanh nghiệp vi phạm, đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quanđến công tác ĐKDN, cập nhật và quản lý thông tin của doanh nghiệp vào phầnmềm, Phối hợp các đơn vị, cơ quan chức năng kiểm tra doanh nghiệp theo nội dungtrong hồ sơ ĐKDN, nghiên cứu và đề xuất các chủ trương, chính sách về công táckiểm tra doanh nghiệp sau ĐKKD, cung cấp thông tin về ĐKDN và các nhiệm vụkhác do Lãnh đạo Phòng phân công

Trang 22

Khi Sở KH&ĐT áp dụng mô hình bộ máy quản lý ĐKDN này sẽ có nhiềuthuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện nội dung các hoạt động ĐKDN (xâydựng kế hoạch, tư vấn và hỗ trợ, thực hiện ĐKDN và kiểm soát ĐKDN) do công tácphối hợp nội bộ chỉ diễn ra trong cơ quan ĐKKD (Phòng ĐKKD) chứ không phốihợp đến nhiều đơn vị khác bên ngoài Phòng Đồng thời mô hình này phát huy đượctối đa quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD đúng theo quy định của pháp, đềcao được tính chủ động sáng tạo và quyết đoán của đội ngũ cán bộ ĐKKD Nhưng

mô hình này chỉ áp dụng với điều kiện Sở KH&ĐT phải thiết kế xây dựng được cơcấu tổ chức của phòng ĐKKD hợp lý, khoa học, chuyên sâu Ngoài ra Sở KH&ĐTphải xây dựng được hệ thống kiểm soát tối ưu tránh việc lạm quyền trong quản lýcủa Phòng ĐKKD

Hình 1.1: Mô hình thứ nhất về cơ cấu bộ máy quản lý ĐKDN

của Sở KH&ĐT

Nguồn: (Theo tài liệu của Cục Quản lý ĐKKD - Bộ KH&ĐT)

 Mô hình bộ máy quản lý ĐKDN bao gồm Lãnh đạo Sở và các đơn vị thuộc

Sở tham gia công tác quản lý ĐKDN ( gọi tắt là mô hình thứ hai)

Theo mô hình bộ máy này Sở KH&ĐT phân công cho một số đơn vị thuộc Sở

Ban Giám đốc Sở

Phòng Đăng ký kinh doanh

Bộ phận

Văn thư

Lưu trữ

Bộ phậnHướng dẫn

Bộ phậnTổng hợp

Bộ phận Nghiệp vụ

Bộ phậnKiểm tra

Trang 23

(Phòng ĐKKD, Phòng Thanh tra, Văn phòng, Phòng hỗ trợ doanh nghiệp ) cónhiệm vụ quản lý ĐKDN theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị Thực tế tùytheo đặc thù của từng địa phương mà UBND cấp Tỉnh có thể thành lập một hoặcnhiều Phòng ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT Thông thường trong mô hình này BanGiám đốc Sở KH&ĐT giao cho một Phó giám đốc Sở phụ trách bộ máy quản lýĐKDN, trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác ĐKDN Sở KH&ĐT phải xác định rõvai trò và nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như quy chế phối hợp của các đơn vị thamgia bộ máy quản lý ĐKDN, cụ thể đó là:

Hình 1.2: Mô hình thứ hai bộ máy quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT

Nguồn: (Theo tài liệu của Cục Quản lý ĐKKD - Bộ KH&ĐT)

- Phòng ĐKKD: là cơ quan ĐKKD thuộc Sở KH&ĐT, có tư cách pháp nhân, cócon dấu và tài khoản riêng do UBND cấp Tỉnh quyết định thành lập Phòng ĐKKD cóchức năng giúp việc cho Giám đốc Sở quản lý đối với ĐKDN trên địa bàn PhòngĐKKD có các nhiệm vụ chính sau: thụ lý hồ sơ ĐKDN, đề xuất cấp hoặc từ chối cấpGiấy chứng nhận ĐKDN, đăng ký các loại hình doanh nghiệp theo quy định, quản lý vàvận hành hệ thống thông tin ĐKDN trong phạm vi địa phương, đề xuất và xây dựng cơchế chính sách về công tác ĐKDN và quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD

- Văn phòng Sở là một đơn vị hành chính thuộc của Sở, có chức năng tham

Giám Đốc Sở

Phó Giám Đốc Sở phụ trách ĐKDN

Trang 24

mưu giúp Giám đốc Sở Sở KH&ĐT tổ chức và điều hành hoạt động của cơ quan,bao gồm: tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức, công tác cải cáchhành chính; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; công tác nội chính và hậucần của cơ quan, công tác tổng hợp trong nội bộ Sở và thực hiện các nhiệm vụ khác

do lãnh đạo Sở phân công Đối với quản lý ĐKDN, thông thường Văn phòng Sởđược Sở KH&ĐT phân công các nhiệm vụ: tiếp nhận và trả kết quả giải quyếtTTHC của Sở, xây dựng kế hoạch ĐKDN, công tác lưu trữ hồ sơ, giúp lãnh đạo Sởtrong các hoạt động kiểm soát ĐKDN

- Thanh tra Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Sở KH&ĐT có trách nhiệm giúpGiám đốc Sở thực hiện chức năng quyền hạn thanh tra hành chính và thanh trachuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Thanh tra cómột số nhiệm vụ sau: trong đó có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp thực hiện giải quyếtkhiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

kế hoạch và đầu tư

- Phòng hỗ trợ doanh nghiệp: là một đơn vị thuộc Sở KH&ĐT có chức năng

tham mưu, tư vấn giúp Giám đốc Sở triển khai các kế hoạch, chương trình hỗ trợphát triển doanh nghiệp; trực tiếp thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ và các dịch

vụ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn địa phương Tư vấn theo yêu cầu cho cácdoanh nghiệp về thủ tục ĐKDN (thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp )Khi áp dụng mô hình này Sở KH&ĐT sẽ có cơ hội sử dụng đồng bộ các bộphận để giám sát, đánh giá tình hình ĐKDN, thuận lợi trong việc xây dựng hệ thốngthông tin phản hồi trong thực hiện ĐKDN Bên cạnh đó mô hình này có hạn chế là

