1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG

60 686 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 336,76 KB

Nội dung

Ngày nay, hoạt động xuất khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư.Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hoa – Hiện đại hóa đất nước và từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Dựa trên những điều kiện thuận lợi về đất đai,khí hậu và một nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với trên 70% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, Việt Nam xác định đưa cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo nguồn thu cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Cao su không chỉ là loài cây có giá trị kinh tế cao mà còn đưa lại lợi ích xã hội rất lớn. Những năm qua, ngành cao su đã mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ từ hoạt động xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, cũng như có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra cây cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường. Với những lợi ích mà cây cao su mang lại, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đây là loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xã hội bên cạnh một số loài cây công nghiệp khác như cà phê, tiêu, điều…Trên thực tế, hàng cao su Việt Nam xuất khẩu không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng trong những năm qua. Nguyên nhân là do Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đề ra những biện pháp,chính sách cụ thể nhằm khuyến khích,tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh xuất khẩu cao su có thể nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình cũng như uy tín của Việt Nam trên thị trường cao su thế giới.Trong những năm qua, xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam liên tục đạt được những kỷ lục mới về cả diện tích trồng, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, vượt cả mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015. Cao su Việt Nam được xuất khẩu với các chủng loại khác nhau tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hàn Quốc … Theo dự báo trong những năm tới, lượng cầu cao su vẫn tiếp tục tăng, đây là động lực để ngành cao su phấn đấu hơn nữa, giành thị phần trên thế giới.

Trang 1

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Bộ môn: Thương mại quốc tế

Sinh viên thực hiện:Tăng Thị Hải Anh

Mã SV: CQ520210

Chuyên ngành: Kinh tế hải quan

Lớp chuyên ngành : Kinh tế hải quan 52

Thời gian thực tập : Đợt 1 – Năm 2014

Hà Nội - 2014

Trang 2

Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, chuyên đề không thể tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía Thầy và phía Công ty

để chuyên đề được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Tăng Thị Hải Anh

Hồ Hoàng Nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tác giả là Tăng Thị Hải Anh - Sinh viên lớp Kinh tế hải quan 52- Mã số sinh viên CQ520210

xin cam đoan chuyên đề thực tập “Đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên sang Trung Quốc tại Công

ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong ” là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn hoạt động

của cơ sở thực tập kết hợp với tham khảo giáo trình, sách báo, tạp chí và các website, dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, được thực hiện trong quá trình thực tập tại tại Công ty Trách nhiệm hữuhạn Hoa Phong

Tác giả xin cam đoan chuyên đề này không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn.Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của cơ sở thực tập Nếu có nội dung sai phạmtrong chuyên đề tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Viện và nhà trường

Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Tăng Thị Hải Anh

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT S

TT

n viết tắt

Tên đầy đu

1 AN

RPC

Accociation of Natural Rubber Producing Countries

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên

Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế

Cao su tiêu chuẩn Việt Nam

Thong Nhat Rubber Company

Công ty Cao su Thống Nhất

1 TN Company Limitted Trách nhiệm hữu hạn

Trang 5

1 HH

1

2

US D

United States of Dollars Đô la Mỹ

1

3

VA T

Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng

1

4

VR A

Vietnam Rubber Accociation

Hiệp hội cao su Việt Nam

1

5

VR G

Vietnam Rubber Group Tập đoàn cao su Việt

Nam 1

7

W TO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hoa Phong

Hình 1.2: Lượng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao su thiên nhiên Việt

Nam giai đoạn 2001 – 2011

Hình 1.3: Kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011

Hình 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty TNHH

Hoa Phong giai đoạn 2011 – 2013

Trang 6

Hình 2.2: Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Hoa Phong so với cả nước giai đoạn 2011 – 2013

Hình 2.3: Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Hoa Phong giai đoạn 2011 – 2013

Hình 2.4: Sơ đồ quy trình xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong

Hình 2.5: Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng của Công ty TNHH Hoa Phong

Hình 3.1: Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ( 2007 – 2015)

Hình 3.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Hoa Phong ( 2011 – 2015)

Trang 7

Bảng 1.4: Thị trường và sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU1.Tính tất yếu cua đề tài

Ngày nay, hoạt động xuất khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt độngthương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Thông qua hoạt động xuất khẩu,các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạonguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo công

ăn việc làm cho dân cư.Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩachiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc đểthực hiện thắng lợi mục tiêu Công nghiệp hoa – Hiện đại hóa đất nước và từng bướchội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Dựa trên những điều kiện thuận lợi về đất đai,khí hậu và một nền kinh tếnông nghiệp lâu đời với trên 70% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, Việt Namxác định đưa cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạonguồn thu cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước Cao su không chỉ là loài cây cógiá trị kinh tế cao mà còn đưa lại lợi ích xã hội rất lớn Những năm qua, ngành cao

su đã mang lại cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ từ hoạt động xuất khẩu, giải quyếtviệc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, cũng như

có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Ngoài ra cây cao su còn có tácdụng phủ xanh đất trống đồi trọc, cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường Vớinhững lợi ích mà cây cao su mang lại, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định đây làloại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xã hội bên cạnh một số loài cây côngnghiệp khác như cà phê, tiêu, điều…

Trên thực tế, hàng cao su Việt Nam xuất khẩu không ngừng tăng lên cả về sốlượng và chất lượng trong những năm qua Nguyên nhân là do Đảng và Nhà nước ta

đã kịp thời đề ra những biện pháp,chính sách cụ thể nhằm khuyến khích,tạo điềukiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh xuất khẩu cao su có thể nâng cao hơn nữakhả năng cạnh tranh của mình cũng như uy tín của Việt Nam trên thị trường cao suthế giới

Trong những năm qua, xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam liên tục đạt đượcnhững kỷ lục mới về cả diện tích trồng, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu,

Trang 9

vượt cả mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015 Cao su Việt Nam được xuất khẩuvới các chủng loại khác nhau tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ,Malaysia, Đức, Hàn Quốc … Theo dự báo trong những năm tới, lượng cầu cao suvẫn tiếp tục tăng, đây là động lực để ngành cao su phấn đấu hơn nữa, giành thị phầntrên thế giới

Mặc dù có những thế mạnh và thuận lợi nhất định, Ngành cao su vẫn phải đốimặt với rất nhiều khó khăn thách thức Cao su tự nhiên là mặt hàng chịu nhiều tácđộng của các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, giá dầu thô, tình hình kinh tếthế giới…nên rất khó dự đoán tình hình cung, cầu cũng như giá cả Ngoài ra việcnâng cao chất lượng cao su xuất khẩu, đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi cơ cấu sảnphẩm, đa dạng hóa thị trường cũng là một nhiệm vụ cấp thiết của ngành

2.Mục đích nghiên cứu cua đề tài

Trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty

Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong, tôi quyết định chọn đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu

cao su thiên nhiên sang Trung Quốc tại Công ty TNHH Hoa Phong

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chuyên đề tập trung nghiên cứu xuất khẩu cao su thiên nhiên sang TrungQuốc của Công ty TNHH Hoa Phong

Trang 10

Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty TNHH Hoa Phong

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HẠN HOA PHONG

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Từ một tổ hợp sản xuất đồ gỗ với 15 lao động, tháng 8 năm 1992 Doanhnghiệp Hoa Phong được thành lập, lấy phương châm “ Uy tín – Chất lượng – Hiệuquả” là mục tiêu Các sản phẩm đồ gỗ dân dụng, gỗ xây dựng, đồ gỗ mỹ nghệ caocấp tiêu thu trong nước và xuất sang thị trường Trung Quốc của Doanh nghiệp vớinhiều mẫu mã bền đẹp, chất lượng tốt, hợp thị hiếu được khách hàng tin dùng, cáccông trình xây dựng dân dụng được hoàn thành với chất lượng cao đã tạo nênthương hiệu Hoa Phong Vì vậy chỉ sau 8 năm Doanh Nghiệp đã có bước phát triểnquan trọng, với tâm huyết và khát khao để Doanh nghiệp phát triển ngày càng lớnmạnh, Hoa Phong không dừng lại ở đó mà nhanh chóng trở thành Công ty TNHH

đa ngành nghề vào năm 2000 Bước phát triển của Công ty luôn đồng hành với quátrình đi lên của quê hương Lào Cai, như khẩu hiệu: “Doanh nghiệp phát tài-Lào Caiphát triển”

Tóm tắt các bước phát triển quan trọng của doanh nghiệp:

- 8/1992 : doanh nghiệp Hoa Phong được thành lập chỉ với số lượng côngnhân nhỏ, vốn điều lệ 35 triệu và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu xản xuất hàng thủcông mỹ nghệ, xây dựng dân dụng, xuất khẩu Doanh nghiệp Hoa Phong bằng địnhhướng đúng đắn của lãnh đạo doanh nghiệp và sự nỗ lực không ngừng của tập thểcán bộ nhân viên đã đạt được những bước phát triển vượt bậc và cũng nhận đượcnhiều bằng khen của các bộ ban ngành

- Từ năm 1992 đến năm 2000: với phương châm hoạt động “ Uy tín – Chấtlượng - Hiệu quả” các sản phẩm đồ gỗ dân dụng, gỗ xây dựng, đồ gỗ mỹ nghệ caocấp tiêu thụ trong nước và xuất sang thị trường Trung Quốc với nhiều mẫu mã bềnđẹp, chất lượng tốt, hợp thị hiếu được khách hàng tin dùng, các công trình xây dựngdân dụng được hoàn thành với chất lượng cao tạo nên thương hiệu Hoa Phong, Vìvậy chỉ sau 8 năm doanh nghiệp Hoa Phong đã có bước phát triển nhanh chóng với

Trang 12

tổng số lao động từ 15 đến 30 người, doanh thu từ 300 triệu đến 2 tỷ và trở thànhcông ty TNHH đa ngành nghề vào tháng 8 năm 2000

- Từ năm 2000 đến năm 2005 : với uy tín sẵn có công ty đã được lựa chọntham gia các gói thầu xây dựng như : Đại lộ Trần Hưng Đạo, nâng cấp Quốc lộ 70

và các công trình trọng điểm đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Bên cạnh đóCông ty TNHH Hoa Phong cũng đã tập trung vào việc tìm kiếm và mở rộng thịtrường trong nước với các sản phẩm về phân bón, hóa chất Ở thời điểm này doanhthu của công ty từ 2 tỷ lên đến 40 tỷ và đồng thời số lao động cũng tăng từ 100 đến

300 người

- Từ năm 2005 đến nay : Công ty đã tập trung vào đẩy mạnh thị trường xuất,nhập khẩu và tạm nhập tái xuất các mặt hàng : phân bón, hóa chất, nông, lâm sản,gạo, cao su, đường kính và liên kết với nhiều đối tác lớn tại tất cả các tỉnh thànhtrong nước và quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan,Singapore Vì vậy doanh thu của công ty đã không ngừng tăng lên từ 40 tỷ năm

2005 đã đạt mức doanh thu vượt trội vào năm 2012 là 3.139 tỷ

Công ty đã nhận được giải thưởng Sao vàng đất Việt vào năm 2003, 2008;Được Chính phủ tặng huân chương lao động hạng ba cho tập thể và cá nhân năm2010; Ngoài ra trong nhiều năm liền công ty đã nhận được cờ thi đua và bằng khencủa chính phủ; danh hiệu doanh nhân tiêu biểu toàn quốc; doanh nhân tiêu biểutỉnh; nhận bằng khen của Bộ Tài Chính, Chủ tịch UBND Tỉnh; Được Bộ côngthương phê duyệt là “ Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”; bằng khen của Đảng, Nhànước, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và tỉnh Lào Cai trao cho cá nhân ,nhân viên làm việc tại công ty TNHH Hoa Phong

Công ty TNHH Hoa Phong đã và đang được xây dựng trên nền tảng về tàichính - uy tín vững chắc và đóng góp vào vai trò rất quan trọng trong sự phát triểncủa tỉnh Lào Cai nói riêng Với một mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoàinước cùng với sự lựa chọn những nhà cung cấp lớn có uy tín trên thị trường lấy uytín – chất lượng phục vụ khách hàng là uy tiên hàng đầu như phương châm sốngcòn, cải thiện các hoạt động kinh doanh, cho thấy tiềm năng phát triển của công tyTNHH Hoa Phong trong giai đoạn mới

Đẩy mạnh kinh doanh tạo dựng hình ảnh trên thị trường, cơ hội cho công tynâng cao doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu của mình trong sự phát triển

Trang 13

bền vững về sau Bên cạnh đó có sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan, cácđơn vị tổ chức đầu tư trong và ngoài nước là nền tảng cho phấn đấu để trở thànhmột trong những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí điều hành doanh nghiệp

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hoa Phong

Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc – Tổng giám đốc điều hành công ty theochế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước phápluật, trước Bộ thương mại và tập thể cán bộ công nhân viên chức của Công ty vềviệc tồn tại và phát triển của Công ty cũng như các hoạt động : ký kết hợp đồng, thếchấp vay vốn, tuyển dụng nhân viên, bố trí sắp xếp lao động Tổng giám đốc cótrách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với nhiệm

vụ của công ty và phân cấp quản lý của Bộ

Đứng sau Tổng giám đốc là hai Phó tổng giám đốc và các phòng ban chứcnăng và 1 chi nhánh của Công ty được đặt tại Hải Phòng

- Phòng hành chính : có nhiệm vụ giải quyết các công việc liên quan đến thủtục hành chính của công ty

Trang 14

- Phòng kế toán : Quản lý toàn bộ nguồn vốn, các tài liệu, số liệu về kế toántài chính, quyết toán tổng kiểm kê tài sản hàng năm theo định kỳ, báo cáo về tàichính lên cơ quan cấp trên, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vịtrực thuộc thông qua hoạt động tài chính.

- Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh trên thị trường trong

và ngoài nước, xem xét các phương án kinh doanh có tính khả thi đối với việc muabán tiêu thụ hàng hoá

- Bộ phận quản lí kho: có trách nhiệm trông coi hàng hóa đưa về kho, làm cácthủ tục để xuất nhập hàng hóa ra vào kho

- Chi nhánh Hải Phòng: có trách nhiệm phân phối hàng hóa, làm thủ tục xuấtnhập khẩu các loại hàng hóa qua Cảng Hải Phòng

1.1.3 Danh mục mặt hàng xuất khẩu chính

Bảng 1.1: Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu các mặt hàng

xuất khẩu chính cua Công ty TNHH Hoa Phong

Nguồn: Công ty TNHH Hoa Phong

Công ty TNHH Hoa Phong kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu chủ yếu làcác mặt hàng về phân bón, hóa chất, cao su Đối tượng khách hàng chính là các

Trang 15

nhà máy, các doanh nghiệp, các công ty và khách lẻ trong nước và nước ngoài nhưTrung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Singapore

Các sản phẩm Hoa Phong phân phối đều được nhập từ những nhà cung cấp

có uy tín, các mặt hàng đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của các cơquan ban ngành có liên quan và được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng

Công ty TNHH Hoa Phong trải qua quá trình hoạt động hơn 20 năm đã đạtđược những thành quả đáng tự hào Với một nền tài chính vững chắc và phươngchâm hoạt động “Uy tín – Chất lượng - Hiệu quả” Hoa Phong luôn lựa chọn nhữngnhà cung cấp lớn có uy tín, những mặt hàng có sức cạnh tranh cao về giá cả, chấtlượng, mẫu mã hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường

Sản phẩm công ty Hoa Phong phân phối trong nước chủ yếu là miền Bắc,miền Trung và miền Nam Ví dụ một vào công ty mà Hoa Phong phân phối : Công

ty CP phân bón Miền Nam, Công ty CP VINACAM, Công ty hóa chất QuảngNgãi, Công ty CP hóa chất Cần Thơ, Công ty CP hóa chất Đà Nẵng, Công ty VTnông nghiệp Nghệ An, Công ty CP TNHH Hoa Hồng, Công ty VT nông nghiệpBắc Giang Ngoài ra công ty còn phân phối cho các đối tác nước ngoài như TrungQuốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Singapore

Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty TNHH Hoa Phong rộng khắp từ Miền Bắc vào đến Miền Nam và cả nước ngoài

Các đối tác trong nước Các đối tác nước ngoài :

Công ty CP phân bón Miền Nam

Công ty CP VINACAM

Công ty hóa chất Quảng Ngãi

Công ty CP hóa chất Cần Thơ

Công ty CP hóa chất Đà Nẵng

Công ty VT nông nghiệp Nghệ An

Công ty CP TNHH Hoa Hồng

Công ty VT nông nghiệp Bắc Giang

Công ty đã phân phối cho các đối tác lớntại nước ngoài như ở :

Trung QuốcNhật Bản

Ấn ĐộBangladeshThái LanSingapore

Nguồn: Công ty TNHH Hoa Phong

Trang 16

Bảng 1.2: Mạng lưới phân phối sản phẩm cua Công ty

3 năm (2010- 2012)

