Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long theo loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long (Trang 54)

III Lãi từ hoạt động kinh doanh chứng

2.4.2.3. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại phòng giao dịch Thăng Long theo loại hình doanh nghiệp.

Thăng Long theo loại hình doanh nghiệp.

Bảng 8: Biến động tình hình cho vay đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2010 2009 2011/2010 2010/2009 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) ST TL(%) 1.DSCV 457 100 538 100 344,9 100 (81) (15,06) 193,1 55,99 DNNN 176,4 38,60 192 35,69 112,3 32,56 (15,6) (8,13) 79,7 70,97 DNNQD 280, 6 61,40 346 64,31 232,6 67,44 (65,4) (18,90) 113,4 48,75 2.DSTN 148, 6 100 431,3 100 270 100 (282,7) (65,55) 161,3 59,74 DNNN 57,2 38,49 90,8 21,05 78 28,89 (33,6) (37,00) 12,8 16,41 DNNQD 91,4 61,51 340,5 78,95 192 71,11 (249,1) (73,16) 148,5 77,34 3.DN 308, 4 100 106,7 100 74,9 100 201,7 189,03 31,8 42,46 DNNN 90,1 29,22 46,5 43,58 24,5 32,71 43,6 93,76 22 47,31 DNNQD 218,3 70,78 60,2 56,42 50,4 67,29 158,1 262,62 9,8 19,44 4.NQH 183, 4 100 69,5 100 72,8 100 113,9 163,88 (3,3) (4,53)

DNNN 73,4 40,02 16,3 23,45 14 19,23 57,1 77,79 2,3 16,43 DNNQD 110 59,98 53,2 76,55 58,8 80,77 56,8 51,64 (5,6) (9,52)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của Phòng giao dịch Thăng Long.

Năm 2009 doanh số cho vay của phòng giao dịch Thăng Long đạt 344,9 tỷ đồng trong đó doanh số cho vay đối với DNNQD cũng đạt 232,6 tỷ đồng chiếm tới 67,44% trên tổng doanh số cho vay; doanh số cho vay đối với DNNN chiếm 32,56% đạt 112,3 tỷ đồng vào cuối năm này. Năm 2010, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay đối với DNVVN thì cho vay đối với DNNN và DNNQD cũng đều tăng trưởng cao so với năm 2009. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh số cho vay đối với DNNQD là 48,75% và đặc biệt trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của DNNN là khá cao 79.97% tăng 79,7 tỷ đồng. Sở dĩ doanh số cho vay năm 2010 tăng là do kinh tế đang trên đà ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế là khá cao 6,78%. Về cơ cấu ngành, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, khu vực ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất trong các ngành kinh tế cấp 1 với mức tăng 7,7%; tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực nông, lâm và thủy sản trong năm này cũng đã tăng 2,78%.... Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng một cách dễ dàng hơn.

Ngược lại, năm 2011 là năm với những khó khăn chồng chất không chỉ đối với các doanh nghiệp mà là cả nền kinh tế đã phải đối mặt với nhiều thách thức lạm phát cao, bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán liên tục bắt đáy, kinh tế rơi vào khủng hoảng...Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm

vào cảnh phá sản và giải thể trong năm 2011. Về phía ngân hàng, sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng với 130 tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng....Khiến cho các doanh nghiệp và nhất là đối với những DNVVN đã khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nay còn phải đối mặt thêm với những khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ ngân hàng. Đó là những nguyên nhân lý giải cho việc tại sao doanh số cho vay tại ngân hàng năm 2011 đã có những dấu hiệu suy giảm đáng kể. Cụ thể đối với các DNNQD, doanh số cho vay năm 2011 đã giảm 18,90% so với năm 2010 tương đương với mức giảm đáng kể là 65,4 tỷ đồng. Các DNNN được sự bảo trợ của Nhà nước tuy vậy cũng không ngoài diện này với mức giảm doanh số cho vay là 8,13% tương đương mới mức giảm là 15,6 tỷ đồng.

Tóm lại trong 3 năm qua, doanh số cho vay tại phòng giao dịch Thăng Long cũng có nhiều biến động, trong thời gian tới với kỳ vọng tình hình kinh tế ổn định ngân hàng sẽ phát huy được những thế mạnh của mình để hoạt động phát triển về mọi mặt cũng như việc chú trọng cho vay đến doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở rộng và thực hiện một cách thường xuyên hơn. Mặt khác ngân hàng đã thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ là tăng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Phương Nam cũng đã thực hiện việc cải thiện được thủ tục cho vay sao cho nhanh gọn có hiệu quả tức là người vay và ngân hàng chỉ làm việc qua một cửa. Điều này đã hạn chế được nhiều thời gian lãng phí cho cả hai bên. Đây là điều mà bất kì ai cũng mong đợi không chỉ riêng ở ngân hàng.

Biểu đồ 2: Biến động tỷ trọng doanh số thu nợ của DNNN và DNNQD tại phòng giao dịch Thăng Long.

Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới được xem là đạt kết quả tốt và ngược lại. Năm 2009 doanh số thu nợ của phòng giao dịch Thăng Long đạt 270 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh số thu nợ của các DNNQD đạt 71,11% thu được 192 tỷ đồng, doanh số thu nợ đối với DNNN có phần yếu kém hơn khi mà chỉ đạt 78 tỷ đồng chiếm gần 29% trên tổng số thu nợ. Và điều đáng chú ý là doanh số này lại có xu hướng giảm vào năm 2010 chỉ còn 21,05% còn trong khi đó doanh số thu nợ của DNNQD tăng đáng kể lên tới gần 79% đạt 340,5 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối năm 2010. Năm 2011, tỷ trọng doanh số doanh số thu nợ của xét chung cho khối DNVVN giảm 65,55% tương đương giảm 282,7 tỷ đồng, trong đó thì DNNQD góp phần giảm tới 73,16% xuống còn 91,4 tỷ đồng so với 340,5 tỷ đồng năm 2010 và làm tỷ trọng doanh số thu nợ trong năm này chỉ chiếm 65,51% so với tổng doanh số. Tỷ trọng doanh số thu nợ của khách hàng là DNNN trên tổng doanh số thu nợ năm 2011 nhìn chung có cao hơn năm 2010 ( 38,49% trên tổng doanh số) nhưng thực tế so với năm 2010 thì lại giảm tới 37% (33,6 tỷ đồng) do tổng doanh số thu nợ của năm 2011 thấp hơn rất nhiều so với năm 2010. Doanh số thu nợ đạt kết quả tốt năm 2009 và tăng vào 2010 một phần chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt

nhỏ của các cán bộ tín dụng luôn giám sát việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp đồng thời thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Doanh số thu nợ tăng thể hiện quy trình cho vay chặt chẽ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Cán bộ tín dụng đã làm tốt các bước trong quy trình cho vay như phân tích phương án kinh doanh, tính khả thi cũng như nguồn tài chính tài trợ cho khoản vay của các doanh nghiệp là tương đối tốt.

Dư nợ đối với DNVVN tại ngân hàng Phương Nam tăng mạnh qua các năm, năm 2009 tổng dư nợ của ngân hàng là 74,9 tỷ đồng, năm 2010 dư nợ tăng 42,46% từ 74,9 tỷ đồng lên 106,7 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2011. Đặc biệt là tỷ lệ dư nợ đối với cả DNNN và DNNQD trong năm này so với năm 2010 đều ở mức rất cao lần lượt là 93,76% và 262,62%. Điều đó cho thấy ngân hàng đã tập chung, quan tâm cho vay đến đối tượng khách hàng này và ngân hàng cũng đã thể hiện rõ vai trò của mình trước sự tồn tại phát triển của số lượng DNVVN hiện nay. Ngoài ra, với sự gia tăng đột biến của dư nợ cũng cho thấy khả năng hiệu quả hoạt động cũng như uy tín của ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Nhưng ban lãnh đạo và ngân hàng Phương Nam cũng phải đặc biệt quan tâm, bởi cùng với sự gia tăng về dư nợ cũng kèm theo rất nhiều rủi ro bất cứ khi nào đến với ngân hàng. Ngân hàng cần đặc biệt thường xuyên giám sát tình hình hoạt động cũng như việc sử dụng vốn đúng mục đích của doanh nghiệp để kịp thời xử lý những phát sinh từ phía doanh nghiệp. Nhưng đây cũng chỉ là chỉ tiêu mà ngân hàng quan tâm, và để đánh giá được thực chất về chất lượng tín dụng những món vay này có đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng hay không thì ta còn phải xem xét tới chỉ tiêu nợ quá hạn.

Trong năm 2009 nợ quá hạn tại ngân hàng là 72,8 tỷ đồng, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn đã có dấu hiệu giảm nhưng không đáng kể chỉ giảm 4,53% xuống còn 69,5 tỷ đồng nhưng tiếp tục đà tăng mạnh vào năm 2011 khi mà con số nợ quá hạn lên tới 183,4 tỷ đồng. Xét về nợ quá hạn riêng cho từng loại hình doanh nghiệp thì điểm chú ý là nợ quá hạn đối với DNNQD năm 2010 giảm tới 9,52% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ quá hạn của cả DNNN và DNNQD đều tăng rất

DNNQD tăng 51,64% từ 53,2 tỷ năm 2010 lên mức 110 tỷ vào năm 2011. Nợ quá hạn xảy ra là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên chính của việc nợ quá hạn tại ngân hàng gia tăng mạnh vào năm 2011 là ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế, các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến hoạt động sản xuất bị đình trệ, sức tiêu thụ thị trường giảm mạnh, thị phần doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh dẫn đến việc nợ đọng vốn của ngân hàng. Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp đang vật lộn với cuộc chiến tồn tại để tránh phá sản và nợ quá hạn gia tăng, nguy cơ ngân hàng mất vốn cũng rất cao. Mặt khác cũng là một phần nguyên nhân từ phía ngân hàng trong khâu xử lý hồ sơ cho vay, các cán bộ tín dụng không xác định rõ qui mô kinh doanh thực sự của khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, không xác định rõ ràng nguồn thu cảu khách hàng từ đâu và về đâu để đưa ra hạn mức tín dụng hợp lý. Qui trình kiểm tra, giám sát không kịp thời dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Phương Nam-phòng giao dịch Thăng Long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w