1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực học sinh trong dạy học sinh học 9

24 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

Con đường để nâng cao tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề họctập là sử dụng phương tiện dạy học.Vì các phương tiện học tập giúp học sinh thuthập thông tin một cách thuận lợi nhất..

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I BỐI CẢNH ĐỀ TÀI

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể Số trường lớp ngày càng tăng và đa dạng về loại hìnhđào tạo

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triểncủa xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ Xã hội đòi hỏingười có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thứcdưới dạng có sẵn đã lĩnh hội được ở trường phổ thông mà còn phải có năng lựcchiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sựkiện, các hiện tượng một cách chủ động trong cuộc sống Vì vậy, đứng trướcnhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy họctheo xu hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thờiđại, là xu thế tất yếu khách quan

Trong luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đượcquốc hội thông qua tháng 12 năm 1996 ở mục II trong điều 4 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tính tự giác chủ động, tư duysáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chívươn lên”

Với sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, sự nghiệp giáo dục vàđào tạo có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển nền kinh tế đất nước.Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: “Giáodục thực sự là quốc sách hàng đầu thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục &đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục ViệtNam Những biện pháp cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phươngpháp dạy và học, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành của ngườihọc” Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta phải đổi mới phương pháp dạyhọc, trong đó việc sử dụng phương tiện dạy học và thiết bị kĩ thuật để tổ chức

Trang 2

hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập là vấn

đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Do vai trò của phương tiện học tập:

Hiện nay, công tác dạy và học dần đi vào hướng tập trung vào người học làchủ yếu Con đường để nâng cao tính tích cực, chủ động giải quyết vấn đề họctập là sử dụng phương tiện dạy học.Vì các phương tiện học tập giúp học sinh thuthập thông tin một cách thuận lợi nhất

Phương tiện dạy học giúp cho giáo viên có thêm công cụ để tổ chức họctập, hướng cho học sinh đào sâu những tri thức và kích thích hứng thú của họcsinh vào nhận biết quan hệ giữa các hiện tượng nhằm phát huy tính qui luật hìnhthành khái niệm

Vai trò của phương tiện trực quan không chỉ là minh họa mà còn là phươngtiện để học sinh tự lực quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, phát hiện kiến thức,qua đó mà tư duy được phát triển

Có thể chỉ là hình tĩnh, nhưng gắn liền với thiết bị là máy chiếu nên nó gâyđược hứng thú học tập cho học sinh, bên cạnh đó việc bảo quản và vận chuyểnrất thuận lợi

2 Do thực tiễn dạy học hiện nay:

Chương trình sinh học trung học cơ sở là chìa khóa để mở cánh cửa bước vàothế giới sinh vật Từ đó giáo dục cho học sinh có thể tự hào về thiên nhiên tươiđẹp của đất nước chúng ta, có đa dạng sinh học cao, có nhiều động vật quí hiếm.Đồng thời cho học sinh thấy được trách nhiệm phải bảo vệ và gìn giữ cho thếgiới sinh vật bền vững lâu dài Để làm được điều đó, học phải luôn đi đôi vớihành Mục đích của sinh học trung học cơ sở bao gồm các kiến thức mang tính

hệ thống đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Đòi hỏi phải sử dụngnhiều phim tư liệu, hình ảnh giúp học sinh dễ hiểu, sâu sát với thực tế thiênnhiên và khám phá sinh vật dễ dàng hơn Nhưng phương pháp dạy học hiện nay

ở các trường Trung học cơ sở vẫn còn sử dụng phương pháp truyền thống (theolối truyền thụ một chiều, giáo viên đọc và học sinh ghi chép) trong khi đó

Trang 3

phương pháp trực quan nói chung và kênh hình nói riêng ít được sử dụng ( nhất

là hình ảnh vẽ, sơ đồ bản trong, mẫu vật, mô hình….) Do đó phần nào hạn chế

2 Đối tượng của đề tài:

Học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Hòa Điền- Kiên Lương- Kiên Giang

IV MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Từ những cơ sở trên và mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìmtòi các biện pháp thích hợp nhằm tổ chức học sinh học tập tích cực, tiết dạyphong phú, hấp dẫn , đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn, qua đó giáo dục tốtviệc bảo vệ môi trường, kĩ năng sống cho học sinh nên tôi thấy việc nghiên cứu