Sở KH&ĐT phải huy động nhiều bộ phận, cán bộ và nguồn lực trong quản lýĐKDN, quá trình quản lý ĐKDN sẽ mất nhiều thời gian hơn, chi phí nhiều hơn;hoạt động ĐKDN sẽ dễ bị phân tán, thiếu thống nhất Để mô hình này áp dụng hiệuquả phải đòi hỏi phải hoàn thiện về kế hoạch ĐKDN, yêu cầu cao trong công tácphối hợp nội bộ và sự chỉ đạo Lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực ĐKDN

Mối quan hệ phối hợp trong bộ máy quản lý ĐKDN

Trang 25

 Đối với mô hình thứ nhất, mối quan hệ phối hợp trong bộ máy quản lýĐKDN được thể hiện chủ yếu là mối quan hệ giữa các bộ phận chuyên môn trongPhòng ĐKKD Mối quan hệ phối hợp này bao gồm : phối hợp giữa Tổ hướng dẫn

và các Tổ nghiệp vụ trong hoạt động tư vấn hướng dẫn thủ tục ĐKDN; phối hợpgiữa các Tổ nghiệp vụ với nhau về thông tin, nhân sự trong công tác ĐKDN; phốihợp giữa các Tổ nghiệp vụ và Tổ kiểm tra trong hoạt động thụ lý hồ sơ ĐKDN, giảiquyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và kiểm soát ĐKDN; phối hợp giữa các Tổ nghiệp

vụ và Tổ văn thư trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả ĐKDN và lưu trữ hồ sơ…

 Đối với mô hình thứ hai, mối quan hệ phối hợp trong bộ máy quản lýĐKDN được thể hiện chủ yếu là mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc Sở được phâncông nhiệm vụ thực hiện ĐKDN, cụ thể như sau:

- Phối hợp giữa các Phòng ĐKKD với nhau: phối hợp về công tác chuyên mônnghiệp vụ, xử lý hồ sơ ĐKDN qua mạng, công tác xây dựng hệ thống thông tinĐKDN, công tác cung cấp thông tin về ĐKDN, quản lý lưu trữ thông tin điện tửdoanh nghiệp, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác báo cáo định

kỳ Mối quan hệ này diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình thực hiệnĐKDN nhưng vẫn còn sẽ co nhiều vướng mắc vì phụ thuộc nhiều quan điểm chủquan của cá nhân Trưởng phòng và mối quan hệ của Lãnh đạo các Phòng

- Phối hợp giữa các Phòng ĐKKD với các đơn vị khác: 1) Với Văn phòng Sở:trong việc giải quyết các TTHC về ĐKDN, công tác xây dựng kế hoạch ĐKDN,công tác văn thư lưu trữ, Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐKDN Đây

có thể coi là mối quan hệ nòng cốt của bộ máy quản lý ĐKDN của Sở 2) VớiThanh tra Sở: kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ĐKKD của doanhnghiệp, xử lý vi phạm trong ĐKDN, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 3)VớiPhòng hỗ trợ doanh nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn cho doanh nghiệp về quy địnhTTHC trong ĐKDN, Trao đổi thống nhất các vấn đề liên quan đến nghiệp vụĐKDN, thông tin hướng dẫn về ĐKDN

 Ngoài ra trong quá trình quản lý ĐKDN, Sở KH&ĐT cần thiết phải phốihợp với cơ quan QLNN liên quan (Công an, quản lý thuế) để giải quyết thủ tụcĐKDN, đăng ký thuế, đăng ký dấu cho doanh nghiệp

1.2.3.2 Đội ngũ cán bộ đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT

Trang 26

Đội ngũ cán bộ ĐKDN theo nghĩa rộng là toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức,viên chức và nhân viên hợp đồng thuộc các đơn vị trong bộ máy quản lý ĐKDN của

Sở KH&ĐT (tại mô hình số hai) Theo nghĩa hẹp cán bộ ĐKDN là các cán bộchuyên viên thuộc của Phòng ĐKKD của Sở có nhiệm vụ trực tiếp thực hiệnĐKDN (tại mô hình một)

 Về số lượng, biên chế hành chính của cán bộ nhân viên Phòng ĐKKD nằmtrong biên chế hành chính của Sở được UBND Tỉnh/Thành phố giao hàng năm Căn

cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao Trưởng phòng ĐKKD có trách nhiệm xâydựng đề xuất số biên chế của Phòng đáp ứng yêu cầu công tác hàng năm

 Xét về chức danh của Phòng ĐKKD gồm có Trưởng Phòng; từ 2 đến 3 PhóTrưởng phòng (giúp việc cho Trưởng phòng) và đội ngũ cán bộ chuyên viên TrưởngPhòng là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Phòng trước Phó giámđốc phụ trách khối và Giám đốc Sở, trước pháp luật Phó Trưởng phòng giúp việccho Trưởng phòng thực hiện các nhiệm vụ được phân công, ủy quyền, chịu tráchnhiệm trước Trưởng Phòng về phạm vi công việc được phân công, ủy quyền

 Đội ngũ cán bộ chuyên viên ĐKKD bao gồm có các chức danh công chức

đó là chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp; ngoài ra còn có cácnhân viên hợp đồng phụ thuộc vào yêu cầu công việc do Sở tuyển dụng Từng cán

bộ công chức thuộc Phòng phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Lãnhđạo Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công thực hiện.Cán bộ chuyên viên ĐKKD được bố trí theo các bộ phận (tổ /nhóm) thực hiệncác quyền và nghĩa vụ sau: 1) Thực hiện nhiệm vụ được phân công, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình, chấp hành theođúng các quy định của cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ 2) Đề xuất, thammưu cho Lãnh đạo Phòng về quản lý ĐKDN, phát huy các sáng kiến đề xuất cảicách TTHC, Quy trình của cơ quan 3) Kịp thời phản ánh các vấn đề cần đề nghịLãnh đạo Phòng và Ban giám đốc tại các cuộc họp 4) Chịu trách nhiệm về các nộidung đã đề xuất

Về chất lượng, cán bộ ĐKKD cần phải có năng lực chuyên môn nhất định bao

Trang 27

gồm các yêu cầu sau: 1) Yêu cầu về kiến thức chuyên môn (kiến thức chung, phápluật, nghiệp vụ, nghiệp vụ ĐKDN ) 2) Yêu cầu kỹ năng thực hành chuyên môn (kỹnăng thực hành chuyên môn, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹnăng báo cáo, tổng hợp và tham mưu đề xuất, đánh giá) và 3) Yêu cầu về thái độ vàđạo đức nghệ nghiệp (thái độ, đạo đức và nhu cầu hoàn thiện bản thân ) Xét vềyêu cầu trình độ chuyên môn, cán bộ ĐKKD cần có trình độ cử nhân các chuyênngành Luật học, quản lý kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ ĐKDN.

