Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long theo loại tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long (Trang 59)

III Lãi từ hoạt động kinh doanh chứng

2.4.2.4.Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long theo loại tiền.

Thăng Long theo loại tiền.

Nguồn: Báo cáo tài chính của Phòng giao dịch Thăng Long

Qua biểu đồ 2, ta có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng đồng VNĐ tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay khách hàng này trong tất cả các năm từ 2009 đến 2011. Năm 2009, tỷ trọng VNĐ chiếm 61,47% trên tổng số cho vay, còn phần đồng USD và JPY thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và chênh lệch không đáng kể, trong khi đồng USD chiếm 21,75% tổng doanh số cho vay thì đồng JPY cũng chiếm tới 16,79% trên tổng doanh số cho vay phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2010, tỷ trọng đồng VNĐ đồng tăng và chiếm 70,26% trên tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng đồng USD và JPY giảm xuồng lần lượt còn 18,22% và 11,52%. Ưu thế cho vay khách hàng thuộc đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng đồng VNĐ vẫn được gia tăng thể bằng việc tỷ trọng VNĐ tiếp tục tăng cao so với năm 2010 là 82,93% và tỷ trọng cho vay bằng đồng USD và JPY tiếp tục giảm, đặc biệt đồng JPY giảm đáng kể chỉ còn chiếm 4,38% trên tổng số cho vay tại thời điểm này.

Doanh số cho vay bằng ngoại tệ đạt được không chỉ bằng việc ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn trực tiếp để hoạt động kinh doanh, đầu tư cũng như trang bị máy móc thiết bị và công nghệ mà ngân hàng còn cho vay doanh nghiệp để mở L/C. Ngân hàng chủ yếu cho vay để mở L/C cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với đồng USD, nghiệp vụ mở L/C nói chung ở ngân hàng còn ít đối tác khách hàng, thường tập trung chủ yếu về các chi nhánh cấp I giàu kinh nghiệm và ưu thế trong nghiệp vụ này. Nói chung ở phòng giao dịch còn gặp một số những hạn chế nhất định để phát triển cũng như mở rộng về qui mô trong hoạt động thanh toán L/C. Đồng thời phòng thanh toán quốc tế cũng còn non yếu về chuyên môn và thu hút doanh nghiệp. Vì vậy, đương nhiên mở L/C bằng vốn vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch còn nhiều hạn chế cả về quy mô và chất lượng. Tóm lại, với các bảng biểu số liệu cùng sự phân tích sơ bộ trên đây chúng ta có thể thấy được bức tranh khái quát về tình hình và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thanh Xuân-phòng giao dịch Thăng Long. Phòng giao dịch tập trung hoạt động tín dụng của mình vào doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Điều này được biểu hiện ở quy mô hoạt động cho vay chiểm tỷ trọng cao trên tổng cho vay, so với năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng doanh số luôn đạt trên 50% và đặc biệt trong năm 2010 thì tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 60,6%. Nói chung, xét trên chỉ tiêu dư nợ và nợ quá hạn thì có thể kết luận chất lượng tín dụng tại ngân hàng đã được đảm bảo. Nhưng xét trên diện rộng thì phòng giao dịch cũng đạt được những thành tựu đáng kể và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cũng đã cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn mở L/C. Tuy nhiên, chủ yếu là vay vốn trung và dài hạn nghĩa là cơ cấu thời hạn còn mất cân đối. Về ngành nghề lĩnh vực cho vay cũng chưa hợp lý. Ngân hàng cần có những chính sách hợp lý để phân bổ nguồn vốn đến tất cả các đối tượng khách hàng, ngay cả trong phân khúc doanh nghiệp vừ và nhỏ, để chia sẻ rủi ro cũng như để hoạt động của ngân hàng đạt kết quả là cao nhất cao nhất.Chính vì vậy để nâng

cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ lưỡng hơn, phát hiện ra những nguyên nhân gốc rễ để khắc phục.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long (Trang 59)