1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

65 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 664 KB

Nội dung

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người. Đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và một cách khái quát nhân cách nói chung của con người Việt Nam, mà trước hết là của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng đòi hỏi phải Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước ( Đại Hội Đảng VIII ). Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường phổ thông, đối với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Về mặt lý luận

Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu to

lớn về chất lượng nguồn lực con người Đó là sự phát triển toàn diện về đạo đức, trítuệ, thể chất, thẩm mỹ và một cách khái quát nhân cách nói chung của con người

Việt Nam, mà trước hết là của thế hệ trẻ

Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng

đầu Đảng đòi hỏi phải " Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước,chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn,lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân

và tiền đồ của đất nước " ( Đại Hội Đảng VIII ) Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức

là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn

bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặcbiệt là trong nhà trường phổ thông, đối với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên

1.2 Về mặt thực tiễn

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, những vấn

đề cần được quan tâm đó là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như giữ gìntruyền thống đạo đức, lối sống phong tục tập quán Nhưng hiện nay, một số bộ phậnthanh thiếu niên lại đang có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cánhân phát triển theo hướng lệch lạc, kém ý thức trong các quan hệ cộng đồng, thiếuniềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốnvào những việc xấu như: thiếu trung thực trong học tập và thi cử, không lễ phép vớithầy cô, chửi bậy, bạo lực học đường, mua điểm, mua bằng cấp…Thêm vào đó là

sự gia tăng không ngừng của những tệ nạn xã hội đang có xu hướng du nhập vàonhà trường gây ảnh hưởng lớn tới HS như: ma túy, rượu chè, cờ bạc, cá độ

Tại các trường THPT, tỉ lệ số HS vi phạm đạo đức đang có chiều hướng gia tăng,tình trạng học sinh kết thành băng nhóm gây nên bạo hành, bạo lực trong trường

Trang 2

có tới 55 – 65% số người phạm tội ở nước ta những năm gần đây là thanh, thiếuniên, trong đó có không ít học sinh, sinh viên Chỉ tính riêng trong năm 2010, trênđịa bàn cả nước có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, trong đó 1.600 vụhọc sinh đánh nhau, tăng nhiều lần so với những năm trước kể về số lượng phạm tộilẫn các vụ trọng án

Các hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có thể nói nguyênnhân cơ bản và chủ yếu nhất, đó là việc chúng ta đang ngày càng ít quan tâm tớicông tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT, thậm chí nhiều gia đình còn có tưtưởng là phó mặc việc giáo dục đạo đức con em mình cho các trường học Còn tạicác trường THPT hiện nay, thì dường như việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HSđang đang dần bị coi nhẹ, thậm chí buông lỏng Một số cán bộ giáo viên chưa thật

sự là tấm gương về đạo đức cho HS, còn xem nhẹ môn GDCD, các hoạt động ngoàigiờ lên lớp, các môn học kỹ năng sống hoặc giá trị sống, không chú ý đến việc giáodục tình cảm đạo đức cho chính HS của mình

Trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng, nằm trên địa bàn Thành Phố Hà Nội – Thủ

đô, trung văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội của cả nước nên tỷ lệ người vi phạmpháp luật, các tệ nạn XH ngày càng phổ biến Do vậy, HS của nhà trường ít nhiềucũng ảnh hưởng khá lớn từ lối sống nơi đây Điều đặc biệt mỗi khi nhắc tới ngôitrường này, là nhắc tới một thế hệ học trò nghịch ngợm, quậy phá, bạo lực có tiếngtrong các trường Dân lập tại Hà Nội Hơn 20 năm qua, nhà trường đã thu nạp hàngchục nghìn thanh thiếu niên cá biệt, có năm đầu vào tới hơn 60% HS yếu kém vềhọc tập văn hóa, chừng 30% có vấn đề về đạo đức Nhẹ thì là gây gổ, mất trật tựtrong giờ học, lười biếng, cẩu thả, bê tha, trốn học, gian lận trong học tập; nặng thì

là trộm cắp, vô lễ, đánh nhau, uống rượu, đánh bạc, nghiện ma túy…

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, đồng thời qua quá trình tìm hiểu và tiếp

xúc với các em HS trong trường, tôi đã lựa chọn đề tài:“ Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội ” làm đề tài

nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTDL Đinh Tiên

Hoàng – Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và đáp ứng yêu cầuphát triển mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.3.2 Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTDL Đinh TiênHoàng – Hà Nội

3.3 Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường

THPTDL Đinh Tiên Hoàng– Hà Nội

4.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường

THPTDL Đinh Tiên Hoàng– Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng đãđược quan tâm nhưng chưa có hệ thống, chưa được tổ chức thực hiện một cáchthường xuyên và đồng bộ Nếu đề xuất một số biện pháp mang tính khoa học vàthích hợp, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinhtrường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo trình, bài giảng có liên quan đến

vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh; Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, hệthống hóa những vấn đề cơ bản của đề tài làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn cácbiện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát :

Trang 4

Tiến hành theo dõi, quan sát các hành vi hành động của học sinh thông qua các

hoạt động

6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi :

Xây dựng 2 phiếu hỏi cho 3 đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

nhằm thu thập những thông tin cần thiết để phục vụ cho việc phân tích và đánh giáthực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tại nhà trường

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn trao đổi với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, một giáoviên bộ môn, phụ huynh học sinh, học sinh trong nhà trường cùng đại diện các Banngành, các tổ chức đoàn thể tại địa phương, nhằm làm rõ hơn những kết quả thuđược qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ choviệc nghiên cứu

6.2.4 Phương pháp chuyên gia

Tiến hành trao đổi, xin ý kiến đóng góp của của các chuyên gia trong lĩnh vựcgiáo dục, các giáo viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý về những vấn đề có liênquan đến đề tài như thực trạng, hệ thống tiêu chí, hệ thống biện pháp giáo dục đạođức cho học sinh

6.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ

Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để tính toán, so sánh, xử lý, phân

tích số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

7.1 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

7.2 Đối tượng khảo sát: Cán bộ, giáo viên và học sinh trường THPTDL Đinh Tiên

Hoàng – Hà Nội

7.3 Địa điểm khảo sát: Trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội.

