1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo Thực tập tốt nghiệp phòng GD&ĐT Thanh Oai - K3

39 652 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 376,5 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập tốt nghiệp, vớimong muốn được cầu thị tiến bộ, được trang bị thêm cho bản thân những kiếnthức và kỹ năng quản lý giáo dục, được tiếp

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ

- o0o

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Kiên

Lớp/ khóa: QLGD K3E

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Vinh

Hà Nội - 2013

Trang 2

MỤC LỤC Tiêu đề Trang

I PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lời nói đầu……… ……… 5

1.2 Giới thiệu chung về Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai - Tp.Hà Nội….8 1.2.1 Vài nét về huyện Thanh Oai và hoạt động của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai ……… 9

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai : ………10

1.3 Danh mục các nội dung thực tập: 15

II PHẦN NỘI DUNG 16

2.1 Một số kiến thức liên quan đến nội dung thực tập……… 16

2.1.1Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của một chuyên viên Mầm non 16

2.1.2 Cơ sở lý luận về Quản lý giáo dục……… 16

2.1.3 Cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của chuyên viên Mầm non…… 19

2.2 Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai……… 19

2.2.1 Tham gia hỗ trợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cùng các đồng chí chuyên viên của phòng 19

2.2.2 Tham gia vào quá trình thống kê, tổng hợp báo cáo 26

2.2.3 Tham gia hỗ trợ công tác quản lý đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc và các đơn vị có liên quan 30

2.2.4 Một số nội dung công việc khác được tham gia 33

III PHÂN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… 35

Kết luận……… 35

Một số kiến nghị, đề xuất:……… 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 39

PHỤ LỤC……….40

Trang 3

Cơ sở giáo dụcGiáo viên dạy giỏiMầm non

Tiểu họcTrung học cơ sởGiáo dục

Ủy ban nhân dânCán bộ

Giáo viênGiáo dục Mầm non

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Phòng GD&ĐT Thanh Oai em đã nhận được

sự chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy cô trong Phòng GD&ĐT ThanhOai; Qua báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng GD&ĐTThanh Oai đã tạo điều kiện để giúp em hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp.Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Bùi Văn Khánh – chuyên viên tổ THCS - người đãđồng hành, hướng dẫn trực tiếp và giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốtquá trình thực tập bảy tuần vừa qua

Em cũng xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy cô trong KhoaQuản lý, Học viện Quản lý Giáo dục đã trang bị kiến thức và kĩ năng cho chúng

em Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Vinh với sự tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệmthầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp em vững tin và có thêm những kĩ năng

để hoàn thành tốt đợt thực tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

Bất kỳ ở một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục - đào tạo luôn đóng một vaitrò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng,dân tộc và cả nhân loại Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trongnước và trên thế giới đã từng luận bàn rất nhiều xung quanh vấn đề này Theo

C.Mác: Giáo dục - đào tạo “Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà

khoa học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức

ấy mới có thể sáng tạo ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tuếch” Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”

Như vậy cả C.Mác và Ăngghen đều coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá, làđộng lực đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với quá trình xây dựngCNXH của một quốc gia, một dân tộc Chúng ta đang sống trong một thế giớivới rất nhiều những biến đổi trên mọi lĩnh vực đang hàng ngày, hàng giờ diễn rahết sức sôi động và mạnh mẽ Môi trường xã hội và môi trường nghề nghiệpcũng không nằm ngoài quy luật đó Bởi vậy, vai trò của hoạt động quản lý ngàycàng trở nên quan trọng Đặc biệt là quản lí giáo dục ngày càng được chú trọnghơn

Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục,

coi "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", "Đầu tư cho giáo dục là đầu

tư cho phát triển" Quan điểm đổi mới giáo dục đã được Đảng ta khởi xướng từ

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và ngày càng cụ thể, hoàn thiện để phù hợpvới thực tiễn Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định cần đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tiến trìnhphát triển đất nước trong giai đoạn tới Muốn thực hiện được quan điểm đó thìmột trong những vấn đề mà Nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo cần đặc biệt

Trang 6

đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp vừa có tài, vừa có đức, có kiếnthức, có kinh nghiệm thực tiễn, giàu lòng say mê và sáng tạo, thực sự là nhữngnhà quản lí chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ cả về lý luận và thức tiễn, đápứng với yêu cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Bàn về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, giữa nói và làm, giữa học

và hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: " Học để hành, học với hành phải đi đôi.