Trong bộ máy quản lý ĐKDN của Sở, đội ngũ cán bộ ĐKDN có vai trò đặcbiệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành các kết quả ĐKDN

và mục tiêu quản lý ĐKDN của Sở

1.2.4 Nội dung quản lý của Sở KH&ĐT đối với đăng ký doanh nghiệp

Nội dung quản lý của Sở KH&ĐT đối với ĐKDN bao gồm: xây dựng kế hoạchĐKDN, tư vấn hướng dẫn ĐKDN, thực hiện ĐKDN và kiểm soát ĐKDN

1.2.4.1 Xây dựng kế hoạch đăng ký doanh nghiệp

Kế hoạch về ĐKDN của Sở KH&ĐT chủ yếu là loại kế hoạch tác nghiệp

trong hệ thống các cấp độ kế hoạch quản lý Xây dựng kế hoạch ĐKDN của SởKH&ĐT là quá trình xác định các mục tiêu và các hành động cần thiết để đạt đượcmục tiêu quản lý đối với ĐKDN, bao gồm nội dung xây dựng, ban hành chính sách

và quy trình quản lý của Sở đối với ĐKDN (quy trình ISO, quy chế phối hợp).Thông qua lập kế hoạch, Sở KH&ĐT xác định các kết quả mong muốn và cách thức

để đạt được các kết quả đó Yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch ĐKDN phải đảmbảo tính hợp pháp, hợp lý, tính khả thi và đạt kết quả tối ưu trong tổ chức thực hiện

Kế hoạch về ĐKDN của Sở KH&ĐT có vai trò quan trọng, nhiều khi có ý

nghĩa quyết định đối với việc thực hiện chức năng quản lý ĐKDN của Sở Trướchết kế hoạch ĐKDN tạo điều kiện để người người đứng đầu Sở KH&ĐT quản lý,kiểm soát được toàn bộ quá trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, thôngqua đó từng bước nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Đồng thời giúp Lãnh đạocác cấp giải quyết công việc nhanh hơn, các bộ phận gắn bó với nhau hơn về tráchnhiệm trong xử lý công việc; Tạo ra được những cam kết về chính sách chất lượng,

Trang 28

mục tiêu chất lượng Các quy trình được thực hiện có hệ thống đồng bộ và tươngđối ổn định Cùng với các ứng dụng công nghệ thông tin tạo cho cán bộ công chứcmột phong cách làm việc mới, nâng cao tốc độ và độ chính xác khi giải quyết côngviệc, với thái độ văn minh và lịch sự.

Hệ thống kế hoạch ĐKD của Sở KH&ĐT gồm có các loại sau:

- Các quy định về quản lý hoạt động ĐKKD: Quy định về hoạt động của bộphận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, Quy định về phân công thực hiệncông tác ĐKKD, quy chế phối hợp thực hiện công tác ĐKKD trong nội bộ, Quyđịnh xử lý vi phạm trong giải quyết TTHC của Sở; Quy chế hoạt động của các đơn

vị (phòng ĐKKD, Văn Phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng hỗ trợ doanh nghiệp)

- Các quy trình giải quyết TTHC liên quan đến ĐKDN: Quy trình tiếp nhận vàgiải quyết TTHC về ĐKDN, Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về cung cấpthông tin ĐKDN, Quy trình xử lý vi phạm hành chính về ĐKDN của doanh nghiệphoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tốcáo của Sở

Nội dung một số kế hoạch ĐKDN quan trọng, cần thiết của Sở KH&ĐT

- Quy chế phối hợp thực hiện công tác ĐKKD trong nội bộ Sở KH&ĐT

Quy chế này quy định cơ chế phối hợp thực hiện công tác ĐKDN trong nội bộ

Sở KH&ĐT nhằm: 1) Quy định phạm vi quản lý công tác ĐKKD của từng PhòngĐKKD; Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Phòng ĐKKD và các phòngban phối hợp Xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các Phòng ĐKKD và các phòng,đơn vị liên quan 2) Quy định quy trình phối hợp thực hiện công tác ĐKKD giữacác Phòng ĐKKD và giữa Phòng ĐKKD với các đơn vị khác trong Sở 3) Đảm bảothực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao của từng đơn vị, từngcán bộ công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng trong sở, nâng cao chất lượng,hiệu quả trong công tác ĐKKD, 4) Làm căn cứ để lãnh đạo sở khen thưởng, xử lýtrách nhiệm đối với từng đơn vị, từng cán bộ công chức, viên chức, nhân viên hợpđồng của sở trong việc thực hiện công tác ĐKKD

- Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về ĐKDN

Trang 29

Quy trình là quy trình quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục và phân công trách

nhiệm giữa các Phòng, bộ phận cán bộ có liên quan trong việc giải quyết các TTHC

về ĐKDN đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập,hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Quy trình này được áp dụng đối với các TTHCtrong lĩnh vực ĐKDN và áp dụng cho các tổ chức, cá nhân ĐKDN, cán bộ phòngĐKKD và Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế

“một cửa” các phòng ban trực tiếp tham gia thực hiện công tác ĐKDN của Sở

- Quy định xử lý vi phạm trong giải quyết TTHC của Sở

Đây là quy định việc xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhânviên hợp đồng của Sở trong quá trình giải quyết các hồ sơ TTHC thuộc chức năngnhiệm vụ của Sở nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và nâng cao ý thứctrách nhiệm trong việc giải quyết các công việc được giao, đặc biệt là các công việcliên quan tới người dân và doanh nghiệp, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức,nhân viên hợp đồng của Sở, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các qui định của phápluật trong giải quyết thủ tục hành chính

1.2.4.2 Tư vấn, hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

Tư vấn, hướng dẫn ĐKDN là một trong các nội dung hoạt động tư vấn, hướngdẫn, hỗ trợ của Sở KH&ĐT đối với doanh nghiệp Thông thường Sở KH&ĐT giaonhiệm vụ này cho một đơn vị chuyên trách đảm nhiệm (phòng/Trung tâm hỗ trợdoanh nghiệp) Đơn vị này có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Giám đốc Sở triểnkhai các kế hoạch, chương trình hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp; trực tiếp thựchiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ và các dịch vụ công khác theo yêu cầu của doanhnghiệp trên địa bàn Tỉnh/Thành phố

