Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long

90 370 0
Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với một nền kinh tế mới vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay thì nhóm những doanh nhiệp vừa và nhỏ được ví như xương sống của nền kinh tế khi nhóm này chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng năm nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 47% GDP và 40% ngân sách Nhà nước. Đó là những con số "biết nói" phản ánh sức mạnh và vai trò của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để phát triển kinh doanh hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại được coi là điểm tựa gần như duy nhất để các doanh nghiệp tìm đến, song trên thực tế, việc tiếp cận của doanh nghiệp với vốn ngân hàng không hề dễ dàng. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ sở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN. Nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng và những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế, là người đứng ra cung cấp vốn giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại nhận thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tập trung chú ý nhiều hơn và phải có một định hướng rõ ràng đối với các đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này. Vì thế, không chỉ có ngân hàng TMCP Phương Nam mà ngay cả các ngân hàng có vị thế và cả hệ thống ngân hàng đã tập trung và chú trọng phát triển, nâng cao tín dụng đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào khối doanh nghiệp này cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là trong khi tình hình kinh tế nói chung và tài chính - ngân hàng nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Phương Nam – Phòng giao dịch Thăng Long em nghiên cứu và đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long” để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng của các hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ bên trong ngân hàng cũng như các biện pháp nhằm nâng cao và mở rộng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long.

