- Thứ hai là: Đổi mới phong cách giao dịch Đổi mới về tác phong trong giao tiếp, cần đề cao văn hóa kinh doanh – một yêu cầu cần thiết đối với cán bộ nhân viên của ngân hàng.
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước
• Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp yên tâm hoạt động theo đúng pháp luật và ngân hàng thương mại có hành lang pháp lý chuẩn để tuân theo. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNVVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai. Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNVVN dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và các Ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra như : Luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về cấp chứng thư sở hữu tài sản; các văn văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện việc xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM và từ đó khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNVVN.
• Xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN: Cần xây dựng một mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng rộng khắp để vừa đảm bảo cho việc quản lý dễ dàng và minh bạch hơn, vừa là để dễ dàng hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tình trạng chung và các DNVVN là vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, có dự án kinh doanh khả thi nhưng không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng mà phải vay vốn từ các nguồn phi chính thức với lãi suất cao. Vì vậy có thể Nhà nước can thiệp trong việc hỗ trợ DNVVN tiếp cận vốn tín dụng thông qua việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNVVN. Đây là biện pháp để Nhà nước chia sẻ rủi ro với các NHTM, thúc đẩy nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN.
Việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế nói chung và đặc điểm phát triển của DNVVN nói riêng. Hệ thống quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN cần được hình thành theo mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng trung ương và một số Chi nhánh phân theo vùng lãnh thổ gắn liền với khu vực tập trung các DNVVN. Quỹ nên là tổ chức trung gian giữa Nhà nước và doanh nghiệp, là một định chế tài chính phi lợi nhuận nằm trong hệ thống giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-Đối tượng phục vụ của quỹ bảo lãnh tín dụng: đó là các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây dựng, giao thông, vận tải...Những DN này có dự án khả thi, có đủ điều kiện vay vốn các NHTM nhưng chưa có đủ giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Quỹ bảo lãnh cho các DN mới thành lập cũng như đang hoạt động kinh doanh, quỹ sử dụng nguồn vốn của mình để bảo lãnh cho các món vay ngắn hạn, trung và dài hạn.