đề tài : “ Sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh trong dạy học bài 42, 43, 44, 50 sinh học 9 là việc cần thiết”

V NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

Có thể nói những điểm mới của đề tài là: xác định cơ sở lí luận về cơ sởdạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng, xác định hệ thốngphương tiện trực quan để tổ chức dạy học sinh 9 và đề xuất những biện pháp sửdụng phương tiện trực quan

VI TÍNH SÁNG TẠO VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

Qua việc sử dụng phương tiện trực quan vào bài 42, 43, 44, 50 thấy đượckết quả đáng kể, đa số các em không còn thấy khó khăn khi giải quyết vấn đề,hứng thú hơn trong học tập, tích cực khai thác kiến thức, đồng thời chủ độngnắm được kiến thức thông qua tranh ảnh sinh động thay vì đọc kênh chữ trongsách giáo khoa

Vấn đề sử dụng pương tiện dạy học hiện nay là phổ biến nhưng quan trọngphải sử dụng như thế nào là hiệu quả, phương tiện đó có đáp ứng nhu cầu của

Trang 4

học sinh hay không, phương tiện đó có kích thích được sự chú ý của học sinhhay không, chính vì thế việc nghiên cứu sử dụng phương tiện trực quan vào cácbài kênh chữ nhiều và ít liên hệ được kiến thức thực tế là hoàn toàn có cơ sởkhoa học.

PHẦN II NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:

Trong tác phẩm “ Những cơ sở lí luận dạy học” BPEXIPÔP đã đưa phươngtiện nghe nhìn là phương tiện để cải tiến quá trình dạy học để nhấn mạnh vai tròcủa phương tiện nghe, nhìn, tác giả nêu: “ Trong chục năm gần đây, các nhàgiáo dục học, các nhà lãnh đạo các ngành giáo dục quốc dân, các kĩ sư đã chú ýđến những phương tiện kĩ thuật mới mẻ khác nhau mà việc áp dụng các phươngtiện ấy sẽ nâng cao hiệu quả dạy học lên rất nhiều, ở nhiều nước người ta đang

cố gắng mở rộng việc sử dụng các phương tiện đó”

Trong cuốn đại cương về phương pháp dạy học sinh học tập 1 do NMVezilin và VM cổ vũ cấp 1 biện soạn Khi đề cập đến phương pháp trực quan, cáctác giả đã nêu: “ Đồ dùng trực quan dùng trong các bài giảng sinh vật học có thể

là mẫu tự nhiên có thể là mẫu hình tượng ( các bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ, môhình, phim ảnh ) ở các đoạn khác tác giả nêu vai trò của phương tiện trực quanhình tượng sau: “ ……Cung cấp cho học sinh biểu tượng về cấu tạo, màu sắc vậtnghiên cứu, về ngoại cảnh tự nhiên và lối sống của chúng….”

Ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực chủ động của học sinh, nhằm tạo những con người lao động sáng tạo đãđược đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 60 với khẩu hiệu: “ Biến quátrình giáo dục thành quá trình tự đào tạo” Trong phương pháp giáo viên chủ yếu

là người hướng dẫn, tổ chức giúp đỡ học sinh tự tìm tòi con đường đi đến kiếnthức và học sinh tự dành lấy kiến thức

Trang 5

Từ năm 1975 có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp, biện pháp,hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Trong đó,các tác giả đề cập đến nhiều biện pháp để rèn luyện trí thông minh như Trần BáHoành “Rèn luyện trí thông minh cho học sinh qua chương trình di truyền vàbiến dị” (nghiên cứu giáo dục số 18-1986) Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành – 2000,phương pháp tích cực trong dạy học ở trường trung học cơ sở đã đề cập đến thựctrạng kênh hình: “ Phim, đèn chiếu…” Sử dụng công tác độc lập với sách giáokhoa để phát huy tính tích cực của học sinh: “Nguyễn Văn Vinh, Đặng Thị DạThủy – luận án thạc sĩ, khoa học tâm lí 1977, Đinh Quang Báo”, “hình thànhbiện pháp học tập trong dạy học sinh giáo sư Trần Bá Hoành- nghiên cứu giáodục số 1-1994” Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Nguyễn Kì “ thiết kế bài học theo phương pháp tích cực” và một số hội thảo

về đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức như: “ hội thảo phương phápdạy học phổ thông’’ Do hội tâm lí học- giáo dục tổ c hức tại Hà Nội…