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường và các thầy, cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Quốc tế Bắc Hà vì trong suốt bốn năm qua, các thầy cô đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức, giúp em có khả năng phân tích, đánh giá tình hình tài chính của các ngân hàng để áp dụng vào thực hiện phân tích đề này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô giáo TS. Vũ Thị Hòa, Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và đưa ra những góp ý để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các anh chị trong ban lãnh đạo ngân hàng, và các anh chị tại phòng tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam – phòng giao dịch Thăng Long đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD DANH MỤC BẢNG BIỂU SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD DANH MỤC VIẾT TẮT SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với một nền kinh tế mới vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay thì nhóm những doanh nhiệp vừa và nhỏ được ví như xương sống của nền kinh tế khi nhóm này chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng năm nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 47% GDP và 40% ngân sách Nhà nước. Đó là những con số "biết nói" phản ánh sức mạnh và vai trò của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để phát triển kinh doanh hay mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại được coi là điểm tựa gần như duy nhất để các doanh nghiệp tìm đến, song trên thực tế, việc tiếp cận của doanh nghiệp với vốn ngân hàng không hề dễ dàng. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 22,5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20,2% doanh nghiệp cho rằng không đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đưa ra, 2,5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41,6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13,1% thuộc về các trạng thái khác. Có nhiều cơ sở để tin rằng, hơn 40% doanh nghiệp có nhu cầu về vốn nhưng không thể tiếp cận được vốn vay đa phần là nhóm DNVVN. Nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng và những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế, là người đứng ra cung cấp vốn giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại nhận thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được tập trung chú ý nhiều hơn và phải có một định hướng rõ ràng đối với các đối SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD tượng khách hàng đầy tiềm năng này. Vì thế, không chỉ có ngân hàng TMCP Phương Nam mà ngay cả các ngân hàng có vị thế và cả hệ thống ngân hàng đã tập trung và chú trọng phát triển, nâng cao tín dụng đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào khối doanh nghiệp này cũng được đặc biệt quan tâm, nhất là trong khi tình hình kinh tế nói chung và tài chính - ngân hàng nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian thực tập tại ngân hàng Phương Nam – Phòng giao dịch Thăng Long em nghiên cứu và đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long” để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng của các hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ bên trong ngân hàng cũng như các biện pháp nhằm nâng cao và mở rộng tới hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long. 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu khóa luận là tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như tình hình cho vay của ngân hàng, đặc biệt là thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Phương Nam –phòng giao dịch Thăng Long. Từ đó, khóa luận sẽ đưa ra các đề xuất và giải pháp để hoàn thiện, mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Phương Nam trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. Đối tượng của khóa luận là đi sâu đánh giá các hoạt động, nghiệp vụ tại ngân hàng TMCP Phương Nam - Phòng giao dịch Thăng Long để từ đó đưa ra các nhận định, giải pháp để duy trì và nâng cao. 4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD Phạm vi nghiên cứu tại phòng tín dụng và kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long và đặc biệt công tác cho vay đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Thời gian nghiên cứu khóa luận được thực hiện trong vòng 4 tháng thực tập tại phòng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lý thuyết đã học với thực tế từ công việc của phòng kinh doanh tín dụng. Trên cơ sở đó thu thập thông tin, số liệu của Ngân hàng và phân tích, đánh giá kết quả để thấy được những khoản đầu tư cho lĩnh vực nào là có hiệu quả và đồng thời hạn chế không đầu tư vào những hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dùng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong toàn quá trình hoạt động. 6. Nội dung khóa luận Bố cục của bài khóa luận bao gồm 3 phần chính như sau: Chương I: Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thu nhập tài liệu có hạn, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế còn chưa sâu, đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, thực tế vấn SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD đề doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều điểm phải bàn, thông tin lại chưa đầy đủ và bước đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu nên bài viết này chắc chắn sẽ còn nhiều những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để giúp em hoàn thiện đề tài này. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng thương mại  Khái niệm ngân hàng thương mại Căn cứ vào Luật Các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 do Quốc hội thông qua vào ngày 12/12/1997, và được sửa đổi bổ sung tại Luật số 47/2010/QH12. Ngân hàng thương mại được định nghĩa là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan. Luật này cũng định nghĩa Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các hoạt động thanh toán.  Chức năng của ngân hàng thương mại: Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm. do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Căn cứ vào Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 Quốc hội ban hành vào ngày 16 tháng 06 năm 2010 nêu ra các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm:  Hoạt động huy động vốn  Hoạt động cấp tín dụng  Hoạt động dịch vụ thanh toán  Hoạt động ngân quỹ  Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doan vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.2. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng. 1.2.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng ngân hàng.  Tín dụng: “ Tín dụng ” xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng anh là Credit. Ở Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn. Khái niệm tín dụng thể hiện 3 mặt cơ bản sau: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.  Hoạt động tín dụng ngân hàng SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD [...]... có lãi Mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là mở rộng thị trường tín dụng cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng có điều kiện đa dạng hoá khách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động và huy động vốn, mở rộng mạng lưới như thêm phòng giao dịch, chi nhánh Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thu hút mọi nguồn vốn trong nước và quốc tế đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông... hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, tồn tại và phát triển, giải quyết một lượng lớn việc làm cho xã hội 1.3 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ  Khái niệm: Theo điều 3 nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh. .. bình đẳng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong quan hệ tín dụng ngân hàng Vì vậy, cùng với sự nhìn nhận đúng đắn của ngân hàng thương mại về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những ưu đãi nới lỏng phù hợp với tình hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn của ngân hàng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải nỗ lực đảm bảo các điều kiện từ phía ngân hàng Đó... công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM – PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam-Phòng giao dịch Thăng Long SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD 2.1.1 Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Phương. .. Và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 33,6% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 65,9% trong các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; 94,6% công ty trách nhiệm hữu hạn; 99,4% doanh nghiệp tư nhân; 65,9% doanh nghiệp Nhà nước và gần 100% doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông thôn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ SV: Hoàng Cao Qúy Khoa KT&QTKD Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động và. .. kinh doanh của khách hàng, nhu cầu vốn và nhu cầu vay của họ Cho vay luân chuyển là dựa vào sự luân chuyển của hàng hoá, doanh nghiệp khi không đủ vốn mua hàng, ngân hàng sẽ cho vay và thu nợ khi doanh nghiệp bán được hàng Cho vay trả góp thường áp dụng với món vay trung dài hạn, khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng Cho thuê: là việc ngân hàng mua tài sản để cho khách hàng. .. tế khác, ngân hàng Thương mại hoạt động không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là từ nguồn vốn huy động, vì thế hoạt động huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng đầu Hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khác như cho vay và các hoạt động tín dụng khác và quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Trong giai đoạn vừa qua, phòng giao dịch Thăng Long đã... chóng và tiện lợi mà khách hàng không cần phải tới giao dịch tại ngân hàng Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều tiện ích khác nhau:  Cho vay ngắn hạn từng lần  Cho vay ngắn hạn theo hạn mức  Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng  Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu  Cho vay theo dự án đầu tư  Cho vay các nhu cầu về tài chính mà pháp luật không cấm  Cho vay. .. tinh cho các doanh nghiệp lớn cùng hệ thống và là màng lưới tiêu thụ hàng hoá cho các doanh nghiệp lớn Hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 31% tổng sản lượng công nghiệp hàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiên dùng ngày càng phong phú và đa dạng mà các doanh nghiệp. .. doanh nghiệp tư nhân, luật công ty có hiệu lực thi hành đã giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ hơn, hoạt động bài bản hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cũng chịu sự giám sát chặt chẽ hơn Trong khi các doanh nghiệp lớn mà hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy cồng kềnh đang trì trệ trong nền kinh tế thị trường sôi động thì ngược lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ . I: Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng. mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng của các hoạt động kinh doanh. ngân hàng TMCP Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Phương Nam- phòng giao dịch Thăng Long. Do thời

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan