Trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 62)

Như trên đã đề cập, với đặc trưng kêu gọi thiện chí, sự tự nguyện hành động của người nghe, nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu và hành vi xin lỗi

thường được sử dụng khi người nói có vị thế thấp hơn người nghe. Vì vậy, hai nhóm động từ biểu thị hai loại hành vi này sẽ không xuất hiện trong trường hợp giao tiếp mang tính chuẩn mực khi người nói có vị thế cao hơn người nghe như các trường hợp khảo sát dưới đây.

Trường hợp thứ nhất, người ở vị thế cao khi muốn khẳng định vị thế, chủ động xác lập khoảng cách giao tiếp với đối phương thông qua việc sử dụng động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến ở mức cao nhất.

Hội thoại 7:

“Trang vừa bước vào phòng đã gặp Giám đốc Hoàng Quân đợi sẵn cô, anh cao giọng hỏi:

- Cô có ý định dự thi giao dịch viên giỏi không , Huyền Trang? - Dạ không .

- Tại sao cô không có ý nghĩ tham dự?- Tuân hỏi tiếp - Vì tôi nghĩ mình không có khả năng.

...

- Tôi đã đăng ký cho cô, cô sẽ tham gia thi vào chiều ngày 15 này. - Hả !

Huyền Trang phát hoảng thật sự . Cô nói như muốn khóc: - Tại sao anh làm như vậy chứ ?

- Tôi sẽ vẫn kiên quyết không thi.

- Tôi ra lệnh cho cô phải thi, đây là mệnh lệnh”.

(Hội thoại hàng ngày)

Xuất hiện trong đoạn thoại là hai nhân vật có vị thế hoàn toàn đối lập nhau, một bên là vị giám đốc có tên Hoàng Quân và một bên là cô thư ký có tên Huyền

Trang. Xét về cả vị thế xã hội và vị thế giao tiếp, vị giám đốc đều cao hơn cô thư ký, đó là do các yếu tố về giới tính, tuổi tác, khung cảnh giao tiếp (bị hạn định trong phòng làm việc của vị giám đốc) chi phối, đặc biệt là yếu tố về địa vị xã hội (giám đốc - nhân viên). Hơn nữa, vị giám đốc lại là người đóng vai trò trong việc việc tạo lập hội thoại và dẫn dắt hội thoại theo mục đích định trước nên anh càng ở thế chủ động. Bằng chứng là từ đầu đến cuối đoạn thoại, anh luôn đặt ra câu hỏi đối với Huyền Trang và hướng cô đi tới quyết định tham gia cuộc thi giao dịch viên giỏi. Tất cả các lý do từ chối mà cô đưa ra đều bị anh bác bỏ bằng những cấu trúc câu khẳng định, thể hiện sự dứt khoát, nhất quán trong quan điểm của mình. Nút thắt của cuộc đối thoại nằm ở hành vi ra lệnh của Hoàng Quân. Trước phản ứng của Huyền Trang về việc bị ép buộc tham gia cuộc thi, Hoàng Quân đã viện tới lý do cao nhất trong mối quan hệ vị thế giữa một giám đốc và nhân viên để bắt cô phải chấp thuận lời đề nghị. Anh đã sử dụng hiển ngôn phát ngôn chứa động từ ngữ vi ra lệnh, động từ biểu thị hành vi khiến ở mức độ cao nhất nhằm áp đặt Huyền Trang. Về phần mình, tuy ở vị thế thấp hơn, song Huyền Trang khá tự tin, chủ động nâng vị thế bằng cách từ chối mọi lý do mà Hoàng Quân đưa ra nhằm thuyết phục cô.

Trường hợp thứ hai, chủ thể giao tiếp sử dụng phát ngôn tường minh biểu thị hành vi vừa cầu vừa khiến nhằm hy vọng đối phương đồng ý với phương án mình đưa ra. Nhóm động từ biểu thị hành vi này không có tính cưỡng bức nghiêm trọng như ở trong các động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến, cũng không thể hiện sự nhún nhường, khẩn khoản như các động từ ngữ vi biểu thị hành vi cầu mà mang tính lịch sự, tôn trọng đối phương. Do đó, chúng hầu như chỉ được sử dụng trong những trường hợp hội thoại mang tính chuẩn mực. Xét ví dụ sau:

Hội thoại 8:

- Hay là... như thế này. Tôi đề nghị bác để cho em Hùng ở đây với tôi. Đem về dưới quê sợ việc học tập của em bị dở dang. Đợi đến kết thúc năm học, bác hẵng đón em về.

