báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty điện thành an ............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH ĐIỆN THÀNH AN 1.1 Sơ lược về công ty
1.2 Sơ đồ tổ chức công ty
1.3 Chính sách chất lượng
CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ MẶT BẰNG
CHUNG CỦA NHÀ MÁY
2.1 Hệ thống cung cấp điện
2.2 Mặt bằng chung nhà máy
2.3 Một số máy tự động được trang bị trong nhà máy
CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ ĐIỆN
3.1 Quy trình sản xuất tủ điện
3.2 Hình ảnh một số sản phẩm
CHƯƠNG 4 : TÌM HIỂU TỦ BÙ TỤ
KẾT LUẬN
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ cao, hòa cùng tốc độ phát triển của thế giới Kéo theo là sự phát triển không ngừng của các ngành, đặc biệt
là ngành điện, một ngành không thể thiếu trong mọi lĩnh vực
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cần đào tạo ra đội ngũ kỹ sư , công nhân điện có trình độ cao , hiểu biết rộng
Ở trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua, chúng em đã được sự giới thiệu cũng như hướng dẫn của thầy Đỗ Mạnh Cường để có cơ hội tiếp cận cũng như tham gia vào quá trình hoạt động của công ty điện Thành An Một công ty chuyên về sản xuất và lắpđặt các thiết bị điện Sau một thời gian đi thực tập thì đã trang bị cho em nhiều kỹ năng cũng như kiến thức thực tế để chuẩn bị cho công việc sau này khi ra trường
Những gì đạt được trong chuyến đi em xin trình bày trong báo cáo này Mặc dù
đã cố gắng nhưng do thời gian với kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập này còn nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các thầy cô để
em có được bản báo cáo hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH ĐIỆN
Hình 1 : Cổng vào công ty Điện Thành An
Trang 5Công ty TNHH Điện Thành An được thành lập ngày 09tháng 01 năm 2001theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102001784 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
cấp ngày 09/01/2001 Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH
Điện Thành An đã có những bước phát triển không ngừng trong việc thiết kế, tư vấn
và cung cấp sản phẩm cho ngành điện trong và ngoài nước Cho đến nay, Công ty đã
có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại trạm kiôt, tủ bảng điện, thang mángcáp; các loại cầu dao, cầu chì; cột điện bê tông li tâm…và các thiết bị khác mang nhãn
hiệu THÀNH AN với độ bền cao, chất lượng tốt Công ty liên tục đầu tư các trang
thiết bị hiện đại, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ sản xuất tạo đàchủ động cho Công ty phát triển và đứng vững trên thị trường Năm 2004, Công ty đã
áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào hoạt động sản xuất kinhdoanh Năm 2005, được sự chuyển giao công nghệ của xí nghiệp bê tông Chèm, công
ty đưa dây chuyền sản xuất cột bê tông li tâm với công suất 10.000 cột/năm vào hoạtđộng Công ty đã tham gia xây lắp nhiều công trình có quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu
về chất lượng kỹ thuật tốt, uy tín cao trên thị trường
Hiện nay sản phẩm của Thành An đã có mặt ở nhiều công trình lớn, hoạt động
chính trên các lĩnh vực: Sản xuất tủ bảng điện trung thế, hạ thế, trạm Kios hợp bộ,thang máng cáp, các loại cầu dao cầu chì, cột điện bê tông li tâm…; cung cấp các thiết
bị đường dây và trạm, các thiết bị đóng cắt… đến 110KV Là nhà phân phối, làm tủbảng điện của Schneider Electric Với đội ngũ công nhân lành nghề, giàu kinhnghiệm, bằng công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ, 90% điềukhiển tự động công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng về sảnphẩm, yêu cầu cao về chất lượng, đúng tiến độ với chi phí hợp lý
Trong quá trình phát triển, Công ty luôn nỗ lực tạo ra các sản phẩm và dịch vụtốt nhất cho khách hàng bằng cách chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử dụngnguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng hệ thống ISO trong việc điều hành quản lý
Với phương châm sự tín nhiệm của khách hàng là chìa khóa của thành công, tập
thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Điện Thành An không ngừng vươn lên để
tạo ra những sản phẩm uy tín – chất lượng và các dịch vụ chuyên nghiệp nhằm khẳngđịnh vị thế của mình trên thị trường ngành điện
Trang 6Mong muốn được phục vụ các khách hàng ngày càng chu đáo hơn, công ty luônsẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự đóng góp ý kiến của khách hàng!