7.4 Thời gian nghiên cứu : Từ 29/12/2011 đến tháng 4/2012.

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Đạo đức

“Đạo đức” là một từ Hán Việt, “Đạo” là con đường để theo đó ta đi, cũng có nghĩa

là lẽ phải, là đạo lý theo đó ta hành động “Đức” là toàn bộ những hành vi đối nhân

xử thế của con người, mà những phẩm chất của hành vi đó tốt hay xấu là do conngười có biết và có thực hiện được đạo lý hay không Khái niệm đạo đức thườngđược dùng với hai ý nghĩa: trong đời sống hằng ngày và trong khoa học

Đạo đức trong đời sống hằng ngày người ta thường dùng khái niệm đạo đức theonghĩa để nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi của mọi người trong XH Ở góc độkhoa học các nhà đạo đức học phân tích khái niệm đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội đặc trưng của xã hội loài người, nó có tính lịch sử xã hội, chi phối bởinhững điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội, dân tộc, lịch sử

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2002 thì

“Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành viquan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất tốt đẹp củacon người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”

Đối với kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước

do GS.TS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, được trình bày trong tác phẩm “Về sựphát triển toàn diện của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thì “Đạođức theo nghĩa hẹp là luân lí, những quy định, những chuẩn mực ứng xử của conngười với con người, với công việc, với bản thân kể cả thiên nhiên và môi trườngsống”

Như vậy: “ Đạo đức là một hình thái ý thái xã hội, là tổng hợp những quy tắc,chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình saocho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và với tiến bộ xã hội, trong cácquan hệ giữa con người với con người, con người với cá nhân trong xã hội ” ( PhạmKhắc Chương và Hà Nhật Thăng – Đạo đức học ( Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội –

Trang 6

2001 ) Các giá trị đạo đức truyền thống tồn tại và phát triển trong xã hội dướinhững phạm trù:

Theo quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta, thì các giá trị đạo đức hiện nay chính

là sự kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với xu hướng hiện đại của nhânloại Đó là tinh thần cần cù, sự lao động sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước gắnliền với chủ nghĩa xã hội Đó là tinh thần sống và làm việc theo pháp luật, có nếpsống văn minh, lành mạnh có tinh thần nhân đạo và quốc tế cao

Đạo đức gắn với các quan hệ XH nhất định và nó luôn bị chi phối bởi 3 yếu tố đểhợp thành nên đặc điểm của con người Đó là:

yêu cầu để dánh giá đạo đức cá nhân, của XH, mối quan hệ của đạo đức với hìnhthái ý thức XH khác Đó là những nhận thức của con người về những chuẩn mựccủa tập quán, thói quen, phong tục đạo đức tác động mạnh đến tâm thế, tình cảm,hành vi, thói quen của con người

có ý nghĩa về mặt đạo đức Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xửthế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn, tiếng nói…

Trang 7

o Đánh giá đạo đức: Đánh giá đạo đức là hoạt động thẩm định các hành vi, cácquan điểm, ứng xử đạo đức phù hợp với các thước đo, các chuẩn mực, các quyphạm về mặt XH Đánh giá đạo đức cần xem mặt khách quan và chủ quan của hành

vi đạo đức Khách quan là xem hành vi đạo đức có phù hợp với chuẩn mực XHkhông Chủ quan là xem xét các động cơ của hành vi đạo đức có mang tính vụ lợihay ích kỷ không

Một hành vi đạo đức chỉ có giá trị đạo đức về bản chất có sự thống nhất giũa cáclợi ích chung mang tính XH cao với sự tự nguyện, tự giác, vô tư của hành vi

1.1.2 Giáo dục

- GD ( theo nghĩa rộng ) là quá trình tác động có mục đích có tổ chức, có kế hoạch

có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà GD tới người được GD trong

cơ quan GD, nhằm hình thành nhân cách cho họ

- GD ( theo nghĩa hẹp ) là quá trình hình thành cho người được GD lý tưởng, động

cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen

cư xử đúng đắn trong XH thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu

1.1.3 Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là hoạt động của nhà GD dựa theo yêu cầu của XH, tác động có

hệ thống lên người được GD một cách có mục đích và có kế hoạch để bồi dưỡngnhững phẩm chất những tư tưởng mà nhà GD kỳ vọng, chuyển hóa những quanđiểm những yêu cầu và ý thức XH có liên quan thành phẩm chất đạo đức và tưtưởng của mỗi cá nhân

GDĐĐ trước hết phải là một quá trình, quá trình này không nóng vội mà nó diễn

ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người Qúatrình này đồng thời tác động cả 3 mặt:

• Hình thành nhận thức về lý tưởng, cuộc sống, chuẩn mực đạo đức của XH

• Hình thành thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức

• Hình thành hành vi, thói quen đạo đức

* Một số nguyên tắc GDĐĐ:

Trang 8

- GDĐĐ cần phải có sự kế thừa và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp củadân tộc, kết hợp tiếp thu những chuẩn mực đạo đức và kinh nghiệm thời đại mộtcách có chọn lọc.

- Trong quá trình GDĐĐ phải coi trọng và kết hợp chuẩn mực đạo đức với GD phápluật Người công dân có đạo đức và tuân thủ theo pháp luật luôn đòi hỏi có sự thốngnhất hành vi đạo đức được điều chỉnh bằng lương tâm, dư luận xã hội bằng truyềnthống Còn hành vi pháp luật được điều tiết bằng cơ chế quản lý và giám sát của các

cơ quan chức năng: công an, tòa án, tư pháp…

- GDĐĐ là công việc của toàn xã hội, tuy nhiên GD ở nhà trường vẫn được xem làquan trọng nhất, giữ vai trò hàng đầu GD tại gia đình phải được làm thường xuyên

và kết hợp chặt chẽ với 3 môi trường GD là quy luật tất yếu của GDĐĐ trong cácnhà trường

- GDĐĐ cần thông qua các loại hình hoạt động đa dạng của cuộc sống XH Chỉthông qua các hoạt động giao lưu giữa con người với con người trong môi trường

XH và tự nhiên thì mới tạo ra cảm xúc, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh

* Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trường:

- Trang bị cho HS những kiến thức về chính trị, tư tưởng đạo đức, nhân văn, kiếnthức pháp luật, văn hóa xã hội

- Hình thành ở mỗi HS có thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sángđối với bản thân, với mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà Nước

- Rèn luyện để mỗi HS tự giác tuân theo những chuẩn mực đạo đức XH, có thóiquen chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện tích cực,cống hiến hết sức lực, trí tuệ của bản thân cho dân cho đất nước

1.1.4 Biện pháp giáo dục đạo đức

“ Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó ”.( Từ điểnTiếng Việt – Nhà xuất bản KHXH Hà Nội - 1997 )

Biện pháp giáo dục: bao gồm một số hành động của nhà GD và người được giáodục, các hành động này thống nhất với nhau nhằm thực hiện mục đích chung là hìnhthành những phẩm chất nhân cách của người được GD ( Giáo dục học tập 2, TrầnThị Tuyết Oanh chủ biên – Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm )

Trang 9

Biện pháp giáo dục đạo đức: là cách thức tác động có mục đích được tổ chức mộtcách có kế hoạch, được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợpcủa nhà GD nhằm hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin, hành vi vàthói quen đạo đức cho đối tượng GD.

