Các chủ thể tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh là CBQL, GVCN, GVBM, nhân viên nhà trường, Đoàn thanh niên, PHHS, các cơ quan đoàn thể địa phương, học sinh. Mỗi chủ thể GD có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình GD. Bản thân HS là chủ thể rất quan trọng. Vì vậy hệ thống các biện pháp phải phát huy
được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ CBQL, GV, HS và các lực lượng GD ngoài nhà trường. Quan hệ giữa giáo dục và học sinh là quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, tạo điều kiện cho HS khẳng định được tính chủ thể trong hoạt động. Các biện pháp phải xác định rõ vai trò định hướng của các nhà giáo dục và quan hệ hợp tác giữa các nhà giáo với học sinh.
3.2. Đề xuất một số biện pháp GDĐĐ cho học sinh trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội.
3.2.1. Nâng cao vai trò chất lượng dạy học các môn học ở trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội.
Công tác dạy học có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách HS, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THPT. Vì vậy nâng cao chất lượng dạy học các môn học sẽ nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, bởi bản thân các môn học đã có chức năng hình thành, cung cấp cho HS một hệ thống những kiến thức về các chuẩn mực hành vi đạo đức làm cơ sở cho việc rèn luyện hành vi đạo đức.
a. Mục đích của biện pháp
Qua các môn học giáo viên đã giúp cho học sinh nhận thức được xã hội và tự nhiên để từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn. Nhà trường đã giúp cho các em hiểu biết các phạm trù đạo đức như hạnh phúc, lương tâm, tiền đồ, nghĩa vụ, vinh dự, trách nhiệm, nắm được chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động, quan hệ từ đó có hành động đúng.
b. Nội dung và cách thực hiện
* Nhà trường:
- Tham mưu với Sở GD & ĐT, TP Hà Nội tổ chức chuyên đề về GDĐĐ cho HS, cán bộ, đảng viên và giáo viên trong toàn xã hội, thông qua đó quán triệt nhận thức nâng cao vai trò các môn học trong việc GDĐĐ cho HS.
- Ban giám hiệu nhà trường cần phải quán triệt thực hiện mục tiêu các môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ được mục đích cuối cùng cần đạt được trong dạy học các môn học là hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Cần phát huy thật tốt ưu thế của các môn học, bao gồm các môn học thuộc lĩnh vực tự nhiên và xã hội, đặc biệt là các môn học: Văn, sử, địa, GDCD, kỹ năng sống và giá trị sống…nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.
- Tìm ra các bài có nội dung giáo dục đạo đức hoặc có thể lồng ghép được nội dung giáo dục đạo đức.
- Thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng nhằm đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy về phương pháp dạy, kết quả tiếp thu của học sinh qua các môn học, đặc biệt là môn GDCD.
- Chỉ đạo tốt hoạt động dạy học trên lớp, nề nếp dạy học đổi mới việc đánh giá kết quả, các phương pháp dạy học đồng thời tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học
- Tổ chức các hoạt động chuyên môm nhằm nâng cao trình độ cho GV về công tác GDĐĐ vào các môn học và bài giảng.
- Thường xuyên họp hội đồng sư phạm triển khai các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học trong nhà trường.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường các sinh hoạt chuyên môn, lồng ghép tích hợp các nội dung GDĐĐ.
- Cuối tháng tổ chức họp tổ thảo luận, tổng kết rút kinh nghiệm tìm ra bài học. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, dự giờ các tiết lên lớp của giáo viên
- Đầu tư mua sắm sách, báo, tài liệu, trang bị tủ sách pháp luật, tạo điều kiện tốt cho giáo viên tham khảo và cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy bộ môn
- Chỉ đạo đội ngũ GV phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người GV, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt.
- Chỉ đạo GV thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.
- Khi tham gia dạy học trên lớp GV cần thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của HS để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp học, giúp BGH nhà trường và GVCN lớp nắm bắt tình hình, và có biện pháp kịp
Tiến hành cách làm trên liên tục các năm, sẽ có chương trình tương đối hoàn thiện về giáo dục đạo đức thông qua từng môn học cụ thể sau đó tiến hành tổng kết hội thảo, hội giảng trong phạm vi toàn trường và toàn Quận, toàn Thành Phố.
3.2.2. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và các lực lượng xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS
GDĐĐ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ các môi trường nhà trường, gia đình và xã hội là trách nhiệm chung của toàn xã hội, do đó tât yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lượng GD đặc biệt là ba lực lượng chủ chốt gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực GDĐĐ cho HS, trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà, sự đa dạng các hình thức phối kết hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho học sinh.
a. Mục đích của biện pháp
Phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của HS và xây dựng môi trường trong sạch không có tệ nạn xã hội để GDĐĐ cho HS.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
* Nhà trường:
- Nhà trường xác định mục tiêu, nội dung hình thức phối hợp các lực lượng GD trong công tác GDĐĐ.