Năm 1995-1996, Bộ Giáo Dục đào tạo có chương trình nghiên cứu “ đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học”

Hầu hết các công trình nêu trên đều đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận một số đềtài theo hướng vận dụng vào giảng dạy các phân môn sinh học ở trường phổthông Song còn ít số lượng và thiếu sự tập trung vào những phần trọng tâm củachương trình

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

Sinh học là một môn học không khó đối với học sinh THCS , nó là môn họcđược tổng hợp từ kiến thức của cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, vì thếhọc sinh chưa thấy được tầm quan trọng nên còn lúng túng, thờ ơ đối với tiếthọc

Mặt khác, chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương vềsinh học từ trước tới nay của nhân loại Là môn khoa học thực nghiệm, phươngtiện dạy học là điều cần thiết để giáo viên chuyển tải kiến thức đến học sinh.Tuy nhiên ở thực tế trường, các phương tiện trang thiết bị cần thiết cho bộ môncòn thiếu thốn vì vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên còn

Trang 6

gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả là tỉ lệ học sinh hứng thú học sinh học còn rấtthấp.

Nhiều học sinh cho rằng việc học bài 42,43,44,50 là trừu tượng khó hiểu vìkhông có nhiều tranh ảnh minh họa cho kênh chữ

Hiện nay việc sử dụng phương tiện trực quan vào việc dạy học cũng rất đượcchú trọng, tuy nhiên qua quan sát thực tế các tiết dạy cho thấy việc sử dụng cáctranh ảnh có trong sách giáo khoa là chưa đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu củatiết học , bên cạnh đó việc nghiên cứu chưa sâu về phương tiện dạy học cũngphần nào ảnh hưởng đến tiết học

Ngoài ra không phải tiết học nào cũng đảm bảo đầy đủ các phương tiện, thiết

bị cho tiết dạy mà đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, tìm tòi có sự kết hợp giữaphương pháp và các phương tiện một cách phù hợp, đồng thời phải có sự sángtạo trong thiết kế đồ dùng dạy học phù phợp cho nội dung bài

Với tình hình cụ thể ở bộ môn sinh học 9 đặc biệt một số bài cần phân tíchkênh hình để dễ nắm được kiến thức như bài 42, 43, 44, 50, lại không có tranhảnh sinh động có liên quan mà chỉ có một vài bức tranh ở sách giáo khoa, điều

đó không làm nổi bật được nội dung cần nghiên cứu Đặc biệt đứng trước tìnhhình hiện nay, dạy học lấy học sinh làm trung tâm luôn được chú trọng chính vìthế việc tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan phục vụ cho tiết dạy làhết sức cần thiết, học sinh cần phải biết tự phân tích, so sánh khái quát kiếnthức thông qua sự quan sát kênh hình với sự hướng dẫn của giáo viên

Đặc trưng của bộ môn sinh học 9 lại là nền tảng cho chương trình sinh học ởcác lớp sau này do đó, yêu cầu đòi hỏi ở học sinh là tương đối cao, sau mỗi bàihọc học sinh không chỉ nắm kiến thức thôi mà còn khắc sâu và vận dụng đượcvào việc giải bài tập, giải thích một số hiện tượng thực tế trong cuộc sống

Ở chương trình học kì II sinh 9 đề cập nhiều đến môi trường Bởi môitrường chính là nơi ở, nơi sinh sống của sinh vật bao gồm các yếu tố tự nhiên vàvật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật Cũng chính môi trường là nơi chứa đựngnhiều nguồn tài nguyên quí giá bao gồm tài nguyên rừng, đất, nước, không khí,

Trang 7

sinh vật, các loại khoáng sản…thế nhưng hiện tại môi trường đang trên đà bị suythoái về mọi mặt mà tác nhân chủ yếu là do con người trong quá trình khai thác

sử dụng không biết tiết kiệm và gìn giữ Do đó việc đưa chương trình môitrường vào bài dạy là hết sức thiết thực