Trong quá trình giáo dục đạo đức, nhà GD cần phải linh hoạt, sáng tạo tìm kiếmnhững biện pháp GD thật sự phù hợp với từng nội dung, với từng đối tượng, từngtình huống GD một cách cụ thể, nhằm thúc đẩy người được GD có được ý thức sâusắc, đầy đủ về các chuẩn mực hành vi, có tình cảm tốt đẹp với nó và tự giác chuyểnhóa những chuẩn mực hành vi đạo đức đó thành hành vi và thói quen hành vi đạođức của chính bản thân mình

1.2 Một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức cho học sinh.

1.2.1 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong công cuộc xây đựng và đổi mới đất nước, GDĐĐ cũng là một trong nhữngvấn đề quan trọng, là trọng tâm hàng đầu trong sự nghiệp GD & ĐT đất nước, cũngnhư đối với toàn XH

- GD đạo đức có vai trò thúc đẩy sự ổn định lâu dài của XH XH ổn định chính làtiền đề, là cơ sở để phát triển, chính là đảm bảo cho sự ổn định lâu dài của XH Lýtưởng, niềm tin, đạo đức được hình thành qua công tác ở trong và ngoài nhà trường

- GD đạo đức có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong GD nhà trường, GDĐĐ với tưtưởng định hướng rõ ràng có vai trò định hướng cho các nội dung GD khác Nhàtrường thông qua việc thực hiện công tác GD có thể nâng cao hiệu quả GD, thúcđẩy hoàn thành các nhiệm vụ GD khác

- Đối với sự phát triển của thanh thiếu niên, GD đạo đức giúp thế hệ trẻ hình thành

hệ thống lập trường chính trị, quan điểm, thế giới quan Macxit và phẩm chất đạođức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của XH Trước xu thế hội nhập của thế giớihiện đại, GDĐĐ trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong định hướng cuộcsống và lựa chọn giá trị của thế hệ trẻ

1.2.2 Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức.

GDĐĐ cho HS bao gồm các nhiệm vụ chính sau:

Trang 10

- GD trước hết là qúa trình tác động vào mặt nhận thức, làm cho mỗi conngười trước hết có ý thức về mục đích, ý nghĩa và giá trị cuộc sống, hiểu được chân

lý lẽ phải, tính nhân văn nhân đạo trong các mối quan hệ XH, từ đó hình thành thếgiới quan lý tưởng sống

động của con người, là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi văn minh Ngược lạinếu nhận thức sai lệch là nguyên nhân của những hành động sai lầm, trong nhiềutrường hợp do thiếu hiểu biết HS có thể làm những việc làm trái với đạo lý, nhữngnội quy, quy định của nhà trường Do đó, GD ý thức đạo đức luôn là khâu quantrọng nhất của quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS

trình này được thực hiện thông qua quá trình học tập và sinh hoạt tập thể Nhữngkhái niệm về đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ, về những quy tắc chuẩn mực,những giá trị văn hóa sẽ được hình thành ở HS Có nhận thức đúng thì HS mới có

cơ sở phấn đấu trở thành người công dân có ích cho XH

Giáo dục thái độ, niềm tin đạo đức

cho HS thái độ niềm tin vào những điều đã nhận thức được, vào chính tương laicuộc sống của bản thân Thái độ niềm tin chính là biểu hiện cụ thể của lý tưởngsống, của sự tôn trọng giá trị đạo đức và văn minh XH của mỗi cá nhân

cùng quan trọng Thái độ, niềm tin là kết quả của GDĐĐ nhưng nó lại có giá trịhướng dẫn con người hành động Thái độ, niềm tin là nghị lực là sức mạnh tinh thần

để biến những điều đã nhận thức được thành phẩm chất nhân cách, đó chính là tựGD

vô cảm, khô khan và cứng nhắc

quan trọng, bởi nếu nếu GD cho HS có thái độ đúng đắn trong học tập và rèn luyện,

Trang 11

thì HS sẽ có niềm tin vào chân lý, lẽ phải, biết yêu mến kính trọng thầy cô giáo, cha

mẹ, yêu mến bạn bè, yêu quê hương đất nước…

Giáo dục hành vi, thói quen

hành vi, thói quen có văn hóa và chúng phải được thể hiện trong cuộc sống hằngngày Con người được GD cũng đồng nghĩa con người đã hình thành thói quen cóvăn hóa

- Hành vi, thói quen văn hóa chính là kết quả của nhận thức đồng thời là biểuhiện cụ thể sinh động nhất của thái độ và niềm tin của con người Hành vi, thóiquen được hình thành trong hoạt động trong tình huống cụ thể, đó là sản phẩm củaquá trình học tập, tu dưỡng và luyện tập lâu dài Hành vi có văn hóa khi đã trởthành thói quen sẽ làm một hệ thống vững chắc, sẽ tự động hóa thể hiện trong cáchứng xử ở mọi tình huống của cuộc sống hàng ngày

động tập thể và hoạt động vui chơi ngoại khóa cho HS, qua đó quá trình GDĐĐ sẽmang tính hiệu quả cao hơn

1.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

Các nội dung GDĐĐ cho học sinh bao gồm:

- GD lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- GD chủ nghĩa yêu nước

- GD lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản

Nội dung chủ yếu của GDĐĐ phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng

và phát triển đất nước, thực hiện theo ý nguyện của Đảng đó là: Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Trang 12

1.2.4 Các bước quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

 Bước 1: Quá trình tác động nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị đạođức làm cơ sở cho sự hình thành, phát triển và thể hiện các hành vi đạo đức

 Bước 2: Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đúng đắn, phù hợp với cácquan niệm, chuẩn mực đạo đức, quan hệ, ứng xử của XH

 Bước 3: Rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức

1.2.5 Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh

* Con đường thứ nhất: Giáo dục thông qua dạy học Dạy học là con đường quan

trọng nhất trong tất cả các con đường giáo dục Vì vậy GDĐĐ thông qua dạy họctất cả các môn học đặc biệt ở các môn: GDCD, Văn, Sử, Địa, Kỹ năng sống, Giá trịsống…sẽ GD cho HS khả năng tự học, giáo viên chủ động nắm bắt từng đối tượng

HS, cải tiến hay thay thế từng PPGD truyền thống hướng đến sự tự chiếm lĩnh kiếnthức của HS, như vậy đã hình thành cho HS nhân cách tự chủ về trí tuệ và đạo đức

* Con đường thứ hai: Giáo dục thông qua các tổ chức hoạt động phong phú và đa

dạng: Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống liên tục hoạt động Vì thế,đưa con người vào các hoạt động thực tế phong phú và đa dạng là con đường giáodục tốt Con người có nhiều dạng hoạt động như: vui chơi, lao động sản xuất, hoạtđộng XH…mỗi dạng hoạt động có những nét đặc thù và đều có tác dụng giáo dục

* Con đường thứ ba: Giáo dục thông qua sinh hoạt tập thể: Tổ chức cho HS sinh

hoạt tập thể là hoạt động GD quan trọng của nhà trường Trong cuộc sống tập thểcác cá nhân cùng nhau hoạt động, tinh thần đoàn kết, tinh thần thân ái được hìnhthành, đó là những phẩm chất quan trọng của nhân cách Trong sinh hoạt tập thể,một mặt các cá nhân tác động lẫn nhau, mặt khác là sự tác động của các nhà sưphạm qua tập thể, tạo thành tác động tổng hợp có tác dụng GD rất lớn

* Con đường thứ tư: Tự tu dưỡng: là kết quả của quá trình GD, là sản phẩm của

nhận thức và sự tạo lập những thói quen hành vi GD bắt đầu từ việc xây dựngnhững mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp đó là tìm những biện pháp và quyết tâmthực hiện mục tiêu đã xác định, thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và cácphương thức thực hiện, để tiếp tục hoàn thiện bản thân

Trang 13

1.2.6 Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên, tập thể họcsinh và từng học sinh nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hóa đạo đức của loàingười và dân tộc Trong GD nói chung và GDĐĐ nói riêng, thường dùng các nhóm

PP sau:

a Nhóm phương pháp hình thành ý thức cá nhân.

