Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 135 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
135
Dung lượng
1,64 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ BÍCH HƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NGỮ VI TRONG VIỆC THỂ HIỆN VỊ THẾ CÁC VAI GIAO TIẾP TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ BÍCH HƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NGỮ VI TRONG VIỆC THỂ HIỆN VỊ THẾ CÁC VAI GIAO TIẾP TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Thanh Hà Nội – 2012 MỤC LỤC Mở đầu 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 9 5. Cấu trúc Luận văn 9 Chương 1: Cơ sở lí thuyết 10 1.1. Một số vấn đề về “diễn ngôn” và “ phân tích diễn ngôn” 10 1.2. Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn phê phán” 14 1.3. Một số vấn đề về “diễn ngôn hội thoại” và “phân tích diễn ngôn hội thoại” 18 1.3.1. Diễn ngôn hội thoại 18 1.3.2. Phân tích diễn ngôn hội thoại 20 1.3.2.1. Ngữ cảnh 24 1.3.2.2. Nhân vật giao tiếp 25 1.3.2.3. Nguyên lý giao tiếp 25 1.4. Vị thế xã hội và vị thế giao tiếp 25 1.5. Biểu hiện vị thế trong mối quan hệ giữa các vai giao tiếp 27 1.6. Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 1.6.1. Ba loại hành vi ngôn ngữ 28 1.6.2. Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời 28 1.6.3. Phân loại các hành vi tại lời 29 1.6.4. Động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi 33 1.7. Một số phương thức biểu hiện vị thế trong diễn ngôn hội thoại 35 1.7.1. Hệ thống từ xưng hô 36 1.7.2. Hệ thống tiểu từ tình thái 37 1.7.3. Hệ thống động từ ngữ vi 38 1.7.3.1. Một số quan điểm về cách phân chia nhóm động từ ngữ vi 38 1.7.3.2. Khảo sát và phân loại động từ ngữ vi trong tiếng Việt dựa trên cứ liệu diễn ngôn hội thoại 43 * Tiểu kết 48 Chương 2: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp mang tính chuẩn mực 50 2.1. Khái niệm về giao tiếp mang tính chuẩn mực 50 2.2. Một số yếu tố quy định phương thức giao tiếp chuẩn mực 51 2.3. Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp mang tính chuẩn mực 54 2.3.1. Trường hợp người nói có vị thế ngang hàng người nghe 54 2.3.2. Trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe 62 2.3.3. Trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe 74 * Tiểu kết 87 Chương 3: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp không mang tính chuẩn mực 91 3.1. Khái niệm về giao tiếp không mang tính chuẩn mực 91 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi tính chuẩn mực trong giao tiếp 91 3.2.1. Mục đích giao tiếp 91 3.2.2. Chiến lược giao tiếp 93 3.2.3. Tình huống giao tiếp 94 3.3. Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp không mang tính chuẩn mực 95 3.3.1. Trường hợp người nói có vị thế ngang hàng người nghe 95 3.3.2. Trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe 103 3.3.3. Trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe 114 * Tiểu kết 126 Kết luận 130 Tài liệu tham khảo 134 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu về lí thuyết hành vi ngôn ngữ là một công việc quan trọng và lí thú bởi bất kì sự giao tiếp ngôn ngữ nào cũng bao hàm ít nhất một hành vi ngôn ngữ [28, tr. 105]. Hành vi ấy không chỉ lệ thuộc vào nội dung những điều chúng ta muốn nói mà còn lệ thuộc vào việc chúng ta là ai, chúng ta hy vọng người đối thoại với mình biết được điều gì và chúng ta nên lựa chọn hành vi nào để vừa đạt mục đích giao tiếp, vừa giữ gìn được thể diện. Trong số các hành vi ngôn ngữ, hành vi tại lời (còn gọi là hành vi ở lời, hành vi ngôn trung) đáng chú ý hơn cả bởi chúng được