4 Doanh thu xuất khẩu (tỷ đồng) 1.000 395 39,5%

5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 3,263 3,566 150%

48

046%

Trang 17

9 Thu nhập bình quân của công nhân,

nhân viên (triệu đồng/tháng) 3,5 4,7 134%

Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong

1.3 Tổng quan về thị trường cao su thiên nhiên Việt Nam

1.3.1 Một số công ty cạnh tranh trong ngành

Tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa thành lập sau ngày miền Nam hoàntoàn giải phóng PHR hoạt động trong lĩnh vực trồng, khai thác, chế biến mủ cao su

và chế biến gỗ cao su PHR là doanh nghiệp có diện tích cao su lớn nhất ngành22,489 ha, diện tích đang khai thác là 11,000 ha với tổng vốn điều lệ 813 tỷ đồng.Hiện tại có 3 nhà máy chế biến mủ và 4 dây chuyền chế biến mủ với công suất27,000 tấn/năm PHR tập trung vào sản xuất mủ cốm cao cấp SVR CV 50.60 xuấtkhẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ, Nhật, Ấn Độ

Tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của công ty Michelin –Pháp DPR hoạtđộng trong lĩnh vực trồng trọt và chế biến cao su với vốn điều lệ hiện nay là 430 tỷđồng Diện tích rừng cao su hiện nay của DPR là 15,925ha và diện tích đang khaithác 7,121 ha Quy mô trung bình so với các công ty khác thuộc Tổng Công ty,nhưng PHR có lợi thế là 77% diện tích cây cao su đang khai thác có độ tuổi cho mủcao nhất nên năng suất khai thác của DPR khá cao 2.18 tấn/ha Cơ cấu sản phẩmcủa DPR gồm có 65% mủ khối dùng sản xuất săm lốp và 35% mủ latex dùng làmđệm, găng tay Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ,Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ

Tiền thân là đồn điền cao su của Pháp Hoạt động kinh doanh chính là trồngtrọt, chế biến cao su nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.Diện tích rừng cao su hiện nay của TRC là 7,300 ha và diện tích đang khai thác5,407 ha 87% diện tích cao su đang khai thác có độ tuổi cho mủ cao nhất vì vậynăng suất của TRC cũng khá cao, 2.1 tấn/ha TRC có 2 nhà máy chế biến mủ và 2dây chuyền chế biến mủ ly tâm công nghệ hiện đại 70% sản phẩm của TRC là mủlatex xuất khẩu sang các thị trường Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc

Trang 18

HRC– Công Ty Cao Su Hòa Bình

Tiền thân là nông trường cao su Hòa Bình thành lập năm 1981 Hoạt độngtrong lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến mủ cao su Vốn điều lệ khá thấp 172 tỷđồng, diện tích rừng cao su đạt 5,101 ha và diện tích đang khai thác chỉ đạt 1,812

ha Phần lớn là diện tích cây trông mới chưa đưa vào khai thác nên năng suất củaHRC rất thấp đạt 0.88 tấn/ha Sản phẩm của HRC chủ yếu là mủ cốm cao cấp SVR

CV 50.60 phân phối cho các doanh nghiệp sản xuất săm lốp trong nước, 1/3 sảnphẩm xuất khẩu sang 2 thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loàn

Thành lập năm 1992, vốn điều lệ hiện nay là 192 tỷ đồng Hoạt động tronglĩnh vực trồng, khai thác, chế biến mủ cao su, sơ chế gỗ cao su Bên cạnh đó TNCcòn chế biến và khinh doanh hạt điều, thức ăn gia súc Tổng diện tích rừng cao sucủa TNC 2,075ha, diện tích đang khai thác 1,289 ha với năng suất khai thác cũngrất thấp 1.09 tấn/ha Hoạt động kinh doanh chính đóng góp khoảng 60% doanh thucho công ty với các sản phẩm chính là mủ sơ chế SVR 3L, SVR 5, RSS chủ yếuđược tiêu thụ trong nước, còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc và Singapore

1.3.2 Thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên cua Việt Nam những

năm gần đây

Trong thời gian gần đây Việt Nam xuất khẩu cao su với khối lượng khá lớn,chiếm 85-90% lượng cao su sản xuất ra Việc gia nhập WTO năm 2007 đã mở racho xuất khẩu cao su Việt Nam một thời kì mới Chính vì thế hiện nay cao su ViệtNam cũng được xuất ra các thị trường trên thế giới kể cả Châu Á, Châu Âu, hayChâu Mỹ Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chế tạo ô tô Trung Quốc,trong nhiều năm qua nước này là bạn hàng của rất nhiều nhà xuất khẩu cao su lớn,trong đó có Việt Nam

Bảng 1.4: Thị trường và sản lượng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam

Trang 19

Trong những năm qua Trung Quốc luôn là thị trường hàng đầu của ViệtNam Vì đây là thị trường sản xuất săm lốp lớn nhất thế giới Hàng năm, lượng cao

su xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 50 - 60% tổng lượng cao su xuấtkhẩu Lượng xuất khẩu sang nước này hằng năm tuy có biến động nhưng khôngđáng kể Năm 2009, lượng xuất khẩu sang nước này đạt mức kỷ lục, chiếm tới gần70% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu trong khi ngành công nghiệp ôtô củaTrung Quốc đang trên đà phát triển trong khi đó, sản lượng sản xuất ra còn hạn chếkhiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao Giai đoạn từ 2008 - 2011, nhập khẩu cao su củaTrung Quốc tăng bình quân mỗi năm 10% Năm 2011 Trung Quốc là thị trườngchính, chiếm 61,4% thị phần, với 501,5 nghìn tấn, trị giá 1,9 tỷ USD Trong 5 nămgần đây, lượng cao su trung bình xuất sang Trung Quốc khoảng 466 ngàn tấn,chiếm khoảng 63% tổng lượng cao su tự nhiên xuất khẩu

Bảng 1.5: Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam sang Trung Quốc

Trang 20

Về hình thức xuất khẩu sang Trung Quốc có hai loại: xuất khẩu tiểu ngạch

và chính ngạch Vì hiện thuế của Trung Quốc đánh vào cao su nhập khẩu từMalaysia là 40%, Việt Nam 30%, Campuchia 26,5%, Lào 20%, Myanmar 14% và10% với các nước khác Nên xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn đượcnhiều doanh nghiệp nước ta áp dụng Xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc bị ápthuế thấp hơn rất nhiều so với xuất khẩu chính ngạch Cao su nước ta phần lớn cóchất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế trong khi đó thị trường TrungQuốc cũng không đòi hỏi cao về chất lượng, bao bì đóng gói nên hàng chất lượngnào cũng bán được Hiện nay, có khoảng gần 70% doanh nghiệp hầu hết là các đơn

vị nhỏ vẫn phải chọn cách bán tiểu ngạch sang Trung Quốc, vì thủ tục đơn giản vàthuế chỉ bằng 50% so với chính ngạch Tuy nhiên hình thức xuất khẩu này gần đây

bị Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ Đây là chính sách thường xuyên được TrungQuốc áp dụng giảm nhiệt giá mủ cao su vốn có xu hướng tăng khá mạnh từ đầunăm đến nay Xếp thứ 2 sau Trung Quốc về lượng xuất khẩu của cao su Việt Nam

là Malaysia Những năm qua Malaysia nhập khẩu cao su Việt Nam khá ổn định vàtăng đều qua các năm nhưng xét về lượng và kim ngạch thì thấp hơn Trung Quốcrất nhiều Năm 2010 xuất khẩu cao su tự nhiên vào Malaysia đạt số lượng cao nhấttrong các năm gần đây và tỷ trọng khoảng 7,5 % tổng lượng xuất khẩu Malaysia lànước sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới, tuy nhiên nước này vẫn phải nhập khẩu là

do ngành chế tạo cao su trong nước khá phát triển Về lượng xuất khẩu thì lượngcao su xuất sang Malaysia cũng có mức tăng khá, năm 2011, lượng cao su tăng67% so với năm 2007 Ngoài ra các quốc gia như Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Mỹ,

Trang 21

cũng chiếm một tỷ trọng khá, lượng cao su xuất qua các nước này hàng năm vẫnkhá ổn định Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu xuất khẩu nhưng kimngạch từ các thị trường này là khá lớn đặc biệt là thị trường Đức do chủng loại cao

su xuất khẩu sang các thị trường này thông thường là SVR, CV Chỉ tính riêng năm

2011, lượng cao su xuất sang Đức chỉ 29 ngàn tấn nhưng kim ngạch lại lên tới 132triệu USD

Bên cạnh đó, Ấn Độ đang vươn lên thành một thị trường tiềm năng của ViệtNam Như chúng ta đã biết, Ấn Độ cũng là một trong những nước tiêu dùng nhiềucao su trên thế giới Năm 2007 chúng ta mới chỉ xuất sang thị trường này con số rấthạn chế: 4.959 tấn cao su nhưng năm 2011 đã ghi nhận vào khoảng gần 27 ngàntấn, tăng 444% Thị trường này bắt đầu bùng nổ vào năm 2010 khităng 254% sovới năm 2009 Và trong tương lai hứa hẹn vẫn sẽ là một thị trường tiềm năng củacao su Việt Nam Mặc dù Việt Nam xuất khẩu cao su tự nhiên ra rất nhiều thịtrường trên thế giới tuy nhiên tỷ trọng xuất sang Trung Quốc quá cao Điều này làmcho ngành cao su Việt Nam hầu như bị chi phối bởi Trung Quốc Nếu Trung Quốcngừng hoặc hạn chế nhập khẩu, cao su Việt Nam sẽ ứ đọng nghiêm trọng Hơn nữathay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường các nước như Đức, Mỹ, kim ngạchxuất khẩu sẽ cao hơn Trong tương tai, Việt Nam cần mở rộng thì trường và tiếp tụcđẩy mạnh xuất khẩu sang khác thị trường tiềm năng khác

Trang 22

1.3.3 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên cua Việt Nam

1.3.3.1 Sản lượng cao su tự nhiên xuất khẩu

Hình 1.2: Lượng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao su tự nhiên Việt Nam

giai đoạn 2001-2011

(Đơn vị:ngàn tấn)

(Nguồn: ANRPC và Tổng cục Thống kê)

Việt Nam là một trong những nước có sản lượng và lượng xuất khẩu cao suhàng đầu thế giới Hiện nay đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su tựnhiên Năm 2011 cao su tự nhiên Việt Nam được xuất khẩu tới 25 thị trường cácnước trong đó: Trung Quốc, Ân Độ, Malaysia, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc là nhữngthị mục tiêu Trung Quốc vẫn dẫn đầu với tỷ trọng trên 60 %

Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua không ngừngtăng mạnh Năm 2002 đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất là 47,6% so với năm

2001 ở mức 454.800 tấn bởi vì năm 2002, giá cao su tăng trở lại tạo động lực chocác doanh nghiệp xuất khẩu Sang năm 2003, lượng cao su lại giảm nhẹ 4,7% Giaiđoạn này có thể nói lượng cao su tự nhiên xuất khẩu biến động khá thất thường Tuy

