ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT

Một phần của tài liệu Luật thuế Xuất – Nhập khẩu nhìn từ hoạt động thực tiễn.doc (Trang 28)

KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam:

Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải thay đổi rất nhiều các quy định về luật thuế, trong đó thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế.

Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) thời gian thực hiện sau 5-7 năm.

Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế hiện hành 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế ), chủ yếu là đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất và một số phương tiện vận tải.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt

giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.

Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phám Urugoay (1994) như sau: trong lĩnh nông nghịêp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).

Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam rham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.

Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số…sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nước. Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm. Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược về giá. Một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, thuế nhập khẩu vẫn là biện pháp quan trong để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo các cam kết của WTO và hiệp định tự do hoá thương mại (AFTA ), thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm trong thời gian năm tới và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 – 12 năm. Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, sẽ có 36% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu so với hiện hành. Với mức cắt giảm như đã cam kết, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm thuế khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Khi đó số thu thuế nhập khẩu sau khi thực hiện cắt giảm giai đoạn 5 năm gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4800 tỉ đồng. Trung bình giảm khoảng 1000 tỉ đồng / năm, tương đương khoảng 6 -7 % số thu thuế nhập khẩu hàng năm.

Gia nhập WTO, Vịêt Nam sẽ cạnh tranh với nhiều đối tác có lợi thế về công nghệ, về giá cả, vận chuyển và chủ động nguồn nguyên liệu … trong khi biện pháp bảo hộ bằng thuế không còn thì khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất trong nước.

Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo AFTA khu vực. Theo cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0 – 5%. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có các biện pháp điều chỉnh, vì các nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25- 27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo tiêu chí để được miễn thuế mớí chiếm 10% tổng

kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, khi AFTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn.

Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, dưới tác động giản tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu thuế từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng. Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.

Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tư, mở rộng sản xuất, hạn chế tối đa những tác động bất lợi về biến động của giá cả. Không chỉ có vậy, chính sách ưu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bước mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ưu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ. Đây cũng là một bước để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY:

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu:

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera Địa chỉ: Số 2 – Hoàng Quốc Việt- Cầu giấy- Hà Nội Điện thoại: 04.7567712

Fax: 04.7567710

Email: Viglacera- exim@fpt.vn

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp nhà nước mà tiền thân là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập theo quyết định 217/ QĐ- BXD ngày 17/5/1998 có tên giao dịch quốc tế là: Business and Import Export Company nay có tên giao dịch mới là: Trading and Exporrt – Import Company, viết tắt là TRADIMEX. Trụ sở công ty lúc đăng ký kinh doanh đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng – 43B Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hố, Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HàNội. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, thực hiện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng

công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng phê duyệt.

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước; Nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại gạch ngói, đát sét nung, gạch ốp lát ceramic, granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngàng xây dựng; Xuất khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.

2. Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có 2 chức năng cơ bản sau: Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có 2 chức năng cơ bản sau:

- Chức năng kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các công ty thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, giúp cho sản xuất của công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng xuất nhập khẩu:

+ Xuất khẩu các loại gạch ngói, đất sét nung, gạch ốp lát các loại Ceramic, Granit, nguyên vật liệu, sứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngành xây dựng.

+ Nhập khấu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và phục vụ kinh doanh.

+ Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.

Nhiệm vụ của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:

Để thực hiện các chức năng trên của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu phải thực hiện những nhiệm vụ (có thay đổi theo thời gian) như sau:

- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các đơn vị thành viên bao gồm cả việc bảo đảm những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra

qua đó thu được lơị nhuận. Xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn để trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại.

3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: doanh và xuất nhập khẩu:

Là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc trong Tổng công ty do vậy cơ cấu quy mô, tổ chức biên chế nhân sự công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển của công ty bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khi mới thành lập do mới chỉ có chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty chỉ bao gồm 4 phòng là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu nhưng hiện nay do sự phát triển của công ty mà thực chất là sự mở rộng ngành nghề kinh doanh ( thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài Tổng công ty đi làm việc tại nước ngoài) nên công ty có thêm phòng mới là phòng Xuất khẩu lao động.

Biểu 1: sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: Giỏm éốc C.Ty PGé PGé PGé Phũng TCKT Bộ phận KD Nội địa Phũng XNK Phũng XKLé Bộ phận KD kớnh XD Phũng KHéT Phũng TC-HC

Cũng giống như đại đa số các công ty ở Việt Nam hiện nay sơ đồ tổ chức của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu theo một mô hình trực tuyến, chức năng trong đó:

Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu được Chủ tịch HĐQT tại quyết định số 64/TCT- HĐQT ngày 11/7/2000. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

Giúp việc cho giám đốc:

- Phó giám đốc kiêm trưởng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh - Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh - Kế toán trưởng.

Các phó giám đốc công ty là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động,tiền lương ,đào tạo ,thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động.

Phòng xuất khẩu lao động: có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà công ty đang khai thác và ngày càng mở rộng các thị trường trên thế giới.

Bộ phận kinh doanh kính xây dựng chịu trách nhiệm trước giám đốc về mảng kinh doanh mà mình đảm nhiệm. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh

này có hiệu quả và tiêu thụ được lượng lớn sản phẩm kính xây dựng của các công ty thành viên trong Tổng công ty.

Bộ phận kinh doanh nội địa đảm nhiệm hoạt động kinh doanh, xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống mạng lưới của công ty trong nước.

4. Các đặc điểm của công ty:

4.1. Vốn kinh doanh:

- Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đ VNĐ, được chia thành các cổ phần và mỗi cổ phần có trị giá 10.000 đ VNĐ. Trong đó vốn điều lệ phát hành ban đầu là : 500.000 cổ phần.

Cơ cấu vốn điều lệ: - Nhà nước chiếm: 25%

- Cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư: 75%.

Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, đây là một công ty nhà nước. Do đó, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luật thuế Xuất – Nhập khẩu nhìn từ hoạt động thực tiễn.doc (Trang 28)