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhiều gia đình cũng quantâm đến việc đầu tư cho việc học tập của con em nhiều hơn nhưng đối với bộhọc bài như môn sinh ở cấp trung học cơ sở lại ít được chú trọng, quan tâm nênphần nào ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn, bên cạnh đó việc tiếp thu kiếnthức giáo dục môi trường cho học sinh vẫn còn hạn chế Vì thế việc đầu tư chotiết dạy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh là hết sức quan trọng

Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề :

* Thuận lợi :

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đời sống giáo viên ngày một nângcao Bên cạnh đó, hằng năm sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang khôngngừng bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện tay nghề cho giáo viên đứng lớp trongcác lớp tập huấn ngắn hạn

Được sự quan tâm từ Ban Giám Hiệu nhà trường và Ủy Ban Nhân Dân xãHòa Điền đã tạo điều kiện và giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khănđược đến lớp

Trường, lớp khang trang tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, phục vụ tốt choviệc dạy và học

Giáo viên có ý thức học hỏi phấn đấu, trao đổi nghiệp vụ, tích lũy chuyênmôn để phục vụ giảng dạy

Các đồng nghiệp trong tổ nhiệt tình đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệmgiảng dạy qua các tiết dự giờ, thao giảng, có sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của tổchuyên môn, BGH nhà trường

* Khó khăn :

Giáo viên còn thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học dùng cho môn họccòn thiếu nhiếu, chưa trang bị được phòng thực hành

Trang 8

Một số bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học cho rằng đây là môn học phụ

do đó trong tiết học còn thiếu tập trung, chú ý, xây dựng bài dẫn đến tiết họcchưa đạt hiệu quả như mong muốn Cứ 10 học sinh có 7 học sinh có tư tưởngnhư vậy chiếm 70%

Một số em do hoàn cảnh khó khăn nên phải đi làm thêm phụ giúp gia đìnhnên ít có thời gian dành cho học tập Cứ 10 học sinh có 5 em có hoàn cảnh nhưvậy chiếm 50%

Do phải lao động kiếm sống cùng gia đình nên các em không có điều kiện ônlại kiến thức cũ, tự rèn luyện nâng cao kiến thức của mình ở nhà, chưa thật sựchuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp Cứ 10 học sinh có 6 em như vậy chiếm 60%.Ngoài ra một số bộ phận học sinh chưa có ý thức phấn đấu trong học tập, ítquan tâm đến việc chuẩn bị bài ở nhà cũng là một trong những nguyên nhân làmcho tiết học không được hiệu quả Cứ 10 học sinh có 6 em là không chuẩn bị bàitrước khi đến lớp chiếm 60%

Học sinh lĩnh hội kiến thức theo lối học vẹt, qua loa nên phần nào hạn chếtrong việc khắc sâu kiến thức

Trong điều kiện hiện tại chưa liên kết được các nhóm học tập, giúp đỡ lẫnnhau giữa các nhóm học sinh ở khu vực gần nhà, tổ, ấp…

Học sinh chưa hứng thú trong việc khai thác kiến thức qua kênh chữ mà phải

có những hình ảnh phù hợp, sinh động kích thích được chú ý của học sinh Cứ

10 học sinh có 9 em có nhu cầu như vậy

Những khó khăn chung đó thầy và trò chúng tôi đã phải khắc phục rất nhiều đểđảm bảo chất lượng dạy và học

Qua kiểm tra chất lượng đầu năm, năm học 2010-2011 tại trường trung học cơ

sở Hòa Điền tôi thu đựơc kết quả như sau :

Lớp

Trang 9

Trung bình 50% 50% 55%

III CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:

Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn nội dung cơbản của tiết dạy, chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức củabài học một cách thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự hứng thú họcđối với học sinh Từ đó đã định ra những kiến thức cần chuẩn bị cho học sinh.Những thao tác tư duy cần được sử dụng thành thạo, những đơn vị kiến thức cầntruyền thụ trao đổi với các đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên môn, từng bướcthử nghiệm qua từng bài dạy, chuẩn bị các kiến thức cơ bản cho nội dung bàinày Giảng kỹ các kiến thức đã dạy, đặc biệt là kiến thức cơ bản, trọng tâm trongnhững chương trình sinh học THCS