Nhóm PP này bao gồm các PP sau:

- Đàm thoại: Là PP trò chuyện chủ yếu giữa nhà GD và người được GD về cácchủ đề đạo đức, thẩm mỹ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định

- Giảng giải: Là PP dùng lời nói trình bày, giải thích, chứng minh các chuẩnmực XH nhằm giúp người được GD hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung,quy tắc thực hiện những chuẩn mực này

- Nêu gương: Là PP dùng những tấm gương cụ thể sống động, để kích hoạtngười được GD bắt chước hoặc né tránh

b Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử XH

Nhóm PP này bao gồm các PP:

- PP đòi hỏi sư phạm: Là PPGD trong đó nhà GD nêu lên những yêu cầu, đòihỏi với tập thể, cá nhân HS Tổ chức, giám sát việc thực hiện các yêu cầu đó

ở HS nhằm đạt được các mục tiêu GD đã đề ra

- Luyện tập: Là PP tổ chức cho người được GD lặp đi lặp lại một cách cóthường xuyên, có hệ thống các thao tác, các sinh hoạt và hành động nhấtđịnh nhằm biến chúng thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen cần thiết

- Rèn luyện: Là PP tổ chức các hoạt động về cuộc sống cho người được GDtạo cho người được GD có điều kiện ứng xử phù hợp với chuẩn mực XH vàcác kỹ năng tổ chức các hoạt động của mình

c Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử XH của người được GD

Nhóm PP này bao gồm các PP:

Trang 14

- Khen thưởng: Là PP giáo dục trong đó giáo viên biểu đạt sự đông tình, hàilòng…biểu thị sự đánh giá tích cực với hành vi ứng xử của HS phù hợpchuẩn mực XH.

- Trách phạt: Là cách thức tác động vào nhân cách HS bằng cách biểu thị sựđồng tình hoặc không đồng tình, phê phán và lên án những hành động, hành

vi trái chuẩn mực đạo đức của XH hoặc đi lệch khỏi những quy tắc tập thể

1.2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh

 Những yếu tố từ phía gia đình

Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách HS “nề nếp gia phong”, “truyềnthống gia đình” là những điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nói về giáo dụcgia đình Trong gia đình ông bà, cha mẹ, anh chị chính là tấm gương sáng để con trẻnoi theo Về nội dung GDĐĐ trong gia đình, chủ yếu hướng vào GDĐĐ hành vi, kỹnăng lao động, giáo dục thể chất thẩm mỹ cho các em Một gia đình đầm ấm hạnhphúc sẽ là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, là điều kiện tốt đểhình thành nhân cách hoàn thiện ở các em

 Những yếu tố từ phía nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống GD, được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tốquan trọng nhất trong việc GDĐĐ cho HS Với định hướng mục tiêu GDĐĐ theonhững chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn theo định hướng CNXH, với hệ thống chươngtrình khoa học, các tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phươngtiện hỗ trợ GD ngày càng hiện đại và đặc biệt cùng với một đội ngũ giáo viên đượcđào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức hoạt động lớp, sẽ là yếu tố cótính quyết định hoạt động GDĐĐ cho HS

 Những yếu tố từ phía xã hội

Môi trường GD rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của HS từ xóm giềng, khối phốđến các tổ chức xã hội…đều ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS Tuy nhiênhiện nay, tác động của cơ chế thị trường, các văn hóa phẩm đồ trụy, các trò chơiGame từ Internet, các phần tử xấu luôn tìm cách lôi kéo các em Đồng thời các em

Trang 15

lại có hiện tượng xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiệnlệch lạc về chuẩn mực đạo đức và lối sống Vì vậy xây dựng một môi trường xã hộitrong sạch lành mạnh, một xã hội tốt đẹp văn minh chính là điều kiện thuận lợi nhất

để GDĐĐ và hình thành nhân cách HS

1.3 Mục tiêu giáo dục THPT và những định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay.

1.3.1 Đặc điểm của xã hội hiện đại

Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn

ra trên toàn thế giới Đó là sự chuyển biến từ thời kì công nghiệp sang thời kì pháttriển của công nghệ thông tin và nền kinh tế trí thức, làm tác động lên tất cả các mặtcủa đời sống xã hội Đặc điểm của xã hội hiện đại ngày nay, bao gồm 3 mặt tácđộng chủ yếu là: cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và sựphát triển về nền kinh tế trí thức

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong nửa cuối thế kỷ XX phát triển tăng tốc

và vượt bậc hơn so với nhiều thế kỷ trước Đó là sự tăng tốc của một loạt các ngànhcông nghệ cao như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, nó

đã làm ảnh hưởng rộng rãi tới từng cá nhân, các tổ chức và quốc gia trên thế giới

GD đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, nhân tài cho sự phát triển của khoa học vàcông nghệ, đồng thời sự phát triển của khoa học công nghệ lại tác động vào toàn bộ

cơ cấu hệ thống giáo dục, làm thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực lao động trong XH,phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế XH

Đặc trưng cơ bản của xu thế toàn cầu hóa hiện nay là sự phát triển cải tiến khôngngừng của công nghệ thông tin, kinh tế thị trường, sự gia tăng nhu cầu mở rộng thịtrường và xuất khẩu tư bản, sự xuất hiện các công ty đa quốc gia, các tổ chứcthương mại kinh tế quốc tế, sự hình thành hệ thống tài chính và tiền tệ thế giới vớikhối lượng trao đổi lớn Như vậy, không có toàn cầu hóa kinh tế một cách thuần

Trang 16

sống XH, trong đó có văn hóa Đó là quá trình giao lưu, hội nhập, đấu tranh mộtcách tự nhiên giữa các nền văn hóa Vì vậy, GD cần đào tạo những con người biếtgiữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời biết tiếp thu, kết hợp những tinh hoa vănhóa nhân loại, đó là điều kiện cần và đủ để tiếp cận với xu thế toàn cầu hóa tronggiai đoạn hiện nay.

• Phát triển nền kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là nền kinh tế, trong đó tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển về kinh tế – xã hội loài người Đặc trưng của nền kinh tế tri thức:

- Tri thức trở thành yếu tố chủ yếu nhất của nền kinh tế, là nguồn lực hàng đầu tạo

ra sự tăng trưởng, quan trọng hơn cả vốn tài nguyên và đất đai

- Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hướng tăng nhanh giátrị gia tăng

- Tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quantrọng

- Công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng rãi và ngày càng sâu trongmọi lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội

- Đặc tính, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức thay đổicăn bản

1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông

a Đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi THPT

Ở Việt Nam quy định độ tuổi vị thành niên là từ 10 đến 18 tuổi Như vậy HSTHPT

là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em phát triển mạnh về thể chất, nhậnthức, sinh lý và các cảm xúc xã hội Đây là thời kỳ, các em thường có xu hướngmuốn được khẳng định chính mình Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi, khámphá về những điều chưa biết trong cuộc sống, luôn nhiệt tình hăng hái, năng nổtrước những thử thách những chân lý mới, không muốn chịu sự ràng buộc của giađình, bố mẹ, người lớn

Trang 17

Đối với HS lứa tuổi này thì nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa làmột trong những nhu cầu cần thiết và quan trọng Các em thường có xu hướng tụtập thành từng nhóm bạn, có cùng chung sở thích, tính tình giống nhau để cùng vuichơi và học tập Trong giai đoạn này, quá trình phát triển tâm sinh lý sẽ ảnh hưởngđến tính cách của các em, đó là sự dễ xúc động khi có một tác động nào đó, bảnthân các em cũng dễ bị lôi kéo, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế còn kém.Nhận thức về cuộc sống ở các em có phần đơn giản, luôn tự tin cho rằng việc gìcũng đơn giản và sẽ dễ dàng vượt qua Một số em tự tin quá cao vào bản thân do đódẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ, thậm chí nhiều lúc vi phạm chuẩn mực vềđạo đức mà không hề hay biết Chính vì vậy các bậc phụ huynh các thầy cô giáo,các tổ chức xã hội cần phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thờinhằm hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn.

b Đặc điểm về đạo đức của học sinh trung học phổ thông hiện nay

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá hội nhập với thế giới, mở racho nước ta những thời cơ vận hội mới Những tác động mạnh mẽ về kinh tế, vănhóa cũng ảnh hưởng sâu sắc tới thế hệ thanh thiếu niên hiện nay đặc biệt là lứa tuổiTHPT:

- Đây là lứa tuổi các em muốn khẳng định vị trí cá nhân trong xã hội nhiều hơn

Ở các em xuất hiện sự quan tâm tới bản thân, tới những phẩm chất nhân cách đạođức của mình

em dần hình thành những tình cảm như tình yêu quê hương đất nước, yêu những giátrị văn hóa truyền thống, lòng nhân ái bao dung độ lượng, sống có ý thức tráchnhiệm với xã hội Giai đoạn này những cảm xúc về tình cảm với bạn khác giới trởnên rõ rệt hơn

- Nhận thức về cuộc sống, về trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội cùngdần được hình thành Tuy nhiên giai đoạn này các em vẫn còn có những suy nghĩnông nổi, bồng bột, dễ nổi cáu, chưa có sự chín chắn độc lập trong suy nghĩ và hànhđộng

Trang 18

Hiện nay cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trongmôi trường văn minh, hiện đại, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinhlàm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống XH Đối với HSTHPT do khả năng nhận thứccủa các em trong giai đoạn này còn mang tính tự phát, nên những tác động tiêu cựccủa xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất đạođức ở các em Không ít em đã xa ngã vào những tệ nạn của XH Một số em đua đòitheo những thói hư tật xấu, có lối sống theo hướng hưởng thụ, coi nặng giá trị vậtchất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ, đi ngược lại với các giá trị đạođức XH.

Đặc điểm về đạo đức của HSTHPT phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp Vìvậy các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội cần tạo mọi điều kiện cho các em đượcthể hiện tính độc lập trong hoạt động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhântrong cuộc sống Đồng thời, cần kịp thời sửa đổi uốn nắn hành vi đạo đức của các

em cho phù hợp với chuẩn mực của XH

1.3.3 Mục tiêu giáo dục THPT và những định hướng giáo dục đạo đức cho

học sinh trung học phổ thông

* Mục tiêu giáo dục THPT

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểubiết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cánhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, họcnghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ( Luật Giáo dục 2005 )

* Định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Đạo đức luôn được coi là nền tảng trong phẩm chất nhân cách của một con người

và là cái gốc của con người Trong Luật giáo dục năm 2005 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêucủa giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trithức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc

và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân,

đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trang 19

Chính vì vậy, việc định hướng giáo dục đạo đức cho HS nói chung và HSTHPT nóiriêng hiện nay là một trong những vấn đề cấp thiết, cần được sự quan tâm kịp thờicủa các cấp các ngành giáo dục.

Những nội dung cơ bản của GDĐĐ cho HS hiện nay đó là:

chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

- Nguyên lý: Học đi đôi với hành, GD kết hợp lao động sản xuất, lý luận gắnliền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp GD gia đình và GD xã hội

Về nội dung và phương pháp :

thống, coi trọng GD tư tưởng và có ý thức công dân

học sinh

- Trách nhiệm của gia đình: Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàndiện về đạo đức, trí tuệ thẩm mỹ của con em

mạnh, ngăn chặn những hoạt động xấu ảnh hưởng tới thanh thiếu niên và nhi đồng Giáo dục đức cho học sinh THPT phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, cómục tiêu phù hợp, phải xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể, hình thức phải phongphú đa dạng, phải biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội, để tạonên sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao phẩm chất năng lực cho HS

Trang 20

Kết luận chương I

GDĐĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cáchnăng lực toàn diện cho HS Để GDĐĐ cho HSTHPT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cácnhà GD phải nắm bắt được những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS.Công tác GDĐĐ cho HS phải được kế hoạch, thực hiện thường xuyên, bằng nhiềuhình thức, nhiều biện pháp để phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận vàthực tiễn Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, thì đòi hỏi các cấp quản lý, cácnhà GD tất yếu phải điều tra khảo sát, phân tích thực trạng GDĐĐ cho HS nóichung và HSTHPT nói riêng, từ đó có thể đề xuất đưa ra các biện pháp GDĐĐ phùhợp với HS giúp HS tự uốn nắn hành vi, hành động của mình, để dần hoàn thiệnnhân cách và phẩm chất đạo đức lối sống cho phù hợp với các yêu cầu chuẩn mựccủa XH

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC

SINH TRƯỜNG THPTDL ĐINH TIÊN HOÀNG – HÀ NỘI.

2.1 Giới thiệu khái quát về trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

a Cơ cấu nhà trường

* Trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng được UBND Thành phố Hà Nội cho phépthành lập từ năm học 1989 – 1990 vào ngày 1/11/1989 Hiện nay trụ sở chính củatrường đặt tại số 67 phố Phó Đức Chính, Quận Ba Đình - Hà Nội Cơ sở 2: Số 5 -Phố Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

* Cơ sở thiết bị đầy đủ phục vụ học tập, giảng dạy

* Tổng số cán bộ giáo viên của trường hiện nay là 82 người, trong đó có 56 giáoviên, ngoài ra trường còn có các giáo viên thỉnh giảng từ các trường THPT khác củaThành Phố Hà Nội

- Các đoàn thể gồm: Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, BCH Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh

- Cán bộ quản lý: 1 hiệu trưởng, 2 hiệu phó

- Tổ chuyên môn: Tổ KHTN, Tổ KHXH, Tổ văn phòng

- Tổng số HS năm học 2011- 2012 là: 1012 HS, với 29 lớp học tại 2 cơ sở

b Chất lượng giáo dục của nhà trường.

* Trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng có mô hình giáo dục với mục tiêu nhân văn

của mình, đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS với phương châm: “Xây dựng mô hình giáo dục đặc biệt không chọn lọc đầu vào nhưng phải đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, giúp đỡ những học sinh trung học phổ thông Hà Nội gặp khó khăn về học tập và rèn luyện đạo đức”

* Mỗi cán bộ, giáo viên trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng đều thực hiện phươngchâm “ Người thầy giáo không nên dùng quyền hạn của mình để ép buộc học sinh,

họ sẽ được tôn trọng nhờ ở phẩm chất, tri thức và lòng nhân ái của mình.”

Trang 22

* Học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng được chú ý rèn luyện nhân cách theophương châm: “ Nhân cách không được hình thành bởi những gì được nghe và nói

mà chủ yếu được hình thành bằng sự nỗ lực hành động thực sự của mỗi cá nhân ”

* Hàng năm tỷ lệ HS tốt nghiệp lớp 12 đều vượt tỷ lệ trung bình của thành phố;trong các kỳ thi đại học, cao đằng trường có từ 30% - 40% HS thi đỗ Tuy nhiên,chất lượng GDĐĐ của nhà trường trong những năm gần đây có phần giảm sút, tỷ lệ

HS vi phạm đạo đức, HS xếp loại hạnh kiểm trung bình, thậm chí yếu kém buộcthôi học hoặc chuyển trường do chậm tiến về đạo đức ngày càng gia tăng Chínhthực tế này, đòi hỏi các cơ quan quản lý cùng với BGH nhà trường cần có nhữngbiện pháp cụ thể và thiết thực nhằm giải quyết vấn đề nêu trên

2.2 Thực trạng vấn đề GDĐĐ cho HS trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.

2.2.1 Thực trạng công tác GDĐĐ cho HS trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng

-Hà Nội.

a Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về vấn đề GDĐĐ cho học sinh Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HSTHPT hiện nay.

và GVBM, tôi nhận thấy họ rất ngán ngại đối tượng HS cá biệt trong lớp, chính đốitượng này làm ảnh hưởng đến phong trào lớp, lôi kéo các thành phần khác Nhưnghầu hết GVCN đều lúng túng vì mỗi một HS cá biệt có những biểu hiện khác nhau vàhiệu quả GD cũng khác nhau Đồng thời, việc phối hợp với các lực lượng bên ngoài

Trang 23

lại không được GV quan tâm cũng như việc để HS tự quản và tổ chức các hoạt độngNGLL Chính những nhận thức nêu trên, mà phần nào đó làm giảm chất lượngGDĐĐ của nhà trường trong những năm trở lại đây Số lượng HS cá biệt, thậm chí là

số HS vi phạm pháp luật và các chuẩn mực XH ngày càng đáng báo động

b Thực trạng thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện các mục tiêu GDĐĐ cho HS ( Tỷ lệ % )

Mục tiêu được đánh giá đạt mức độ cao là GD hành vi đạo đức cho HS, chiếm tỷ

lệ 60.02 % và GD ý thức đạo đức chiếm 58,25% Tuy nhiên mục tiêu GD cho HS

về mặt tình cảm thái độ lại chưa được quan tâm đúng mức, chỉ có tới 43.72% ý kiếnđánh giá mục tiêu GD tình cảm thái độ cho HS tại nhà trường là tốt, trong khi đó cótới 54.53 % ý kiến đánh giá mục tiêu này đang chỉ thực hiện ở mức tương đối Điềunày cho thấy, nhà trường thực hiện các mục tiêu GDĐĐ cho HS chưa thật sự đồng

bộ và thống nhất giữa các mục tiêu với nhau Chúng ta hướng HS đi đúng hướng làviệc giúp các em bớt đi những việc làm sai trái, đồng thời tăng tính GD toàn diệnhơn nhưng bên cạnh đó, những mục tiêu để giáo dục HS tự giác thực hiện nhữngchuẩn mực đạo đức của XH lại có phần bị đánh giá thấp đi

c Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

Bảng 2.3: Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ( Tỷ lệ %).

Trang 24

Ý thức tiết kiệm thời gian, tiền

TX: thường xuyên, TT: Thi thoảng, CTH: Chưa thực hiện

Trong các nội dung GDĐĐ cho HS thì: Kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo lànội dung được cả GV và HS quan tâm nhiều nhất, có tới 100% ý kiến của CBQL và

GV cho rằng họ thường xuyên sử dụng và 96.52% HS cho rằng đây là nội dungđược thầy cô sử dụng thường xuyên nhất Tuy nhiên các nội dung còn lại như tinhthần tập thể và yêu quý lao động, quý trọng người lao động vẫn chưa được áp dụngnhiều Các nội dung GD khác như tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, lòng trungthực dũng cảm đã được BGH nhà trường đưa vào công tác GD cho HS, nhưng chưathường xuyên nên chất lượng GDĐĐ vẫn còn khá nhiều hạn chế Đặc biệt nội dungđịnh hướng HS có ý thức tuân theo pháp luật, một trong những nội dung quan trọngtrong việc GDĐĐ dường như chưa được sử dụng thường xuyên và hiệu quả, có đến64.85% các em HS cho rằng, nội dung này thi thoảng mới được sử dụng và đề cậpđến Điều này cho thấy nội dung GD ý thức pháp luật chưa được nhà trường quantâm tuyên truyền tới HS, vì vậy dẫn tới việc hiện nay có khá nhiều HS trong nhàtrường thường xuyên vi phạm pháp luật

Để đánh giá khách quan về sự quan tâm, tích hợp lồng ghép các nội dung GDĐĐcủa nhà trường vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động NGLL, tôi đã tiến hànhphiếu điều tra với CBQL - GV và HS nhà trường, và có được kết quả theo biểu đồsau:

Trang 25

Biểu đồ về sự quan tâm lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐ cho HS trong nhà

trường vào các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

* Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy 82.34% CBQL – GV và 67.37% HS cho rằng các

GV đã thường xuyên quan tâm lồng ghép các nội dung GDĐĐ vào các hoạt độngngoại khóa của nhà trường, còn 11.86% CBQL – GV và 28.53% HS cho rằng chỉthi thoảng GV mới lồng ghép các nội dung GDĐĐ áp dụng vào các hoạt động ngoạikhóa, 6.1% số HS còn lại cho rằng GV chưa thực hiện các nội dung GDĐĐ vào cáchoạt động ngoài giờ lên lớp tới HS Khi tiến hành phỏng vấn GV hiệu phó phụ tráchchung các hoạt động của HS thì tôi được biết nhà trường thường xuyên tổ chức cáchoạt động ngoại khóa cho HS vào tuần thứ 2 hàng tháng, tuy nhiên khi được phỏngvấn về nội dung để thực hiện các hoạt động GD thì hầu như các nội dung lại ít đềcập tới vấn đề đạo đức và GDĐĐ cho HS trong nhà trường Đa phần các GV đều có