thực hiện ngay khi nói. Nhóm hành vi này thường có các động từ ngữ vi tương ứng để gọi tên, chẳng hạn như hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh Không chỉ thực hiện chức năng biểu thị, gọi tên các hành vi ngôn ngữ, nhóm động từ ngữ vi còn hiện thực hóa ngay hành vi được chủ thể phát ngôn đề cập trong câu, đồng thời giúp xác lập và quy định vị thế các vai tham gia giao tiếp. Để hiểu được cơ chế sử dụng nhóm động từ này, chúng ta cần đặt chúng trong một ngữ cảnh cụ thể, đặc biệt cần xem xét đến các yếu tố văn hóa, xã hội, ý thức cộng đồng và vị thế của người tham gia hội thoại, tức là xét trong chu cảnh lớn hơn trong quan hệ giữa các vai giao tiếp, bối cảnh giao tiếp và chiến lược giao tiếp. Đây là điều chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Hầu hết các tác giả đi trước mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu mặt cấu trúc - ngữ nghĩa của một số động từ ngữ vi chứ chưa làm rõ mối tương liên giữa việc sử dụng động từ và mục đích giao tiếp của chủ thể phát ngôn khi lựa chọn động từ ấy. Đặc biệt, chưa khảo sát được vai trò và hoạt động của nhóm động từ này trong việc xác lập quyền thế các vai giao tiếp theo hướng tiếp cận của đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán. Tuy ra đời muộn, song hướng nghiên cứu mới này đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với đông đảo giới nghiên cứu ngôn ngữ học. Mục đích của hướng nghiên cứu không chỉ dừng ở việc miêu tả mà còn đưa ra những lý giải về quá trình kiến tạo, tồn tại và hoạt động của diễn ngôn, trên cơ sở đó nó thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong việc tổ chức mạng lưới quan hệ quyền thế xã hội. Điều này cũng có nghĩa là trong phân tích diễn ngôn phê phán, một khái niệm tối quan trọng không thể bỏ qua là khái niệm “quyền thế”, ở đây là quyền thế được tạo ra giữa các vai tham gia giao tiếp thông qua việc lựa chọn và sử dụng động từ ngữ vi nhằm biểu thị các hành vi ngôn ngữ. Từ những nhận định mang tính gợi mở nêu trên, Luận văn quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng Việt” làm đối tượng nghiên cứu trên cơ sở vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do ảnh hưởng của tư tưởng logic học nên trong những năm nửa đầu thế kỷ XX, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ vẫn chỉ chú tâm tới các kiểu câu khảo nghiệm, tức những câu có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn logic đúng - sai. Trong khi đó, mặc nhiên coi những câu kiểu như Anh cho hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?, Tôi cuộc với anh là đội Đan Mạch sẽ thắng đội Đức! là vô nghĩa hoặc giả - khẳng định [4, tr. 88]. Nhà triết học người Anh J.L Austin là người đầu tiên nhận ra vai trò của những kiểu câu này. Ông cho rằng, chúng được phát ngôn không vì mục đích trình bày kết quả khảo nghiệm hay miêu tả sự vật, sự kiện, cũng không phải là những báo cáo hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó như hỏi, đánh cuộc, bộc lộ cảm xúc Austin gọi những phát ngôn dạng này là phát ngôn ngữ vi và những động từ biểu thị hành vi trong các phát ngôn đó được gọi là động từ ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói ra thì đồng thời họ thực hiện luôn hành động được biểu thị trong phát ngôn đó. Nhờ phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi, Austin đã phát hiện ra bản chất các hành vi ngôn ngữ. Cũng từ đây, lí thuyết về động từ ngữ vi và hành vi ngôn ngữ dần được hình thành, và về sau tiếp tục được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học phát triển, bổ sung. Hầu hết các tác giả sau này đều kế thừa quan điểm của Austin, đồng thời bổ sung thêm một số lí thuyết về tiêu chí phân loại các hành vi ngôn ngữ. Trong đó, có thể kể tới các công trình nghiên cứu tiêu biểu của J.Searle, đặc biệt là công trình Speech Acts (Hành động ngôn từ). Speech Acts đề cập đến ba khái niệm chính bao gồm quy tắc (rules), mệnh đề (proposition) và ý nghĩa (meaning) với mục đích nêu lên những điều kiện và quy tắc để thực hiện hành động ngôn trung (thuật ngữ được J.Searle dùng thay cho hành vi ngôn ngữ). Một số tác giả về sau như A.Weirzbicka, G.Yule, D.Gordon & G.Lakoff, J.Cole, R.Zuber cũng có những đóng góp đáng kể khi tập trung nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ gián tiếp, giúp mở ra hướng nghiên cứu mới về hội thoại cũng như việc xây dựng cơ chế lí giải các hiện tượng ngôn ngữ. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu như Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban cũng có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ngữ dụng học nói chung cũng như lí thuyết về hành vi ngôn ngữ nói riêng. Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập II), tác giả Đỗ Hữu Châu đã dành hẳn chương III để viết về hành vi ngôn ngữ, trong đó tác giả đề xuất khái niệm động từ ngữ vi, đưa ra lí lẽ trong việc phân biệt phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi, đồng thời nêu lên một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi ngôn ngữ. Trước đó, năm 1998, tác giả Nguyễn Đức Dân cũng công bố công trình Ngữ dụng học tập 1 với những cơ sở lí thuyết khá căn bản về dụng học, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề về hành vi ngôn ngữ như: biểu thức ngữ vi, dấu hiệu ngữ vi, hành vi ngôn ngữ gián tiếp Sự xuất hiện thêm công trình Dụng học Việt ngữ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp vào năm 2000 tiếp tục đóng góp không nhỏ trong việc biện giải một số vấn đề thuộc ngữ dụng học được áp dụng cụ thể trong tiếng Việt. Cùng xuất phát trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết hành động ngôn từ của Austin, tác giả Diệp Quang Ban lại chủ trương chia câu ngôn hành (thuật ngữ được tác giả sử dụng để chỉ câu ngữ vi hay phát ngôn ngữ vi) thành hai loại câu: câu sử dụng hành động nói trực tiếp và câu sử dụng hành động nói gián tiếp. Câu sử dụng hành động nói trực tiếp bao gồm hai kiểu câu nhỏ hơn là câu ngôn hành tường minh và câu ngôn hành hàm ẩn. Câu sử dụng hành động nói gián tiếp là trường hợp câu có đặc điểm cấu tạo về thức có thể được sử dụng không đúng với chức năng (mục đích nói) vốn có của nó. Trái với quan điểm này, tác giả Cao Xuân Hạo trong “Sơ thảo Ngữ pháp chức năng” lại cho rằng, câu ngôn hành là một loại câu trần thuật tự biểu thị, được thực hiện trong khi nói nó ra và chính bằng cách nói nó ra. Kiểu câu này sử dụng một loại động từ chỉ hành động mà Austin gọi là vị từ ngôn hành (thuật ngữ được tác giả dùng để chỉ động từ ngữ vi). Ông không thừa nhận dạng phát ngôn ngôn hành hàm ẩn bởi nếu ta thừa nhận sự tồn tại của phát ngôn ngôn hành hàm ẩn thì tất cả các phát ngôn đều có tính ngôn hành vì phát ngôn nào cũng có thể mở đầu bằng Tôi xin nói rằng và do đó, việc phân biệt các loại câu ngôn hành trở nên vô nghĩa lí [13, tr. 417]. Dựa trên các quan điểm và định hướng nghiên cứu nêu trên, không ít công trình đã tập trung nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ nói chung, động từ ngữ vi nói riêng theo hướng tiếp cận của ngữ pháp chức năng, tức chú ý tới mặt cấu trúc – ngữ nghĩa hoặc ngữ nghĩa – ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ cũng như các