 Hoạt động tư vấn, hướng dẫn ĐKDN của Sở KH&ĐT bao gồm các nộidung: tư vấn cho các cá nhân và tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, chuyểnđổi, tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi nội dung ĐKDN; cung cấp, trao đổi thôngtin ĐKDN, tổ chức đào tạo theo các chương trình hỗ trợ và theo nhu cầu của doanhnghiệp; cung cấp các dịch vụ công theo yêu cầu của doanh nghiệp (tư vấn ĐKDN,làm các thủ tục, hồ sơ ĐKDN)

Tư vấn hướng dẫn ĐKDN thông thường được tiến hành tại giai đoạn trước và

Trang 30

trong quá trình thực hiện ĐKDN tại trụ sở cơ quan Sở KH&ĐT Khi các tổ chức và

cá nhân có nhu cầu ĐKDN sẽ tìm hiểu thông tin trên trang thông tin điện tử của Sởhoặc trực tiếp đến đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp của Sở để được tư vấn và trợ giúp.Cán bộ các đơn vị tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, phòng ĐKKD và bộ phận giảiquyết TTHC của Sở đề có trách nhiệm tư vấn, giải đáp và hướng dẫn cho tất cả các

cá nhân, tổ chức về lĩnh vực ĐKDN theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình

 Hoạt động này ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc nhận thức vàchấp hành pháp luật của xã hội nói chung và của các cá nhân, tổ chức ĐKDN nóiriêng Hoạt động tư vấn hướng dẫn ĐKDN nghiệp được tập trung vào hai nội dungchính: 1) Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp miễn phí cho doanh nghiệp về các vướngmắc và thủ tục pháp lý liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của doanhnghiệp 2) Cung cấp dịch vụ pháp lý có thu phí như lập hồ sơ ĐKDN, đăng ký thuế,đăng ký con dấu, đăng ký tiêu chuẩn và sở hữu trí tuệ Hoạt động này thực sự có ýnghĩa thiết thực, hiệu quả giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức, chi phí chodoanh nghiệp khi có nhu cầu ĐKDN Đồng thời góp phần mang lại hiệu quả tíchcực cho mục tiêu quản lý của Sở đối với ĐKDN (rút ngắn thời gian, giảm thiểu chiphí và công bằng các đối tượng ĐKDN)

1.2.4.3 Thực hiện đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện ĐKDN là chức năng, nhiệm vụ chính trong quá trình quản lýĐKDN của Sở KH&ĐT, đó chính là quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC vềĐKDN Hoạt động thực hiện ĐKDN bao gồm hai nội dung chính đó là: 1) Tiếpnhận hồ sơ ĐKDN và trả kết quả ĐKDN, 2) Thụ lý giải quyết hồ sơ ĐKDN để banhành các kết quả ĐKDN Sản phẩm của quá trình thực hiện ĐKDN chính là kết quảgiải quyết TTHC về ĐKDN (gồm các loại Giấy chứng nhận, các loại Giấy xácnhận, các loại Thông báo theo mẫu quy định do Phòng ĐKKD của Sở ban hành)  Hiện nay việc tiến hành ĐKDN được thực hiện theo hai cách thức sau:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở KH&ĐT: đây là cách thức

ĐKDN truyền thống, được triển khai phổ biến trong toàn hệ thống các cơ quan ĐKKD.Hình thức này được áp dụng cho tất cả các nhu cầu và loại hình đăng ký, với mọi loạihình doanh nghiệp của các cá nhân và tổ chức Hiện nay số lượng hồ sơ ĐKDN được

Trang 31

tiếp nhận và giải quyết thông qua hình thức đăng ký này vẫn chiếm đại đa số.

- ĐKDN qua mạng điện tử: đây là cách thức đăng ký rất mới, hiện đại và có

nhiều ưu điểm Từ năm 2013, hệ thống cơ quan ĐKKD trong toàn quốc bắt đầutriển khai thực hiện hình thức đăng ký này trên Hệ thống ĐKDN quốc gia Hiện nay

số lượng hồ sơ tiếp nhận và giải quyết qua hình thức này còn rất khiêm tốn nhưng

dự báo số lượng doanh nghiệp được thành lập qua cách thức này sẽ gia tăng nhanhchóng Trong tương lai khi hệ thống ĐKDN qua mạng được hoàn thiện, triển khaiđồng bộ các loại dịch vụ mới sẽ giảm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến quytrình ĐKDN cho các đối tượng cũng như cho phép mọi người được truy cập vào Hệthống để nắm bắt thông tin đáng tin cậy và hợp pháp của doanh nghiệp

 Tùy thuộc vào từng loại mô hình bộ máy quản lý ĐKDN, mà Sở KH&ĐTquy định công tác thực hiện ĐKDN, phân công công việc cho các bộ phận trực tiếpđảm nhiệm việc cấp Giấy chứng nhận ĐKDN

- Đối với mô hình bộ máy quản lý ĐKDN thứ nhất, Lãnh đạo Sở KH&ĐT giaocho chỉ duy nhất Phòng ĐKKD thuộc Sở có thẩm quyền thực hiện toàn bộ công tácthực hiện ĐKDN Theo quy định của Phòng ĐKKD, thông thường Trưởng Phòngphân công nhiệm vụ cho bộ phận nghiệp vụ của Phòng (chuyên viên ĐKKD) trựctiếp nhận hồ sơ ĐKDN của doanh nghiệp tại bộ phận một cửa và thụ lý giải quyết

hồ sơ ĐKDN, bàn giao kết quả ĐKDN cho bộ phận văn thư Phòng để trả cho doanhnghiệp theo quy định Việc triển khai thực hiện ĐKDN theo mô hình này rất đơngiản và hiệu quả Cách thức phân công công việc ĐKDN này tạo nhiều điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp như giảm số lần giao dịch ĐKDN, giảm thời gian làmthủ tục và các chi phí phát sinh thêm do được tư vấn hướng dẫn hoàn tất hồ sơ hợp

lệ của chính cán bộ chuyên viên phòng ĐKKD thụ lý hồ sơ và đồng thời cũng giảmquá trình thủ tục giao nhận, phối hợp giữa các bộ phận nội bộ của Phòng, của Sởtrong quá trình thực hiện ĐKKD

- Đối với mô hình bộ máy quản lý ĐKDN thứ hai, Sở KH&ĐT quy định một

số đơn vị thuộc Sở cùng phối hợp để thực hiện công tác ĐKDN Thông thường cácđơn vị được giao nhiệm vụ này đó là Phòng ĐKKD và Văn Phòng Sở PhòngĐKKD thuộc Sở là đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc thụ lý hồ sơ và cấp Giấy

Trang 32

chứng nhận ĐKDN Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chếmột cửa (Bộ phận một cửa thuộc Văn Phòng Sở) có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trảkết quả ĐKDN Để quản lý hoạt động ĐKDN, Sở KH&ĐT xây dựng và ban hành

“Quy trình tiếp nhận và giải quyết các TTHC về ĐKDN” Quy trình này quy định

về hồ sơ, trình tự, thủ tục và phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận, cán bộ liên quantrong việc giải quyết các TTHC về ĐKDN đối với doanh nghiệp và các đơn vị phụthuộc của doanh nghiệp đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp  Theo Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về ĐKDN, toàn bộ hoạt độngthực hiện ĐKDN được khái quát như sau:

Bảng 1.2: Quy trình thực hiện ĐKDN của Sở KH&ĐT

1 Bộ phận một cửa

- Tiếp nhận: kiểm tra mục lục hồ sơ ĐKDN và tiếpnhận vào Hệ thống

- Thu phí, ghi giấy hẹn trả kết quả

- Bàn giao hồ sơ cho Phòng ĐKKD

2 Trưởng PhòngĐKKD Phòng ủy quyền ký duyệt hồ sơ Phân công hồ sơ cho cán bộ thụ lý và Phó trưởng

3 Cán bộ thụ lý hồsơ

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

- xử lý hồ sơ đối với các trường hợp: hồ sơ hợp lệ, hồ

sơ không hợp lệ, chưa có kết quả giải quyết) gửi yêucầu MSDN sang CQ Thuế

4 Lãnh đạo Phòng báo trả hồ sơ)- Duyệt ký Kết quả ĐKDN (Giấy CN ĐKDN, Thông

5 Văn thư PhòngĐKKD - Phô tô đóng dấu, vào số- Chuyển giao cho BPMC

6 Bộ phận một cửa -Trả hồ sơ và kết quả ĐKDN -Lập danh sách hồ sơ giao cho Phòng ĐKKD

7 Văn thư Phòng

ĐKKD

- Biên mục hồ sơ

- Gửi Bản sao Giấy CN ĐKDN cho các cơ quan QLNN

- Bàn giao hồ sơ lưu trữ cho Văn phòng

Nguồn: (Theo tài liệu của Cục Quản lý ĐKKD - Bộ KH&ĐT và Sở KH&ĐT TP Hà Nội)

Trang 33

Việc triển khai thực hiện ĐKDN theo mô hình này cho thấy tính chuyên mônhóa cao trong quy trình ĐKDN, mỗi bộ phận chỉ làm một công việc nhất định theođúng quy trình, xây dựng được hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả, tăng cườngkhả năng giám sát trong nội bộ, đảm bảo sự kiểm soát ĐKDN trong bộ máy quản lý.Tuy nhiên các thức thực hiện ĐKDN này cũng phức tạp, cầu kỳ và chi phí nhiềuhơn so với mô hình bộ máy quản lý ĐKDN số một Bởi do bộ máy phải huy độngnhiều bộ phận, đơn vị của Sở, sử dụng nhiều nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,thời gian) vào quá trình hoạt động, dễ phát sinh các vấn đề vướng mắc, thiếu thốngnhất trong bộ máy quản lý Đồng thời theo quy trình này cũng sẽ gây ra tình trạngkhó khăn cho doanh nghiệp, dễ phát sinh thêm số lần giao dịch, chi phí và thời gianĐKDN do có nhiều bộ phận được quyền kiểm tra và hướng dẫn hồ sơ ĐKDN (Bộphận một cửa được hướng dẫn, kiểm tra ban đầu về hồ sơ khi tiếp nhận và chuyênviên ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ khi thụ lý hồ sơ)

 Kết quả của hoạt động thực hiện ĐKDN của Sở chính là kết quả giải quyếtTTHC về ĐKDN của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; cụ thể là: Các loại Giấychứng nhận (ĐKDN, ĐK hoạt động chi nhánh/Văn phòng đại diện), Giấy xác nhận

về việc (doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; CN/VPĐD tạm ngừng kinh doanh),Giấy biên nhận (hồ sơ ĐKDN CN/VPĐD, hồ sơ ĐKDN qua mạng điện tử), các loạiThông báo (về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ ĐKDN, giải thể doanh nghiệp, xóa têndoanh nghiệp, chấm dứt hoạt động của CN/VPĐD) Giai đoạn thực hiện ĐKDN cóvai trò rất quan trọng, là hoạt động trung tâm, nòng cốt trong quá trình quản lý của

Sở đối với lĩnh vực ĐKDN

1.2.4.4 Kiểm soát đăng ký doanh nghiệp

Sở KH&ĐT cần thiết phải thực hiện hoạt động kiểm soát ĐKDN nhằm đảmbảo các mục tiêu đã đề ra của quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT (rút ngắn thời gianĐKDN, giảm thiểu chi phí ĐKDN)

Kiểm soát ĐKDN bao gồm các nội dung sau: 1) Hệ thống thông tin phản hồiĐKDN, 2) Hoạt động giám sát tình hình ĐKDN, 3) Đánh giá tình hình ĐKDN và 4)Điều chỉnh các sai lệch ĐKDN

Trang 34

 Hệ thống thông tin phản hồi ĐKDN

- Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi ĐKDN là công việc tổ chức thiết kế

và triển khai vận hành các kênh thông tin phản hồi về tình hình và kết quả hoạtđộng ĐKDN của Sở KH&ĐT Hệ thống thông tin phản hồi trong ĐKDN có vai tròquan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động kiểm soát ĐKDN của Sở

- Thông thường Sở KH&ĐT phân công cho Phòng ĐKKD thực hiện nhiệm vụcung cấp thông tin về ĐKDN trong phạm vi Thành phố cho cơ quan QLNN, các tổchức, cá nhân theo quy định của pháp luật Mục đích công việc này nhằm cung cấpthông tin có giá trị pháp lý về ĐKKD của doanh nghiệp, tăng cường việc trao đổi,giám sát tình hình ĐKDN, thông tin về ĐKDN của Sở KH&ĐT với mọi chủ thể đốivới cộng đồng doanh nghiệp