Qua quá trình dạy lớp tôi nhận thấy việc sử dụng phương tiện trực quan vàobài dạy 42, 43, 44,50 sinh học 9 là hết sức thiết thực vì nội dung bài trừu tượng,khó hiểu Nếu chỉ sử dụng kênh chữ, học sinh khó có thể nắm được kiến thứcmột cách hoàn chỉnh mà phải bằng hình ảnh thật sinh động giúp học sinh sosánh đối chiếu, từ đó hình thành nên những khái niệm cụ thể, lấy được những ví

dụ trong thực tế Nếu chỉ sử dụng những hình ảnh trong tranh của sgk để họcsinh quan sát thì chưa thực sự thuyết phục tính tích cực sáng tạo của học sinh, từ

đó tôi đã thiết kế nội dung bài giảng của mình chú trọng việc tự làm đồ dùng dạyhọc bằng cách sưu tầm, phác họa lại tranh, sơ đồ có liên quan đến nội dung bàidạy để học sinh hứng thú hơn trong tiết học

Tôi xin phép được trình bày một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụngphương tiện trực quan trong dạy học bài 42, 43, 44, 50 sinh học 9, cụ thể nhưsau:

* Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Dạy mục I- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật :

Trang 10

Để chứng minh được ánh sáng có ánh hưởng đến hoạt động sinh lí thực vật,ngoài tranh ảnh sgk, ta có thể cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:

Cây trồng ngoài sáng Cây trồng trong bóng râm

-Học sinh sẽ thấy được cùng một loại cây nhưng sống ở môi trường ánh sángkhác nhau dẫn đến hình thái khác nhau

+ Cách sắp xếp lá trên thân của cây lá lốt và cây lúa:

Cây lá lốt: Lá xếp ngang nhận nhiều ánh sáng Cây lúa : lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc

Qua quan sát tranh thấy được sự thích nghi của thực vật đối với môi trườngsống

Khi phân biệt các nhóm cây ưa bóng và cây ưa sáng, chúng ta có thể đưa ví dụ

cụ thể bằng hình ảnh chụp được của một số loại cây Thông qua hình ảnh họcsinh có thể nêu những đặc điểm nhận dạng cây ưa sáng và cây ưa tối

Từ đó học sinh rút ra được kết luận:

1. Cây ưa sáng gồm những cây sống nơi quang đãng

Ví dụ:

2 Cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác

Ví dụ:

Dạy mục II Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật :

Thay vì sử dụng từ ngữ để phân tích ảnh hường của ánh sáng đến sự nhậnbiết đường đi của kiến thì ta có thể sử dụng hình ảnh trực quan mô tả sự dichuyển của đàn kiến khi có ánh sáng sẽ giúp học sinh thích thú quan sát và nhận

Trang 11

biết được ánh sáng ảnh hưởng đến sự nhận biết, định hướng di chuyển trongkhông gian của động vật.

Cũng trong mục này để cho học sinh phân biệt được động vật ưa sáng và ưa tối

có thể cho học sinh quan sát tranh một số động vật , cho học sinh sắp xếp cácđộng vật vào nhóm hoạt động ban ngày và nhóm hoạt động về đêm

Từ đó học sinh nêu được đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm động vật:

+ Động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày

Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Dạy mục I Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:

Với những hình ảnh trong sách giáo khoa không đủ để hấp dẫn được sự chú

ý của học sinh mà có thể sử dụng tranh thật có liên quan của mộn địa lí về đặcđiểm của một số loài động vật hay thực vật sống vùng nam cực, hoặc vùng nhiệt

Trang 12

đới để học sinh thấy rõ hơn về sự thay đổi đặc điểm của các lồi khi sống ở cácmơi trường khác nhau.

Dạy mục II Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:

Để học sinh hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật cần

cĩ một số tranh mơ tả đặc điểm bên ngồi của một số lồi ưa ẩm và một số lồi

ưa khơ, trên cơ sở đĩ học sinh cĩ thể hiểu được những ảnh hưởng của độ ẩm làmthay đổi hình thái, sinh lí của sinh vật:

Xương rồng và cây bụi vùng hoang mạc Cây cỏ mọc trên các đụn cát ven biển

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w