- Tuân thủ các quy trình, quy phạm, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và công tác quản lý
- Tăng cường tìm hiểu, tiếp thu ý kiến, giải quyết mọi khiếu nại, đáp ứng thoảđáng các yêu cầu của khách hàng
- Thường xuyên đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo mọi điều kiện cho cán bộnhân viên được nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêucầu công việc được giao
- Đảm bảo chính sách chất lượng của Công ty được truyền đạt và được thấu hiểuđến từng bộ phận và cán bộ nhân viên
CHƯƠNG 2
Trang 7+ Khu trưng bày showroom sản phẩm+ Khu nhà ăn căn-tin cho công nhân + Khu nhà ở cho công nhân
+ Phân xưởng cơ khí
Trang 8+ Phân xưởng lắp ráp+ Phân xưởng điện+ Nhà kho – chứa các sản phẩm đã hoàn thành, đợi xuất khoCác khu nhà xưởng trong nhà máy đều được thiết kế rộng rãi, thông thoáng, cósứchứa lớn
Các phân xưởng cơ khí và lắp ráp được trang bị hệ thống khí nén xung quanh,rất tiện dụng cho công nhân có thể sử dụng các thiết bị khí nén để làm việc
Các phân xưởng: lắp ráp, cơ khí, nhà kho được trang bị hệ thống cầu trục nâng
hạ hiện đại, dễ dàng thực hiện việc di chuyển những khối nguyên vật liệu và sản phẩmnặng tới vài tấn
Hình2: Nhà chứa thành phẩm
2.3 Một số máy tự động được trang bị trong nhà máy
a) Máy cắt LASER FOMII-3015
Trang 9Hình 3: Máy cắt laser
- Dùng để gia công, cắt, đục lỗ, tạo hình chi tiết từ tấm phôi ban đầu với
sự chính xác cực kỳ cao và khả năng tự động hóa 100%
+ Tối ưu hóa thời gian set-up và thi hành+ Tự động xác định vị trí của tấm phôib) Máy đột CNC TRUPUNCH 1000
- Dùng để đục lỗ, cắt, tạo hình chi tiết từ tấm phôi ban đầu
- Một số đặc điểm kỹ thuật:
+ Vùng làm việc: 2050 x 1250 mm+ Độ dày phôi tối đa: 6.4 mm+ Lực gia công của tools: 165kN
Trang 11- Một số thông số kỹ thuật của TRUBEND 5130+ Áp lực chấn: 1300 kN
+ Độ dài có thể nén đc của chi tiết: 3230 mm+ Được lập trình, người vận hành sử dụng thao tác đơn giản+ Tốc độ: 10 mm/s
+ Hầu: 420 m
d Máy gia công thanh cái
- Chuyên dùng gia công các loại thanh đồng, thanh cái trong các tủ điện,
tủ phân phối
Hình 6 : Máy gia công thanh cái
CHƯƠNG 3
Trang 12QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỦ ĐIỆN
3.1 Quy trình sản xuất tủ điện
Quy trình sản xuất tủ điện tại công ty TNHH Thành An, gồm các bước chính sau:Bước 1: Đột CNC
Tấm phôi nguyên liệu thường là tôn kẽm, được đưa vào máy đột TRUPUNCH
1000, máy này sẽ được lập trình để cắt tạo hình dạng và đục lỗ trên bề mặt tạo ra nhiềuchi tiết khác nhau của sản phẩm
Khi vận hành máy luôn cần có 2 người, một người đứng ở bảng điều khiển, mộtngười đứng trong gần khu vực máy làm việc Khi cắt tách rời một chi tiết hoặc mộtmảnh vật liệu thừa, máy sẽ tạm thời dừng lại, khi đó người đứng trong khu vực máy sẽdùng tay lấy chi tiết đó ra, người bên ngoài tiếp tục vận hành để máy chạy tiếp
Bước 2: Chấn CNC
Các chi tiết được tạo ra sau khi qua máy đột CNC, tiếp tục được đưa tới máychấn TRUBEND 3150, tại máy này, một số phần tử sẽ được uốn góc, để tạo thành mộtchi tiết hoàn thiện
Máy được lập trình sẵn để tự động thay đổi các cữ, người vận hành chỉ việc đặtchi tiết vào cữ và nhấn máy Tuy nhiên, người vận hành cũng cần nắm được chu trìnhmáy chạy, để xoay chi tiết và đặt đúng những bộ phận cần gia công lần lượt của chitiết vào máy
Trang 13Chi tiết được đưa qua các bể hóa chất nhằm tẩy sạch dầu mỡ, rỉ sét và định hình
