PHÂN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp phòng GD&ĐT Thanh Oai - K3 (Trang 35 - 39)

Kết luận

Kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp, với thời gian thực tập 7 tuần tại Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai đã để lại cho em nhiều ấn tượng tốt đẹp. Và quan trọng hơn nữa là đối với bản thân em, một sinh viên năm thứ 4 với những kiến thức còn hạn chế về chuyên ngành QLGD đã có cơ hội vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý ở một cơ quan quản lý giáo dục và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân nhằm phục phụ cho công việc mà mình đã lựa chọn sau này.

Được tham gia vào một số công việc, em mới hiểu được những điểm khác biệt không nhỏ giữa lý luận và thực tiễn, sự cần thiết phải học tập hơn nữa, rèn luyện hơn nữa và vận dụng chúng một cách đúng đắn, khoa học, sáng tạo, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc để sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Thực tập tốt nghiệp không chỉ được tham gia trực tiếp vào công việc quản lý mà ở đây em còn được giao lưu học hỏi về công việc cũng như các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt qua quá trình cùng tham gia hỗ trợ công việc với chuyên viên em đã biết được những khó khăn, vất vả và cả những tự hào nghề nhiệp, niềm tin yêu và đam mê phục phụ hết mình cho sự nghiệp giáo dục của chuyên viên.

Qua đây em cũng nhận thấy rằng để hoàn thành tốt một công việc, mang lại chất lượng và hiệu quả cao thì bản thân người quản lý cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình một lượng kiến thức vững chắc. Đồng thời trước khi thực hiện bất cứ một công việc gì cần phải có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Thêm vào đó người quản lý cũng nên tạo cho mình một tác phong làm việc nhanh nhẹn, dứt khoát, có lập trường và làm việc một cách khoa học.

Như vậy, bản thân em cần phải trang bị, rèn luyện nhiều hơn nữa những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập cũng như trong giao tiếp xã

những công việc diễn ra trong một khuôn khổ nhất định mà nó còn nảy sinh rất nhiều vấn đề trong công việc và các mối quan hệ. Việc nắm bắt và xử lý tốt những vấn đề nảy sinh đó là cả một quá trình đòi hỏi người quản lý cần có nghệ thuật xử lý trong công việc, và nghệ thuật đó lại được hình thành qua kinh nghiệm thực tế, học hỏi và trong giao tiếp xã hội.

Qua đây em cũng xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhỏ được nhìn nhận từ thực tiễn công việc đã tham gia trong đợt thực tập như sau:

Kinh nghệm dưới vai trò một chuyên viên:

• Chuyên viên với vai trò là một người quản lý thường xuyên thực hiện các chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Là người chịu trách nhiệm chính về hiệu quả quản lý. Do vậy cần nắm rõ và vận dụng chính xác, hiệu quả các văn bản, quy định cần thiết liên quan đến nội dung quản lý vào công tác của mình.

• Với khối lượng công việc lớn và phức tạp, chuyên viên cần có kế hoạch làm việc cụ thể, rõ ràng và đảm bảo tính khoa học. Mặt khác cần tạo cho bản thân mình một tác phong làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn và tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt huyết với công việc.

Kinh nghiệm bản thân sau khi tham gia công việc tại phòng GD:

 Trước khi thực hiện bất cứ một công việc gì bản thân cần lập cho mình một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và khoa học, phù hợp với nội dung công việc. Khi lập kế hoạch cần thể hiện rõ mục đích, nội dung, thời gian địa điểm và kết quả đạt được.

 Bản thân phải học tập thật tốt, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản thật vững chắc. Luôn học hỏi, không ngừng vươn lên. Đặc biệt cần chú ý đến các kĩ năng thực hành và kĩ năng giao tiếp trong công việc.

 Ngoài kiến thức học trên sách vở cũng cần tiếp cận với thực tế công việc tại cơ sở. Cần phải có thái độ cầu thị, phải tự tin nhưng cần phải khiêm tốn. Sống và làm việc với một tinh thần hòa đồng, thân thiện và gần gũi. Mặt khác cũng cần có phong thái đĩnh đạc, đường hoàng, có những sáng tạo và sáng kiến riêng.

Qua đợt thực tập này em cũng xin bày tỏ tình cảm sâu sắc của mình tới các anh, chị,cô chú cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai , đặc biệt là thầy Bùi Văn Khánh(chuyên viên tổ Mầm non) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em được quan sát, học hỏi và tham gia thâm nhập vào công việc thực tiễn quản lý giáo dục. Qua đây, em cũng đã bước đầu có được những kiến thức tổng quát về công tác quản lý giáo dục mà mình đang học tập và về hệ thống quản lý giáo dục các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Về phía Học Viện Quản lý Giáo dục em chân thành gửi tới Ban giám đốc Học viện, lãnh đạo Khoa Quản lý, các thầy cô là giảng viên Khoa Quản lý cùng tất cả các phòng, ban chức năng trong Học viện đã nỗ lực, hết sức tạo điều kiện cho chúng em những điều kiện thuận lợi nhất để chúng em có cơ hội được tiếp cận với thực tiễn giáo dục để có được những hành trang, kinh nghiệm bước vào trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Xuân Kiểm ( chủ biên) : Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ

quan nhà nước, Học viện hành chính Quốc gia.

2.Đặng Xuân Hải, Đào Phú Quản( biên tập): Bài giảng Cơ sở pháp lý của Giáo

dục và Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

3. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương(biên soạn): Bài giảng Khoa

học Quản lý, Tài liệu lưu hành nội bộ, Học viện Quản lý, Giáo dục, 2009

4. Phạm Viết Vượng( chủ biên) : Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý

ngành Giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, 2009

5. Từ Đức Văn( chủ biên)- Lưu Xuân Mới : Giáo trình Thanh tra giáo dục( hệ đào tạo Tại chức và Từ xa), NXB Đại Học Sư Phạm, 2009

6. Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục.

7. Căn cứ vào Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

8. Thông tư 47 ngày 19/10/2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục, Phòng GD&ĐT Thanh Oai;

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 1 : - Căn cứ vào Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và thông tư 47 ngày 19/10/2010 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng giáo dục, Phòng GD&ĐT Thanh Oai;

.

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp phòng GD&ĐT Thanh Oai - K3 (Trang 35 - 39)