- Để xây dựng hệ thống thông tin phản hồi ĐKDN, Sở KH&ĐT cần thiết phảikết hợp và vận dụng đồng bộ, toàn diện và tối đa các hình thức, phương pháp thuthập thông tin, đó là: hệ thống báo cáo tình hình ĐKDN, trao đổi và cung cấp thôngtin về ĐKDN của Sở với CQNN, tổ chức và cá nhân, hệ thống hồ sơ lưu trữ của Sở,

hệ thống kiểm tra, giám sát ĐKDN của Lãnh đạo Sở, bộ phận kiểm tra nội bộ vàcủa các đơn vị trực tiếp thực hiện ĐKDN, của Lãnh đạo các cấp đối với cán bộchuyên viên ĐKKD

 Giám sát tình hình ĐKDN

- Giám sát của Lãnh đạo Sở đối với tình hình ĐKDN: Đây là hoạt động tất

yếu của nhà quản lý trong thực hiện chức năng QLNN đối với ĐKDN, nhằm đảmbảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám đốc đối với công tác ĐKDN đượcthực hiện theo đúng kế hoạch và mục tiêu quản lý ĐKDN của Sở Nội dung giámsát của Lãnh đạo Sở bao gồm: thực trạng hoạt động của bộ máy quản lý ĐKDN, củacác hoạt động xây dựng kế hoạch ĐKDN, tư vấn hướng dẫn ĐKDN, thực hiệnĐKDN và kiểm soát ĐKDN

Thông thường Lãnh đạo Sở thực hiện giám sát về ĐKDN thông qua hai hìnhthức đó là giám sát định kỳ (hệ thống báo cáo định kỳ bằng văn bản và giao ban, ủyquyền Văn Phòng Sở tiến hành giám sát, thành lập các tổ công tác công vụ của Sở,

Trang 35

hệ thống tài liệu lưu trữ, thông tin giám sát bên ngoài Sở) và hình thức đột xuất (yêucầu báo cáo, giải trình, kiểm tra đột xuất)

- Giám sát của bộ phận kiểm tra nội bộ Sở đối với tình hình ĐKDN: Đây là

hoạt động giám sát thường xuyên, liên tục của bộ phận kiểm tra nội bộ trong toàn

bộ quá trình thực hiện ĐKDN Nội dung giám sát nội bộ gồm giám sát việc thựchiện theo quy trình, quy định ĐKDN, kết quả giải quyết ĐKDN, và cán bộ ĐKKD.Thông thường Lãnh Đạo Sở có thể phân công hoặc ủy quyền cho một bộ phận kiểmtra nội bộ thuộc Sở để thực hiện chức năng giám sát tình hình ĐKDN

Đây là hoạt động giám sát thường trực, liên tục trong toàn bộ quá trình thựchiện công tác ĐKDN của Sở Hoạt động giám sát này có vai trò rất quan trọng, pháthiện trực tiếp và nhanh chóng kịp thời các sai lệch, vướng mắc của kế hoạch, kếtquả và cán bộ ĐKDN Nội dung giám sát nội bộ gồm giám sát việc thực hiện theoquy trình, quy định ĐKDN, kết quả giải quyết ĐKDN và cán bộ ĐKKD

- Giám sát của Phòng Thanh tra Sở đối với tình hình ĐKDN: Thanh tra Sở có

trách nhiệm giúp Giám đốc Sở KH&ĐT TP Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnthanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.Hoạt động giám sát Thanh tra Sở đối với ĐKDN được thể hiện như sau: trực tiếp tổchức và tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát doanh nghiệp sau đăng ký thànhlập về việc chấp hành các quy định về ĐKKD và xử lý các sai phạm của doanhnghiệp trong ĐKDN, giải quyết khiếu nại, tố cáo về ĐKDN

Để hoạt động giám sát tình hình ĐKDN có hiệu quả Sở thực hiện nghiêm túc

và đồng bộ các hoạt động giám sát của các chủ thể (Lãnh đạo Sở, bộ phận kiểm tranội bộ và Thanh tra Sở)

 Đánh giá tình hình ĐKDN

- Đánh giá tình hình ĐKDN của Sở là công việc tiếp theo hoạt động thu thậpthông tin, giám sát tình hình về ĐKDN của Sở, đây là công việc cần thiết trong hoạtđộng kiểm soát ĐKDN Mục đích của công việc này nhằm xem xét sự phù hợp giữakết quả hoạt động ĐKDN với hệ tiêu chuẩn kiểm soát ĐKDN đã đề ra (quy địnhpháp luật, Quy trình, Quy chế, tiêu chuẩn nghiệp vụ về ĐKDN)

Trang 36

Việc đánh giá kết quả ĐKDN phải căn cứ vào hệ thống tài liệu ghi nhận kếtquả hoạt động ĐKDN (hệ thống báo cáo, Kết quả giải quyết, hồ sơ ĐKDN, Hệthống ĐKDN quốc gia và các nguồn thông tin phản hồi khác trong nội bộ Sở).Thông thường Lãnh đạo Sở giao cho các đơn vị Phòng ĐKDN và bộ phận tổng hợpthực hiện công việc đánh giá tình hình ĐKKD thường xuyên, định kỳ

- Kết quả của hoạt động đánh giá phải xác định được kết quả giải quyết TTHC

đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý ĐKDN hay không Nếu sự thựchiện phù hợp với tiêu chuẩn, đúng kế hoạch thì không cần sự điều chỉnh, nếu kếtquả thực hiện không phù hợp với tiêu chẩn thì sự điều chỉnh là cần thiết

Căn cứ vào kết quả của hoạt động giám sát tình hình ĐKDN của các bộ phận

có chức năng, Ban giám đốc Sở nhận định đánh giá tình hình ĐKDN của Sở để tư

đó ra quyết định điều hành, chỉ đạo đối với công tác ĐKDN Việc đánh giá tìnhhình ĐKDN của Sở phải nêu rõ được thực trạng ĐKDN, các ưu điểm, các khó khănvướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện ĐKDN

 Điều chỉnh sai lệch ĐKDN

- Điều chỉnh các sai lệch ĐKDN của Sở là công việc của chủ thể quản lýĐKDN tác động bổ sung vào kết quả ĐKDN nhằm khắc phục, hiệu đính các sailệch giữa kết quả ĐKDN và mục tiêu, kế hoạch ĐKDN để nâng cao hiệu quả vàhiệu lực quản lý của Sở Đây là công việc sau giai đoạn giám sát, đánh giá tìnhhình ĐKDN