Học mà không hành thì vô ích Hành mà không học thì hành không trôi chảy".

Luật giáo giáo dục Việt Nam ban hành năm 2005 đã xác định rõ nguyên

lý của nền giáo dục Việt Nam là: "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn " Nguyên lý này có ý nghĩa hết sức

thiết thực nhằm đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của bộ máy giáo dục Đốivới giáo dục đại học, nguyên lý trên càng có ý nghĩa quan trọng góp phần trựctiếp quyết định trình độ chuyên môn, tay nghề của người được đào tạo và nócũng đã được cụ thể hóa trong nội dung thực tập đối với sinh viên cử nhânQLGD K3 Học viện QLGD vào cuối năm học thứ 4 Chương trình thực tập doHọc viện Quản lí giáo dục xây dựng cũng nhằm mục đích đó

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thực tập tốt nghiệp, vớimong muốn được cầu thị tiến bộ, được trang bị thêm cho bản thân những kiếnthức và kỹ năng quản lý giáo dục, được tiếp xúc với thực tế tại cơ sở giáo dụcqua đó có được những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học thiết thực để phục

vụ tốt nhất cho công việc của mình sau này và đây cũng là dịp để em có cơ hộivận dụng lý thuyết vào thực tiễn, tự khẳng định mình, tự nhìn nhận và đánh giábản thân mình từ đó có những định hướng thiết thực, phù hợp cho bản thân

Em đã chủ động tìm hiểu và đến đặt vấn đề xin liên hệ thực tập tại PhòngGD&ĐT huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội Được sự đồng ý, nhất trí củathầy Đỗ Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT về thời gian từ ngày 20/12/2012 đếnngày 07/02/2013 em đã thường xuyên đến Phòng GD để thực tập với vị trí làmột trợ lý cho chuyên viên phụ trách tổ Mần non Tập thể cán bộ và nhân viêncủa Phòng GD đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin,

Trang 7

tài liệu, giải đáp những thắc mắc giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ và báo cáothực tập tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện bản báo cáo này, bản thân em đã rất nỗ lực cốgắng, song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn không tránhkhỏi thiếu sót Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá củaquý thầy cô và các bạn để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

1.2 Giới thiệu chung về Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai - Tp.Hà Nội 1.2.1 Vài nét về huyện Thanh Oai và hoạt động của Phòng GD&ĐT huyện

* Đơn vị hành chính:

Hiện nay huyện Thanh Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thịtrấn Kim Bài và 20 xã

* Các giai đoạn phát triển.

Khi mới thành lập năm 1965 Phòng GD&ĐT Thanh Oai có 27 trườngTHCS, 26 trường tiểu học, 27 trường mầm non Trải qua 46 năm, sự nghiệp GDcủa huyện không ngừng được củng cố và phát triển

Từ 2008 đến nay: Giáo dục địa phương có bước chuyển mình mạnh mẽ được

sự quan tâm, chăm lo của Đảng bộ, Chính quyền các cấp và nhận thức của nhândân về công tác giáo dục ngày càng cao Đặc biệt theo Nghị quyết15/2008/QH12 của Quốc Hội về điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội có hiệulực từ ngày 01/08/2008, sáp nhập 14 thành phố, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh HàTây về Hà Nội Phòng GD&ĐT huyện được đầu tư nhiều hơn về CSVC, đổimới trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, công tác xã hội hóa giáo dụcđược đẩy mạnh; Cán bộ, GV trong ngành quyết tâm phấn đấu đổi mới, khôngngừng nâng cao chất lượng dạy và học; CSVC ngày càng khang trang, diện tíchđất đai các trường được quy hoạch, mở rộng; cảnh quan trường học ngày càngmột đẹp, bề thế hơn; đội ngũ cán bộ, giáo viên được giải quyết đảm bảo yêu cầu

cơ bản

Trang 9

* Về chất lượng:

Từ năm 2005 huyện được công nhận hoàn thành phổ cập GD MN Năm 2008

huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập GD MN Từ đó cùng với việc thựchiện đổi mới chương trình GD phổ thông; trong đó đẩy mạnh đổi mới phươngpháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, chất lượng dạy và học khôngngừng được củng cố nâng cao Đặc biệt công tác GD mũi nhọn, công tác phụđạo HS yếu kém, công tác phát hiện, bồi dưỡng GVG được đặc biệt chú ý, đầu

tư đúng mức, triển khai chọn lọc tổ chức có bài bản, chặt chẽ, động viên, khenthưởng kịp thời cá nhân điển hình nên GD huyện đã đạt thành tích cao trongnhiều năm qua như:

- BCH công đoàn nghành GD&ĐT huyện Thanh Oai khen tặng công đoànphòng GD&ĐT đã có nhiều thành tích trong thực hiện công cuộc “ Nhà trườngvăn hóa- Nhà giáo mẫu mực” giai đoạn 2008-2010

- Giấy khen của Giám đốc Sở giáo dục TP Hà Nội khen thưởng PGD&ĐTThanh Oai Hoàn thành tốt 10/12 chỉ tiêu công tác thi đua năm học 2009- 2010trong đó có 3 chỉ tiêu đạt xuất sắc

- Giấy khen của Giám đốc Sở giáo dục TP Hà Nội khen thưởng PGD&ĐTThanh Oai về đạt thành tích xuất sắc trong hội thi GVG thành phố năm học2011- 2012

- Giấy khen của Giám đốc Sở giáo dục TP Hà Nội khen thưởng PGD&ĐTThanh Oai Đạt thành tích xuất sắc trong đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỉ niệm

1000 năm thăng long

1.2.1.2 Vài nét về hoạt động của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai

- Đến năm 2008 đơn vị trực thuộc có: 73 trường:

+ Khối Mầm non: 27 trường

+ Khối Tiểu học: 24 trường

+ Khối THCS: 22 trường

Trang 10

- Đến năm 2010 đơn vị trực thuộc có: 71 trường (sáp nhập trường MN cônglập huyện với trường MN thị trấn Kim Bài thành trường MN thị trấn Kim Bài,sáp nhập trường THCS Nguyễn Trực với trường THCS thị trấn Kim Bài thànhtrường THCS Nguyễn Trực thị trấn Kim Bài)

+ Khối Mầm non: 26 trường

+ Khối Tiểu học: 24 trường

+ Khối THCS: 21 trường

Hiện nay toàn huyện có 71 trường

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai :

Căn cứ vào Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và thông tư

47 ngày 19/10/2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của phòng giáo dục, Phòng GD&ĐT Thanh Oai có vị trí, chức năng, nhiệm

vụ như sau:

1.2.2.1 Vị trí và chức năng.

1 Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện,

có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dunggiáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục;tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử

và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo

2 Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ công tác củaUBND cấp huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo

1.2.2.2 Quyền hạn và nhiệm vụ.

1 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp huyện:

Trang 11

a) Dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, cácquy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

b) Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch 05 năm, hàng năm vàchương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục trênđịa bàn;

c) Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường phổ thông

có nhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổthông dân tộc bán trú; trường tiểu học; trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ,trường, lớp mẫu giáo, không bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục(gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) và trung tâm học tập cộng đồng trên địabàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện

2 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch UBND cấphuyện: Dự thảo các quyết định thành lập (đối với các cơ sở giáo dục công lập),cho phép thành lập (đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập), sáp nhập, chia,tách, giải thể các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự đầu tư củacác tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung học cơ sở; trường phổ thông cónhiều cấp học, trong đó không có cấp học trung học phổ thông; trường phổthông dân tộc bán trú; trường tiểu học; cơ sở giáo dục mầm non; trung tâm họctập cộng đồng; các cơ sở giáo dục có tên gọi khác (nếu có) thuộc thẩm quyềnquản lý của UBND cấp huyện

3 Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình,

kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, các cơ chế, chính sách về xã hội hóagiáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; huy động, quản lý, sửdụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục

4 Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ

sở giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo

5 Hướng dẫn, tổ chức thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch,chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công táctuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dụcthuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

6 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng công chức,viên chức các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyệnsau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Trang 12

7 Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương trong lĩnh vực giáo dục.

8 Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, công tác thiđua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn huyện

9 Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việclàm, số người làm việc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sởgiáo dục; quyết định vị trí việc làm, số người làm việc cho các cơ sở giáo dụcsau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện và kiểm traviệc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái và thựchiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền quản lý của UBND cấp huyện và công chức của Phòng Giáo dục và Đàotạo

10 Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức,giáng chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục

công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản

trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩmquyền quản lý của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật và ủy quyềncủa UBND cấp huyện

11 Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dụchàng năm; tổng hợp ngân sách giáo dục hàng năm để cơ quan tài chính cùng cấptrình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quyết định giao dự toán chi ngân sáchgiáo dục cho các cơ sở giáo dục khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch xác định, cân đối ngân sách nhà nướcchi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phêduyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thuhợp pháp khác cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản

lý của UBND cấp huyện

12 Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch giúp UBND cấphuyện kiểm tra, thanh tra thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ

sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện

13 Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành, tiết kiệm, phòng chốngtham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của phápluật

14 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báocáo đột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Sở Giáo dục

và Đào tạo và UBND cấp huyện

Trang 13

15 Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của phápluật và của UBND cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBNDcấp huyện giao.

1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế

- Lãnh đạo Phòng gồm: 01 Trưởng phòng; 04 Phó trưởng phòng; Tổ Mầmnon;Tổ Tiểu học;Tổ Trung học cơ sở - giáo dục thường xuyên; Tổ hành chínhvăn phòng( gồm:Bộ phận kế toán,Bộ phận tổ chức cán bộ và tuyển sinh ĐH,Bộphận thanh tra và thống kê, Bộ phận hành chính, văn thư kiêm thủ quỹ)

Biên chế hành chính của Phòng GD&ĐT được xác định trên cơ sở căn cứvào khối lượng, tính chất, đặc điểm cụ thể công tác GD&ĐT của huyện Sốlượng biên chế của Phòng GD&ĐT do chủ tịch UBND cấp huyện quyết địnhtrong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND cấp tỉnh giao Cơ cấu tổchức của Phòng GD&ĐT Thanh Oai đươc khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

Trang 14

Trong đó: Hội đồng tư vấn gồm có: Hội đồng giáo dục Huyện, Hội khuyến học

Huyện và Hội cựu giáo chức

Tổ hành chính gồm có: Bộ phận văn thư phục vụ, bộ phận tổ chức cán bộ, bộ

phận tài chính kế toán và bộ phận thanh tra, thi đua khen thưởng, tuyển sinh

1.2.2.4 Mối quan hệ công tác.

1 Quan hệ với huyện ủy , Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và SởGD&ĐT:

- Phòng GD&ĐT chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Huyện ủy, Hộiđồng nhân dân, UBND huyện về toàn bộ công tác GD&ĐT; định kỳ báo cáoUBND huyện về nội dung công tác của Phòng và đề xuất các biện pháp chuyênmôn trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực GD&ĐT;

Trưởng phòng

Các phó trưởng phòng

Bộ phận

chuyên môn

MN

Bộ phận chuyên môn TH

Bộ phận chuyên môn THCS

Tổ hành chính

các trường THCS

VP, TCKT, TCCB, TS Chi bộ

Trang 15

- Phòng GD&ĐT chịu sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụcủa Sở GD&ĐT; có trách nhiệm tham mưu với Sở GD&ĐT về công tácGD&ĐT trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và báo cáo công tácchuyên môn theo yêu cầu của Giám đốc Sở GD&ĐT;

2 Quan hệ với các phòng, ban, cơ quan thuộc UBND huyện

- Phòng GD&ĐT phối hợp hoặc chủ trì phối hợp với các cơ quan thuộcUBND huyện và các ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm

vụ công tác GD&ĐT

3 Quan hệ với UBND xã, thị trấn

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ ngành để UBND

xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT theo quy địnhcủa nhà nước

1.2.2.5 Điều khoản thi hành

- Căn cứ quy định này và một số văn bản liên quan, Trưởng phòng GD&ĐT

có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc của phòng, phân công trách nhiệmcho các Phó trưởng phòng và cán bộ, công chức của phòng nhằm thực hiện tốtcông tác GD&ĐT trên địa bàn huyện