Ba Hùng quăn giãy nảy:

- Ấy chết! Nó ở với thầy làm sao được! Thầy còn có gia đình, lại còn dạy học dạy hành!

Anh mỉm cười:

- Không sao đâu! Bác đừng lo! Tôi hiện nay sống một mình.

Thêm em Hùng lại càng vui. Còn chuyện dạy học thì đâu có sao! Ở chung, tôi còn có dịp kèm thêm cho em. Tôi đã nghĩ kỹ rồi.

Ba Hùng quăn có vẻ xiêu lòng. Ông ta quay sang Hùng quăn: - Thầy nói vậy, con thấy sao ?

Hùng quăn bối rối:

- Dạ, con không dám ạ. Vả lại trước đây con lỡ...

Biết Hùng quăn định nhắc chuyện cũ, anh vội vàng xua tay:

- Thôi, chuyện cũ em nhắc lại làm gì! Ai lại chẳng có lần nông nổi...

Hùng quăn định nói gì đó nhưng bất giác nó cảm thấy như bị một cục gì chẹn ngang cổ họng. Nó ấp úng một hồi rồi lí nhí nói:

- Em xin lỗi thầy!”

(Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh)

Đây là đoạn thoại diễn ra giữa một bên là nhân vật thầy giáo Gia, và một bên là cha con Hùng quăn. Xét về yếu tố tuổi tác cha Hùng quăn ở vị thế cao hơn, tuy nhên xét về yếu tố địa vị xã hội thì thầy giáo Gia lại là người chiếm ưu thế do tác động của yếu tố nghề nghiệp (giáo viên – nông dân), bối cảnh giao tiếp (không gian là văn phòng làm việc tại trường học) và tình huống giao tiếp (cha con Hùng quăn đến xin phép được chuyển trường, Hùng quăn lại là học sinh từng có hành động vô lễ với thầy giáo Gia). Ở vị thế thấp hơn, cha con Hùng quăn sử dụng chiến

lược giữ nguyên vị thế thấp vốn có nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với thầy giáo Gia và hy vọng thầy đồng ý để Hùng quăn được chuyển trường. Trong khi đó, về phần mình, tuy có vị thế giao tiếp cao hơn, song nhân vật thầy giáo đã chủ động trung hòa vị thế nhằm rút ngắn khoảng cách với cha con Hùng quăn. Ngoài việc sử dụng cặp từ xưng hô “tôi – bác” thể hiện sự thân mật, thầy giáo Gia còn sử dụng tường minh phát ngôn chứa động từ ngữ vi đề nghị nhằm nêu gợi ý, phương án giải quyết cho việc học của Hùng quăn. Dễ có thể nhận thấy, nét khiến trong trường hợp này thấp hơn nhiều so với nét khiến trong các động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến như cấm, yêu cầu, ra lệnh. Giả định, nếu thay đề nghị bằng một động từ ngữ vi khác có tính khiến cao hoặc tính cầu cao như “tôi cấm bác”, “tôi yêu cầu bác”

hay “tôi xin bác”, “tôi van bác” thì có thể thấy đoạn thoại sẽ mất đi tính tự nhiên và hiệu quả giao tiếp sẽ không cao.

Trường hợp thứ ba, người ở vị thế cao nhưng chủ động hạ thấp vị thế, đồng thời đề cao vị thế đối phương thông qua việc sử dụng phát ngôn cám ơn tường minh. Ví dụ sau là một minh chứng.

Hội thoại 9:

“- Chào cụ!...

- Cụ đi ăn xin à? Mời cụ vào trong nhà uống chén nước.

Người đàn ông trung niên cầm tay dẫn bà lão ăn mày đi vào trong nhà, mời bà ngồi ghế sa-lông, rót cốc nước mời bà. Chè xanh? Bà có vẻ ngạc nhiên, người thành phố người ta hay uống trà, cà phê chứ mấy ai uống thứ nước của người nhà quê? Bà cầm cốc nước không dám uống, lòng bà đầy nghi hoặc, sao cái ông chủ nhà này lại tử tế với một người ăn mày thế? Hay là họ định nhờ vả mình điều gì? - Cụ uống đi, hay cụ chưa ăn sáng sợ uống chè xanh sẽ bị say?

- À, ờ.

... Bà lão ăn mày nhỏ nhẹ nói:

- Dạ, cụ cứ quá lời!

- Tôi nói thật lòng đấy. Tôi đi ăn xin, người ta thường gọi tôi là kẻ ăn mày, đứa ăn xin, con ăn mày, thế mà bác lại gọi tôi bằng cụ!

- Dạ, ở quê người ta vẫn hay gọi thay con, cháu. Cụ chắc bằng tuổi bà nội cháu... Người đàn ông móc túi lấy ra tờ bạc năm mươi ngàn, đặt vào tay bà lão:

- Dạ, cháu xin biếu cụ chút tiền lẻ, cụ chắc chưa ăn sáng, cụ ra phố ăn tô phở để lấy sức còn đi.

Bà lão ăn mày mới cầm tiền chưa kịp cảm ơn thì người đàn ông đã vui vẻ cất lời: - Cảm ơn cụ đã nhận tiền của cháu!

Bà lão ăn mày nhìn người đàn ông, ngơ ngác:

- Trước nay kẻ ăn mày vẫn phải cảm ơn người cho tiền, sao bác lại ngược đời thế? Người đàn ông khẽ đáp:

- Thiên hạ cho thế là thuận lẽ đời nhưng cháu nghĩ khác. Cháu cho bà ít tiền nhưng lại nhận được cái phúc lớn từ cụ ban cho. Người được hưởng phúc thì vợ chồng, con cháu sẽ sống no ấm, vui vẻ cụ ạ!”...

(Cốc nước chè xanh, Vũ Đảm)

Đây là đoạn hội thoại giữa hai con người có hoàn cảnh và số phận đối lập nhau, một bên là vị công chức với đời sống khá giả ở thành phố, một bên là bà lão ăn xin xuất thân từ thôn quê. Xét về các đặc điểm nhân vật giao tiếp, bà cụ tuy nhiều tuổi hơn, song lại có vị thế thấp hơn so với vị công chức, điều này bị quy định bởi yếu tố địa vị xã hội (công chức – ăn xin), khung cảnh giao tiếp (nhà của vị công chức), giới tính. Ở vào vị thế thấp hơn, nhân vật bà cụ đã lựa chọn chiến lược giữ nguyên vị thế thấp vốn có nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với vị công chức. Trong khi đó, vị công chức ý thức được vị thế cao của mình nên cũng chủ động hạ thấp vị thế, đồng thời đề cao bà cụ. Điều này được thể hiện qua hàng loạt phương tiện ngôn ngữ được nhân vật sử dụng như: các tiểu từ tình thái mang tính chất mềm mỏng, nhã nhặn (dạ,), cách xưng hô thân mật, gần gũi cháu – cụ, cách

sử dụng các phát ngôn chào, mời tường minh lễ phép, chuẩn mực. Đặc biệt, khi tặng quà và biếu tiền bà cụ, vị công chức còn sử dụng tường minh phát ngôn cám ơn kèm theo lời lý giải đầy nhân văn. Đây cũng là trường hợp hiếm gặp trong thực tế khi mà người ban ơn lại thực hiện hành vi cám ơn người nhận được ban ơn. Dễ có thể nhận thấy, trong trường hợp này, yếu tố tuổi tác đã vượt lên trên tất cả các yếu tố quy định vị thế xã hội như địa vị xã hội, giới tính, nghề nghiệp... để xác lập phương thức và chiến lược giao tiếp chuẩn mực của nhân vật.

Trường hợp thứ tư, người nói ở vị thế cao hơn và họ thực hiện hành vi chào

tường minh nhằm mục đích khẳng định vị thế, xác lập khoảng cách với đối phương. Trong đoạn hội thoại dưới đây, vị cảnh sát và người phụ nữ vi phạm luật giao thông vốn là những người không quen biết, tức không có sự xác lập quan hệ liên cá nhân từ trước khi bắt đầu cuộc thoại, do đó, tình huống dưới đây chỉ tồn tại duy nhất mối quan hệ về chức năng công việc.

Hội thoại 10:

“ Tuýt...

- Chào chị, mời chị xuống xe xuất trình giấy tờ, bằng lái - Dạ?

- Mời chị cho chúng tôi kiểm tra giấy tờ - Nhưng em bị bắt vì tội gì ạ?

- Chị đã rẽ phải sang đường mà không bật đèn xi-nhan

- Anh ơi, anh châm chước cho, em đang bận đưa cháu nhỏ đi học nên không đem theo giấy tờ gì cả.

- Không có giấy tờ? - Vâng

- Vậy mời chị kí vào biên bản này

- Dạ, thôi, anh cho phép em nộp phạt luôn ạ!

(Hội thoại hàng ngày)

Đoạn thoại trên diễn ra giữa một bên là vị cảnh sát giao thông trẻ tuổi và một bên là người phụ nữ trung niên trong tình huống người phụ nữ vi phạm Luật giao thông. Mặc dù ít tuổi hơn so với người phụ nữ, song xét về các yếu tố quy định vị thế xã hội như địa vị xã hội, tình huống giao tiếp, giới tính... thì vị cảnh sát lại chiếm ưu thế hơn. Bản thân vị cảnh sát cũng ý thức được vị thế cao của mình nên ngay từ đầu cuộc thoại đã xác lập khoảng cách với người phụ nữ bằng phát ngôn chào chuẩn mực. Đây là lời chào khuôn mẫu, được sử dụng phổ biến trong lời mở đầu các tình huống giao tiếp giữa các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ với người dân. Giả sử, lời chào này được thay bằng các phát ngôn chào tường minh như “Tôi chào chị!” hoặc “Chào!” hoặc “Xin chào chị!” thì có thể vị thế và hiệu quả giao tiếp sẽ ít nhiều bị thay đổi. Về phía người phụ nữ, khi nhận thấy điểm bất lợi của mình cũng đã chủ động sử dụng chiến lược giữ nguyên vị thế thấp nhằm rút ngắn khoảng cách giao tiếp với vị cảnh sát. Tuy nhiên, chiến lược bất đắc dĩ này không giúp chị đạt được mục đích đề ra.

Trường hợp thứ năm, người ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế và xác lập khoảng cách với đối phương thông qua việc thực hiện hành vi chê một cách tường minh.

Hội thoại 11:

“Tới giờ kiểm tra môn Sử của cô Hoa, trong khi các bạn đang miệt mài làm bài thì Ninh lại có những hành động mắt la mày lém, úp úp mở mở. Phát hiện thấy có điều khả nghi, cô Hoa tiến tới gần Ninh lật bài kiểm tra lên, rồi dõng dạc:

- Tôi cảnh cáo trò Ninh lần thứ nhất. Nếu còn vi phạm, tôi sẽ đánh dấu bài và mời em ra khỏi phòng. Bây giờ thì đưa tất cả tài liệu cho tôi.

Ninh xám mặt, lắp bắp: - Dạ... đây ạ”.

Mối quan hệ cô – trò vốn tự thân đã mặc định quan hệ vị thế cao – thấp và điều này khó có thể bị thay đổi trong hầu hết mọi tình huống giao tiếp. Trường hợp hội thoại nêu trên cũng không là ngoại lệ. Xét về các đặc điểm nhân vật giao tiếp lẫn vị thế xã hội, cô giáo Hoa có vị thế cao hơn hẳn so với cậu học trò tên Ninh. Vì thế, khi phát hiện Ninh có hành động quay cóp bài, cô Hoa đã thực hiện hành vi

cảnh cáo Ninh bằng một phát ngôn chứa động từ ngữ vi cảnh cáo. Đây là động từ ngữ vi biểu thị hành vi chê ở mức độ cao nhất, cao hơn cả hành vi khiển trách

phê bình, nhằm mục đích yêu cầu Ninh chấm dứt ngay hành vi sai trái. Ở vị thế thấp hơn, và trong tình thế bất đắc dĩ, Ninh không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải sử dụng chiến lược giữ nguyên vị thế thấp vốn có, đồng thời chấp nhận nộp tài liệu quay cóp cho cô. Như vậy, khi một người ở vị thế cao muốn khẳng định vị thế và xác lập khoảng cách với đối phương vốn ở vị thế thấp hơn thì một trong những phương tiện mà người đó có thể lựa chọn sử dụng là nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi chê.

Trường hợp thứ sáu, người có vị thế cao khi muốn khẳng định vị thế của mình và xác lập khoảng cách với đối phương sẽ thực hiện hành vi thông báo tường minh.

Hội thoại 12:

“- Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem. - Tôi không khám, cô giả tiền tôi cho tôi về!

- Đây, hay là phu la, áo, đồng hồ đây, anh muốn lấy thức gì thì lấy. - Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à?

- Thôi này, đừng cáu làm gì. Tôi bảo, cảnh tôi cũng như cảnh anh, cũng đi kiếm khách cả. Nhỡ phải một tối thế này, thì chịu vậy, chứ biết làm thế nào? - Thế sao cô không bảo thực tôi từ trước, để tôi kéo cô qua các nhà săm để hỏi, cô

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)