- Người ra quyết định điều chỉnh sai lệch ĐKKD của Sở KH&ĐT bao gồmBan giám đốc Sở, bộ phận kiểm tra nội bộ, các đơn vị tham gia quản lý ĐKDNđược Lãnh đạo Sở ủy quyền (phòng ĐKKD, Văn phòng, Thanh tra) và các cán bộnhân viên được giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của pháp luật và của Sở

- Điều chỉnh sai lệch ĐKDN có nhiều hình thức như: điều chỉnh mục tiêu, sắpxếp điều chỉnh lại nguồn lực thực hiện ĐKDN (phân công lại công việc, nhiệm vụ,cán bộ), thu hồi và hủy Giấy CN ĐKDN, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quanđến ĐKDN, thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ ĐKKD (đào tạo, tuyểndụng, khen thưởng, kỷ luật)

Trang 37

Ngoài các nội dung nêu trên, trong quá trình kiểm soát ĐKDN, Sở KH&ĐTcần quan tâm chú ý đến việc tiếp nhận kênh thông tin của các đối tượng bên ngoài

Sở KH&ĐT (bao gồm các cơ quan QLNN liên quan, các tổ chức, cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức tư vấn, truyền thông) có chức năng giám sát, phản ánh tình hình vàkết quả ĐKDN

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Sở Kế hoạch và đầu tư đối với đăng ký doanh nghiệp

1.3.1 Yếu tố thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư

1.3.1.1 Đội ngũ cán bộ Lãnh đạo Sở KH&ĐT

Có thể khẳng định rằng nhận thức, tư tưởng, phong cách lãnh đạo và quan điểm

và năng lực chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Sở có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoànthành nhiệm vụ nói chung và ảnh hưởng đến cán bộ, nhân viên của cơ quan nóiriêng Nếu Lãnh đạo Sở có quan điểm đổi mới, thật sự quan tâm đến bộ máy và độingũ quản lý ĐKKD thì đó là điều kiện vô cùng thuận lợi, tiên quyết để thực hiệnhoạt động quản lý ĐKDN đúng theo kế hoạch và mục tiêu quản lý của Sở

Khi KH&ĐT Sở ban hành các cơ chế và chính sách phù hợp, khả thi; tạo đượcmôi trường văn hóa, điều kiện làm việc thuận lợi sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho hoạtđộng cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý ĐKDN của Sở KH&ĐT ngược lại nếukhông tạo được cơ chế chính sách phù hợp, đúng mức thì sẽ gây khó khăn cho hoạtđộng quản lý việc thực hiện mục tiêu quản lý ĐKDN; cũng như cản trở việc pháttriển bộ máy, đội ngũ quản lý ĐKDN

1.3.1.2 Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức có vai trò to lớn đối với hoạt động của Sở KH&ĐT, nó sẽ tạo

ra nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, sẽ thu hút và giữ chân những cán bộ ĐKKD

có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn giỏi Mặt khác, văn hóa sẽ tạo nên bảnsắc của tổ chức làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh, tạo thuận lợi cho quản lý đăng

ký doanh nghiệp của tổ chức đó

1.3.1.3 Quản lý nguồn nhân lực của Sở

Quản lý nguồn nhân lực ĐKKD bao gồm các nội dung: kế hoạch hóa nguồnnhân lực, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đánh giá, tạo động lực cho cán bộ công

Trang 38

nhân viên Tất cả mọi hoạt động để nhằm mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môncủa cán bộ nhân viên ĐKKD Khi cán bộ công chức nhân viên có đủ kiến thức, kỹnăng chuyên môn, cộng thêm thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, đúng mực vàliêm chính, thì hiệu quả công việc sẽ cao; đây chính là mấu chốt để nâng cao chấtlượng ĐKDN và công tác quản lý ĐKDN của Sở

1.3.1.4 Công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý ĐKDN của Sở

Việc cải cách và đổi mới quản lý ĐKDN sẽ dựa trên nền tảng môi trường côngnghệ thông tin trong việc cung cấp trang thiết bị, phương tiện vận hành hệ thống;phần mềm ứng dụng ĐKDN, tự động hóa một số quy trình nghiệp vụ nhằm giảm tối

đa sự can thiệp của cán bộ ĐKKD

Công nghệ thông tin sẽ tạo hỗ trợ, điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả hoạtđộng ĐKDN, có lúc nó có vai trò quyết định đến việc hoàn thành các nhiệm vụ, kếhoạch ĐKDN (quy trình ĐKDN qua mạng điện tử) Ngoài ra công nghệ thông tincòn tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực ĐKKD Khi đội ngũ cán bộĐKDN được tiếp thu kiến thức về công nghệ thông tin, công nghệ quản lý sẽ nângcao kiến thức chuyên môn, sẽ nâng cao năng lực thực hành chuyên môn ĐKDN.Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ ĐKKD làm chủ được hệ thống trang thiết bị hiện đại,quy trình quản lý ĐKDN qua mạng và hệ thống phần mềm ĐKDN mới thì sẽ tạođược kết quả công việc đúng theo mục tiêu và kế hoạch đặt ra, thực hiện đượcchương trình cải cách ĐKDN

1.3.2 Yếu tố thuộc môi trường của Sở Kế hoạch và đầu tư

1.3.2.1 Môi trường quốc tế

Những thách thức và cơ hội của môi trường quốc tế tác động mạnh mẽ đếnchương trình CCHC hướng đến nền hành chính hiệu lực và hiệu quả Hiện nay việcthực hiện chức năng QLNN về kinh tế và QLNN đối với ĐKDN nói riêng ở nước tacòn rất mới mẻ và hạn chế Do đó đây cũng là cơ hội lớn để chúng ta đẩy mạnh hợptác quốc tế, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế quản lý trong lĩnh vực ĐKDN