Trang 23

nhiên giai đoạn 2002-2007 cao su xuất khẩu lại không ngừng tăng Năm tăng trưởngmạnh nhất là năm 2006, tăng 20,6 % so với năm trước và tiếp tục duy trì ở mức caovào năm 2007 Năm 2007 cũng là năm Việt Nam gia nhập WTO, đánh dấu thời kỳ

mở cửa cho các mặt hang xuất khẩu của nước ta

Tuy nhiên năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng Kinh tế suythoái dẫn đến sự trì trệ của các ngành công nghiệp Do đó lượng cầu cao su tự nhiêntrên toàn cầu giảm mạnh Do lượng cầu giảm, giá cao su cũng đổi chiều giảm theo.Lượng xuất khẩu cao su năm này giảm 7,9% so với năm 2007

Tuy nhiên sang năm 2009, khi kinh tế đã chạm đáy khủng hoảng và bắt đầu

có những dấu hiệu phục hồi, giá cao su cũng bắt đầu tăng trở lại Lượng cao su xuấtkhẩu lại lấy lại đà tăng trưởng1% so với năm 2008 Và tiếp tục tăng khá đều trongnăm 2010, 2011 Dù mức tăng trung bình thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2001-2007, tuy nhiên về số lượng thì những năm này đều đạt những con số kỉ lục Năm

2010, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và của năm 2011 là khẩu 816,6 nghìntấn, đây có thể coi là một năm thắng lợi của ngành cao su Xuất khẩu cao su 2 thángđầu năm 2012 ước đạt 150 ngàn tấn với giá trị đạt 411 triệu USD, tăng 24% vềlượng nhưng lại giảm 23,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước Ngành cao suđặt mục tiêu năm 2011 xuất khẩu đạt 880.000 tấn do nguồn cung nội địa tăng và cầuthế giới cũng tăng Nhưng về giá trị xuất khẩu thì có thể không cao bằng năm2011.Cao su xuất khẩu của Việt Nam đang không ngừng tăng về lượng Tuy nhiên,mặc dù là nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên tuy nhiên thị phầncủa Việt Nam

1.3.3.2 Kim ngạch cao su tự nhiên xuất khẩu

Trang 24

Hình 1.3:Kimngạch xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam

1 triệu USD

Cùng với đà tăng trưởng năm 2007 đạt 1,36 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2008,giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục, đạt mức kỷ lục hơn 3.000 USD/tấnvào tháng 8/2008 và sụt giảm mạnh vào những tháng còn lại của năm Tuy nhiênnhờ giá xuất khẩu cao những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 vẫnđạt 1,6 tỷ USD dù năm này lượng xuất khẩu cũng giảm sau chuỗi tăng trưởng trongnhiều năm trước đó

Trang 25

Tổng giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh

Bộ phận quản lí kho Chi nhánh Hải Phòng Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh

Bộ phận quản lí kho Chi nhánh Hải Phòng

Năm 2009, giá cao su bắt đầu tăng trở lại tuy nhiên trung bình vẫn thấp hơngiá năm 2008 do kinh tế thế giới có những biến đổi tích cực nhưng việc phục hồi làkhá chậm chạp Tính chung năm 2009, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 731.383tấn, trị giá 1,227 tỷ USD, tăng 11,1% về lượng nhưng giảm 23,5% về giá trị so vớinăm 2008 do giá cao su giảm 31,1% Cùng với đà tăng trưởng kinh tế thế giới, năm

2010 tiếp tục là một năm thành công của xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam Trongnăm này giá cao su tiếp tục tăng cao cùng với lượng xuất khẩu duy trì ở mức cao đãđưa về cho ngành cao su tới 2,39 tỷ USD, tạo nên một kỷ lục mới So với năm 2009,kim ngạch xuất khẩu cao su đã tăng với một con số ấn tượng 94,7% tương đươngvới 1,16 tỷ USD Và đây lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc

2 tỉ USD

Năm 2011, mặc dù trải qua quý IV ảm đạm, nhưng ngành cao su Việt Nam

đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu Năm 2011 lượng cao

su tự nhiên xuất khẩu chỉ tăng 4,4%, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2

tỷ USD, tăng 35,4% về trị giá so với năm đạt 2010 102,1% kế hoạch năm đề ra Domức giá cao su năm này được duy trì ở mức cao và đã đạt đỉnh vào tháng 2, giá bìnhquân là 4.467 USD/tấn Đây là mức giá cao nhất tính kể từ 20 năm qua

Với kết quả đó, xuất khẩu cao su vượt qua cà phê xếp vị trí thứ 2 trong cácmặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau xuất khẩu gạo Đây được xem

là bước nhảy ngoạn mục, tiếp tục củng cố và khẳng định cao su là một trong nhữngmặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm

2012 ước đạt 150 ngàn tấn với giá trị đạt 411 triệu USD, tăng 24% về lượng nhưnglại giảm 23,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước Năm 2012 dự báo sảnlượng xuất khẩu sẽ tăng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu có thể giảm so với năm

2011 do mức giá giảm

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH

HOA PHONG2.1 Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên sang Trung Quốc cua công ty TNHH Hoa Phong giai đoạn 2011 – 2013

Thị trường Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Công tytrong những năm qua Với 1036 km đường biên giới và có 25 cửa khẩu lớn nhỏ làcon đường lưu thông qua buôn bán giữa Việt Nam - Trung Quốc Đó là một điềukiện rất thuận lợi cho công tác thăm dò, tìm kiếm bạn hàng của các doanh nghiệpgiữa hai quốc gia.Bên cạnh đó Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng riềng vàđặc biệt hơn là nền văn hoá Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm rất tươngđồng, là những nét rất thuận lợi trong văn hoá kinh doanh

Cũng từ sự giáp danh về biên giới của hai quốc gia đã tạo cho các doanhnghiệp của hai nước có nhiều thuận lợi

