Kết quả khảo sát hoạt động của các nhóm động từ ngữ vi trong việc biểu hiện

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 124 - 125)

mối quan hệ vị thế cho thấy, trường hợp giao tiếp mang tính chuẩn mực xuất hiện với tần suất nhiều hơn so với trường hợp giao tiếp không mang tính chuẩn mực, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế giao tiếp trong văn hóa ứng xử người Việt vốn đề cao quy tắc “xưng khiêm hô tôn”. Trong cả hai trường hợp giao tiếp, mối quan hệ giao tiếp không ngang hàng chiếm phần áp đảo so với mối quan hệ giao tiếp ngang hàng, tuy nhiên các trường hợp vị thế cụ thể thì có sự khác biệt, một bên tập trung vào trường hợp người nói có vị thế cao hơn người nghe, một bên tập trung vào trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe. Sự khác biệt giữa hai trường hợp giao tiếp chuẩn mực và không chuẩn mực còn đặc biệt thể hiện ở chiến lược giao tiếp và chiến lược sử dụng nhóm động từ ngữ vi. Trong trường hợp giao tiếp mang tính chuẩn mực, các nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi khiến (ra lệnh, cấm, yêu cầu...), chê, thông báo, cam kết được sử dụng chủ yếu trong việc thể

hiện mối quan hệ giữa người nói cao hơn người nghe thông qua chiến lược giao tiếp khẳng định vị thế cao vốn có, trong khi đối với trường hợp giao tiếp không mang tính chuẩn mực, nhóm động từ này lại được ưu tiên sử dụng trong trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe, tương ứng với chiến lược giao tiếp trung hòa/hạ thấp vị thế. Tương tự, những nhóm động từ ngữ vi biểu thị hành vi

cầu (xin, van, lạy...), xin lỗi xuất hiện chủ yếu trong trường hợp người nói có vị thế thấp hơn người nghe trong giao tiếp mang tính chuẩn mực, nhưng trong trường hợp giao tiếp không mang tính chuẩn mực, chúng lại trở thành phương tiện được ưa dùng cho những người có vị thế cao, cần thực hiện hành vi thể hiện sự mềm mỏng trước người nghe có vị thế thấp hơn nhằm đạt đích giao tiếp. Với các nhóm động từ ngữ vi biểu thị các hành vi còn lại như chào, cám ơn, chúng xuất hiện tương đối đều đặn trong các chiến lược giao tiếp ứng với mối quan hệ vị thế ngang hàng và không ngang hàng, tuy nhiên trong vai trò là những động từ ngữ vi biểu thị các nghi thức giao tiếp cơ bản, khả năng biểu hiện vị thế các vai giao tiếp của chúng trở nên mờ nhạt hơn so với các nhóm động từ nêu trên.

Một phần của tài liệu hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng việt (Trang 124 - 125)