1.3 Danh mục các nội dung thực tập:

1.3.1 Tham gia hỗ trợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cùng đồng chí chuyên viên Phòng GD&ĐT;

1.3.2 Tham gia vào quá trình thống kê, tổng hợp báo cáo;

1.3.3 Hỗ trợ công tác quản lý đào tạo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc và các đơn vị có liên quan;

1.3.4 Một số nội dung công việc khác được tham gia;

Trang 16

II PHẦN NỘI DUNG

2.1 Một số kiến thức liên quan đến nội dung thực tập.

Thực tập tốt nghiệp tại Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai với vai trò, vịtrí là một chuyên viên phụ trách tổ Mầm non Vì vậy trong quá trình thực tập cáccông tác được thực hiện dựa trên một số nội dung, vấn đề, kiến thức cơ bản cóliên quan sau:

2.1.1 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của một chuyên viên Mầm non;

- Luật giáo dục, được thông qua ngày 14/06/2005 và bổ sung, sửa đổi năm 2009;

- Căn cứ vào Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 củaChính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và thông tư 47ngày 19/10/2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của phòng giáo dục, Phòng GD&ĐT Thanh Oai;

- TTLT Số: 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2008

hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáodục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạothuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

- Quyết định số 423/2012/QĐ-UBND ngày 11/11/2012 của UBND huyện ThanhOai về việc ban hành Quy định, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaPhòng GD&ĐT và mối quan hệ công tác của Phòng GD&ĐT huyện;

- Công văn số 2227/ SGDĐT- GDMN v/v Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ kiểm traphổ cập GDMNTNT;

- QĐ 239/ QĐ- TTg năm 2012 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non chotrẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 do thủ tướng chính phủ ban hành

2.1.2 Cơ sở lý luận về Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủthể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục

Trang 17

nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành một cách bình thường và liên tụcphát triển mở rộng về số lượng cũng như chất lượng.

Lao động của người chuyên viên cũng chính là lao động quản lý: soạn thảo, tổnghợp, đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện các quy định đó Đônđóc, giúp đỡ và kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện các nhiệm vụ giáodục của đối tượng quản lý

Với vai trò là một người quản lý, chuyên viên có trách nhiệm đảm bảo choguồng máy hệ thống giáo dục mà mình quản lý vận động một cách hiệu quả Do

đó để thực hiện tốt công việc của mình người cán bộ quản lý cần chuẩn bị chomình một lượng kiến thức về quản lý nhất định như: Khoa học quản lý (Cácchức năng quản lý, phương pháp và nguyên tắc quản lý); Các phương pháp xử lýtình huống, quản lý sự thay đổi, Ngoài ra người quản lý cần chuẩn bị thật tốtcho mình các kĩ năng quản lý như: Quản lý thời gian, giải quyết tình huống, giaotiếp, Trong quá trình thực hiện công việc người quản lý còn luôn cần có sựsáng tạo, nhanh nhẹn và hợp lý với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh

Lao động quản lý là lao động sư phạm, vì vậy người quản lý nói chung haychuyên viên nói riêng đều phải nắm vững các quy luật, các vấn đề lý luận cũngnhư thực tiễn về mỗi hoạt động trong từng công việc quản lý Và để nắm rõđược điều đó, dưới đây là một số cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn gắn liền với hoạtđộng quản lý giáo dục của chuyên viên cũng như gắn liền với các hoạt động ở

cơ sở tác nghiệp

2.1.2.1 Các vấn đề lý luận về khoa học quản lý

Trên cơ sở nắm rõ mục tiêu quản lý và thực tế hoạt động tại cơ sở, ngườiquản lý tiến hành thực hiện các chức nằng quản lý:

- Lập kế hoạch thực hiện công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, ; xâydựng lịch công tác của cá nhân

Lập kế hoạch phải dựa trên những nguyên tắc như phù hợp với mục tiêu, thực tếcủa công việc Kế hoạch khoa học, cụ thể, rõ ràng và hiệu quả

Trang 18

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức sắp xếp, bố trí , phân công công việc chocác bộ phận quản lý sao cho hợp lý và vận hành một cách hiệu quả.( tổ chứchop, hội nghị, phân công công việc, tổ chức bồi dưỡng, )

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực hiện chương trình giáo dục của cơ sở.2.1.2.2 Các vấn đề lý luận về quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục:

- Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình trong cơ sở giáo dục(Chươngtrình hành động theo tháng, năm, theo chủ đề, )

- Quản lý hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục trong nhà trường

- Quản lý các thành tố cấu thành nhà trường( gồm 10 thành tố)

- Quản lý quá trình đào tạo

2.1.2.3 Các vấn đề lý luận về thanh tra, kiểm tra trong nhà trường:

Thực hiện các chức năng thanh tra như: kiểm tra, đánh giá, giúp đỡ, thuthập thông tin đối với các nội dung thanh tra: Thanh tra chuyên môn; thanh tracông tác quản lý; thanh tra khiếu tố Trong quá trình thanh tra có thể sử dụng cáchình thức thanh tra như: Thanh tra định kì, thanh tra đột xuất.Thanh tra cần đảmbảo các nguyên tắc như tính kế hoạch, khách quan, hiệu quả,

Thực hiện thanh tra theo đúng các bước:

- Chuẩn bị thanh tra: Ra quyết định thanh tra; Lập kế hoạch thanh tra và chuẩn

bị một số nội dung khác cho hoạt động thanh tra

- Tiến hành thanh tra: Công bố quyết định thanh tra; tiến hành thanh tra; thời

hạn thanh tra

- Kết thúc thanh tra

- Sau thanh tra

Để hoàn thành tốt công tác quản lý người quan lý còn cần trang bị cho mìnhnhững kĩ năng sau:

- Kĩ năng quản lý thời gian

- Kĩ năng hành chính văn phòng: thống kê, tổng hợp số liệu, soạn thảo văn bản,lưu giữ và chuyển phát văn bản đến, văn bản đi,

Trang 19

- Kĩ năng giao tiếp, truyền thông, xử lý tình huống

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục

2.1.3 Cơ sở thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của chuyên viên Mầm non

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại phòng GD&ĐT với vai trò là một chuyênviên Mầm non và được tham gia vào một số công tác tại cơ sở Các công việcnày được thực hiện đươc dựa trên một số cơ sở thực tiễn sau:

- Kế hoạch công tác của phòng GD&ĐT

- Kế hoạch công tác tháng của chuyên viên hướng dẫn tại phòng GD&ĐT

- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của các cơ sở mà bộ phận Mầm non quản lý

- Căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch của 26 trường Mầm non mà tổ quản lý;căn cứ vào mức độ hoàn thiện báo cáo, tổng kết và kết quả tự đánh giá của cáctrường

- Dựa trên tình hình thực tế hiện nay của Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai

2.2 Những kết quả thu được trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai

Với thời gian bảy tuần tham gia vào công việc thực tế tại Phòng GD&ĐThuyện Thanh Oai , được đảm nhiệm nhiêm vụ của một chuyên viên phụ trách tổMầm non Đồng thời dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của chuyên viên tại cơ sở vàđịnh hướng của giảng viên hướng dẫn em đã có được những kết quả bước đầu

về thực tiễn công việc của một người quản lý nói chung và một chuyên viên nóiriêng

2.2.1 Tham gia hỗ trợ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cùng các đồng chí chuyên viên của phòng

Để đảm bảo các hoạt động giáo dục vận hành một cách bình thường và có hiệuquả tại cơ sở giáo dục Mầm non mà Phòng quản lý Em đã được tham gia vào

Ngày đăng: 26/01/2015, 00:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Xuân Kiểm ( chủ biên) : Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, Học viện hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước
2.Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quản( biên tập): Bài giảng Cơ sở pháp lý của Giáo dục và Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Cơ sở pháp lý của Giáo dục và Quản lý giáo dục
3. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương(biên soạn): Bài giảng Khoa học Quản lý, Tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện Quản lý, Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Khoa học Quản lý
4. Phạm Viết Vượng( chủ biên) : Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
5. Từ Đức Văn( chủ biên)- Lưu Xuân Mới : Giáo trình Thanh tra giáo dục( hệ đào tạo Tại chức và Từ xa), NXB Đại Học Sư Phạm, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thanh tra giáo dục
Nhà XB: NXB Đại Học Sư Phạm
6. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục Khác
7. Căn cứ vào Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Khác
8. Thông tư 47 ngày 19/10/2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục, Phòng GD&ĐT Thanh Oai Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w