chuyen de day mon tap doc lop2

3 1.5K 16
chuyen de day mon tap doc lop2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT I / Lý do chọn chuyên đề : - Xã hội hoá giáo dục hiện nay đang là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học đang được tăng cường, đặc biệt khu vực miền núi được hết sức chú trọng. Thế nhưng, trong thực tế nhiều năm được phân công dạy lớp 2 , do cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, sự quan tâm đến việc học của con em ở nhà rất ít, không có người kèm cặp .Nhiều em xin nghỉ học để giúp việc gia đình. Có nhiều lớp có cả 2 dân tộc Kinh và Kor cùng học chung một lớp. Chính với những lý do trên nên chất lượng học tập của các em còn rất thấp. Có nhiều em lên lớp mà không đủ chuẩn (cụ thể là lên lớp mà đọc không được chữ) Bản thân tôi là một giáo viên miền núi, nhiều năm được phân công dạy lớp 2, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn và thiệt thòi của các em. Nhưng đối với mục tiêu của môn Tập đọc lớp 2 về chuẩn kiến thức ,kĩ năng chương trình tiểu học mới là: - Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn. - Hiểu được ý chính của đoạn. - Biết dùng mục lục SGK khi đọc. - Thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK. Với yêu cầu đòi hỏi của một học sinh lớp 2 hiện nay về phân môn Tập đọc như vậy. Nhưng tình hình thực tế của học sinh như tôi đã nêu ở trên thật là vô cùng nan giải. Với những day dứt trên, tôi đã tìm ra: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 2 và bản thân nhiều năm đã áp dụng có phần đem lại kết quả. Nay tôi muốn trình bày để quý đồng nghiệp cùng tham khảo. II / Phương pháp thực hiện: 1. Đối với phụ huynh : Cứ vào đầu năm học, sau khi daỵ được 1 tuần đầu, nắm đựơc mức độ đọc bài của từng em. Tôi tổ chức một cuộc họp phụ huynh riêng dành cho lớp của mình. Nhờ một phụ huynh viết biên bản. Sau khi báo cáo tình hình giáo dục hiện nay và thực tế của con em mình để phụ huynh cùng nhìn nhận và thảo luận. Sau đó, phụ huynh cùng nhất trí và kí vào biên bản với các nội dung sau đây: - Phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến lớp chuyên cần, đúng giờ, trang bị đồ dùng học tập cho các em. - Luôn luôn theo dõi, giám sát, kiểm tra thời gian học tập ở nhà hằng ngày của con mình. Có những biện pháp răng đe đối với con để con học tốt ở nhà. 2. Đối với học sinh: - Ở nhà: Vào đầu năm học mỗi học sinh phải chuẩn bị cho mình một quyển vở có tên gọi" RÈN CHỮ". Sau khi các em học thuộc bài cũ thì ngày mai có tiết tập đọc bài gì? Nội dung bài tập đọc đó các em tự nhìn vào SGK đọc và chép vào vở rèn chữ. - Ở lớp: Cũng từ đầu năm học tôi chia nhóm, phân công nhóm trưởng và giao cho mỗi nhóm trưởng một quyển sổ có tên gọi "SỔ THEO DÕI HỌC TẬP". Nhiệm vụ của mỗi nhóm trưởng là cứ mỗi buổi học sẽ kiểm tra việc đọc bài chép bài của bạn rồi ghi vào sổ theo dõi để báo cáo với cô vào đầu giờ học. Nếu nhóm nào hoàn thành tốt sẽ được tuyên dương trước lớp. Nếu nhóm nào có bạn chưa hoàn thành sẽ bị phê bình, kiểm điểm trước lớp. - Trong giờ tập đọc: Tôi luôn đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển tư duy. - Tôi luôn kết hợp các hình thức dạy học: Đọc nối tiếp nhau từng câu, từng đoạn, cả bài, luyện đọc theo nhóm, đọc thi giữa các nhóm, thảo luận nhóm để giải nghĩa từ và trả lời các câu hỏi SGK. Tôi luôn khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về cách đọc của bạn mình nhằm giúp bạn rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn, có ưu điểm nào là tôi cổ vũ tuyên dương ngay để gây hứng thú cho các em. Những em nào đọc chưa trôi chảy thì tôi nhắc nhở động viên và dành thời gian luyện đọc cho các em nhiều hơn. III / Quy trình giảng dạy: 1 . Ổn định lớp : Hát - Điểm danh 2. KTBC : - Học sinh nhắc lại bài cũ vừa học hôm trước. - GV mời học sinh lên đọc đoạn hoặc bài vừa học và trả lời câu hỏi theo yêu cầu SGK. - HS nhận xét - GV bổ sung, ghi điểm. - GV nhận xét chung. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh minh hoạ để giới thiệu bài mới và ghi bảng đề bài. b) Luyện đọc: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đọc mẫu toàn bài. + Gợi ý cách đọc. GV ghi từ khó lên bảng + GV đọc mẫu từ khó một lần - GV gợi ý HS cách chia đoạn - Sau mỗi đoạn GV mời HS nhận xét bạn đọc - GV rút ra từ mới trong mỗi đoạn (ghi bảng). - GV chuẩn bị sẵn các câu khó đọc ở bảng phụ. + GV đọc mẫu các câu khó một lần. GV bổ sung tuyên dương nhóm đọc hay nhất. - HS chú ý lắng nghe - HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu. - HS tìm từ khó. - HS luyện đọc từ khó (cá nhân - đồng thanh) - HS chia đoạn. - HS đọc từng đoạn của bài. - HS nhận xét bạn đọc. - HS giải thích từ mới (phần chú giải SGK) - HS luyện đọc câu khó (cá nhân - đồng thanh) - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS luyện đọc thi giữa các nhóm với nhau. - HS nhận xét các nhóm vừa đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh (tuỳ theo yêu cầu của từng bài) c) Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS đọc đoạn nằm trong yêu cầu câu hỏi và yêu cầu câu hỏi trong SGK trước khi trả lời(GV có thể dẫn dắt gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng HS cụ thể) d) Luyện đọc lại/ Học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu) - Khâu luyện đọc lại được thực hiện theo các bước sau: + GV đọc mẫu + GV lưu ý về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài văn. + GV tổ chức cho HS thi đọc cá nhân và uốn nắn cách đọc cho HS. + GV hướng dẫn cho HS đọc thuộc lòng bài (nếu SGK yêu cầu) 4. Củng cố : - Hỏi HS về nội dung bài học? Liên hệ thực tế qua bài học đối với HS? 5. Dặn dò : - Dặn HS những việc cần làm ở nhà. - Nhận xét tiết học. * Lưu ý: Bài tập đọc dạy trong 2 tiết có thể được phân bổ thời gian một trong 2 cách sau: Cách 1: Tiết 1 dành cho việc giới thiệu bài và đọc cả bài Tiết 2 dành cho việc tìm hiểu bài, luyện đọc lại, học thuộc lòng ( nếu có yêu cầu) và củng cố, dặn dò. Cách 2: Mỗi tiết đọc và tìm hiểu nội dung một nữa bài tập đọc. GV căn cứ và tình hình cụ thể của lớp mình mà chọn cách dạy thích hợp. Qua nhiều năm áp dụng phương pháp dạy phân môn Tập đọc trên. Ở lớp tôi vào đầu năm học thì phần đọc của các em rất yếu, có nhiều em phải diễn lại từng vần, từng chữ. Nhưng đến cuối học kì I thì các em đã đọc được trôi chảy những bài văn ngắn, những bài thơ theo yêu cầu và hiểu được phần nào về nội dung bài học. Đó là điều mà cả nhà trường, phụ huynh, cô giáo hết sức vui mừng. IV- Kết luận: Từ phương pháp dạy học trên tôi đã rút ra bài học cho bản thân mình trong phương pháp dạy học phân môn Tập đọc : - Người giáo viên phải luôn luôn tạo được sự gần gũi giữa phụ huynh , học sinh và giáo viên . - Người giáo viên làm sao tạo cơ hội để các em tự giác , cố gắng vươn lên trong học tập . - Thiết kế những giờ học thật sinh động , hào hứng , hấp dẫn đối với HS để thu hút các em ham học , nhưng phải phù hợp với khả năng tiếp thu , không nên đặt ra yêu cầu quá cao cho HS. - Người giáo viên phải làm sao cho tất cả HS đều có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự giác , chủ động và tự giác , phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học đề ra. - Luôn luôn tuyên dương khuyến khích là trên hết, nhắc nhở , bảo ban thì phải nhẹ nhàng. Vì sự hạn chế về thời gian nghiên cứu để viết chuyên đề này , cũng như kiến thức của bản thân có hạn, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định .Bản thân rất mong đượpc sự thông cảm và đóng góp của quý thấy cô cùng các bạn đồng nghiệp . Xin chân thành cảm ơn! . Nhưng tình hình thực tế của học sinh như tôi đã nêu ở trên thật là vô cùng nan giải. Với những day dứt trên, tôi đã tìm ra: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 2 và. của bản thân có hạn, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định .Bản thân rất mong đượpc sự thông cảm và đóng góp của quý thấy cô cùng các bạn đồng nghiệp . Xin chân thành cảm

Ngày đăng: 27/01/2015, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan