Trường hợp người nói có vị thế ngang hàng người nghe

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 92)

Trường hợp thứ nhất, biểu hiện mối quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe thông qua phát ngôn chứa động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến. Trong đoạn hội thoại dưới đây, cô sinh viên tên Hoài tuy có vai giao tiếp ngang hàng với các bạn sinh viên trong phòng kí túc, song đã chủ động tạo lập và dẫn dắt hội thoại nhằm xác lập khoảng cách và chiếm vị thế giao tiếp.

Hội thoại 24:

“Thầy giáo chủ nhiệm là người tế nhị, thầy có thể hùng hồn giảng bài chứ nói đến chuyện sinh hoạt cá nhân, lại là của sinh viên nữ thì thầy hay ngại.

- Em uống rượu hay hút thuốc lá, thuốc lào thì bận đến ai? Em có làm sao thân em chịu chứ em có phiền vào ai đâu mà bọn chúng nó mách thầy? Em có phải thò lò mũi xanh đâu mà chúng nó phải lo cho em? - Khi thầy giáo góp ý, Hoài cãi.

- Không chạm đến ai nhưng nó chướng lắm. Những trò đó là của đàn ông, em là con gái, phải giữ những bản tính của con gái chứ?

Hoài không trả lời thầy chủ nhiệm mà về, xông thẳng vào buồng hét lên:

- Con nào hớt lẻo với thầy chuyện của tao? Từ nay trở đi tao cấm đứa nào đụng đến tao, tao có quắp thằng nào nằm giữa cái phòng này thì đấy cũng là chuyện của tao, chỉ trừ bây giờ tao cướp người yêu của chúng mày hay cắp ăn trộm tiền bạc quần áo, chúng mày mới được quyền nói! - Hoài nói và bỏ đi qua đêm hôm đó.

(Xin hãy tin em, Nguyễn Thị Thu Huệ) Đây là đoạn hội thoại được thực hiện với sự góp mặt của nhiều nhân vật (đa thoại), trong đó Hoài là nhân vật chính, còn các bạn trong phòng đóng vai trò là người lắng nghe. Xét về các đặc điểm nhân vật, Hoài không có gì nổi trội hơn các bạn, song xét về vị thế giao tiếp, Hoài chiếm ưu thế hơn bởi cô vốn là người có cá tính ngang tàng, hiếu thắng, đặc biệt trong trường hợp này, khi cô bị thầy giáo phê

bình, góp ý. Hoài đã sử dụng phát ngôn chứa động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến

ở mức cao kết hợp giọng điệu nhấn mạnh cùng cặp từ xưng hô phi chính danh (tao, con nào) nhằm răn đe, cảnh cáo các bạn. Về phía các bạn trong phòng, tất cả đều lựa chọn phương thức im lặng trước hành động ứng xử thái quá, thiếu chuẩn mực của Hoài. Đối với họ, Hoài vừa là một người bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực bạn bè, nhưng cô cũng chẳng nề hà ai một khi bản thân bị xúc phạm. Sự im lặng của cả phòng trong trường hợp này vì thế được xem là chiến lược khôn ngoan, giúp rút ngắn khoảng cách với Hoài và làm cô vơi đi nỗi tức giận.

Trường hợp thứ hai là một trường hợp đặc biệt vì trong cùng một đoạn hội thoại nhưng xuất hiện tới bốn phát ngôn chứa bốn động từ ngữ vi biểu thị bốn hành vi tại lời khác nhau, gồm: hành vi cầu, hành vi hỏi, hành vi khiến và hành vi cám ơn. Trong số này, có tới ba hành vi được thực hiện theo phương thức giao tiếp không theo chuẩn, ngoại trừ hành vi hỏi. Và chiến lược được sử dụng trong cả ba trường hợp là người ở vị thế thấp nhưng tự tin, muốn nâng cao vị thế và người ở vị thế cao chủ động hạ thấp, đồng thời đề cao đối phương.

Hội thoại 25:

“- Đây rồi, Bình vừa nói vừa mở khóa phía trong cánh cổng. Mày vào đây. Nhà tao coi như ở vùng sâu vùng xa của Hà Nội…

Thông bỏ ba lô, nhìn một lượt. Chỉ thấy toàn sách báo và sách báo. Đọc lắm thế này mà đầu óc vẫn ngu? Anh chua chát nghĩ mà cáu cho bạn. Lẽ ra nó phải dắt vợ xuống chào anh. Vợ nó phải vồn vã đón tiếp ngay từ cống, nếu nó điện thoại về, báo tin trước. Muộn thì muộn, chào nhau một câu, mời nhau chén nước, điếu thuốc, rồi ngủ, ai bắt tội phải thức khuya đâu mà nó cứ len lét như rắn mùng Năm thế?

- Nào, bây giờ thì tha hồ, Bình hồ hởi. Mày vào tắm một cái. Tao chuẩn bị đồ nhắm rồi anh em mình nhậu.

- Tao đến đây không phải để tắm! Thông bắt đầu gây sự. Mày sợ tao bẩn thì mày nói thẳng vào mặt tao, việc gì phải làm thế? Bình hoàn toàn bị bất ngờ. Anh nắm tay bạn, kéo Thông ngồi xuống ghế:

- Không tắm thì thôi, Bình đấu dịu. Bây giờ mày thích uống rượu Tây hay rượu ta? Bia chai bia lon nhà tao lúc nào cũng có sẵn, tuỳ mày.

- Nếu mày nói tuỳ tao thì tao nói thật, Thông cầm quai ba lô đứng lên. Gặp nhau thế này là đủ rồi. Mày cho tao về!

- Ô kìa! Bình kêu lên. Về là thế nào? Mày phải ở đây với tao. Tao đã bảo mày thích gì tao cũng chiều.

- Tao chỉ thích về!

Bình cầm ba lô của Thông nhét vào trong tủ khóa lại:

- Mày điên à? Nửa đêm đến nhà bạn, chưa kịp hỏi han trò chuyện gì, mày đã đòi về là nghĩa làm sao?

- Tao kinh mày! Thông nói thong thả. Bình ngớ người ra.

- Tóm lại là bây giờ tao chỉ còn xin mày một đặc ân - Đặc ân gì?

- Đưa ba lô cho tao và ra mở cổng cho tao về. Tao cám ơn tấm lòng vàng của mày!

Bình bắt đầu nóng mặt. Anh nắm vai Thông, ấn Thông ngồi xuống, nói: - Tao hỏi thật, mày định đến đây để chơi với tao hay để hành hạ tao? Im lặng.

- Tao cấm mày bây giờ không được đòi về. Bình tiếp. Còn nếu có gì không vừa lòng thì mày nói thẳng: Mày có phải là thằng hèn không?

- Vâng, tao nhà quê, tao hèn. Nhưng theo tao, mày nên lấy ba lô cho tao, mở cổng cho tao về!

- Thôi cũng gần sáng rồi. Mày mở cổng cho tao về. Kể từ nay coi như hai chúng mình không có nhau.

Bình nằm vật trên nệm. Anh cảm thấy đầu anh đang bốc hỏa u u ong ong. Chợt anh vùng dậy, quỳ xuống chắp hai tay vào nhau vái lia lịa:

- Thôi tao chịu mày. Tao trăm ngàn lạy, tao lạy mày. Mày tha cho tao. Thông ạ. Mày đúng, tao sai. Tao nhận hết lỗi về tao. Tao mong mày ngồi xuống đây uống với tao một chén, rồi ngủ.

Có tiếng chân bước xuống cầu thang. Tất nhiên chỉ mình Bình là nghe thấy. Thông đứng tựa lưng vào tường. Có tiếng gõ cửa. Bình vội mở:

- Em đấy à? Có anh Thông về chơi, khuya quá, anh không tiện gọi.

- Úi giời anh Thông! Sinh vồn vã. Thế mà em cứ tưởng mấy ông ở cơ quan anh ấy tới nhậu nhẹt văn thơ nên mới mặc kệ.

Rồi Sinh quay sang trách chồng:

- Lần sau có khách quý thế này, khuya thì khuya, anh cứ gọi em, em nấu nướng cho mà đánh chén với nhau.

Thông cảm thấy dịu lại:

- Bọn anh ăn ngoài quán rồi mà.

- Thế bây giờ hai ông ăn gì, tôi làm cho? Sinh săm sắn. Phở hay mì? Hay để em xào cho một đĩa mướp đắng với thịt bò mà uống rượu.

- Đúng rồi, Thông buột thốt. Mướp đắng. Miền Nam gọi là khổ qua đấy”. (Khổ qua, Tuyển tập truyện ngắn Thái Bá Tân) Cuộc thoại có sự hiện diện của ba nhân vật nhưng lời thoại chủ yếu tập trung vào cuộc phân trần giữa hai nhân vật nam, cũng là hai người lính trong thời bình tên Bình và Thông. Xét về quan hệ bằng hữu, Bình và Thông có vị thế ngang nhau, nhưng nếu cộng hợp các yếu tố khác thì Bình có vị thế giao tiếp cao hơn hẳn Thông. Về địa vị xã hội, Bình hiện đang là phó tổng giám đốc một tờ báo ở thành phố, anh lại lấy được vợ đẹp, là con gái của của một vị tướng và là một nhà giáo ưu tú. Trong khi đó, Thông sống và lập gia đình ở quê, kinh tế chỉ tạm đủ ăn, đặc biệt trong tình huống này, Thông đang là người nghỉ nhờ nhà Bình và có ý muốn gửi gắm vợ chồng Bình trông nom Thơm, con gái Thông mới đỗ đại học. Tuy nhiên, do hiểu lầm thái độ của bạn về chuyện sắp xếp ăn ở cho Thơm nên Thông tỏ ý thua dỗi, muốn bỏ về quê. Nhằm xoa dịu tình hình, Bình tuy có vị thế giao tiếp cao hơn, song đã chủ động hạ thấp vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với bạn. Ngược lại, Thông là người có vị thế thấp hơn nhưng tỏ rõ sự tự tin, muốn nâng cao vị thế và xác lập khoảng cách giao tiếp với Bình. Không những từ chối mọi lời mời, lời đề nghị của Bình, Thông còn sử dụng tường minh phát ngôn biểu thị hành vi cám ơn “Tao cám ơn tấm lòng vàng của mày” với hàm ý mỉa mai, châm chọc. Bình đã phản ứng lại thái độ lạnh nhạt của bạn bằng ba phát ngôn liên tiếp biểu thị ba trạng thái cảm xúc ứng với ba hành vi hỏi, khiến, và cầu. Các hành vi đều được biểu thị ở mức độ cao nhất, song vẫn không thuyết phục được Thông cho tới khi nhân vật người vợ xuất hiện.

Như vậy, có thể thấy, một bên ở vị thế cao khi chủ động hạ thấp vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp, trong khi một bên ở vị thế thấp nhưng muốn nâng cao vị thế, cố ý xác lập khoảng cách giao tiếp, mâu thuẫn này khiến đoạn thoại không đạt hiệu quả giao tiếp cao. Ngoài ra, trong đoạn hội thoại này, ta thấy rằng, có nhiều nhân tố giao tiếp chi phối đến việc sử dụng ngôn từ cũng như việc lựa chọn động từ ngữ vi của các nhân vật như: địa vị xã hội, hoàn cảnh giao tiếp, mối quan hệ thân – sơ..., trong đó nhân tố mối quan hệ thân – sơ đóng vai trò quyết định và quan trọng hơn cả.

Trường hợp thứ ba, hai người bạn thân tuy có mối quan hệ vị thế ngang hàng nhưng vì muốn đề cao bạn nên một người đã chủ động hạ thấp vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách với bạn. Và phương tiện được lựa chọn trong trường hợp này là nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi chào tường minh. Xét hội thoại sau:

Hội thoại 26:

“Gần mười giờ khuya, Nhiệm mới mò về nhà, mặt mày tươi roi rói như mới bắt được vàng.

Mẫn hỏi tới:

- Mày đã nói mày yêu em chưa? - Chưa.

- Sao chưa nói? Chuyên hích vai Mẫn:

- Mày chẳng biết cái quái gì hết! Không phải bao giờ cũng có thể nói tiếng "yêu" một cách dễ dàng. Phải đợi đúng... thời cơ mới được!

Mẫn cười:

- Gặp tao là tao nói đại. Chuyên nhăn mặt:

- Mày đừng có bắt chước thằng Nhiệm. Bộp chộp như nó chẳng bao giờ thành công.

Mẫn nhún vai:

- Giỡn hoài! Rủ được em Thủy đi xem phim mà mày bảo không thành công! Chuyên đực mặt ra:

- Ừ hén! Tao cũng chẳng hiểu ra làm sao! Mẫn vung tay:

- Tối nay tao sẽ "phỏng vấn" nó xem thử nó áp dụng bí quyết gì trong chuyện này. Gần mười giờ khuya, Nhiệm mới mò về nhà, mặt mày tươi roi rói như mới bắt được vàng.

Mẫn nhỏm ngay dậy:

- A, chào người hùng! Đi đâu giờ này mới về? - Thì đi xem phim với em chứ đi đâu!

- Xem phim gì mà tới mười giờ? Nhiệm nháy mắt:

- À, xem phim ra còn dẫn em đi ăn. Chuyên khịt mũi:

- Ngon quá hén!

- Ngon chứ sao không! Ít ra cũng ngon hơn mày!”.

(Phòng trọ ba người, Nguyễn Nhật Ánh)

Đoạn thoại lần lượt được chia làm hai cặp thoại, cặp thứ nhất diễn ra giữa nhân vật Mẫn và Chuyên, cặp thứ hai với sự xuất hiện đầy đủ của ba nhân vật, Mẫn, Chuyên và Nhiệm. Xét về đặc điểm các nhân vật giao tiếp, cả ba đều có vị thế ngang hàng, tuy nhiên, trong cặp thoại thứ hai, vị thế giao tiếp của Nhiệm có vẻ chiếm ưu thế hơn. Cả Mẫn và Chuyên đều đang trong tâm trạng háo hức chờ đợi Nhiệm kể về bí quyết chinh phục cô bạn gái tên Thủy nên ngay khi Nhiệm bước vào nhà, Mẫn đã chào bạn bằng một phát ngôn chào tường minh đầy ngưỡng mộ. Đặc biệt, cậu còn đề cao bạn là “người hùng”. Hành động này khiến Nhiệm, người

ở vị thế cao vô cùng hãnh diện và cậu đã không ngần ngại chia sẻ điều mà hai người bạn đang tò mò.

Trường hợp thứ tư, người nói và người nghe tuy ở vị thế ngang hàng, nhưng người nói đã chủ động nâng cao vị thế so với người nghe thông qua việc sử dụng phát ngôn biểu thị hành vi chê tường minh.

Hội thoại 27:

“ – Thanh à, tớ phê bình cậu nhá, ai lại để nhà cửa bề bộn thế này, ông xã nhà cậu công nhận dễ tính thật đấy, phải tay Toàn nhà tớ thì biết mặt.

- Úi giời, cả ngày tối mặt ngoài đồng, về đến nhà nấu được bữa cơm là tốt lắm rồi. Phải 1-2 tuần tao mới dọn một lần thôi. Ông Toàn á, còn lười hơn tao ấy chứ! - Chịu vợ chồng nhà này thật đấy, ở gì mà bẩn thế. Cái chỗ sàn này, mày mà không dùng nước tẩy thì có đến tết tây cũng chả sạch.

- Vâng, cám ơn cô Tuyết đã nhắc nhở! Em sẽ đi cọ sạch ngay ạ”.

(Hội thoại hàng ngày)

Đoạn hội thoại trên là cuộc đối đáp giữa hai người bạn thân tên Thanh và Tuyết trong tình huống Tuyết sang nhà Thanh Chơi. Trong vai trò là người mở thoại, Tuyết chiếm vị thế giao tiếp cao hơn so với bạn, cô cũng không ngần ngại thực hiện hành vi chê đối với cô bạn thân bằng một phát ngôn phê bình tường minh. Lời phê bình của Tuyết không quá nghiêm trọng, thậm chí còn kết hợp thêm một số tiểu từ tình thái mang tính nhấn nhá cùng giọng điệu vui đùa nên tuy phê bình nhưng vẫn giữ được hòa khí và không làm phật lòng người bị chê. Về phía mình, Thanh cũng hiểu được lời phê bình thiện chí của bạn nên cô vui lòng xác nhận và sửa đổi. Thông thường, lời phê bình thuộc nghi thức giao tiếp âm tính nên rất dễ đụng chạm đến thể diện người bị chê, đặc biệt là chê trong môi trường quy thức, hành chính. Đó cũng là lý do khiến các trường hợp hội thoại chứa động từ này thường ứng với các trường hợp người chê có vị thế cao hơn so với người bị chê. Trong trường hợp này, tuy phát ngôn chê được thực hiện trong môi trường phi

quy thức, tức không làm ảnh hưởng nhiều đến thể diện người chê, song vẫn được coi là một trong những trường hợp giao tiếp không theo khuôn mẫu.

3.2.2. Trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe

Trường hợp thứ nhất, người ở vị thế cao nhưng muốn trung hòa/hạ thấp vị thế, chủ động rút ngắn khoảng cách với đối phương nhằm đạt đích giao tiếp. Lúc này, các động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu ở mức độ cao được vận dụng triệt để. Ở đoạn thoại sau, người mẹ tuy có vị thế cao tuyệt đối so với người con nhưng đã chủ động sử dụng cách xưng hô thân mật kết hợp với các động từ ngữ vi biểu thị tính cầu ở mức cao nhằm thuyết phục người con làm theo sự sắp đặt của mình. Hội thoại 27:

“- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này. Trời ơi! Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

Chị Dậu lại lã chã hai hàng nước mắt.

- U van con, lạy con, con có thương thầy thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm. Công u nuôi con sáu, bẩy năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán, u đã chết từng khúc ruột rồi đây con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thầy con đau ốm là thế, vẫn bị người ta đánh trói,

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)