động từ ngữ vi. Trong số các công trình nghiên cứu về sau, Luận văn đặc biệt chú ý tới hai nghiên cứu “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt” của tác giả Lữ Thị Trà Giang và nghiên cứu “Biểu hiện của quan hệ quyền thế trong các diễn ngôn hội thoại (khảo sát trên tư liệu một số truyện ngắn hiện đại)” của tác giả Phạm Thị Thu Trang. Công trình nghiên cứu thứ nhất là công trình đầu tiên và có lẽ cũng là duy nhất cho đến nay thực hiện việc thống kê, xác lập hệ thống động từ ngữ vi trong tiếng Việt một cách tương đối đầy đủ dựa trên ý tưởng của Austin và những đề xuất của tác giả Cao Xuân Hạo. Trong khi đó, công trình thứ hai được thực hiện dưới góc nhìn mới theo hướng tiếp cận của phân tích diễn ngôn phê phán. Công trình này tuy không đề cập trực tiếp tới các hành vi ngôn ngữ cũng như nhóm động từ ngữ vi, song lại có tính chất gợi mở quan trọng cho Luận văn hướng tới việc xây dựng đề tài nêu trên bởi xét cho cùng, trong số tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng nhằm thể hiện mối quan hệ vị thế trong giao tiếp, hai phương tiện được sử dụng phổ biến và thể hiện rõ nét nhất là hệ thống từ xưng hô và hệ thống động từ ngữ vi. Nói cách khác, hướng nghiên cứu mà Luận văn đang theo đuổi là bước tiếp theo nhằm bổ sung và góp phần hoàn thiện cho hướng nghiên cứu về biểu hiện quan hệ quyền thế trong diễn ngôn hội thoại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vai trò và hoạt động của nhóm động từ ngữ vi có thể được xem xét, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn, chúng tôi chỉ lựa chọn các cuộc hội thoại có chứa động từ ngữ vi để nghiên cứu, khảo sát hoạt động của nhóm động từ này trong việc thể hiện vị thế các nhân vật giao tiếp. Do số lượng động từ ngữ vi trong tiếng Việt tương đối lớn nên phạm vi khảo sát tư liệu của Luận văn khá rộng, bao gồm các đoạn thoại trong hơn 50 tác phẩm văn học lẫn trong đời sống hàng ngày. Việc thu thập tư liệu được thực hiện chọn lọc với những đoạn thoại chứa các bối cảnh giao tiếp khác nhau với các vai giao tiếp khác nhau nhằm cung cấp cho Luận văn khối tư liệu phong phú, đa chiều về mối quan hệ quyền thế giữa các nhân vật giao tiếp thông qua việc sử dụng các nhóm động từ ngữ vi. Tuy nhiên, chúng tôi không chủ trương khảo sát toàn bộ động từ ngữ vi trong tiếng Việt mà chỉ khảo sát sự xuất hiện ngẫu nhiên của chúng [...]... 2: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong vi c thể hiện vị thế các vai giao tiếp mang tính chuẩn mực Chương 3: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong vi c thể hiện vị thế các vai giao tiếp không mang tính chuẩn mực Qua vi c khảo sát hoạt động của các nhóm động từ ngữ vi trong diễn ngôn hội thoại, Luận văn kỳ vọng sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của các nhóm động từ này trong vi c thể hiện vị thế các vai. .. với vị thế xã hội Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vị thế giao tiếp có thể xảy ra các khả năng sau: - Vị thế xã hội cao vị thế giao tiếp cao - Vị thế xã hội cao vị thế giao tiếp ngang bằng - Vị thế xã hội cao vị thế giao tiếp thấp - Vị thế xã hội thấp vị thế giao tiếp thấp - Vị thế xã hội thấp vị thế giao tiếp ngang bằng Cũng theo tác giả, ít khi xảy ra trường hợp vị thế xã hội thấp mà vị thế. .. đây chỉ nằm ở vi c các tác giả lựa chọn tiêu chí nào làm tiêu chí bậc một để phân loại và trật tự sắp xếp các hành vi hay các nhóm hành vi trong bảng phân loại của mình 1.6.4 Động từ ngữ vi, biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi * Động từ ngữ vi Động từ ngữ vi là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng tại lời Hầu hết các tác giả đều có cách hiểu giống... giữa từ ngữ (ngôn từ) với thế giới” (hiện thực khách quan) của một hành vi Sự khớp ghép có thể được xây dựng theo hai chiều, từ ngôn ngữ tới hiện thực” hoặc từ hiện thực tới ngôn ngữ Chiều từ ngôn ngữ tới hiện thực” phản ánh các loại hành vi mà ngôn từ xảy ra trước rồi hiện thực xảy ra đúng như thế và ngược lại, trong khi chiều từ hiện thực tới ngôn ngữ phản ánh các loại hành vi mà hiện thực... thực hiện hành vi chào và hành vi hỏi tại thời điểm phát ngôn Như vậy, động từ chào và hỏi được xem là động từ ngữ vi Trong thực tế giao tiếp, không phải khi nào các động từ ngữ vi cũng được dùng với chức năng ngữ vi Austin cho rằng, động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi khi nó thỏa mãn những điều kiện: chủ thể phát ngôn ở ngôi thứ nhất, thời của động từ ở thời hiện tại (hiện tại phát ngôn) ,... cũng như ngoại diên của nhóm động từ này Đây là nhóm động từ mà khi phát âm chúng là người nói thực hiện luôn cái hành vi tại lời do chúng biểu hiện Nói cách khác, mỗi một động từ ngữ vi biểu hiện một hành vi ngôn ngữ, và hành vi đó được thực hiện thông qua vi c người nói nói ra động từ đó, còn nội dung của hành vi thì được thể hiện ở ngay phần tiếp sau của động từ Khi ta phát ngôn “Cháu chào bác ạ!”... - Người ở vị thế thấp khi tự ti, muốn giữ nguyên vị thế thấp vốn có, rút ngắn khoảng cách giao tiếp 1.5 Biểu hiện vị thế trong mối quan hệ giữa các vai giao tiếp Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao tiếp phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó là quan hệ vai giao tiếp Vai giao tiếp là một thuật ngữ được các nhà ngôn ngữ học dùng để biểu hiện vị thế xã hội của nhân... với người khác trong xã hội, còn vị thế giao tiếp là địa vị, tư thế của một người nào đó trong bối cảnh cụ thể của cuộc giao tiếp mà người đó tham gia Vị thế xã hội được tạo thành bởi các nhân tố như nghề nghiệp, chức vụ, tuổi tác, quan hệ huyết thống , trong khi vị thế giao tiếp được tạo thành bởi các nhân tố thuộc vị thế xã hội và mục đích phát ngôn Vị thế giao tiếp có khi trùng với vị thế xã hội nhưng... đích, chiến lược giao tiếp khác nhau, có thể quy về các kiểu chiến lược cơ bản như sau: - Người ở vị thế giao tiếp cao muốn khẳng định vị thế của mình, xác lập khoảng cách giao tiếp với người tham gia đối thoại - Người ở vị thế cao muốn trung hòa/hạ thấp vị thế, chủ động rút ngắn khoảng cách giao tiếp - Người ở vị thế thấp khi tự tin, muốn nâng cao vị thế của mình, xác lập khoảng cách giao tiếp với đối... phát ngôn) , thể của động từ là thể chủ động, thức thực thi, bổ ngữ trực tiếp gắn với người đối thoại và phải ở ngôi thứ hai Về sau, một số công trình nghiên cứu liên quan tiếp tục cụ thể hóa các điều kiện cần và đủ để một động từ trở thành động từ ngữ vi, theo đó một động từ ngữ vi phải là động từ biểu thị hành động, được thực hiện bằng cách nói nó ra, là động từ mà khi nói xong thì hành động mà nó . 2: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong vi c thể hiện vị thế các vai giao tiếp mang tính chuẩn mực Chương 3: Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong vi c thể hiện vị thế các vai giao tiếp. vi c khảo sát hoạt động của các nhóm động từ ngữ vi trong diễn ngôn hội thoại, Luận văn kỳ vọng sẽ tìm hiểu rõ hơn vai trò của các nhóm động từ này trong vi c thể hiện vị thế các vai giao tiếp. HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NGỮ VI TRONG VI C THỂ HIỆN VỊ THẾ CÁC VAI GIAO TIẾP TRONG DIỄN NGÔN TIẾNG VI T Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