bề mặt sản phẩm, sau đó được sấy khô và đưa vào sơn tĩnh điện, tiếp theo lại được sấyđịnh hình để đưa ra lắp ráp
Trang 14CHƯƠNG 4
Trang 15TÌM HIỂU TỦ TỤ BÙ
4.1 Sơ đồ nguyên lý tủ tụ bù
Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý tủ tụ bù có 1 cấp bù nền 10kVAr và 3 cấp đóng cắt 10kVAr
4.2 Chọn tụ bù
Trang 16a) Giải pháp chọn tụ bù đơn giản nhất, theo tiêu chuẩn IEC
Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất(P) của tải đó và hệ số công suất (Cos φ) của tải đó:) của tải đó:
Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cos φ) của tải đó:1 → tg φ) của tải đó:1 ( trước khi bù )
Hệ số công suất sau khi bù là Cos φ) của tải đó:2 → tg φ) của tải đó:2
Công suất phản kháng cần bù là QC = P (tgφ) của tải đó:1 - tgφ) của tải đó:2 )
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù
Để dễ hiểu ta sẽ cho ví dụ minh hoạ như sau:
Giả sử ta có công suất tải là P = 270 (KW)
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ) của tải đó:1 = 0.75 → tgφ) của tải đó:1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ) của tải đó:2 = 0.95 → tgφ) của tải đó:2 = 0.33 Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ) của tải đó:1 - tgφ) của tải đó:2 )
Qbù = 270( 0.88 - 0.33 ) = 148.5 (KVAr)
Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalog của nhà sản xuất giả sử là ta có tụ 25KVAr Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 6 tụ 25 KVAr tổng công suất phản kháng là 6x25=150(KVAr) với 6 tụ bù này ta chọn bộ điều khiển 6 cấp như sơ đồ hình vẽ:
b) Phương pháp bù tối ưu dựa vào điều kiện không đóng tiền phạt:
- Xét hoá đơn tiền điện liên quan đến dung lượng kVArh đã tiêu thụ và ghi nhận
số kVArh phải trả tiền sau đó, chọn hoá đơn tiền giá kVArh cao nhất phải trả (không xét đến trường hợp ngoại lệ)
Ví dụ: 15965 kVArh trong tháng giêng Tính tổng thời gian hoạt động trong tháng đó ví dụ : 220h số giờ xét
để tính là những giờ mà hệ thống điện chịu tải lớn nhất và tải đạt giá trị đỉnh cao nhất ngoài thời gian kể trên việc tiêu thụ công suất phản kháng là miễn phí
- Giá trị công suất cần bù:
[kVAr] = Qbù kVAr : số kVAr phải trả tiền
T : số giờ hoạt động
- Dung lượng bù thường được chọn cao hơn giá trị tính toán một chút
Trang 17- Một số hãng cung cấp qui tắc thước loga thiết kế đặt biệt cho việc tính toán này theo các khung giá riêng Công cụ trên và các dữ liệu kèm theo giúp ta chọn lựa thiết
bị bù và sơ đồ điều khiển thích hợp, đồng thời ràng buộc của các sóng hài điện áp trong hệ thống điện các sóng hài này đòi hỏi sử dụng định mức tụ dư ( liên quan đến giải nhiệt, định mức áp và dòng điện ) và các cuộn kháng hoặc mạch để lọc sóng hài
4.3 Tại sao cần cải thiện hệ số công suất
a) Giảm giá thành tiền điện
- Nâng cao hệ số công suất đem lại những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, nhất là giảm tiền điện
- Trong giai đoạn sủ dụng điện có giới hạn theo qui định Việc tiêu thụ năng lượng phản kháng vượt quá 40% năng lượng tác dụng (tgφ) của tải đó: > 0,4: đây là giá trị thoã thuận với công ty cung cấp điện) thì người sử dụng năng lượng phản kháng phải trả tiền hàng tháng theo giá hiện hành
- Do đó, tổng năng lượng phản kháng được tính tiền cho thời gian sử dụng sẽ là: kVAr ( phải trả tiền ) = KWh ( tgφ) của tải đó: - 0,4)