- Nhà trường xây dựng các kế hoạch, hình thức, các phương pháp phải phù hợp với đặc điểm thực tiễn của nhà trường.
- Tác động nhận thức giúp các lực lượng GD trong xã hội có những hiểu biết về sự phối hợp và trách nhiệm của mình trong công tác GDĐĐ.
- Tổ chức các hoạt động GD huy động được sự tham gia của các lực lượng GD đó là gia đình, nhà trường và XH.
- Thường xuyên lắng nghe, chia sẻ các thông tin giữa các lực lượng để thống nhất tư tưởng, hành động trong quá trình GDĐĐ cho phù hợp
- Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và XH.
- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu. soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ cho HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng. - Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. Cụ thể:
o Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…
o Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội
o Các đơn vị quân đội: giúp nhà trường giáo dục quân sự, giáo dục quốc
phòng, phối hợp với hội cựu chiến binh giáo dục về truyền thống quân đội, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức.
o Ngành văn hóa thông tin: tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa - thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, triển lãm…
o Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi Sinh
hoạt tập thể, quản lý HS trong hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn.
o Hội PHHS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn
bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.
- Xây dựng và phát huy vai trò của các lực lượng GD, tạo môi trường an toàn cho việc GDĐĐ cho HS. Cụ thể là:
• Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập… Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân…Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở học sinh.
• Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, GDĐĐ cho HS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.
• Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ văn minh nhằm phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần GDĐĐ cho HSTHPT. Nội dung và hình thức phối hợp
đa dạng phong phú, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3. Tích cực xây dựng văn hóa nhà trường, trong trường THPTDL Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội nhằm tạo điều kiện giáo dục đạo đức cho học sinh
GDGĐ cho học sinh trong môi trường sư phạm lại càng cần thiết. Nhận thức đúng sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thành công của công việc. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, cấp chính quyền đoàn thể trong nhà trường để tất cả các lực lượng thấy được vai trò, tầm quan trọng và thống nhất quan điểm xây dựng và phát triển môi trường sư phạm nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
a. Mục đích của biện pháp
Xây dựng môi trường nhà trường trở thành môi trường văn hóa, lành mạnh, tạo điều kiện cho HS rèn luyện, trải nghiệm các chuẩn mực đạo đức.
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường cần:
- Xác định rõ các mục tiêu, tiêu chí văn hóa trong nhà trường: về môi trường cảnh quan ( cơ sở vật chất, trang trí trường học, phương tiện dạy học…) phải phân bố thật hợp lý với điều kiện của nhà trường.
- Xây dựng môi trường tập thể trong sạch lành mạnh, thân thiện cởi mở, an toàn để HS được khuyến khích rèn luyện hành vi đạo đức.
- Xây dựng tập thể sư phạm quan tâm đến vấn đề nề nếp, kỷ cương trong hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh, sinh hoạt tập thể của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng nề nếp kỷ cương trong hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Thực hiện tốt dân chủ trong nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường tạo thành môi trường giáo dục thống nhất.
- Đặc biệt hưởng ứng phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” chương trình này chính là nhằm mục đích xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để đạt hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HS.
- Thường xuyên tuyên truyền, trang bị kiến thức cơ bản về công tác GDĐĐ đối với học sinh cho giáo viên nhà trường. Thảo luận về những chuẩn mực đạo đức cần có đối với thế hệ trẻ.
- Tổ chức các buổi thảo luận trong nhà trường xoay quanh vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, cũng như tình trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường. Để từ đó mỗi giáo viên tự thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
- Tuyên truyền vận động trong đội ngũ giáo viên thực hiện các phong trào thi đua: "Dạy tốt - học tốt", cuộc vận động: "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm". "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo", xây dựng "Gia đình nhà giáo văn hóa", "Cơ quan văn hóa".
- Nêu cao khẩu hiệu: "Tiên học lễ, hậu học văn" và lợi dạy của Bác Hồ đối với học sinh: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc nam châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em" trong nhà trường.
- Mở rộng tuyên truyền, vận động thầy cô giáo, học sinh và các tổ chức đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT với nội dung: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp".
- Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, các em học sinh hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng cuộc vận động xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của nhà trường .
Nhà trường chỉ đạo GV:
- Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh.
- Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôn trọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinh noi theo.