ý kiến cho rằng các hoạt động NGLL chủ yếu xoay quanh các chủ đề về tình bạn,tình thầy trò mà chưa đề cập hay lồng ghép cụ thể các nội dung GDĐĐ tới HS

d Thực trạng thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh

Với câu hỏi “ Mức độ sử dụng các hình thức GDĐĐ cho HS ?” khảo sát 53 GV và

300 HS trong nhà trường có được số liệu theo bảng 2.4 dưới đây:

Trang 26

Qua bảng trên cho thấy nhà trường đã quan tâm đến các hình thức GDĐĐ cho

HS như: thường xuyên tổ chức sinh hoạt tập thể CBQL và GV (91.48%) HS(68.32%) , tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL vẫn có GV chưa thực hiện thườngxuyên, khi phỏng vấn thì GV cho rằng việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLLcòn có nhiều yếu tố hạn chế như nội dung các hoạt động GD chưa phong phú, kếhoạch thực hiện còn mang tính rời rạc, vì vậy chưa thực sự thu hút đông đảo HStrong nhà trường tham gia và hưởng ứng Còn theo ý kiến đánh giá của HS, thì các

em cho rằng đa phần các hình thức GDĐĐ, các thầy cô giáo trong nhà trường đãlồng ghép sử dụng và cũng có những hình thức thì thi thoảng mới sử dụng hoặcthực hiện ở mức rất thấp

Thực tế trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng đã có nhiều cố gắng trong công tác

GDĐĐ, nhưng các hình thức GDĐĐ còn ở bề rộng chưa sâu, còn nặng nề về hìnhthức, chưa thực sự thu hút HS tự tham gia để rèn luyện mình và để nâng cao hiệuquả GDĐĐ cho HS

e Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp GDĐĐ cho HS

Bảng 2.5: Mức độ thực hiện các biện pháp GDĐĐ cho HS của CBQL và GV (Tỷ lệ %)

Trang 27

4 Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực

6 Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự

8 Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm,

9 Đa dạng hoá các hình thức hoạt động

10 Có hình thức khen thưởng và kỷ luật phù

TX: thường xuyên, TT: Thi thoảng, CTH: Chưa thực hiện

Kết quả bảng 2.5 cho thấy có 2 biện pháp được CBQL và GV quan tâm và đánhgiá thường xuyên sử dụng đó là:

- Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho HSchiếm 87.65%, GDĐĐ thông qua các môn học chiếm 68.33%, tổ chức phối hợpgiữa nhà trường, gia đình, XH trong công tác GDĐĐ cho HS chiếm 62.12%, xâydựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường chiếm 52.07% Đây là 4 biệnpháp được hầu hết các GV trong nhà trường quan tâm lựa chọn sử dụng để GDĐĐcho HS

- Các biện pháp còn lại như: đa dạng hoá các hình thức hoạt động GDĐĐ cho HSchỉ có 34.81% GV thường xuyên sử dụng, còn lại 61.52% số GV cho rằng biệnpháp này thi thoảng mới được thực hiện, thậm chí có tới 3.67% ý kiến cho rằng biệnpháp này chưa hề được thực hiện tại nhà trường, số GV này cho rằng không nhấtthiết phải tổ chức các hoạt động, hình thức GDĐĐ cho HS vào các thời gian ngoạikhóa, đây quả thực là một quan điểm sai lầm cần phê phán Đặc biệt biện pháp tăngcường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối GDĐĐ của Đảng, Nhà nước có sốlượng GV cùng CBQL đều cho rằng họ chỉ thi thoảng thực hiện chiếm tới 78.88%,

và 3.07% cho rằng họ chưa hề thực hiện tuyên truyền các đường lối chính sách củaĐảng và Nhà nước ta tới các em HS Qua thống kê trên, dễ nhận thấy hầu hết cácbiện pháp được nhà trường đánh giá cụ thể và triển khai thực hiện tới đại đa số HS

Trang 28

trong nhà trường, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp nêu trên lại chưa có tínhđồng bộ và tính thực tiễn cao.

g Thực trạng về sự phối hợp của BGH nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc GDĐĐ cho HS.

Bảng 2.6: Đánh giá của CBQL, GV, HS về sự phối hợp của BGH nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc GDĐĐ cho HS ( Tỷ lệ % )

Phối hợp chính quyền địa

Qua trưng cầu ý kiến cho thấy nhà trường quan tâm đến việc đa dạng các hìnhthức phối kết hợp với PHHS và hội CMHS nhà trường, nhưng lại yếu sự kết hợpvới các cơ quan đoàn thể khác như việc phối hợp với các chính quyền địa phươngcùng các tổ chức XH Cũng nhận thấy rằng, trên thực tế việc kết hợp với gia đình vàhội CMHS chủ yếu cũng chỉ thông qua các đại hội đầu năm học và kết thúc học kỳ I

mà thôi Việc phối hợp này chủ yếu chỉ để giải quyết các vấn đề tài chính và nhữnghọc sinh cá biệt, chưa cùng bàn bạc, tổ chức các hoạt động giáo dục tại địa phương,chưa tổ chức các hội thảo về sự đa dạng các hình thức phối kết hợp, chưa bồi dưỡngkiến thức về GDĐĐ cho PHHS

2.2.2 Thực trạng đạo đức của học sinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng

-Hà Nội.

Bảng 2.7: Thống kê chất lượng GDĐĐ của HS từ năm 2005 đến năm 2011

Trang 29

2008 – 2009 1205 55.3 39.9 4.4 0.4

Bảng thống kê chất lượng giáo dục GDĐĐ của HS từ năm 2005 đến năm 2011

cho thấy tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm của HS nhà trường, chủ yếu là xếp loại hạnh kiểmtốt, khá Tuy nhiên số HS bị hạnh kiểm trung bình thậm chí yếu kém cũng ngàycàng gia tăng, đa phần những HS này thường có các biểu hiện vi phạm nhiều lầncác chuẩn mực đạo đức như trộm cắp, đánh nhau, chốn giờ học đi chơi, phá hoạicủa công, vi phạm luật pháp…

Để hiểu rõ hơn vấn đề đạo đức của HS trong nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sátnhằm xác định cụ thể từ nhận thức đến thái độ, hành vi đạo đức của HS

a Thực trạng nhận thức của HS về tầm quan trọng của vấn đề GDĐĐ

Bảng 2.8: Thực trạng nhận thức của HS về tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HSTHPT.

Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh trường THPTmột cách thiết thực và phù hợp với lứa tuổi Trong số 5 % còn lại là những HS coinhẹ vấn đề GDĐĐ, các em chủ yếu là quan tâm tới vấn đề học văn hóa nhiều hơn lànhu cầu GDĐĐ Đây là vấn đề đòi hỏi nhà trường cùng các cấp quản lý cần GDhình thành cho HS có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề GDĐĐ, từ

đó tạo điều kiện để các em có thái độ đúng và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩnmực của xã hội

Trang 30

b Thực trạng nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho HSTHPT hiện nay

Bảng 2.9: Thực trạng nhận thức của HS về các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục cho HSTHPT hiện nay (Tỷ lệ %)

RQT: Rất quan trọng, QT: Quan trọng, IQT: Ít quan trọng

Trong các phẩm chất đạo đức đã nêu, phần lớn HS đều cho rằng rất quan trọng, nhưvậy có thể thấy HS có nhu cầu rất lớn trong quá trình GDĐĐ ở nhà trường Trong đócác phẩm chất như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô (90,17%) được HS quan tâmhàng đầu Tuy nhiên những phẩm chất như ý thức tuân theo pháp luật ( 34,1% ), yêulao động, quý trọng người lao động (38,27%), ý thức bảo vệ môi trường (40,1%), ýthức phê bình và tự phê bình (49,24%) đa phần HS ít quan tâm

Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc GD cho họcsinh những phẩm chất cần thiết cho một công dân, nhưng chưa toàn diện, đặc biệt lànhững phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với XH, đốivới con người, đối với công việc tập thể

Trang 31

c Thực trạng nhận thức của HS về tiêu chí xếp loại đạo đức

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của HS về tiêu chí xếp loại đạo đức (Tỷ lệ %)

T

Ý kiến của HS

qua thái độ hành vi đạo đức

ý kiến đồng ý và tiêu chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức văn hóa, xã hội 31.5% HS ýkiến đồng ý Như vậy, nhà trường cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác GDĐĐ cho

HS, phải giáo dục HS vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn tránh xa lối sống ích kỷ, hưởngthụ tầm thường

d Thực trạng về hành vi vi phạm đạo đức của HS trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội.

* Để tìm hiểu thực chất những yếu kém về đạo đức của học sinh, tôi tiến hành khảo

sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi với GVCN, CBQL và HS trong trường

có được kết quả như sau:

- Một số em có dấu hiệu bị tổn thương về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè,thầy trò Một số em sống thiếu tình cảm, mồ côi cha mẹ, khao khát muốn được sốngtrong tình cảm nhưng không được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mấtthăng bằng trong tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược, yếu thế Một số

em không tự kiềm chế hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bịcám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập lao động vànhững công việc cụ thể

Trang 32

- Học sinh yếu kém về đạo đức thường có biểu hiện vi phạm nội quy trườnglớp, vi phạm kỷ luật: bỏ tiết, bỏ học, thường xuyên đi học muộn, đi học không cósách vở, ý thức học tập kém, trong giờ học thường mất trật tự, không ghi chép bài,gian lận trong kiểm tra thi cử…Đôi khi có những hành vi tỏ ra xấc xược vô lễ vớithầy cô giáo, với người lớn tuổi, hay nói tục chửi bậy, bắt nạt bạn bè, thậm chí uyhiếp chúng bạn.

không theo quy định, hút thuốc lá, cờ bạc và đặc biệt một số HS có hành vi vi phạmpháp luật như: trộm cắp, trấn lột tiền, đánh hoặc thuê người khác đánh bạn, phá hoạitài sản của nhà trường, yêu đương quá sớm

* Số liệu điều tra thu được từ BGH nhà trường về các hành vi vi phạm đạo đức của

HS trong hai năm học gần đây được thể hiện trong bảng 2.11:

Bảng 2.11: Số HS vi phạm đạo đức trong 2 năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012

Kết quả của bảng 2.11 cho thấy số HS vi phạm đạo đức ngày càng tăng Đây làđiều đáng lo ngại, năm học 2010 - 2011 có 226 HS vi phạm chiếm 22.5 % tổng số

HS trong trường, năm học 2011 – 2012 theo số liệu tổng kết học kỳ 1 thì con số HS

vi phạm đã tăng lên 174 HS chiếm 17.19% Số học sinh vi phạm kỷ luật nhiều nhất

là bỏ giờ chốn học, gian lận trong thi cử, vi phạm pháp luật, gây gổ đánh nhau vànói tục chửi bậy Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ đánhnhau ngày càng tăng, không chỉ có học sinh nam mà cả học sinh nữ Vấn đề ở đây

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ GD & ĐT (2002), Điều lệ trường trung học, NXB. Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: NXB. Giáo dục HN
Năm: 2002
2. Bộ GD & ĐT (2000), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2002, NXB. Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2002
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Nhà XB: NXB. Giáodục HN
Năm: 2000
3. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn.Viện KHGD Việt Nam - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Thế Ngữ
Năm: 2001
4. Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống chính trị, đạo đức nhân văn , NXB.Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục hệ thống chính trị, đạo đức nhân văn
Tác giả: Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB.Giáo dục HN
Năm: 1998
5. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục đạo đức, NXB. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục đạo đức
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB. Hà Nội
Năm: 1990
6. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề lối sống đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lối sống đạo đức, chuẩn mực giá trị xãhội
Tác giả: Huỳnh Khái Vinh
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
9. Phạm Khắc Chương (2002), Rèn luyện ý thức công dân, NXB. ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện ý thức công dân
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NXB. ĐHSP
Năm: 2002
10. Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (2001), Đạo đức học, NXB. Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng
Nhà XB: NXB. Giáo dụcHN
Năm: 2001
11. Phạm Minh Hạc (2001), Về sự phát triển toàn diện của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự phát triển toàn diện của con người thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
12. Phạm Vũ Kích (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT, nội trú, NXB. Giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trườngTHPT, nội trú
Tác giả: Phạm Vũ Kích
Nhà XB: NXB. Giáo dục HN
Năm: 1997
13. Trần Hậu Kiểm (1997), Đạo đức học, NXB. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Trần Hậu Kiểm
Nhà XB: NXB. Giáo dục
Năm: 1997
14. Trần Quốc Thành, Vai trò của giáo dục đạo đức nếp sống, trong việc hình thành nhân cách của thanh thiếu niên, NXB. ĐHSP – ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của giáo dục đạo đức nếp sống, trong việc hìnhthành nhân cách của thanh thiếu niên
Nhà XB: NXB. ĐHSP – ĐHQG
15. Trần Thị Tuyết Oanh ( Chủ biên) (2004), Giáo trình giáo dục học 2, NXB. Đại Học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học 2
Tác giả: Trần Thị Tuyết Oanh ( Chủ biên)
Nhà XB: NXB. ĐạiHọc Sư Phạm
Năm: 2004
8. Nghị quyết hội nghị BCHTW Đảng CSVN lần II - khóa VIII (2006), NXB.Chính trị Hà Nội Khác
16. Tập san kỷ niệm 20 năm thành lập trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội ( 2009) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w