- Mặc dù được lợi về giảm bớt tiền điện, người sử dụng cần cân nhắc đến yếu tố phí tổn do mua sắm, lắp đặt bảo trì các tụ điện để cải thiện hệ số công suất
b) Tối ưu hoá kinh tế - kỹ thuật
- Cải thiện hệ số công suất cho phép người sử dụng máy biến áp, thiết bị đóng cắt
và cáp nhỏ hơn V.V đồng thời giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện
Hệ số công suất cao cho phép tối ưu hoá các phần tử cung cấp điện Khi ấy các thiết bịđiện không cần định mức dư thừa Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cần đặt tụ cạnh cạnh từng phần tử của thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng
- Cải thiện hệ số công suất
+ Để cải thiện hệ số công suất của mạng điện, cần một bộ tụ điện làm nguồn phát công suất phản kháng Cách giải quyết này được gọi là bù công suất phản kháng + Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ nhận thành phần dòng điện phản kháng từ máy phát đưa đến qua hệ thống truyền tải phân phối Do đó kéo theo tốn thất công suất và hiện tượng sụt áp
+ Khi mắc các tụ song song với tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng
Trang 18đường đi như thành phần cảm kháng của dòng tải vì vậy hai dòng điện này sẽ triệt tiêulẫn nhau IC = IL Như vậy không còn tồn tại dòng phản kháng qua phần lưới phía trước vị trí đặt tụ
+ Đặc biệt ta nên tránh định mức động cơ quá lớn cũng như chế độ chạy không tải của động cơ Lúc này hệ số công suất của động cơ rất nhỏ (0,17) do lượng công suất tác dụng tiêu thụ ở chế độ không tải rất nhỏ
4.4 Các thiết bị bù công suất
a) Bù trên lưới điện áp
Trong mạng lưới hạ áp, bù công suất được thực hiện bằng : +Tụ điện với lượng bù cố định (bù nền)
+ Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tụctheo yêu cầu khi tải thay đổi
Chú ý : khi công suất phản kháng cần bù vượt quá 800KVAr và tải có tính liên tục và ổn định, việc lắp đặt bộ tụ ở phía trung áp thường có hiệu quả kinh tế tốt hơn
Trang 19suất trong một giới hạn cho phép chung quanh giá trị hệ số công suất được chọn
- Thiết bị này được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng ví dụ: tại thanh góp của tủ phân phối chính, tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn
4.5 Hình ảnh
Hình 4.2 Tủ tụ bù
Trang 20KẾT LUẬN
Với mục đích là củng cố và phát triển những kiến thức đã được trang bị ởtrường thông qua vệc tìm hiểu thực tế sản xuất của công ty Điện Thành An bao gồmcác hoạt động sản xuất , dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, máy móc và đặc biệt làvai trò của người kĩ sư trong quá trình sản xuất Sau một thời gian thực tập tuy là hơingắn , song em cũng phần nào hiểu được về tình hình hoạt động sản xuất tại công tyĐiện Thành An Đây chính là cơ hội đầu tiên để em củng cố các kiến thức đã học vàqua đó tích lũy một số kỹ năng sống cần thiết phục vụ cho công việc sau này ra trườngcủa bản thân như : phong cách làm việc chuyện nghiệp,thao tác công việc nhanhchóng, tạo mối quan hệ đồng nghiệp…Như vậy sau khi chuẩn bị kết thúc học lý thuyết
ở trường thì bây giờ với những tích lũy thực tập nói trên thì cũng đã cho em được mộtbước đệm để chuẩn bị tham gia vào đội ngũ kỹ sư điện phục vụ các nhà máy xí nghiệptrong tương lai
Qua đây em xin cảm ơn thầy Đỗ Mạnh Cường cùng với toàn thể nhân viên công tyđiện Thành An đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua
Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Tú
Trang 21Tài liệu tham khảo