- Lợi thế về chi phí vận chuyển

- Các doanh nghiệp có thể dễ dàng gặp gỡ trực tiếp để đàm phán về việcxuất nhập khẩu cao su

Hơn nữa , thị trường Trung Quốc cũng không quá khắt khe trong quy cách

và chất lượng sản phẩm trong khi mà sản phẩm cao su của công ty nói riêng vàViệt Nam nói chung còn chưa đủ tiêu chuẩn về chất lượng để cạnh tranh trên thịtrường quốc tế.Trên thực tế, những năm qua Trung Quốc luôn là thị trường nhậpkhẩu cao su lớn nhất của công ty Tỷ trọng xuất khẩu cao su sang thị trường nàyluôn chiếm một tỷ trọng lớn, khoảng 90% khối lượng cao su xuất khẩu của công ty

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình xuất khẩu cao su sang TrungQuốc, công ty nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc nói chung cũng đã gặp không ít khó khăn từ các thương nhânTrung Quốc, họ thường xuyên chèn ép, giảm giá xuất khẩu cao su của Việt Nam

Trang 27

2.1.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong giai đoạn 2011- 2013

Nhiệm vụ chính của công ty đó là sản xuất kinh doanh, trong những năm quacông ty luôn phát huy và giữ vững truyền thống là đơn vị làm ăn uy tín và hiệu quả.Những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty chủ yếu như phân bón, hóa chất, nônglâm sản, gạo, cao su, đường kính Việc xuất khẩu những mặt hàng này cũng có mộtphần đóng góp trong sự phát triển chung của công ty Mặc dù trong hoạt động xuấtkhẩu của mình công ty cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại do những nguyên nhânchủ quan và khách quan khác nhau, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ côngnhân viên trong công ty vẫn nỗ lực tìm tòi, phấn đấu nhăm đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu của công ty trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu,nâng cao chất lượng và mởrộng thị trường

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuygặp nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàngcao su xuất khẩu của Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩukhông ngừng tăng.Trong những năm qua,cao su luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lựccủa công ty.Chính xuất khẩu cao su đã góp phần đáng kể vào việc tăng kim ngạchxuất khẩu nói chung của công ty trong thời gian qua

Năm 2011 công ty TNHH Hoa Phong mới bắt đầu đưa cao su thiên nhiên trởthành một trong những mặt hàng xuất khẩu chính Ban đầu công ty chủ yếu xuấtkhẩu loại cao su khối SVR, là loạicao su mủ khối, trong đó loại 3L chiếm tỷ lệ caonhất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu, đây là loại cao su lẫn nhiềutạp chất và dùng để sản xuất săm lốp là chính và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thếgiới không cao Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này lớn và chủ yếu sửdụng để sản xuất săm lốp ôtô Trước khi đưa cao su thiên nhiên trở thành mặt hàngxuất khẩu cho các đối tác thì công ty cũng đã tìm hiểu được thị trường cao su TrungQuốc và nhu cầu sử dụng cao su để đưa vào sản xuất vì vậy bước đầu cũng có đạtđược những kết quả nhất định

Trang 28

Hình 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên cua Công ty

TNHH Hoa Phong giai đoạn 2011- 2013

( Đơn vị: USD)

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh – Công ty TNHH Hoa Phong)

Theo số liệu báo cáo kinh doanh – Công ty TNHH Hoa Phong giai đoạn 2011– 2013 Năm 2011, khi mới đưa cao su thiên nhiên trở thành mặt hàng xuất khẩuchính thì Công ty đã đạt mức kim ngạch xuất khẩu là 750.000 USD Sở dĩ Công tychỉ đạt mức doanh thu như vậy là do khi mới đưa vào xuất khẩu thì công ty mới chỉtập trung vào khai thác những đối tác có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sau đó mới bắt đầuphát triển thị trường, tìm kiếm những bạn hàng mới có quy mô lớn hơn Cũng domới đưa vào xuất khẩu nên sản phẩm của công ty cũng được chào bán với giá rấtcạnh tranh

Tuy nhiên bước sang năm 2012,mặc dù gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu và sự rớt giá liên tục của mặt hàng cao su nhưng kim ngạch xuất khẩu cácmặt hàng cao su của Công ty TNHH Hoa Phong vẫn tiếp tục tăng nhanh Sở dĩ là docông ty đã mở rộng thị trường, chào hàng được với nhiều bạn hàng lớn hơn, xâydựng chiến lược để phát triển kinh doanh Mặt khác thị trường cao su Trung Quốclại cần nhiều cao su khối nhằm phục vụ cho ngành sản xuất lốp xe oto Do đó năm

2012 kết thúc với tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cao su của Công tyTNHH Hoa Phong đã đạt được là 2.100.000 USD, tức là gần gấp 3 lần so với kimngạch xuất khẩu của năm 2011

Bất chấp việc giá cao su thiên nhiên giảm và khó phục hồi trở lại, nhưng đếncuối năm 2013 Công ty TNHH Hoa Phong đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cácmặt hàng cao su đến hơn 5 triệu USD chiếm khoảng17% kim ngạch xuất khẩu cao

su của cả nước Tuy nhiên sang đến năm 2014, thị trường cao su Việt Nam bắt đầuđối mặt với nhiều khó khăn, sự gia tăng sản lượng sản xuất của các nhà sản xuất cao

su tự nhiên khu vực khác như Malaysia và Thái Lan đã dẫn đến tình trạng cung vượtcầu trên thị trường cao su thế giới Do đó triển vọng xuất khẩu cao su của Việt Nam

Trang 29

năm 2014, do thị trường tiêu thụ thế giới không hồi phục mạnh như trong thời gianqua Vì vậy để khôi phục thị trường truyền thống, các công ty xuất khẩu cao sutrong nước nói chung cũng như Công ty TNHH Hoa Phong nói riêng nên cố gắngtìm kiếm thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2014.

Hình 2.2: Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên cua Công ty TNHH Hoa Phong so với cả nước giai đoạn 2011- 2013

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh – Công ty TNHH Hoa Phong)

Công ty TNHH Hoa Phong luôn giữ được vị trí là một trong những doanhnghiệp xuất khẩu uy tín với tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao su hàng năm vào trêndưới 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước

2.1.1.2 Sản lượng xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong giai đoạn

Nguồn: Báo cáo kinh doanh – Công ty TNHH Hoa Phong

Theo số liệu báo cáo kinh doanh của Công ty TNHH Hoa Phong trong năm

2011, tổng sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên ở mức thấp đạt 210.000 tấn dothời điểm này công ty chỉ mới đẩy mạnh xuất khẩu, thị trường nhỏ lẻ Mặc dù chịunhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng Công ty vẫntăng sản lượng xuất khẩu theo từng năm ở mức cao Cụ thể là năm 2012 Công ty đã

kí kết được nhiều hợp đồng với những đối tác mới nên sản lượng tăng vọt lên đến1.682.000 tấn Bước sang năm 2013, Công ty TNHH Hoa Phong vừa duy trì nhữngđơn hàng của những bạn hàng quen thuộc vừa kí kết thêm những đối tác mới nênsản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng cao lên đến 3.239.000 tấn

Nhìn chung , tổng sản lượng cao su xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong

Trang 30

kinh doanh và dần khẳng định được uy tín, chất lượng của Công ty với những bạnhàng trên thị trường quốc tế, từ đó hình thành nên những mối quan hệ làm ăn lâudài, bền vững với khối lượng giao dịch lớn hơn.

2.1.2 Hình thức và quy trình xuất khẩu

2.1.2.1 Hình thức xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong

Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu đang được công ty áp dụng là hìnhthức xuất khẩu trực tiếp, giá trị xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 90% giátrị xuất khẩu của công ty

Đối với mặt hàng cao su xuất khẩu thì phương thức xuất khẩu hàng này đều

là xuất khẩu trực tiếp Công ty thường cử đại diện của mình ra nước ngoài để kí hợpđồng hay nhiều trường hợp phía đối tác cử đại diện đến công ty để thoả thuận một sốđiều khoản hợp đồng Đối với một số đối tác ở xa không có điều kiện đàm phán trựctiếp, hợp đồng thường được kí kết thông qua các hình thức như: điện thoai, fax,email Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang tạo ra cho công ty một vị thế vữngchắc trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao uy tín của công ty

Trong phương thức này, Công ty TNHH Hoa Phong sẽ trực tiếp kí kết hợpđồng ngoại thương với tư các là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Công

ty sẽ phải tuân thủ đầy đủ các luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế, tập quán thươngmại, đồng thời đảm bảo quyền lợi của quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh củaCông ty Để làm được điều đó Công ty cần phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng caolợi nhuận và hiệu quả của toàn bộ giao dịch

Sau khi hợp đồng được kí kết, Công ty cần phải tiến hành các khâu công việcsau để thực hiện hợp đồng : Giục bên mua mở L/C, xin giất phép xuất khẩu, chuẩn

bị hàng hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bao hiểm, làm thủ tụcthanh toán và giải quyết khiếu nại ( nếu có)

Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

- Ưu điểm: Lợi nhuận của công ty xuất khẩu thường cao hơn các hình thức

khác do giảm bớt được các khâu trung gian Với vai trò là người bán trực tiếp, công

ty cũng có thể nâng cao uy tín của mình thong qua quy cách phẩm chất của hànghóa Mặt khác công ty cũng có điều kiện chủ động tiếp cận thị trường, nắm bắt được

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Báo cáo phòng kinh doanh (2011) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 2) Báo cáo phòng kinh doanh ( 2012) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 3) Báo cáo phòng kinh doanh (2013) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 4) Công ty Chứng khoán Đông Á (2011), “Báo cáo ngành cao su thiên nhiên Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo ngành cao su thiên nhiên ViệtNam
Tác giả: Báo cáo phòng kinh doanh (2011) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 2) Báo cáo phòng kinh doanh ( 2012) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 3) Báo cáo phòng kinh doanh (2013) – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong 4) Công ty Chứng khoán Đông Á
Năm: 2011
5) Công ty cổ phần Chứng khoán Việt Thành ( 2011), “ Báo cáo phân tích ngành cao su thiên nhiên – Tháng 6 năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Báo cáo phân tích ngànhcao su thiên nhiên – Tháng 6 năm 2011
6)GS.TS Hoàng Đức Thân và PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, (2009)“Giáo trình kinh tế hải quan ( Phần 1 và phần 2)”, NXB đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 7) Hồ sơ tham dự giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt 2013” – Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhkinh tế hải quan ( Phần 1 và phần 2)”", NXB đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội7) Hồ sơ tham dự giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt 2013
Nhà XB: NXB đại học Kinh tế quốc dân
8) Nguyễn Ngọc Truyện – Đinh xuân Trường – Phạm Thị Dung – Lê Văn Ngọc,“Khảo sát hiện trạng và phương hướng phát triển cao su tư nhân tại Việt Nam” - Viện kinh tế và kỹ thuật cao su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát hiện trạng và phương hướng phát triển cao su tư nhân tại Việt Nam” -
9)Trần Đức Viên (2009), “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.II. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hộinhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: Trần Đức Viên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.II. Website
Năm: 2009
2) Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam: www.vnrubbergroup.com 4) Thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam – Bộ Công Thương:www.vinanet.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w