để đưa ra các giải pháp hoàn thiện có tính khả thi, phù hợp

Trang 39

1.3.2.2 Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho các hoạt động QLNN, là yếu tố tácđộng mạnh mẽ và quyết định tới việc thực hiện chức năng QLNN nói chung vàĐKDN nói riêng Tại Việt Nam, hiện nay hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnhquản lý ĐKDN bao gồm Luật Doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luậtdoanh nghiệp (Nghị định, Thông tư) và hệ thống các văn bản pháp luật có liên quanđến lĩnh vực quản lý ĐKDN (quản lý thuế, đăng ký con dấu) Mặc dù quá trình đổimới đã thu được nhiều kết quả nhất định trong việc tạo dựng khung khổ pháp lýcho các doanh nghiệp hoạt động nhưng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật

về doanh nghiệp chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ nên gây cản trở cho doanh nghiệpgia nhập thị trường cũng như chấp hành quy định pháp luật

Hiện nay chính sách về ĐKDN đã chuyển từ cơ chế “tiền kiểm” sang cơ chế

“hậu kiểm” nhưng điều quan trọng là hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế “hậu kiểm”doanh nghiệp sau ĐKKD chưa đầy đủ, rõ ràng Pháp luật quy định cho phép nhiều cơquan QLNN có thẩm quyền thành lập và cấp Giấy Chứng nhận ĐKKD nhưng lạikhông phân định rõ trách nhiệm hậu kiểm doanh nghiệp thuộc về cơ quan nào, chưaban hành được các cơ chế, chính sách để thực hiện hiện công tác hậu kiểm Chínhtình trạng này đã gây nhiều khó khăn và hạn chế cho việc QLNN về doanh nghiệp vàĐKDN, gây nhiều thiệt hại, cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Trong một môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, tích cực thì xu hướng sống

và làm việc theo pháp luật càng được đề cao, cả cộng đồng xã hội đều tôn trọngpháp luật, điều này có tác động rất lớn đến văn hóa của tổ chức, doanh nghiệp, đượcthể hiện đó là ý thức chấp hành pháp luật nói chung và các quy định pháp luật vềdoanh nghiệp, về ĐKDN

1.3.2.4 Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng và triển khaithực hiện việc ĐKDN qua mạng điện tử, cho phép xây dựng và phát triển các ứngdụng phần mềm để tiến tới hoàn thiện các chức năng của Hệ thống ĐKDN quốc gia:

Trang 40

đặc biệt là chức năng ĐKDN qua mạng, chữ ký điện tử, thanh toán điện tử, chữ kýchuyên dụng của cơ quan ĐKKD, ứng dụng đăng bố cáo doanh nghiệp điện tử Một tác động khác vô cùng quan trọng của môi trường công nghệ là tạo điềukiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ĐKKD thông qua tiếp thu,cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin, công nghệ quản lý, kiến thức về nghiệp

vụ, thay đổi tư duy và phương pháp quản lý hiện đại

1.3.2.5 Các cơ quan quản lý nhà nước

 Cơ quan quản lý về KH&ĐT quốc gia

Cơ quan quản lý về KH&ĐT quốc gia là cơ quan chuyên môn của Chính phủ

có vai trò tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng

về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực doanh nghiệp Bên cạnh việc thammưu trình ban hành, cũng trực tiếp ban hành nhiều văn bản, quy định quan trọng vềĐKDN và Cơ quan có chức năng chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời về công tác chuyênmôn, nghiệp vụ cho các cơ quan ĐKKD địa phương Hiện nay đây là cơ quan có vaitrò chủ trì trong việc xây dựng và thực hiện chương trình cải cách ĐKKD quốc gia

 Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương

Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân Nhưng cơ quan QLNN trực tiếp tác động đến quản lý ĐKDN của SởKH&ĐT đó là UBND cấp tỉnh

UBND cấp tỉnh là cơ quan QLNN tác động trực tiếp đến tổ chức, bộ máy,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH&ĐT và hoạt động quản lý ĐKDN của

Sở KH&ĐT, bởi Sở KH&ĐT chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc và giúp việccho UBND cấp tỉnh trên lĩnh vực kế hoạch đầu tư Sở KH&ĐT có chức năng thammưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về kế hoạch và đầu tư,UBND cấp Tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Sở KH&ĐT,Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp đối với Sở KH&ĐT

Sở KH&ĐT chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác củaUBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp

vụ của cơ quan QLNN về ngành, lĩnh vực cấp trên (Bộ KH&ĐT)

Ngày đăng: 30/01/2015, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội, năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2. Quốc hội, năm 2005, Luật Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội, năm 2005, "Luật Doanh nghiệp 2." Quốc hội, năm 2005
18. Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội 19. Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 08/12/2011 của UBND TP Hà Nội về nâng caochỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP Hà Nội (PCI) giai đoạn 2011-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội về Quy chế quản lý doanhnghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội"19
22. Một số Quy định của Phòng ĐKKD, năm 2008, Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh 23. Quyết định số 9176/QĐ-UBND ngày 24/10/2011 của UBND TP Đà Nẵng vềban hành Đề án thực hiện cơ chế phối hợp 1 cửa liên thông trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ĐKDN và đăng ký dấu TP Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số Quy định của Phòng ĐKKD, năm 2008, Sở KH&ĐT TP Hồ Chí Minh "23
26. Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà; Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà; Đỗ Thị Hải Hà (2012), "Giáotrình Quản lý học
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà; Đỗ Thị Hải Hà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
27. Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Khoa học Quản lý tập 1, tập 2, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà (2005), "Giáo trình Khoa họcQuản lý tập 1, tập 2
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Huyền; Đoàn Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2005
28. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Kim Thanh (2011), "Giáo trình Quản trị chiến lược
Tác giả: Ngô Kim Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân
Năm: 2011
31. Trịnh Quang Anh, năm 2009, Luận án thạc sĩ “Nâng cao chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Quang Anh, năm 2009, Luận án thạc sĩ "“Nâng cao chất lượng dịch vụđăng ký kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
7. Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30/11/2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số TTHC đối với doanh nghiệp Khác
8. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Khác
9. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp Khác
10. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về DDKDN và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ Khác
13. Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Khác
16. Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác
17. Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 22/4/2011 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành danh mục TTHC của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội Khác
20. Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 19/6/2013 của UBND TP Hà Nội về tập trung cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố Hà Nội Khác
21. Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 23/06/2009 của UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Khác
24. Kế hoạch hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội Khác
25. Các Quyết định và các Quy trình ISO do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội ban hành từ năm 2007-2013; Báo cáo tổng kết công tác năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội (2008-2013) Khác
29. Nguyễn Ngọc Quân, ThS Nguyễn Vân Điềm (2011), Giáo trình Quản trị Nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
30. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w